Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh Ngưng Thở khi Ngủ và Biến Chứng Tim Mạch ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.81 KB, 6 trang )

Bệnh Ngưng Thở khi Ngủ và Biến
Chứng Tim Mạch

Một trường hợp bệnh lý - Bệnh nhân nữ 62 tuổi đến thăm bệnh vì tiểu
đường, cao huyết áp. Bà than mới sáng dậy đã mệt và suốt ngày buồn ngủ.
Bà không buồn bã chán nản. Thân nhân cho biết bà ngáy to xen kẽ với
những lúc ngưng thở ngắn. Một hôm trong phòng khám chuyên khoa tim, bà
ngủ gật, té dập mặt, gãy 2 cái răng cửa phải chở đi cấp cứu
Bà cao 5’3’’, cân nặng 220 LBs, chỉ số BMI.39 (bình thường 22-24.9,
trên 30 là mập). Khảo sát giấc ngủ xác định “bệnh ngưng thở khi ngủ”. Bệnh
nhân được cấp máy thở CPAP nhưng không dùng vì “máy bơm hơi mạnh
quá”. Bà đã được hướng dẫn về chế độ ăn, khuyến khích tập luyện để giảm
cân, đã được thay đổi nhiều loại thuốc để điều chỉnh huyết áp và đường
trong máu nhưng không có kết quả. Bà là góa phụ, không biết tiếng Anh,
chưa bao giờ đi làm, không theo một kỷ luật nào, ăn, ngủ bất cứ lúc nào tùy
theo ý thích. Sau 3 năm, tình trạng xấu dần, bà đã bị tắc động mạch vành,
được nong động mạch, sau đó đã bị suy tim, đã phải đi cấp cứu và nhập viện
khẩn cấp nhiều lần vì phù phổi cấp. Từ khi dùng máy thở CPAP đều đặn, bà
đã ổn định hơn, có thể đi chợ được tuy lúc nào cũng phải mang theo bình
dưỡng khí.
“Ngưng thở khi ngủ” là rối loạn của sự điều chỉnh nhịp thở trong khi
ngủ. Nhiều người bị bệnh nhưng không được chẩn đoán. Từ 3-5% dân
chúng được coi là bị ngưng thở khi ngủ vì có trên 5 lần ngưng thở trong một
giờ kèm theo buồn ngủ ban ngày. Bệnh xảy ra ở đàn ông nhiều hơn đàn bà
và tăng theo tuổi. Những yếu tố khiến dễ bị bệnh là mập phì, bất thường về
đầu mặt gây hẹp đường hô hấp trên, các yếu tố khác là di truyền, hút thuốc
lá, tiểu đường, sung huyết mũi.
Hệ thống hô hấp gồm trung tâm hô hấp ở thân não, định kỳ phát ra tín
hiệu điều khiển các cơ hô hấp. Trung tâm hô hấp nhận tín hiệu từ niêm mạc
của phế quản, đường hô hấp trên và cơ hô hấp, từ các thụ thể ở xoang động
mạch cảnh và các thụ thể của hệ thần kinh trung ương. Các thụ thể từ xoang


động mạch cảnh đáp ứng với sự thay đổi của pO2 trong khi các thụ thể của
hệ thần kinh trung ương đáp ứng với các thay đổi pCO2 trong máu. Ở người
bị hẹp đường hô hấp trên, trương lực cơ giảm khi ngủ càng làm tăng mức độ
hẹp do đó làm giảm sự thông khí phổi, gọi là ngưng thở khi ngủ do cơ chế
ngọai biên. Tính nhạy cảm của trung tâm hô hấp đối với các tín hiệu cơ học
và hóa học cũng có thể thay đổi do đó sự phát tín hiệu có thể giảm gây ra
ngưng thở khi ngủ do cơ chế trung tâm hay hỗn hợp. Rối loạn về nhịp thở
gây ra rối loạn về giấc ngủ kèm theo rối loạn về hành vi.
Triệu chứng gồm ngáy to, trằn trọc, có những lúc ngưng thở chừng
10 giây chấm dứt bằng tiếng ngáy to. Bệnh nhân ngủ dậy vẫn cảm thấy lừ đừ
mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, kém chú ý, dễ bị nhầm lẫn và tai nạn. Thăm
khám cơ thể bình thường tuy nhiên bệnh nhân thường mập, đường hô hấp
trên có thể hẹp, vòng cổ lớn, áp huyết có thể cao.
Chẩn đoán nhờ khảo sát giấc ngủ bằng đa miên ký
(polysomnography): bệnh nhân được ghi điện não, mạch áp huyết, nhịp thở,
nồng độ oxy trong máu…trong khi ngủ. Được coi là bị chứng ngưng thở khi
ngủ nếu có trên 5 lần ngưng thở trong 1 giờ kèm triệu chứng buồn ngủ ban
ngày hoặc trên 15 lần ngưng thở trong 1 giờ dù không có triệu chứng.
Bệnh nhân được coi là nhẹ nếu chỉ buồn ngủ thụ động nghĩa là ngủ
khi ngồi yên, không cản trở sự họat động, chỉ số ngưng thở từ 5-15 lần/giờ,
độ bão hòa oxy trong máu dưới 90% trong 5% thời gian ngủ. Bệnh trung
bình khi bệnh nhân biết rằng mình buồn ngủ ban ngày, phải tìm cách tránh
hậu quả của buồn ngủ như tránh lái xe hoặc đi ngủ một giấc, chỉ số ngưng
thở từ 15-30/giờ. Bệnh nặng khi sự buồn ngủ ban ngày cản trở sinh họat
bình thường, bệnh nhân ngủ ngồi, hay bị tại nạn do buồn ngủ, thường có
triệu chứng tim mạch và phổi, cơn đau thắt ngực ban đêm, bị đa hồng cầu và
tâm phế mãn, chỉ số ngưng thở trên 30/giờ, độ bão hòa oxy dưới 90% trong
trên 20% thời gian ngủ.
Điều trị gồm giảm cân nặng, tránh uống rượu và các chất an thần,
trong một ít trường hợp có thể dùng phẫu thuật như cắt hạch hạnh nhân lớn,

chưa có thuốc nào tỏ ra hữu hiệu, điều trị chủ yếu là dùng máy thở bơm áp
xuất dương liên tục CPAP (Continuous Positive Airway Pressure). Các tiến
bộ về kỹ thuật đã giúp làm được những máy thở CPAP gọn nhẹ ít tiếng động
và dễ dùng hơn. Tuy nhiên một nửa số bệnh nhân không dùng máy. Những
người được hướng dẫn rõ ràng, có hiểu biết và được theo dõi thường xuyên
dễ hợp tác với điều trị hơn.
Bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều giao động về nhịp
tim, áp suất động mạch toàn thận và áp suất động mạch phổi. Những sự thay
đổi về huyết động học này có thể rất lớn, áp huyết có thể lên tới 300 mm Hg
sau khi ngưng thở ở người mà áp huyết ban ngày vốn bình thường. Vì vậy
có nhiều nghiên cứu liên hệ chứng ngưng thở khi ngủ với các bệnh lý và tử
vong tim mạch, tuy nhiên theo Woodrow Weiss, tương quan nhân quả này
còn chưa được xácđịnh một cách chắc chắn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ngáy và có ngưng thở bị cao
áp huyết nhiều hơn những người ngáy mà không ngưng thở. Một nghiên cứu
cộng đồng ở Australia lại cho thấy sự gia tăng cao áp huyết ở những người
bị ngưng thở khi ngủ và những người ngáy nhưng không ngưng thở không
có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên điều trị cấp tính chứng ngưng thở khi ngủ
bằng cách mở khí quản hoặc CPAP có làm giảm huyyết áp. Những bệnh
nhân điều trị bằng CPAP giảm 95% số lần ngưng thở và giảm áp huyết 10
mmHg ban ngày và ban đêm. Trong thực tế nên nghĩ đến ngưng thở khi ngủ
ở những bệnh nhân bị cao áp huyết nhất là cao áp huyết kháng trị và điều trị
CPAP tích cực những người bị ngưng thở khi ngủ đồng thời cũng bị cao áp
huyết.
Các nghiên cứu quan sát (observational studies) cũng cho thấy rằng
bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ bị hạ oxy huyết liên tục ngày và đêm có
nhiều khả năng bị tăng áp huyết động mạch phổi và bị tim phổi mãn
Bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ nặng không điều trị có nhiều khả
năng bị biến chứng tim mạch và tử vong tim mạch hơn người thường hoặc
người có điều trị.

Người bị ngưng thở khi ngủ cũng hay bị loạn nhịp tim như rung nhĩ,
nhanh thất không liên tục, ngọai tâm thu thất phức tạp. Nhịp tim chậm, và vô
tâm thu trong ngưng thở khi ngủ do tăng trương lực phó giao cảm (Vagal
tone), do giảm thông khí, hạ oxy huyết, toan hô hấp, do cố gắng hít vào
trong khi đường hố hấp bị nghẹt. Điều trị bằng CPAP giúp giảm các biến
chứng này.
Tóm lại ngưng thở khi ngủ thường xảy ra nhưng còn ít được nhận biết
vì bác sĩ không nghĩ đến. Điều trị bằng CPAP giúp cho bệnh nhân tỉnh táo,
tăng khả năng làm việc và ngăn ngừa biến chứng nhưng nhiều khi lại không
được tuân thủ. Cần hướng dẫn và theo dõi thường xuyên để bệnh nhân hiểu
và hợp tác với điều trị.

Bác sĩ Nguyễn văn Đích

×