Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số biện pháp phát huy tính tích cự của học sinh trong học Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.27 KB, 7 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ
ĐỘNG
CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TOÁN.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta nói đến việc đổi mới phương pháp dạy học, bởi thực trạng
trong dạy học hiện nay còn vẫn còn hiện tượng: dạy áp đặt, học thụ động.
Cốt lõi của sự đổi mới này là phát huy tính tích cực chủ động của người
học. Tuy nhiên, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như thế nào,
bằng những biện pháp gì, vận dụng trong tiết dạy Toán ra sao, thì đó vẫn luôn
là vấn đề cần bàn luận. Bởi thực trạng hiện nay ở đơn vò Trường THCS vẫn
còn một phần không nhỏ người dạy vẫn còn sử dụng một số phương pháp
cổ điển không phát huy được tính tích cực của học sinh. Vì chỉ đơn điệu Thầy
hỏi trò trả lời, còn hoạt động kiểm tra bài cũ thì vẫn còn tình trạng người
thầy yêu cầu học sinh nhắc lại lý thuyết hàn lâm dài dòng. Hơn nữa giáo
viên còn ngại đầu tư nhiều vào tiết dạy dẫn đến các bài tập mà giáo viên
đưa ra chưa đa dạng, chưa phong phú gây nhàm chán cho học sinh trong giờ học. Qua
nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tìm tòi nghiên cứu tôi nhận thấy dạy học phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh là phù hợp với qui luật của tâm sinh lí học, bởi tính tích
cực chủ động sẽ dẫn tới tự giác, từ đó khơi dậy tiềm năng to lớn của học sinh.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một trong những vấn đề cần lôi cuốn học sinh là kiểm tra bài cũ bởi lẽ nếu
hình thức kiểm tra đơn điệu thầy hỏi trò trả lời thầy nhận xét cho điểm thì khó khơi dậy
tiềm năng to lớn của học sinh. Tôi xin giới thiệu một số phương pháp kiểm tra bài cũ
có hiệu quả và một số so sánh với hình thức kiểm tra bài cũ cổ điển để tìm ra cái hay
của những biện pháp này.
A.Thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ:
1.Kiểm tra kiến thức cũ trên một hình vẽ, một đối tượng cụ thể:
Vídụ 1: (Bài góc ngoài của tam giác, Hình học 7)


So sánh hai cách hỏi sau:
Cách hỏi 1: a) Thế nào là góc ngoài của tam giác?
b) Phát biểu tính chất góc ngoài của tam giác. Chứng minh tính chất đó.
Cách hỏi này quá thiên về lý thuyết thuần tuý. Học sinh phải thuộc đònh nghóa góc
ngoài của tam giác, thuộc tính chất góc ngoài của tam giác, trong khi không có hình

vẽ góc ngoài của tam giác trước mặt. HS nào không trả lời được câu hỏi trên, sẽ
mất bình tónh, khó lòng trả lời tốt cho câu hỏi dưới.
Cách hỏi 2:
Cho hình 1. Trên hình đó chỉ ra góc nào là góc ngoài của tam giác
So sánh độ lớn của góc E
1
, D
1
, A

.
Giải thích điều đó(phát biểu đònh lý đã vận dụng)?.
A
F
1
E
B 1 C
Ở cách hỏi này, yêu cầu về lý thuyết được giảm nhẹ (chỉ cần HS phát hiện được
góc ngoài của tam giác, không nhất thiết phải nói được đònh nghóa góc ngoài) nhưng
vẫn không bò coi nhẹ (HS phải giải thích bằng cách nêu đònh lý đã vận dụng). Với một
hình vẽ cụ thể trước mặt, bản thân HS được kiểm tra dễ dàng trả lời hơn, cả lớp cũng
dễ theo dõi hơn. Với một ứng dụng cụ thể trước mắt, kiến thức về góc ngoài của tam
giác được khắc sâu hơn.
Ở cách hỏi 1, việc kiểm tra lý thuyết chỉ đơn thuần nhằm đạt yêu cầu buộc HS

thuộc lý thuyết. Cách hỏi 2 xuất phát từ một tình huống cụ thể (so sánh độ lớn của góc
E
1
, D
1
, A) mà nảy sinh yêu cầu nắm vững kiến thức tương ứng. Cách hỏi 2 cần được
khuyến khích hơn.
Ví dụ 2: (Bài tính chất phép nhân số tự nhiên, Toán 6).
Cách hỏi 1: Phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân?.
Viết dạng tổng quát.
Cách hỏi 2: a) Tính tích sau bằng cách nhanh chóng:
4.17.25 ; 2.16.5
b) Tìm các tích bằng nhau trong các tích sau đây mà không tính kết quả
của mỗi tích:
15.2.6 ; 4.4.9 ; 5.3.12 ; 8.18 ; 8.2.9
Nêu tính chất đã vận dụng và viết dạng tổng quát tính chất đó.
Ở biện pháp này đòi hỏi người dạy phải bỏ nhiều thời gian nghiên cứu nội dung
bài học để có câu hỏi hay và phù hợp với đối tượng học sinh. Nếu câu hỏi không chuẩn
bò rõ ràng cụ thể trước thì sẽ gây khó đối với người học dẫn đến mục tiêu của phương
pháp không đạt được.
2. Sử dụng hình thức kiểm tra Trò-Trò:
Ở một số tiết học khi kiểm tra lý thuyết, tôi đã gọi 2 HS cùng lên bảng. Em A đặt
câu hỏi, em B trả lời, em A nhận xét, cả lớp bổ sung.

Với cách làm này, các em không còn là người thụ động trả lời câu hỏi, mà là chủ
động đặt câu hỏi. Ở cách này đòi hỏi các em phải nắm vững bài cũ mới có thể chọn
được những câu hỏi hay. Sau đây là một số câu hỏi mà các em đã nêu ra:
(Bài tính chất cơ bản của phân số, Toán 6)
Có phân số nào nằm giữa hai phân số và hay không? Hãy viết các
phân số đó ?

Ở biện pháp này khi áp dụng cần chú ý là trình độ nhận thức của HS phải ở mức
trung bình thật sự trở lên thì mới có hiệu quả. Nếu HS yếu kém mà áp dụng thì sẽ làm
cho các em hoang mang tiết dạy không hiệu quả. Ở tại trường tôi trực tiếp giảng dạy
tôi cũng thử áp dụng nhiều lần nhưng chỉ hiệu quả khi giáo viên chọn đúng đối tượng,
đúng trình độ nhận thức của học sinh.
B- Đa dạng hoá các hình thức câu hỏi, bài tập buộc học sinh tích cực suy
nghó:

Ví dụ 1: Điền các số 25; 22; 18; 33 vào chỗ trống(… ) và giải.
Lúc….giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao … cm đến … giờ cùng ngày, ngọn
nến chỉ còn cao … cm. Hỏi trong một giờ, ngọn nến giảm bao nhiêu cm? -(Toán 6).
Ở ví dụ này học sinh phải lựa chọn thời điểm giờ là 18 và 22(không thể là 25 và
23) tương ứng với hai thời điểm đó là 33cm và 25 cm. Đây có thể nói là cơ sở để cho
học sinh tự mình đặt ra bài toán để tự mình xử lí và khi học sinh đã tự điền được vào đề
bài thì nó sẽ kích thích trí tò mò đi đến lời giải của học sinh và cũng từ đây giúp học
sinh tự tin vào khả năng sáng tạo của mình.
Ví dụ 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (……):
………… có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật –(Hình học 8).
Đáp : Điền từ hình bình hành đây là loại bài tập đòi hỏi học sinh phải bổ xung
vào bài giả thiết hay kết luận của một khẳng đònh hay bài toán. Ở dạng câu hỏi này
cần lưu ý khi vận dụng là các chỗ trống phải không quá nhiều vì như vậy sẽ làm khó
khăn đối với học sinh.
Ví dụ 3: Tổng của của hai số nguyên tố có thể là một số nguyên tố không ?
Đáp : Có ví dụ 2 + 3 = 5 - (Toán 6) .
Đây là bài toán đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu trả lời thích hợp trong các câu hỏi
song đôi. Học sinh chỉ được trả lời đúng(có) hoặc sai(không ).
Ví dụ 4: Bài vò trí tương đối của hai đường tròn –(Hình học 9).
(là loại bài tập do học sinh tự đặt theo hình vẽ )

2

5
1
5
Hãy nêu các câu hỏi cho hình vẽ sau:
Trả lời : Có thể nêu các câu hỏi :
a/ Tính góc BAC.
b/ Chứng minh OO
/
là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính BC.
c/ Chứng minh BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO
/

d/ Tính BC theo R và r.
B C
R A r
O o
/
Ở dạng bài tập như ví dụ 4 đòi hỏi học sinh phải ở mức trung bình khá trở lên mới có
thể nhìn hình mà đưa ra câu hỏi đúng. Cho nên giáo viên khi đặt câu hỏi dạng này cần
phải xác đònh rõ đối tượng HS của mình như thế nào nếu không thì câu hỏi sẽ rơi vào
tình trạng rất khó đối với HS và điều cần lưu ý ở đây là hình vẽ phải dễ nhận biết
không gây hiểu nhầm cho người học.
C-Tổ chức cho học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức:

Ở biện pháp này khi vận dụng thì học sinh sẽ nhớ lâu kiến thức hơn, vì đây là
kiến thức mà tự học sinh tìm tòi, khám phá. Sau đây là một ví dụ- bài Tổng ba góc của
một tam giác – Hình học 7.
Để tạo cho học sinh nhu cầu chứng minh đònh lí, tiếp cận đònh lí và hướng dẫn
học sinh chứng minh, tôi xin giới thiệu một số hoạt động đơn giản sau :
1-Vẽ tam giác bất kỳ. dùng thước đo góc, đo 3 góc của mỗi tam giác. Có nhận xét

gì kết quả trên? Ở bước này có thể nói có nhiều kết quả khác nhau ở từng học sinh
khác nhau làm cho học sinh có nhu cầu chứng minh đònh lí (tìm số đo cụ thể ).Vì vậy
cần có vài thao tác nhỏ để hướng dẫn học sinh chứng minh đònh lí .Chẳng hạn :
2-Cắt một tắm bìa hình tam giác. Gọi cạnh lớn nhất là BC và đỉnh đối diện là A.
Thao tác 1:Đánh dấu D là trung điểm của AB. Đánh dấu E là trung điểm của AC
Thao tác 2: Gấp tấm bìa với nếp gấp là DE, lúc đó điểm A trùng với một điểm
nằm trên cạnh BC, ghi tên điển đó là H.
Thao tác 3: Gấp tấm bìa sao cho B trùng với H.
Thao tác 4: Gấp tấm bìa sao cho C trùng với H.
Hãy nhận xét xem góc bẹt H bằng tổng của 3 góc nào
A
(A +B+C= ?)




D E
B C
H
Ở hoạt đôïng này có thể xem như một kiểu chứng minh “thô sơ” mà học sinh tự tìm
tòi dưới sự hương dẫn của giáo viên. Đây là biện pháp nói chung là chưa có gì mới so
với cách dạy học hiện nay, nhưng đa số người dạy ngại sử dụng các bước như trên vì nó
dài dòng tốn nhiều công cho việc chuẩn bò. Chính vì vậy khi người dạy thực hiện đầy
đủ các bước như trên sẽ giúp học sinh có niềm tin vào kiến thức mà mình vừa tìm tòi
mà khi đã có niềm tin rồi thì người học sẽ tích cực hơn, hứng thú hơn trong học tập.
Sau đây tôi xin giới thiệu cách chứng minh đònh lí trong một trường hợp cụ thể
nhưng cũng có thể xem như đây là cách chứng minh tổng quát:
3/ Cho tam giác ABC như hình vẽ. Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC.
x A y
a-Tính góc BAx

b-Tính góc CAy
c-Tính góc BAC
d- Nhận xét gì về tổng số B 30
0
70
0
C
đo ba góc của tam giác ABC.
Thực tế cho thấy sau một thời gian, học sinh sẽ quên cách chứng minh mang tính
hàn lâm, sách vở nhưng các hoạt động trực quan thiết thực mang tính thực hành nói
trên thì học sinh ghi nhớ lâu dài. Trong giải bài tập cũng vậy, học sinh phải được tự tìm
tòi, khám phá để đi đến lời giải thì học sinh sẽ nhớ lâu hơn. Đây cũng có thể nói là vấn
đề chưa có gì mới so với hiện nay, nhưng khi giảng dạy thì phần nhiều giáo viên không
tuân thủ theo các bước dẫn đến kiến thức học sinh có được còn mang tính áp đặt dẫn
đến mau quên.
Ngoài một số biện pháp trên tôi đã vận dụng vào từng trường hợp cụ thể và có kết quả
tốt, tôi còn thấy tiết dạy học trên lớp, thường xuyên xuất hiện những sai lầm của học
sinh. Nhiều trường hợp giáo viên có thể không sửa sai của học sinh, mà đưa ra cho tập
thể thảo luận, xem đó là những tình huống tốt để phát huy tính tích cực của học sinh.
III/ KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy
trong các năm học vừa qua tại Trường THCS Khánh An đã đạt kết quả tốt số học sinh
thường xuyên phát biểu xây dựng bài trước và sau khi áp dụng các biện pháp trên thể
hiện ở bảng thống kê sau:
+Năm học 2007-2008
Lớp Tổng số học
sinh
Số học sinh thường xuyên phát
biểu xây dựng bài trước khi áp

dụng các biện pháp
Số học sinh thường xuyên phát
biểu xây dựng bài sau khi áp
dụng các biện pháp
7a4 29 5 15
7a5 29 6 17
+ Năm học 2008- 2009
Lớp Tổng số học
sinh
Số học sinh thường xuyên phát
biểu xây dựng bài trước khi áp
dụng các biện pháp
Số học sinh thường xuyên phát
biểu xây dựng bài sau khi áp
dụng các biện pháp
8a1 28 6 18
8a2 30 4 20
Tuy nhiên như đã nói ở phần trên các biện pháp này chỉ áp dụng có hiệu quả khi
giáo viên phải đánh giá chính xác trình độ học sinh của lớp mình phụ trách và phải áp
dụng vào từng bài cụ thể chứ không áp dụng tràn lan mà gây khó khăn cho học sinh
trong quá trình dạy học.
Bên cạnh đó để triển khai và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này đạt hiệu quả
thì đòi hỏi rất nhiều của giáo viên phải chuẩn bò nội dung bài thật kó phải đầu tư nhiều
vào tiết dạy. Ngoài ra các cấp lãnh đạo giáo dục cũng cần phải đầu tư xứng đáng cho
giáo viên trên mỗi tiết dạy về vật chất và trang thiết bò và cũng không quên thường
xuyên dự giờ kiểm tra đánh giá xây dựng tiết dạy để đạt được kết quả mó mãn.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả. Rất mong các đồng
nghiệp góp ý nhận xét cho những biện pháp của tôi hoàn thiện hơn tôi thành thật biết
ơn.
Khánh An, ngày 12 tháng 3 năm 2009.

Người thực hiện.

Dương Văn Điệp



×