Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Chẳng lẽ chỉ cơ quan giám sát của Đảng, Quốc hội mới cần công khai?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.38 KB, 1 trang )

Chẳng lẽ chỉ cơ quan giám sát của Đảng, Quốc hội mới cần
công khai?
Phan Lợi
Trong phiên họp hôm nay 26-7, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra sửa
đổi mà vai trò của Thanh tra Chính phủ đang là vấn đề tranh cãi: cơ quan tham mưu hay độc lập?
Xét về mặt thực thi pháp luật, thanh tra là cơ quan độc lập; nhưng xét về cơ cấu hành chính thì
chỉ là cơ quan giúp việc cho thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên. Vì thế các kết quả làm việc
của cơ quan này phải tuân theo “lệ” là chờ sự cho phép từ thủ trưởng cấp trên. Dễ hiểu vì sao dư
luận bức xúc về việc Thanh tra TP HCM đóng dấu “mật” lên văn bản kết luận thanh tra Ủy ban
Phòng chống AIDS TP HCM đến thế!
Bức xúc vì điều 27 của Luật Phòng, chống tham nhũng, ở khoản 2 quy định: “Kết luận thanh tra
phải được công khai”. Công khai mà lại đóng dấu “mật” lên kết luận thanh tra thì báo chí cũng
như những công dân quan tâm khó mà tiếp cận những nội dung này. Năm ngoái, bản thân ngành
thanh tra từng công bố một đề tài khoa học cấp Bộ, cho thấy việc công khai kết luận thanh tra
khá hạn chế. Có lẽ vì thế niềm tin của báo chí vào một trong những trụ cột chống tham nhũng là
cơ quan thanh tra không cao. Khảo sát ở 100 cơ quan báo chí về việc minh bạch thông tin từ cơ
quan thanh tra, 56% cho điểm bình thường, 31% cho rằng yếu và rất yếu!
Trong khi đó một cơ quan có chức năng tương đương thuộc hệ thống Đảng là Ủy ban Kiểm tra
trung ương đang chiếm trọn niềm tin và cảm tình của dư luận xã hội bởi cách thức minh bạch
thông tin. Từ phiên họp thứ 28, vừa qua là phiên họp 32, cơ quan này đã cho công khai hầu hết
những kết luận quan trọng của mình, kèm số liệu và dẫn chứng thuyết phục. Không chỉ các đảng
viên mà đông đảo quần chúng đã nhiệt liệt hoan nghênh.
Còn nữa, nhìn sang hệ thống giám sát do Quốc hội thành lập cũng có những bước tiến dài trong
minh bạch thông tin. Mỗi quý một lần Kiểm toán Nhà nước lại họp báo công bố hàng loạt các kết
luận quan trọng, thu hút mạnh mẽ sự chú ý từ dư luận xã hội và phục vụ tối đa hoạt động giám
sát của cơ quan quyền lực cao nhất.
Tại buổi nghiệm thu đề tài khoa học về vai trò của báo chí với thanh tra, lãnh đạo Thanh tra
Chính phủ có nêu rằng đang có sự “vênh” về tính công khai giữa Luật Thanh tra và Luật Phòng
chống tham nhũng, dẫn đến việc công khai kết luận thanh tra còn hạn chế. Nếu thế vì sao không
sửa ngay nhân dịp này?
Chẳng lẽ chỉ cơ quan giám sát của Đảng, Quốc hội mới cần công khai hay sao?


PL

×