Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.49 KB, 17 trang )

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền


Cù Thị Phương



Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS. TS. Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tổng quan cơ sở lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phân
tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay; nghiên cứu mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công
tác xây dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đề xuất quan điểm và giải pháp về về tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.

Keywords: Nhà nước pháp quyền; Đảng Cộng sản Việt Nam; Pháp luật Việt Nam; Luật Hiến
pháp

Content.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp từng
bước được xóa bỏ. Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã yêu cầu nhà nước phải được tiếp tục hoàn


thiện thể chế, tổ chức để thích ứng tốt hơn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sau 5 năm
thực hiện chính sách đổi mới, tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ngày 29 tháng
11 năm 1991, khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được đề cập tới như một
mục tiêu cần hướng tới của một xã hội văn minh. Sau một thời gian dài của quá trình nhận thức, tìm tòi,
thể nghiệm, đến năm 2001 sửa đổi Hiến pháp năm 1992, yêu cầu xây dựng "Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa" mới chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định, định hướng cho quá trình xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi
mới, Đảng đã nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong lĩnh vực hoàn
thiện thể chế bộ máy, Đảng ta nhận định: "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng
lãnh đạo, thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội ".
Thực tiễn cũng chứng minh, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên
quyết để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt không chỉ có ý nghĩa đối với bản
thân Đảng mà còn là điều kiện quan trọng đối với sự tồn tại hoạt động của Nhà nước pháp quyền. Vấn đề
là phải luôn luôn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để sao cho vừa bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước để tập trung mọi quyền lực vào
tay nhân dân. Đảng không được buông lỏng sự lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là
đối với Nhà nước. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong tình hình
hiện nay: "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa
được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu
kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước".
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém, khuyết điểm đó là: "Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa

làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát
chưa cao; chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi
hành Điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát huy nhân tố tích cực. Nhiều khuyết
điểm sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy
thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương
ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy chưa tốt".
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành
công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Nghị quyết chỉ rõ: Đảng ta phải:
"Quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng".
Để thực hiện được điều đó, bên cạnh việc phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân
của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm
nguyên tắc tập trung, dân chủ; Đảng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phải tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Bởi vì, kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu diễn
ra trong tất cả các khâu của quy trình lãnh đạo và quản lý; vì chức năng lãnh đạo của Ðảng không chỉ ở
việc định ra đường lối, nghị quyết, tổ chức thực hiện mà còn phải tiến hành kiểm tra, giám sát. Ðây là
biện pháp không thể thiếu được để phát huy ưu điểm, phòng ngừa, khắc phục khuyết, nhược điểm, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng.
V.I.Lênin đã khẳng định: Khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được
thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải "chuyển trọng tâm
từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc chọn người và kiểm tra sự thực hiện". Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng: Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm; tuy nhiên Người
khẳng định: "Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự
kiểm tra". Ðây là một trong những cảnh báo quan trọng nhất về nguyên nhân của những sai lầm khuyết
điểm trước đây cũng như hiện nay không được thắng thắn chỉ ra. Có thể nói, không có kiểm tra, giám
sát thì không lãnh đạo và không thể có một Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có mối quan hệ biện
chứng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là phương thức đảm bảo pháp

chế trong Nhà nước pháp quyền. Với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay, tôi chọn đề tài "Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhà nước pháp quyền, như:
- Công trình khoa học của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội với tên gọi: Chính phủ trong nhà nước
pháp quyền, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung thực hiện năm 2008;
- Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nguyễn Văn Thảo, Nhà xuất bản Tư pháp;
- Tính minh bạch của pháp luật - một thuộc tính của Nhà nước pháp quyền, của Phạm Duy Nghĩa,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2002;
- Tư tưởng Đông - Tây về nhà nước và pháp luật, những nhân tố nhà nước pháp quyền, của Hoàng
Thị Kim Quế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2002;
- Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình thành và phát triển, của Lê
Cảm, năm 2002;
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của GS.TSKH Đào Trí Úc, Nxb Chính
trị quốc gia, 2005;
- Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền, của GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, 2007;
- Công trình khoa học của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội với tên gọi: Chính phủ trong nhà nước
pháp quyền, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung thực hiện năm 2008.
Nội dung về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã có nhiều bài viết, nghiên cứu trong những năm
gần đây, như:
- Cao Văn Thống: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác
xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009;
- Đề tài khoa học cấp bộ: Công tác giám sát trong Đảng giai đoạn hiện nay, do TS. Đặng Đình Phú,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2007.
- Tô Quang Thu: Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và khắc phục khuyết điểm khi mới
manh nha, Tạp chí Kiểm tra, tháng 11/2006;
- Lê Hồng Liêm: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện

nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011;
- Cao Văn Thống: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, giám
sát và kỷ luật Đảng, Tạp chí Kiểm tra, 02/2012
Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu nội dung mối quan hệ giữa công tác kiểm
tra, giám sát trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Làm rõ mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra,
giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Giải quyết tốt mối
quan hệ này phải xem xét tác động hai chiều, có nghĩa là nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của công tác
kiểm tra, giám sát trong xây dựng Đảng đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và tác động, ảnh hưởng của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền;
Cơ sở lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay; mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng nói chung
và công tác kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đề xuất quan điểm và giải pháp về về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công
tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê,
trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nhằm đánh giá, kết luận và đưa ra những giải pháp, phương
hướng cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn

5. Những đóng góp mới của luận văn
Làm rõ mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra,
giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra, giám sát của Đảng trong Nhà nước pháp quyền.
Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và các giải pháp nhằm tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
1.1. Khái quát về nhà nước pháp quyền
1.1.1. Khái quát chung về nhà nước pháp quyền
"Xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" là thuật ngữ được sử
dụng chính thức trong Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, từ đó đến
nay Đảng ta tiếp tục khẳng định: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân là quy luật tất yếu khách quan. Nó không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa,
sản phẩm trí tuệ loài người, của nền văn minh nhân loại.
Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân,
thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp,
ra sức tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của
pháp luật trong đời sống xã hội.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền
và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ dân chủ Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: Lập pháp,

hành pháp, tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
1.1.2. Mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa
Theo TS. Đỗ Ngọc Hải trong sách "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2007: "Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã
hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân,
nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách
nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập
thể, của công dân đều bị xử lý theo pháp luật".
- Nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Một là, tính thống nhất. Hai là, pháp chế và tính hợp lý. Ba là, không có ngoại lệ. Bốn là, pháp chế xã
hội chủ nghĩa gắn liền với dân chủ. Năm là, mối quan hệ giữa pháp chế và văn hóa.
- Pháp chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước pháp quyền đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hay cá nhân đều phải tuân
theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải bảo đảm tôn trọng pháp luật
- thước đo đầu tiên đối với tất cả các chủ thể trong xã hội. Bởi vì, pháp luật được coi là giá trị chung, là
đại lượng mang tính phổ biến, bảo đảm mọi người được bình đẳng và công bằng xã hội. Nhà nước muốn
trở thành Nhà nước pháp quyền phải được tổ chức trên cơ sở pháp luật. Mọi tổ chức và hoạt động của nhà
nước được pháp luật quy định và bảo đảm cho các quy định đó có hiệu lực pháp lý.
1.2. Kiểm tra, giám sát của Đảng - phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong Nhà nước pháp quyền
Trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự kiểm soát đối với quyền lực nhà nước, đồng thời có sự
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật đối với mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức và
mọi công dân.
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
1.2.1.1. Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý
thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội
Mục đích công tác kiểm tra, giám sát là nhằm hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng (bao gồm các

khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát); phát hiện người tốt, việc tốt; ngăn ngừa vi
phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng; góp phần thực hiện có kết quả cao nhất các nghị quyết đã đề ra; xây
dựng, củng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng trong sạch, vững
mạnh. Có kiểm tra, giám sát mới biết rõ cán bộ, nhân viên tốt hay xấu; mới biết rõ ưu điểm và khuyết
điểm của các cơ quan; mới biết rõ tính đúng đắn, khả thi hay chưa phù hợp của các nghị quyết, chỉ thị
Như vậy, kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa
khuyết điểm, sai lầm , mà còn khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn của nhân dân, củng cố uy tín
của Đảng trước quần chúng. Kiểm tra, giám sát là phương tiện, là liều thuốc đặc hiệu chống lại căn bệnh:
"Nghị quyết một đằng, thi hành một nẻo" và bệnh tham nhũng, quan liêu, giấy tờ
1.2.1.2. Kỷ luật của Đảng
Thực tiễn đã chứng minh và khẳng định rằng, Đảng ta không thể nào tồn tại, lãnh đạo nhân dân giành
lấy chính quyền và giữ vứng chính quyền nếu không có kỷ luật nghiêm minh của Đảng. Cho nên từ khi
thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vấn đề kỷ luật. Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của
Đảng, theo Hồ Chí Minh: "Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác".
Kỷ luật của Đảng có tầm quan trong đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng,
bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Đảng. Mọi biểu hiện coi thường kỷ luật của Đảng, tự
đặt mình lên trên tổ chức, ra ngoài tổ chức và những hành động vi phạm kỷ luật của Đảng, dù nhỏ đều
làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng. Trong tình hình hiện nay, Đảng ta cần có kỷ luật nghiêm minh.
1.1.2.3. Quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra, giám sát qua các thời kỳ
- Quan điểm trước thời kỳ đổi mới.
- Quan điểm của Đảng ta thời kỳ đổi mới.
Có thể nói rằng, quan điểm nhất quán của Đảng ta trong hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành luôn
khẳng định công tác kiểm tra, giám sát là một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo của
Đảng, là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng; không kiểm tra, giám sát thì coi như
không lãnh đạo.
1.2.2. Đặc điểm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Là công tác đảng, một bộ phận của công tác xây dựng Đảng, được tiến hành trong nội bộ Đảng.
- Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra,
giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ.
- Các tổ chức đảng và đảng viên vừa là chủ thể kiểm tra vừa là đối tượng kiểm tra, giám sát.

- Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của mọi tổ chức
đảng và đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Quá trình kiểm tra phải vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tự giác và bắt buộc; lấy tự giác, tự phê
bình và phê bình làm chính, coi trọng công tác giáo dục tư tưởng trong công tác kiểm tra, giám sát; lấy
hiệu quả kiểm tra, giám sát làm thước đo cho kết quả hoạt động.
1.2.3. Yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Phải xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, không phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của tổ chức hoặc cá nhân.
- Phải làm rõ đúng sai, ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên về các nội
dung được kiểm tra, giám sát.
- Phải bảo đảm tư tưởng chỉ đạo trong công tác kiểm tra là chủ động, chiến đấu, giáo dục và hiệu quả.
- Phải bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình, phương pháp, trong công tác kiểm tra,
giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
1.2.4. Phạm vi trách nhiệm công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác của toàn Đảng, của các tổ chức đảng. Nhưng do
chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng khác nhau, nên phạm vi kiểm tra, giám sát của các tổ chức
đảng cũng có những điểm khác nhau:
- Các cấp ủy đảng có nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo của mình.
- Các ban của cấp ủy có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các cấp ủy cấp dưới và các ban của cấp ủy cấp
dưới về lĩnh vực công tác do từng ban phụ trách; kiểm tra, giám sát những nội dung do cấp ủy giao và
phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp kiểm tra, giám sát những nội dung có liên quan.
- Các đảng đoàn, ban cán sự đảng căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Bộ Chính trị hoặc
cấp ủy tỉnh, thành phố quy định mà tiến hành công tác kiểm tra.
- Các tổ chức đảng ở cơ sở có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị, quy định của Đảng đối với mọi tổ chức đảng, đảng viên sinh hoạt và hoạt động thuộc
phạm vi lãnh đạo của mình.
- Ủy ban kiểm tra các cấp tiến hành công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều 32, Điều lệ
Đảng và những nội dung do cấp ủy giao.
1.3. Vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam

1.3.1. Kiểm tra, giám sát của Đảng là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát triển và xử lý
những hành vi vi phạm pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
- Kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế.
Điều 4, Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
- Kiểm tra, giám sát là biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật:
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là biện pháp phòng trừ hữu hiệu các vi phạm pháp luật trong
xây dựng Nhà nước pháp quyền.
1.3.2. Ảnh hưởng của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với công tác xây
dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng.
Thực hiện tốt các phương hướng, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá
trình hiện thực hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, là hiện thân, là tiêu chí đánh giá chất lượng công tác xây
dựng Đảng. Xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân có tác
động, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến công tác xây dựng Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN
XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
2.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng (số liệu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ X
(2005 - 2010)
2.1.1. Về tư tưởng chỉ đạo
2.1.2. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và tổ chức đảng
2.1.2.1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
2.1.2.2. Kết quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp theo quy định Điều 30, Điều lệ Đảng
Quá trình tổ chức thực hiện nổi lên một số sai phạm:
- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm vật tư, tài sản còn vi phạm. Qua
kiểm tra, Ban Bí thư đã giao cho Ủy ban kiểm tra Trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với hai tổ
chức đảng.

- Về quản lý, sử dụng ngân sách nhàn ước trong đầu tư xây dựng và tình hình nợ đọng vốn trong xây
dựng cơ bản còn khá phổ biến, với giá trị lớn do đầu tư dàn trải, phân bổ vốn thiếu tập trung; nhiều dự án,
công trình kéo dài, thậm trí phải ngừng thi công, nhiều dự án chậm phát huy tác dụng
- Việc sử dụng tài sản công là nhà, đất còn để lãng phí, sai mục đích. Công tác quản lý đất đai buông
lỏng, vi phạm khá phổ biến. Tình trạng chung ở các địa phương, đơn vị dự án chưa hoặc chậm triển khai
đưa vào sử dụng, gây lãng phí. Còn để thất thu tiền sử dụngđất, thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu
thầu dự án với số tiền lớn.
- Việc tổ chức các đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài không tiết kiệm, sử dụng kinh phí lớn, có địa
phương chi hàng chục tỷ đồng cho các đoàn.
- Việc quản lý, sử dụng các quỹ vì người nghèo, quỹ cứu trợ và các hoạt động từ thiện khác ở một số
địa phương chưa tốt, để tồn quỹ lượng tiền lớn, gây lãng phí. Năm 2009, đoàn kiểm tra của Ban Bí thư
kiểm tra tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hiện lượng tiền tồn ở quỹ người nghèo, quỹ cứu
trợ là 117,2 tỷ đồng. Một số cá nhân vi phạm, như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bến Tre phải
thi hành kỷ luật đảng.
2.1.3. Kết quả công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp theo quy định tại Điều 32
Điều lệ Đảng
2.1.3.1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi
phạm
2.1.3.2. Giải quyết đơn thư tố cáo
2.1.3.3. Giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng
2.1.3.4. Thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên
2.1.3.5. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
2.1.3.6. Kiểm tra tài chính đảng
Trong nhiệm kỳ, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã thực hiện 7 cuộc kiểm tra tài chính. Qua kiểm tra đã
phát hiện số tiền vi phạm 80,5 tỷ đồng, đã yêu cầu xuất toán thu hồi về ngân sách 37 tỷ đồng; yêu cầu
hạch toán lại chi phí 21,6 tỷ đồng. Ngoài ra còn phát hiện đến liên doanh góp vốn, thua lỗ của doanh
nghiệp 27,2 tỷ đồng; phát hiện các nguồn thu, chi ngoài sổ sách kế toán 7,9 tỷ đồng; phát hiện số tiền còn
nợ dây dưa, tồn đọng, thất thoát của các doanh nghiệp đảng là 22 tỷ đồng. Tổng số đảng viên bị xử lý kỷ
luật 16 đồng chí; trong đó: khai trừ, chuyển cơ quan pháp luật xử lý 01, cảnh cáo 08; khiển trách 06, buộc
thôi việc, xóa tên đảng viên 01.

Tại 67 đơn vị trực thuộc Trung ương, nhiệm kỳ Đại hội X, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thực hiện 198.012
cuộc kiểm tra tài chính đảng; qua kiểm tra, đã phát hiện sai phạm với số tiền 57,8 tỷ đồng. Đã phát hiện 7.942
tổ chức và 93.889 đảng viên có vi phạm; đã xử lý 682 đảng viên bằng các hình thức: chuyển cơ quan điều tra
32, khai trừ 28, cách chức 22, cảnh cáo 162, khiển trách 230 và xóa tên 208 trường hợp.
2.1.4. Tình hình chấp hành kỷ luật và việc thi hành kỷ luật trong Đảng
2.1.4.1. Tình hình chấp hành kỷ luật trong Đảng
- Số đảng viên vi phạm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước chiếm tỷ lệ 52,5% so với các nội dung vi phạm;
- Tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu
kiểm tra, đôn đốc để xảy ra tham nhũng, lãng phí gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước và của công
dân chiếm gần 25% tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ chiếm 3,1%;
- Tình trạng mất đoàn kết trong cấp ủy, giữa cấp ủy với chính quyền, giữa bí thư với chủ tịch xảy ra
với mức độ khác nhau ở một số địa phương, đơn vị. Số đảng viên vi phạm ở nội dung này chiếm 2,7%
tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật.
- Một một bộ phận cán bộ, đảng viên không chịu rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống, có
biểu hiện cơ hội, thực dụng, phai nhạt lý tưởng cách mạng, đã chủ động tiếp tay hoặc đồng loã với bọn tham
nhũng, bọn tội phạm để tham nhũng theo kiểu "xã hội đen", như vụ án Trương Năm cam và đồng bọn; với
155 bị cáo đứng trước vành móng ngựa, trong đó: có 21 bị cáo nguyên là cán bộ nhà nước (có 3 nhà báo, 4
cán bộ kiểm sát, 14 cán bộ nguyên là công an, có cán bộ cáo cấp của Đảng, Nhà nước); đã có 42 cán bộ, đảng
viên bị khai trừ, 43 cán bộ, chiến sỹ công an bị tước danh hiệu công an, trong đó có cả cán bộ cao cấp; có 11
tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật, trong đó có 3 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
Số đảng viên bị thi hành kỷ luật ở nội dung này chiếm 14,4% so với tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật;
2.1.4.2. Việc thi hành kỷ luật trong Đảng
Trong nhiệm kỷ, số đảng viên bị thi hành kỷ luật ở các cấp từ Trung ương tới địa phương là 76.135 trường
hợp (tăng 1% so với nhiệm kỳ IX), Điều đáng lưu ý là một số nơi xảy ra vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai
nghiêm trọng, cả tập thể vi phạm như ở thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc,
đã dẫn đến một sôd cán bộ chủ chốt bị thi hành kỷ luật, có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Số đảng
viên bị đình chỉ sinh hoạt 2.198 đảng viên, chủ yếu vi phạm pháp luật (tăng 2 lần so với nhiệm kỳ IX. Trong số
đảng viên bị thi hành kỷ luật cán bộ do cấp ủy, tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quản lý chiếm gần

22,9% (nhiệm kỳ IX là 21,9%). Số tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật 1.791 tổ chức (tăng 44% so với nhiệm kỳ
IX); trong đó: khiển trách 1.307, cảnh cáo 483, giải tán 01 tổ chức đảng.
Ủy ban kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật theo thẩm quyền và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tổ chức đảng cấp dưới thi hành kỷ luật đối với 2 tổ chức đảng (bằng hình thức khiển
trách) và 82 đảng viên; trong đó: khiển trách 29, cảnh cáo 34, cách chức 8, khai trừ 11 trường hợp.
2.1.5. Thực trạng bộ máy của cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp
2.1.5.1. Những yếu kém, khuyết điểm
- Còn có những biểu hiện mất dân chủ, dân chủ hình thức: là ý chí của một người lãnh đạo nhưng
được hợp thức hóa bằng nghị quyết của ban thường vụ, của cấp ủy nên rất khó tìm ra chứng cứ; cục bộ,
"bằng mặt, không bằng lòng" trong quan hệ của thường trực cấp ủy còn diễn ra ở một số nơi, mà nguồn
gốc sâu xa, nguyên nhân trực tiếp là vấn đề bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ và thực hiện các dự án đầu
tư, xây dựng cơ bản, giao đất, giao dự án , dẫn đến trong nội bộ thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng, thiếu
chân thành với nhau và mất đoàn kết.
- Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn diễn ra nghiêm
trọng, với biểu hiện buông thả trong quan hệ nam nữ, rượu chè, bài bạc đã làm "hoen ố" hình ảnh người
cán bộ, người đảng viên trước quần chúng.
- Sự suy thoái về chính trị tư tưởng đang diễn biến phức tạp. Một số cán bộ, đảng viên cơ hội, thực
dụng, phai nhạt lý tưởng cách mạng, "tự chuyển hóa", "tự suy thoái", thiếu niềm tin vào Đảng và con
đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn và đẩy lùi, đấu tranh chống tham nhũng chưa quyết liệt,
chưa triệt để, ai cũng lên án trên lời nói nhưng hành động cụ thể thì né tránh, ngại va chạm.
- Tinh thần tự phê bình và phê bình quá yếu.
- Tính gương mẫu, tấm gương của người cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao giảm sút. Tình trạng
để vợ (chồng), con, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thu vén cá nhân, giàu lên quá
nhanh, làm cho quần chúng bất bình.
2.1.5.2. Nguyên nhân của yếu kém, khuyết điểm
Nhận thức của một số cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát còn chưa đầy đủ
và sâu sắc. Chưa coi kiẻm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng; chưa tạo điều kiện để Ủy
ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy viên cùng cấp.
Một số tổ chức đảng buông lỏng công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, giảm sút tính chiến

đấu, còn biểu hiện hữu khuynh, né tránh, ngại va chạm, nhất là đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo.
Trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra ở cơ sở và cấp huyện còn hạn chế; ở cơ sở, cán bộ kiểm tra chủ
yêu kiêm nhiệm, thường xuyên biến động, chế độ chính sách còn bất cập, thiếu cụ thể, chưa thu hút được
cán bộ có năng lực, trình độ về làm công tác kiểm tra ở cơ sở.
Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa đồng bộ, còn chồng chéo, trùng lặp, chậm được bổ
sung, sứa đổi Một số quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng còn thếu, chưa
sát thực tiễn và thống nhất nên thực hiện khó khăn.

2.1.6. Một số bài học, kinh nghiệm
2.2. Các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền
2.2.1. Mục tiêu, quan điểm, định hướng và nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng
2.2.2.1. Tăng cường và chú trọng việc nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát cho các cấp
uỷ, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân.
2.2.2.2. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra và đảng viên phải nắm vững các nguyên tắc, chủ
thể, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi kiểm tra, giám sát; các phương pháp kiểm tra, giám sát để
thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp thực hiện hoặc tham gia thực
hiện tốt việc kiểm tra, giám sát.
2.2.2.3. Ủy ban kiểm tra phải chủ động tham mưu giúp cấp ủy ban hành các văn bản về công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo thẩm quyền để có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát; ban hành các quy định, hướng dẫn thuộc thẩm quyền.
2.2.2.4. Ủy ban kiểm tra các cấp phải căn cứ phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát
của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên và tình hình thực tế của đảng bộ mình để chủ động xây dựng phương
hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát cho phù hợp và tổ chức thực hiện hoặc phối
hợp thực hiện có kết quả.
2.2.2.5. Cấp uỷ và Ủy ban kiểm tra các cấp phải nắm vững tâm lý của chủ thể kiểm tra, giám sát và
đối tượng kiểm tra, giám sát để vận dụng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
2.2.2.6. Ban hành đầy đủ chính sách, pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội, chính phủ, các bộ,

ngành và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân
các cấp. Xây dựng tổ chức thực hiện tốt cơ chế công khai minh bạch để việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát có hiệu quả.
2.2.2.7. Kiện toàn tổ chức bộ máy uỷ ban và cơ quan giúp việc uỷ ban kiểm tra các cấp; tăng thêm
thẩm quyền cho uỷ ban kiểm tra các cấp, kể cả thẩm quyền giám sát; tăng cường đội ngũ cán bộ làm
công tác kiểm tra, giám sát đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có văn hoá, có bản lĩnh, tinh thông nghiệp
vụ kiểm tra, giám sát, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cần phải nghiên cứu, kiện toàn, đổi mới tăng cường tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác
kiểm tra, giám sát theo hướng:
- Ủy ban kiểm tra các cấp do Đại hội Đảng cùng cấp bầu
- Tổ chức hợp lý cơ quan Ủy ban kiểm tra và các đơn vị giúp việc cơ quan uỷ ban kiểm tra
Để công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phát huy vị trí, vai trò quan trong trong công tác xây dựng
Đảng, đặc biệt vai trò đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, xin đề xuất ý kiến
như sau:
Cần thực hiện mô hình tổ chức Ủy ban kiểm tra do Đại hội Đảng cùng cấp bầu, cũng như hợp nhất Ủy
ban kiểm tra với thanh tra và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, có chức năng phòng, chống tham
nhũng cao nhất, tăng vị thế, thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng để
công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật nói chúng và trong phòng, chống tham nhũng nói riêng có
hiệu quả hơn.
Nghiên cứu sáp nhập cơ quan thanh tra nhà nước các cấp và Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng theo mô
hình một nhà hai cửa như của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tức là có hai con dấu
riêng; một dấu của Ủy ban kiểm tra và một con dấu của cơ quan thanh tra. Khi cần thực hiện công tác thanh
tra thì sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra và huy động lực lượng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo
nghiệp vụ thanh tra. Khi cần thực hiện công tác thanh tra thì sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra và huy
động lực lượng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghiệp vụ công tác kiểm tra của Đảng. Tổ chức
được như vậy thì tổ chức bộ máy sẽ gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; khắc phục được sự chồng chéo trong
thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan phải thông qua cơ chế phối hợp (nhiều khi khó thực hiện, gây chậm trễ,
hiệu quả thực hiện không cao).
Việc thực hiện mô hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng hiện nay đã ngày càng bộc lộ sự bất cập và
hiệu quả không cao; do vậy, phải thay đổi Ban Chí đạo bằng mô hình cơ quan phòng, chống tham nhũng có tính

độc lập tương đối với cơ quan hành chính nhà nước. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra, thanh tra phụ trách cơ
quan phòng, chống tham nhũng. Cơ quan phòng, chống tham nhũng chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng, Quốc
hội và nhân dân.
Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban kiểm tra các cấp vào Điều 32, Điều lệ Đảng
(như đã quy định trong Nghị quyết ngày 06/03/1956 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác kiểm tra và
thành lập ban kiểm tra các cấp)
2.2.2.8. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng để làm rõ cả
về lý luận và thực tiễn công tác giám sát trong tình hình mới; chú trọng sơ kết, tổng kết việc thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát trong toàn Đảng. Tăng cường trao đổi, nghiên cứu học tập kinh nghiệm công
tác kiểm tra, giám sát trong và ngoài nước.
2.2.2.9. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc bảo đảm thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát có hiệu quả.

KẾT LUẬN
"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (Điều 4 Hiến pháp 1992). Đảng lãnh đạo
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan
trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân
và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Đảng ta phải "đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", đề ra những yêu
cầu, biện pháp cho phù hợp, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, đấu tranh kiên quyết với những phần tử cơ
hội, xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy trong sạch, vững mạnh
Để thực hiện được điều đó, Đảng ta - người lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của Nhà nước và
xã hội. Kiểm tra đối với nhà nước và xã hội là một chức năng không thể tách rời quyền lãnh đạo của
Đảng. Vì vậy, thông qua các cơ quan, tổ chức của mình Đảng kiểm tra hoạt động của Nhà nước, trong đó
có kiểm tra hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, những người có chức vụ, mọi cán
bộ, công chức trong bộ máy đó. Đảng kiểm tra hệ thống hành chính nhà nước bằng cách nghe các đảng
viên giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước tương ứng báo cáo về mọi mặt hoạt động của bộ

máy do mình chỉ đạo, lãnh đạo và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước của những đảng viên đó.
Đảng có quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên và tổ chức của Đảng
hoạt động trong bộ máy nhà nước trong việc chấp hành và bảo đảm thực hiện đúng, có hiệu quả đường lối,
chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền. Là đảng viên của đảng cầm quyền, trách nhiệm của các đảng
viên, trước hết là các đảng viên được Đảng phân công nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, và
các tổ chức đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước, là phải làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng. Do vậy, các đảng viên và tổ chức đảng phải
chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, thông qua đó, Đảng kiểm soát được tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước, bảo đảm bộ máy nhà nước thực hiện đúng và có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, giữ
vững bản chất của Nhà nước.
Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đã nêu: Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tố chức, nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay. Đồng thời Đảng ta yêu cầu: "Đổi mới, nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra, giám sát: Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ kiểm tra, giám sát Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống ủy ban kiểm tra các cấp.
Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật
trong việc xem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên".
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra là: Tiếp tục nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; phát triển
kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính
trị- xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tại buổi làm việc ngày 16/9/2011, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu: Điều mà cán bộ, đảng
viên, nhân dân lo lắng là sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên dẫn đến uy
tín của Đảng, lòng tin của nhân dân giảm sút, một số cán bộ cấp trên không gương mẫu. Đây là tình trạng rất
đáng lo ngại. Nhiệm vụ đặt ra là phải chặn đứng hư hỏng, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Chính vì vậy, yêu
cầu đặt ra cho công tác kiểm tra thời gian tới rất cao. Phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra;

nâng cao bản lĩnh, trình độ, sức chiến đấu; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra giám
sát cần lấy phòng ngừa, xây dựng, biểu dương mặt tốt nhưng phải xử lý nghiêm minh những tiêu cực sai trái
trong đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật đảng. Để đạt được điều đó, Đảng phải
coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát mới góp phần thiết thực và có hiệu quả trong việc phòng
ngừa, khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của đảng cầm quyền.
Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ chức đảng, là một bộ
phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng, là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu,
tham nhũng, lãng phí. Công tác kiểm tra, giám sát không chỉ để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém về nhận
thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, mà còn làm cho Đảng thực hiện đầy đủ
các chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, đảm bảo lãnh đạo thắng lợi sự
nghiệp cách mạng, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Có thể khẳng định, lãnh đạo
mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo vì như Bác Hồ đã nói: "Chín phần mười khuyết
điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra".

References.

1. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Dung (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa
X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Hà
Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa
X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 72-KL/TW, ngày 17/5 của Bộ Chính trị về chiến lược
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01/11 của Ban Bí thư hướng dẫn
thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng trong Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI),
Hà Nội.
18. Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb sự thật, Hà
Nội.
19. Đỗ Ngọc Hải (2007), Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
20. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
21. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
22. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
23. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.

24. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
25. Hồ Chí Minh (1985), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1995, Toàn tập, tập 5 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đặng Đình Phú (Chủ nhiệm đề tài) (2007), Công tác giám sát trong Đảng giai đoạn hiện nay, Đề tài
khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
30. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
31. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
32. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
33. Cao Văn Thống (2009), Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệm vụ chính trị và công
tác xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Cao Văn Thống (2012), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật Đảng", Kiểm tra, (2).
35. Tô Quang Thu (2006), "Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và khắc phục khuyết điểm
khi mới manh nha", Kiểm tra, (11).
36. Đào Trí Úc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
37. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2007), Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng,
Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
38. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2010), Báo cáo số 390-BC/UBKTTWW ngày 05/10 về tổng kết công
tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, Hà Nội.




×