Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài thi về Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.48 KB, 10 trang )

Câu 1. Ai là người quyết định dời kinh đô nước ta tư Hoa Lư về Đại La và đổi
tên gọi là Thăng Long? Tên gọi Thăng Long được ra đời như thế nào?
Năm 1009, Lý Công Uẩn ( người châu Cổ Pháp, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh ) lên ngôi hoàng đế.
Tháng 7 năm 1010, triều đình nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là
Thăng Long
Từ đây, vùng đất Thăng Long – Hà Nội chính thức trở thành kinh đô của quốc gia
Đại Việt Độc Lập.
Tên gọi Thăng Long, theo sử chép, bắt nguồn từ câu chuyện khi đoàn thuyền
ngự của nhà vua cập bến thành Đại La, bỗng có rồng vàng hiện lên ở phía trên
thuyền ngự, nhân đó nhà vua quyết định đổi tên thành Đại La thành Thăng
Long.Thăng long có nghĩa là rồng bay lên, tên gọi Thăng Long thể hiện khát vọng
và ý chí vươn lên mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Hãy kể lại vắn tắt những chiến công hiển hách của ông cha ta trong lịch
sử đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Thăng Long – Hà Nội từ thế kỉ X đến
nay?
Quân Lam Sơn bao vây giải phóng thành Đông Quan
Cho đến cuối năm 1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân ta chống
giặc Minh đã phát triển hết sức mạnh mẽ.
Từ tháng 10 năm 1426, quân ta mở các cuộc tấn công lớn tiêu diệt hàng loạt
căn cứ của quân Minh ở ngoài thành Đông Quan.
Tiếp đó, nghĩa quân Lam Sơn do đích thân Lê Lợi chỉ huy bắt đâu chiến dịch
bao vây – giải phóng thành Đông Quan Bên cạnh đó, Lê Lợi và bộ chỉ quân Lam
Sơn chủ trương tiếp tục tiến hành kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực, chủ động
tiêu diệt viện binh của địch.
Sau chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang tiêu diệt 15 vạn viện binh của
địch, nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục xiết chặt vòng vây thành Đông Quan – kinh
thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng .
Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu ( ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu – 30/01/1789 )
Cuối năm 1788, Nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta.
Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu chiếm được Thăng Long.


Ngày 25 tháng 12 năm 1788, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế,
lấy niên hiệu Quang Trung, chỉnh đốn binh mã, lập tức tiến ra Bắc.
Ngày 25 tháng 1, đúng giao thừa năm Kỷ Dậu, cuộc tiến quân Đại phá quân
Thanh, cũng là mở đầu chiến dịch giải phóng Thăng Long của quân Tây Sơn bắt
đầu. Quân Tây Sơn chia làm 5 đạo, trong đó đạo chủ lực do đích thân Tây Sơn hạ
thanh Hà Hồi. Sáng mồng 5 Tết, quân Tây Sơn nhất loạt tấn công hai vị trí then
chốt là đồn Ngọc Hồi và Khương Thượng. Đến trưa mồng 5, ba đạo quân bộ cùng
tiến vào Thăng Long. Toan bộ chiến dịch giải phóng Thăng Long chỉ diễn ra trong
vẻn vẹn 5 ngay đêm. Đó có thể coi là một kì tích trong lịch sử kháng chiến chống
ngoại xâm của dân tộc ta.
1
Hà Nội tổng khởi nghĩa giành chính quyền mua thu tháng
Tám năm 1945.
Tháng 8 năm 1945, tại Hà Nội đã ghi dấu một sự kiện lịch sử trọng đại đối với
cả nước nói chung và lịch sử Thủ Đô nói riêng, đó là cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền diễn ra thắng lợi.
Ngày 17/8, cả Hà Nội đổ ra đường tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Từ
mờ sáng ngay 19/8/1945, mọi nẻo đường Hà Nội đã rực rỡ bóng cờ đỏ sao vàng.
Khắp các cửa ô, từng đoàn người từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận kéo
vào nội thành, hỗ trợ lực lượng cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân nội thành.
Tối ngày 19/8/1945, việc giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi. Ngay
ngày hôm sau, Ủy ban nhân dân cách mạng Hà Nội chính thức Thành lập.
Ngày 2/9/1945, chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt
quốc dân tại quảng trường Ba Đình. Hồ Chủ Tịch thay mặt chính phủ cách mạng
lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
( nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ).
Ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho đất nước.
Giải phóng Thủ Đô năm 1954
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm trường kì kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ta. Theo nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày

10/10/1954, bộ đội ta tiến về tiếp quản Thủ đô.
Từ sáng sớm, nhân dân Thủ đô nô nức mang cờ, hoa và ảnh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố đứng chật hai bên đường
chào đón những đoàn quân tiếp quản.
8 giờ sáng, các cánh quân của ta tư phía Tây, phía Nam và các hướng khác
hướng khác cùng rầm rộ tiến vào Thủ đô. Đúng 15h, tiếng còi nhà hát thành phố
nổi lên một hồi dài báo hiệu một thời khác trọng đại, hàng chục vạn nhân dân
Thủ đô cùng với đoàn quân chiến thắng đă trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban
quân chính tổ chức tại chân Cột Cờ Hà Nội.

Trận Điện Biên Phủ trên không
Thực hiện âm mưu “ gây sức ép buộc Hà Nội phải trở lại hội nghị Pa – ri”
đêm 1 8/12/1972 đến ngày 29/12/1972, chính quyền Níc – xơn đã mở cuộc tập kích
chiến lược bằng B52 và chiếc F111, bắt sống nhiều gặc lái. Ngày 26/12/1972, Mỹ
huy động 52 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh cùng lúc vào 3 khu vực Hà
Nội, Hải Phòng và Thái nguyên. Quân và dân ta tiếp tục anh dũng chiến đấu, bắn
rơi 10 máy bay Mỹ, trong đó có 8 chiếc B52 ( 4 chiếc rơi tại chỗ ).
Sau 12 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã lập
lên một “ Điện Biên Phủ trên không”
Câu 3. Hà Nội còn có những tên gọi nào khác, bạn hãy kể tên đó?
Vùng đất Hà Nội từng được gọi là Tống Bình( thời Bắc thuộc ), Thời Đường
đổi tên là Đại La.
2
Từ thế kỉ thứ XI, Hà nội với tên gọi là Thăng Long cho đến năm 1397. Khi
nhà Hồ dời đô về về thành Tây Đô ( Thanh Hóa ), Thăng Long khi đó được gọi là
Đông Đô.
Năm 1480, nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm, Đông
Đô bị người Minh đổi tên là Đông Quan.
Năm 1428, sau khi quân Lê Lợi giải phóng đất nước, tên gọi Đông Quan được
xóa bỏ, kinh đô khi đó gọi là Đông Kinh.

Năm 1831, sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, tên gọi Hà Nội lần
đầu tiên xuất hiện.
Câu 4. Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết trả gươm báu trong cuộc
kháng chiến chống quân Minh của dân tộc ta. Ngoài ra hồ còn có tên gọi nào
khác? Tại sao?
Hồ Gươm còn có tên gọi Lục Thủy( thời Lý – Trần ) vì nước hồ luôn có màu
xanh lục, Thủy Quân vì là nơi luyện tập quân thủy ( thời đầu Lê ), rồi Tả Vọng – hồ
phía bên trái, Hữu Vọng, Hồ phía bên phải khi hồ bị dắp bờ chia làm hai nửa vào
thế kỉ XVIII.
Câu 5. Hà nội có rất nhiều món ăn nổi tiếng đã đi vào lịch sử thơ, văn và kí ức
của rất nhiều người Việt Nam. Bạn hãy kể tên một số đặc sản nổi tiếng của Hà
Nội?
Một số đặc sản nổi tiếng của Hà Nội là: Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, phở.
Câu 6. Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhắc đến những loài hoa nào?
Hoa đào Nhật Tân, hoa sữa.
Câu 7. Hãy chọn 10 câu ca dao hay nói về Thăng Long – Hà Nội.
1.Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
3. Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây.
4. Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
5. Hàng Bồ, Hàng Bạc , Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng

Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
3
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
6. Quanh quanh về đến Hàng Da
Trải xem phường phố thật là đẹp xinh
7. Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
8. Gió đưa cành Trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
9.Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.
10. Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.
Câu 8: Theo tôi có khoảng 53289 người dự thi.
4
Co ro đường sấu nhớ mùa
Sông Hồng đắp áo nằm mơ dáng Kiều
Hương đưa gió ngọt xiêu xiêu
Cánh đồng Hà Nội trắng điều nhớ nhung.
( Mùa đông Hà Nội )
NHỚ THĂNG LONG
Đi giữa trời rực nắng phương nam
Tất bật, ồn ào, đô hội
Vẫn thoáng hiện một góc trời Hà Nội

Sương khói, đào hoa man mác Tây Hồ
Kỷ niệm ngọt ngào như một giấc mơ
Vó ngựa, câu thơ, dặm trường, cát bụi
"Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long!"
Thương hạ trắng xa rồi thu biếc có buồn không
Mà sau tiếng ve ngân, trái sấu vàng thổn thức?
Có một dòng sông Sài Gòn uốn khúc
Cứ lấp lánh phù sa chan chứa nắng sông Hồng
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc , xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên ,Tháp Bút chưa sờn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Bóng đèn là bóng đèn hoa
Ai về vùng Bưởi với ta thì về
Vùng Bưởi có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề seo can.
Ai qua phố Nhổn ,phố La
Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon
5
Ngọt thay cái quả cam tròn
Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh
1
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
2

Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà nội với ta thì về
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
3
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
4
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây
5
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
6
Con sông chạy tuột về Hà
Nhớ ai Hà Nội trông mà ngùi thương
Nhớ người cố quận tha hương
Nhớ ai thì nhớ nhưng đường thời xa.
7
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
8
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
9
Trên trời có một ông sao
Chỗ quang chẳng mọc mọc vào đám mây
Nước Hồ Tây biết bao giờ cạn
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
6
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh Tú có nhà Cửa Nam
10
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.

Có một thành viên đã cám
ơn truongtrang12 vì bài
viết này:
loryna
truongtrang12
Xem hồ sơ
Gửi tin nhắn tới truongtrang12
Tìm bài viết khác của truongtrang12
05-01-2010
#3

kudo_sinichi
Thành viên
Tham gia ngày: 13-09-
2009
Đến từ: Nơi có những sư
phụ của siêu siêu quậy!!!
Bài viết: 325
Đã cảm ơn: 81
Được cảm ơn 249 lần với
169 bài viết
Mình cũng đóng góp ít nè!!!
1.
Chiều chiều ra đứng ghềnh sông
Hỏi thăm chú lái
thuyền chồng tôi đâu
Chồng em còn ở sông Dâu
Buôn chè mạn hảo tháng sau mới về
Kìa ba bốn chiếc thuyền kê
Chiếc về Hà Nội, chiếc về Vạn Vân
Vạn Vân có bến Thổ Hà
Xa nhau chỉ mất, cho già mất duyên.
2.
Trên đê Cổ Ngư, Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ phiên rằm lại sang
Phiên rằm chợ chính Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua
Hà Nội 16 Cửa Ô
3.
Nón này em sắm chợ Giần

Dọc ngang thước rưỡi móc khâu năm đường.
Nón này chính ở làng Chuông
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khuôn.
Hà Nội thì kết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa xung quanh.
Tứ bề nghiêng nón chạy quanh
ở giữa con bướm là hình ông trăng.
Nón này em sắm đáng trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưạ
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi tạ
Nón này khâu những móc già
Em đi thửa nón đã ba năm chầy
Anh có muốn cho em chung mẹ chung thầy
Thì anh đưa cái nón này em xin!
4.
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
7
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Ðiếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Ðàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Giang, Hàng Ðồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Ðông
Hàng Hòm, Hàng Ðậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da

Trải xem phường phố, thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc , xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên ,Tháp Bút chưa sờn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Bóng đèn là bóng đèn hoa
Ai về vùng Bưởi với ta thì về
Vùng Bưởi có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề seo can.
Ai qua phố Nhổn ,phố La
Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon
Ngọt thay cái quả cam tròn
Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
*
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

8

*
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
*

Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn
*
Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
*
Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.




*
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
*
9
Đường về xứ bắc xa xa
Có về Hà Nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
*
Bao giờ lấp ngã ba Chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.

*


Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
*
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm bay.
*
The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×