Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hinh anh nguoi phu nu : Vu Nuong, Thuy Kieu , Kieu Nguyet Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.11 KB, 2 trang )

Đề: Hình ảnh người phụ nữ: Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Hga.
BÀI LÀM
Khi nói về hình ảnh người phụ nữ chúng ta không thể quên được nhân vật Vũ Nương trong truyện
“ Người con gái Nam Xương ” của Nguyễn Dữ, Thúy kiều trong “ Truyện Kiều ” của Nguyễn Du,
Kiều Nguyệt Nga trong truyện “ Lục Vân Tiên”. Những người phụ nữ ấy có vẻ đẹp hòan hảo về nhan
sắc, tài năng đức hạnh và tâm hồn, vẻ đẹp của họ là mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
công – dung – ngôn – hạnh, nhưng số phận của họ đầy bi thương.
Hình ảnh người phụ nữ có vẻ đẹp về nhan sắc, đức hạnh và tâm hồn. Qua lời giới thiệu nhân vật
Vũ Nương là người phụ nữ “ tính đã thùy mò, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Cho nên chàng Trương
Sinh mến vì đức hạnh, đã xin mẹ trăm lạng vàng về cưới vợ. Vũ Nương là một người con gái đẹp
người đẹp nết dòu dàng, nàng là một người vợ thủy chung trọng nghóa tình. Lúc chồng đi xa, lời dặn dò
tiễn biệt chồng đầy nghóa tình đằm thắm và thiết tha. Nàng không mong chồng mang vinh hiển về mà
chỉ mong chồng được bình yên trở về, nàng cũng hết mực cảm thông trước những gian lao vất vả sắp
tới mà chồng phải chòu đựng:
“ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về, chỉ xin
ngày về mang theo được hai chữ bình yên ”
Khi chồng đi xa, nàng luôn thương chồng tha thiết. Ở nhà nàng sinh con, nuôi dạy con, chăm sóc mẹ
chồng chu đáo, luôn giữ gìn tiết hạnh. Nỗi buồn nhớ chồng cứ dài theo năm tháng , mỗi khi thấy “
bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” thì nỗi buồn “ gốc bể chân trời” lại càng da diết hơn.
Nàng bò chồng nghi oan, đối xữ tàn nhẫn, ruồng rẫy, hắt hủi, rẻ khinh chỉ vì lời nói ngây thơ của con
trẻ mà Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đập, đuổi ra khỏi nhà, gia đình li tán, danh dự bò bôi nhọa, xúc
phạm nhân cách trong sạch của nàng bò chà đạp. Nhưng nàng vẫn cố phân trần và cầu xin chồng đừng
nghi oan cho mình, lời nói của nàng lúc nào cũng chân thành, dòu dàng, nàng thật là hiền thục và nết
na. Nàng không còn đường sống, chỉ có cái chết mới rửa sạch nỗi oan nhục. Cái chết oan khốc và chết
giữa tuổi thanh xuân của nàng khiến người đọc đau xót, căm phẫn xã hội phong kiến. Tuy sống ở dưới
thủy cung, dù nàng được đối xử đúng với phẩm giá của mình nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ về quê
hương gia đình. Nàng trở về gặp Trương Sinh nói lời từ biệt. Vũ Nương là người mẹ hiền, dâu thảo, là
người con gái sống thật nghóa tình và tha thiết biết bao. Khi mẹ chồng ốm, nàng dòu dàng “ lấy lời
ngon ngọt, khôn khéo khuyên lơn” để an ủi, động viên bà. Tình cảm và công lao của nàng dành cho
gia đình nhà chồng khiến bà mẹ chồng cảm động và ghi nhận là: “ Trời xét lòng thành” và “ Sanh kia
quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ chồng mất, nàng đã hết lòng thương xót và


lo hậu sự cho bà thật chu đáo. Đó là vẻ đẹp của nàng mang truyền thống của người phụ nữ công –
dung – ngôn – hạnh . Nàng có vẻ đẹp vẹn tòan, lẽ ra nàng phải được sống hạnh phúc và nàng xứng
đáng như vậy. Thế nhưng vì xã hội phong kiến quan niệm, độc đóan, trọng nam khinh nữ đã không
cho nàng được quyền bảo vệ mình.
Bên cạnh đó, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn
Du. Nàng cò một sắc đẹp “ kiêu sa, lộng lẫy” đến mức “ hoa ghen liễu hờn”. Sắc đẹp đó có thể làm
khuynh đảo cả thế gian đến “ nghiêng nước, nghiêng thành”. Nàng quả là một tuyệt thế giai nhân hội
tụ đầy đủ những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ phong kiến. Nàng là một người con gái có tài,
có sắc, là một người con rất mực hiếu thảo, có trí thông minh và năng khiếu nghệ thuật, một người
tình rất mực thủy chung và có tấm lòng vò tha cao cả . Khi gia đình gặp tai biến, nàng đã hi sinh mối
tình đầu đẹp đẽ, trong sáng, quyết đònh bán mình cứu gia đình. Số phận của nàng bò đẩy vào tận cùng
khổ đau và tủi nhục nhưng lúc nào nàng cũng nhớ thương, xót xa khi cha mẹ đã già yếu mà mình vẫn
không ở bên cạnh phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ
“ Xót người tựa cửa hôm mai
Qụat nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? ”
Nàng không nguôi nỗi nhớ chàng Kim Trọng và khẳng đònh tấm lòng thủy chung son sắt của nàng
dành cho chàng mãi không bao giờ phai nhạt
“ Tưởng người dùi nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Thúy Kiều là một người phụ nữ tài sắc vẹn tòan, nhưng cuộc đời của nàng lại là một chuỗi những
khổ đau, tủi nhục, bất hạnh, đau đớn và đắng cay. Trong suốt 15 năm lưu lạc, nàng đã phải nếm qua
những đắng cay tủi nhục của kiếp người. Tình đầu tan vỡ, bò lừa đảo, làm nhục, bò biến thành một
món hàng để bọn buôn cân, đong tài sắc, cò kè trả giá:
“ Đắn đo cân sắc cân tài

Cò kè bớt một thêm hai”
Nàng phải làm gái lầu xanh, nô tì, nô lệ sau những lần phải hầu khách, còn lại Thúy Kiều một mình
đối diện với mình và đau đớn
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh


Gìơ sao tan tác như hao giữa đường”
Số phận bi thương của những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều là những số phận chung của
người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Nhưng họ vẫn cò vẻ đẹp truyền thống công – dung –
ngôn – hạnh , là sự kết hợp giữa nhan sắc, tài năng và tâm hồn mà nhân dân ta đã từng viết:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Vẻ đẹp người phụ nữ Vũ Nương, Thúy Kiều là sự kết hợp giữa nhan sắc, tài năng và tâm hồn nhưng
có chung một số phận đầy đau khổ và bi thương nhưng chúng ta không thể quên được hình ảnh, phẩm
chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga tiêu biểu cho vẻ đẹp trong sáng, thủy chung sắt son của người phụ
nữ đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người luôn đặt ân nghóa lên hàng
đầu còn ân nghóa là gốc rễ của đạo đức.
Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là tiểu thư con quan có học thức và biết lễ nghóa
“ Thưa rằng tôi Kiều Nguyệt Nga”
Cách xưng hô của nàng vừa trang trọng, vừa khiêm nhường, nói năng dòu dàng, mực thiết, trình bày
rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên. Vừa thể hiện niềm
cảm kích ân cần chân thành đối với ân nhân cứu mạng. Nguyệt Nga là người chòu ơn Lục Vân Tiên,
nàng tìm cách trả ơn chàng dù hiểu rằng đền đáp bao nhiêu cũng không đủ, nàng tự nguyện gắn bó
cuộc đời với chàng để giữ chọn nghóa thủy chung. Hình tượng Nguyệt Nga tiêu biểu cho người phụ nữ
đoan trang triết hạnh đáng ca ngợi.
Người phụ nữ Việt Nam: như Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga họ có vẻ đẹp
truyền thống về nhan sắc, công – dung – ngôn – hạnh, tài năng đức hạnh và tâm hồn nhưng số phận
đầy bi thương trong xã hội phong kiến. Ngày nay chúng ta được sống trong một thời bình, người phụ
nữ được pháp luật công nhận quyền bình đẳng. Họ đang dần khẳng đònh vai trò, vò trí của mình trong
xã hôi và gia đình.

×