Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hình ảnh người phụ nữ trong VHVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.5 KB, 7 trang )

NGUYÊN LÝ TÍNH MẪU TRONG
TRUYỀN THỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM
Dương Thị Huyền
Những biểu hiện của “nguyên lý tính Mẫu” trong truyền thống văn học Việt Nam
không phải ở thời kỳ nào cũng giống nhau. Cùng với quá trình dựng nước và giữ
nước của người Việt, nhất là khi nền văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng rất rõ nét
từ nền văn hóa truyền thống thì “nguyên lý tính Mẫu” trong mỗi thời kỳ văn học
được biểu hiện thông qua việc thể hiện hình tượng người phụ nữ với vai trò không
thể thay thế được họ trong đời sống hàng ngày...
Có thể nói Văn học Việt Nam đã thể hiện hình tượng người phụ nữ rất đặc sắc và
đầy đủ, đây còn được coi là điểm kết tinh của một nền văn hóa luôn luôn tôn
trọng người phụ nữ. Tuy nhiên, từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu
lầm lẫn giữa khái niệm “thiên tính nữ” và “nguyên lý tính Mẫu”. Phải nói ngay rằng
“thiên tính nữ” chưa phải là “nguyên lý tính Mẫu”. Thiên tính nữ đơn thuần là “tính
mềm mại, tính nhu, uyển chuyển, của người phụ nữ, nó chưa được phát triển lên
thành tính Mẫu” (Nguyễn Xuân Khánh). Cũng theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
“nói đến tính Mẫu là nói đến người Mẹ và những thiên chức của người Mẹ. Người
Việt thờ Mẫu chính là thờ người Mẹ đã mang nặng đẻ đau, ôm ấp, chở che, nuôi
nấng và chăm bẵm con mình hết đời”. Như vậy có thể thấy, nền văn học Việt Nam
trong quá trình phát triển của mình đã thể hiện một nguyên lý tính Mẫu dù rằng
mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ nguyên lý ấy có những biểu hiện khác nhau nhưng sâu
sa nhất, điều đó bắt nguồn từ truyền thống đề cao người phụ nữ trong nền văn
hóa Việt mà như GS Trần Quốc Vượng đã đề cập đó là sự tồn tại của nguyên lý
Mẹ. Một minh chứng mà ta có thể bắt gặp trong nền văn hóa Việt đó là việc thờ
cúng nữ thần dường như tồn tại ở khắp nơi trong cả nước đặc biệt là tín ngưỡng
thờ Mẫu có vai trò không thể thay thế trong đời sống tâm linh của người Việt. Tín
ngưỡng này cũng được phản ánh trong văn học, và gần đây nhất, tác phẩm “ Mẫu
Thượng Ngàn” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện vẻ đẹp của tín
ngưỡng thờ Mẫu thông qua cuộc sống thường ngày giản dị của những người phụ
nữ mềm yếu ở một làng quê nghèo miền Bắc trong những năm đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, những biểu hiện của “nguyên lý tính Mẫu” trong truyền thống văn học


Việt Nam không phải ở thời kỳ nào cũng giống nhau. Cùng với quá trình dựng
nước và giữ nước của người Việt, nhất là khi nền văn học Việt Nam chịu ảnh
hưởng rất rõ nét từ nền văn hóa truyền thống thì “nguyên lý tính Mẫu” trong mỗi
thời kỳ văn học được biểu hiện thông qua việc thể hiện hình tượng người phụ nữ
với vai trò không thể thay thế được họ trong đời sống hàng ngày. Phải chăng, khi
cùng thể hiện yếu tố Mẹ, yếu tố thiên tính nữ, văn hóa và văn học Việt Nam đã tìm
được một tiếng nói chung và cái đích hướng tới chính là tâm hồn người Việt, nền
văn hóa Việt Nam với những nét đẹp riêng mà không phải dân tộc nào trên thế
giới cũng có? Chúng ta sẽ làm sáng rõ điều này khi khảo sát một cách ngắn gọn về
vẻ hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong truyền thống văn học để từ đó có thể
thấy rằng hình tượng của người phụ nữ trong văn học dù được phản ánh ở thời kỳ
nào cũng là sản phẩm của việc người Việt Nam đã lấy yếu tố Mẹ làm tinh yếu, yếu
tố Mẹ là điểm khởi đầu và cũng là điểm xuyên suốt cho “nguyên lý tính Mẫu” của
văn hóa, văn học Việt Nam.
Người phụ nữ với việc lý giải nguồn gốc dân tộc.
Một truyền thuyết ra đời từ khá sớm và có giá trị quan trọng trong việc lý giải
nguồn gốc của dân tộc Việt đó là truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”. Chúng
tôi đề cập đến truyền thuyết này không chỉ bởi hình tượng người mẹ được thể
hiện trong truyền thuyết là người mẹ chung của cả dân tộc Việt Nam mà còn vì ý
nghĩa văn hóa của cả câu chuyện. Nhiều dị bản còn gọi Mẹ Âu Cơ là Mẹ Chim và
trong thực tế có rất nhiều nơi đến nay vẫn còn tục thờ Mẹ Chim. Mẹ Âu Cơ cùng
với cha Lạc Long Quân kết hôn, mẹ đẻ ra một bọc trứng, bọc trứng ấy nở ra 100
người con. Vì dòng giống của Cha và Mẹ khác nhau nên “năm mươi người theo Mẹ
lên rừng, năm mươi người theo Cha xuống biển” và những người con ấy là những
cư dân đầu tiên của đất nước Đại Việt. Người con trai cả lên làm vua, lấy hiệu là
vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang. Như vậy, câu chuyện này đã lý giải một cách
khá hợp lý về nguồn gốc của nước Văn Lang và nhũng cư dân đầu tiên của nước
Văn Lang như vậy. Nói một cách khác, đây cũng có thể coi là những trang sử đầu
tiên của đất nước Việt Nam. Tương tự, ta còn có thể bắt gặp vấn đề này trong một
câu chuyện khác với mô típ tương tự như trong truyện “Quả bầu mẹ”. Có thể nói,

để thể hiện tinh thần đoàn kết của một dân tộc thì người dân cổ xưa cho rằng tất
cả mọi người trong một đất nước đều là máu thịt của nhau, đều là anh em một
nhà và vì thế tất cả là một gia đình, chung cha chung mẹ. Nhưng mặt khác, ta
cũng có thể thấy hình tượng Mẹ Âu Cơ cũng được coi như một yếu tố bắt đầu, bởi
lẽ chi tiết sau khi kết duyên, đẻ ra một bọc có một trăm trứng, bọc trăm trứng ấy
nở ra một trăm người con có thể coi là một trong những chi tiết khác thường
nhưng lại đặc sắc nhất của cả câu chuyện. Như vậy, ngoài việc thể hiện tinh thần
đoàn kết thì có thể nói vai trò của người Mẹ tạo hóa đã được đề cập tới khá rõ
nét. Có Mẹ nên có tất cả. Những đứa con ấy đều là con của một người Mẹ, ra đi từ
Mẹ và từ đó mà cuộc sống bắt đầu và phát triển. Bởi lẽ, người con cả trở thành
Vua Hùng và đặt viên gạch đầu tiên cho công cuộc xây dựng đất nước, viết những
trang đầu tiên cho lịch sử đất nước.
Đến nay, trải qua mấy mươi thế kỷ, truyền thuyết về Mẹ Âu Cơ vẫn còn giữ
nguyên được những giá trị vốn có của nó. Hơn thế nữa, vì điểm khởi đầu bắt
nguồn từ Mẹ nên từ sau câu chuyện ấy, người phụ nữ với cuộc sống của họ được
đề cập tới khá nhiều trong văn học Việt Nam với đủ mọi khía cạnh. Tất nhiên, từ
hình tượng người mẹ đã có, sức sáng tạo của người dân lao động từ đây tập trung
vào hình ảnh của người phụ nữ, những con người đã kế thừa vẻ đẹp từ hình ảnh
của người Mẹ chung của cả dân tộc.
Người phụ nữ với những giá trị về phẩm chất và đức hạnh
Một trong những đặc điểm của hình tượng người phụ nữ Việt Nam được thể hiện
trong văn học là tấm lòng thủy chung son sắt. Hình ảnh nàng Tô Thị chờ chồng
đến khi hóa đá gợi lên nỗi xót xa cho thế hệ sau nhưng lại lại là một bằng chứng
hùng hồn cho tấm lòng thủy chung của người phụ nữ. Ở đâu đó, trên khắp đất
nước này, câu chuyện về nàng Tô Thị vẫn luôn hiện diện. Hình núi đá giống như
người mẹ bồng con, mắt dõi trông về một nơi xa xôi nào đó không chỉ là hình
tượng bất tử trong văn học mà còn cả trong đời sống hàng ngày. Ta còn có thể
bắt gặp hình ảnh về người phụ nữ chờ chồng ấy trong văn học trung đại với câu
chuyện “Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ”, “Chinh phụ ngâm khúc” của
Đoàn Thị Điểm. Những người phụ nữ ấy, tuy không sống cùng trong một thời đại

nhưng điểm gặp gỡ giữa họ đó chính là sự chờ đợi những người chồng đi xa.Có lẽ,
ở thời nào cũng vậy, sự chờ đợi cùng với tấm lòng thủy chung luôn luôn gắn với
hình ảnh của những người phụ nữ.
Đặc điểm tiếp theo thể hiện vẻ đẹp về mặt phẩm chất, đức hạnh của người phụ
nữ trong văn học Việt Nam là tấm lòng nhân hậu vị tha của họ. Người phụ nữ luôn
luôn chịu đựng, hi sinh bản thân mình vì người khác, vì chồng vì con của họ. Ta
có thể bắt gặp hình những người phụ nữ nhường bát cơm của mình cho mẹ già,
con nhỏ, có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh của người vợ tảo tần chắt chiu, dành
dụm từng đồng cho chồng dự thi khoa bảng, hoăc những người phụ nữ có thể
chịu đựng khổ cực, gánh lấy cái phần thiệt thòi cho mình để mang lại hạnh phúc
cho chồng cho con.
Thế kỷ thứ XVI đánh dấu sự ra đời của truyền thuyết dân gian về Thánh Mẫu Liễu
Hạnh. Cũng từ giai đoạn này , tín ngưỡng thờ Mẫu bắt đầu hình thành và phát
triển. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều truyền thuyết dân gian lý giải về sự ra đời
của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong giai đoạn này hoặc những câu chuyện trong dân
gian về Tam Tòa Thánh Mẫu. Tất nhiên, thành công nhất và một trong những tư
liệu quan trọng nhất về Văn hóa Thánh Mẫu mà chúng ta đã thừa nhận là “Vân Cát
nữ thần truyện” trong tập “Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm. Tuy nhiên,
cùng với việc dân gian tiếp tục lưu truyền những câu chuyện về Thánh Mẫu thì văn
học viết trung đại đã tập trung miêu tả hình tượng người phụ nữ trong đời sống
hàng ngày của ho. Có lẽ, từ thế kỷ XVI, xã hội Việt Nam được coi là giai đoạn có
nhiều biến dộng trong lịch sử với “những cuộc bể dâu” những phen “đổi thay sơn
hà” kinh thiên động địa. Trong một xã hội có nhiều biến động như thế, nhân dân
lao động những con người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ nhất đặc biệt là người
phụ nữ. Tuy nhiên, dù trong tột cùng đau khổ, người phụ nữ vẫn luôn luôn giữ
được những phẩm chất tốt đẹp của mình, Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du, người phụ nữ trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương là những ví dụ điển
hình cho điều đó
Người phụ nữ với lao động, sản xuất
Hay lam hay làm là một trong những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bàn tay

khéo léo và sự dẻo dai của người phụ nữ dường như có thể làm được bất cứ một
công việc nào. Cùng với đức hi sinh cao cả, người phụ nữ sẵn sàng chịu đựng vất
vả khó khăn để có thể mang lại niềm vui và sự ấm no cho gia đình và những người
ruột thịt của mình. Hình ảnh của những người phụ nữ trong ca dao Việt Nam lao
động trên đồng ruộng cùng với gia đình, với hình ảnh “chồng cày vợ cấy con trâu
đi bừa” đã trở thành một hình cảnh độc đáo của văn học dân gian Việt Nam. Trong
văn học trung đại, các nhà nho cũng thể hiện và đề cao những người phụ nữ chịu
thương chịu khó, chắt chiu lo cho chồng cho con. Điển hình là cuối thời kỳ văn học
trung đại, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã viết về chính những người vợ tảo tần
của mình như một sự tri ân cho những gì mà các bà vợ đã làm. Có lẽ, đây là lần
đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ với vai trò làm vợ được thể hiện
trong văn học từ sự nhìn nhận và trân trọng của người chồng. Điều đó có cơ sở từ
đức hi sinh, từ sự lam lũ vất vả trong lao động mà những người phụ nữ dành lấy
cho bản thân mình để làm cho gia đình, người chồng, những đứa con được sống
trong bình yên và hạnh phúc. Văn học hiện đại cũng thể hiện điều này rất rõ nét.
Bởi càng ngày, xã hội Việt Nam càng thừa nhận vai trò của người phụ nữ trong
công cuộc lao dộng và dựng xây đất nước. Người phụ nữ có mặt trên các công
trường xây dựng, trong trồng trọt và chăn nuôi, trong kinh doanh và dù ở cương vị
nào thì họ cũng làm tốt nhiệm vụ của mình bằng sự cần cù và dẻo dai. Những cô
gái thanh niên xung phong tham gia lao động sản xuất trong tác phẩm “Mùa lạc”
(Nguyễn Khải), những cô công nhân trên các công trường xây dựng...Tất cả những
điều đó làm nên một vẻ đẹp toàn diện cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam
qua các chặng đường lịch sử.

Người phụ nữ với sức mạnh đấu tranh và bảo vệ tổ quốc
Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc biến động với
những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Văn học Việt Nam
ngay từ xa xưa đã khắc ghi những tấm gương của những liệt nữ tham gia vào
công việc vốn chỉ dành cho nam giới ấy. Văn học dân gian đã thể hiện những hình
ảnh rất đẹp của Bà Trưng, bà Triệu, của nữ tướng Lê Chân...và văn học hiện đại

cũng tiếp tục với những tấm gương anh hùng phụ nữ. Tất nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch
sử thì tinh thần đấu tranh và phản kháng kẻ thù được biểu hiện không giống nhau.
Đặc biệt, văn học hiện đại đã nhìn nhận và thể hiện điều này khá rõ nét và toàn
diện, phải chăng, ở giai đoạn sau, cái nhìn về người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi
hơn so với văn học các giai đoạn trước. Tinh thần đấu tranh và phản kháng ấy
không chỉ nói lên tinh thần yêu nước của những người phụ nữ mà còn thể hiện sức
mạnh quật cường trong mỗi con người nhỏ bé ấy. Ta bắt gặp chị Dậu trong “Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố, người mẹ trong “ Người mẹ càm súng” của Nguyễn Thi. Bên
cạnh đó, những người mẹ, những cô dân quân, những o du kích, những cô gái
thanh niên xung phong cũng được nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong tác phẩm của
mình. Hẳn chúng ta cũng sẽ không thể quên hình ảnh của những bà mẹ Việt Nam
trong các tác phẩm “Mẹ Suốt”, “Mẹ Tơm”, “Bà má Hậu Giang” …họ vốn là những
hình ảnh có thật, đi từ cuộc sống thật được nhà thơ lấy đó làm chất liệu cho tác
phẩm của mình.Điểm chung ở họ chính là tinh thần yêu nước, gan dạ, chiến đấu
quật cường để góp phần vào việc gìn giữ và bảo vệ tổ quốc. Sự hi sinh ấy, tinh
thần chiến đấu ấy ở người phụ nữ đã khiến họ trở thành bất tử trong lịch sử của
dân tộc cũng như trong văn học. Chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù
xâm lăng có sự đóng góp rất lớn từ lòng yêu nước của những người phụ nữ. Từ đó
có thể thấy, lịch sử hào hùng của Việt Nam đã được viết lên có sự đóng góp rất
lớn của những người phụ nữ.
Nói như vậy, cũng có nghĩa, trong văn học hiện đại, khi thể hiện hình ảnh người
phụ nữ góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cũng
có nghĩa là người phụ nữ ở giai đoạn này đã ý thức được vai trò công dân của
chính họ đối với đất nước, dân tộc. Đây có thể nói là một bước phát triển mới cho
hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam. Khi ý thức công dân được nhìn
nhận, cũng có nghĩa người phụ nữ ngày càng có thể tham gia vào các hoạt động
xã hội và có điều kiện để phát huy năng lực của bản thân mình. Bước phát triển
mới này ở người phụ nữ đã mang lại những điều mới mẻ trong văn học, nhất là
trong dòng văn học sau năm 1975.


Người phụ nữ với ý thức bản năng mạnh mẽ
Như ở trên chúng tôi đã nói, khi người phụ nữ Việt Nam tham gia vào công cuộc
đấu tranh và bảo vệ tổ quốc, cũng có nghĩa là những người phụ nữ ấy đã ý thức
được vai trò công dân của mình đối với Tổ Quốc. Từ ý thức công dân ấy, khi xã hội
có những chuyển biến mạnh mẽ trong cách nhìn nhận và đánh giá con người, đặc
biệt là trước những thay đổi về mặt tư tưởng thì người phụ nữ Việt Nam không chỉ
thể hiện ý thức cá nhân mà còn hướng tới việc thể hiện ý thức bản năng vô cùng
mạnh mẽ. Diều này có nguyên nhân sâu xa là sau năm 1975, đất nước bước vào
giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế, văn học cũng trên cơ sở đó có những
chuyển mình rõ nét. Đặc biệt, khi Đảng và Nhà nước ta xóa bỏ chế độ bao cấp,
chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước thì văn học càng
có thêm nhiều điều kiện, bởi nó đã vượt ra khỏi những rào cản về mặt tư tưởng
chính trị. Đặc biệt, với hình tượng người phụ nữ, văn học Việt Nam đã khắc họa họ
dưới cái nhìn nhiều chiều của cuộc sống. Chính vì những lý do đó mà ta bắt gặp ở
thời kỳ này rất nhiều cây bút viết về người phụ nữ và thể hiện họ dưới nhiều góc
độ khác nhau. Ta bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ trong tác phẩm của
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài với một chiều sâu về mặt tâm
hồn, vốn được làm lên từ chính những giác quan nhạy cảm của người phụ nữ. Họ
hiện lên là những người phụ nữ đẹp, khoan dung, trắc ẩn và đắm đuối. Khám phá
được vẻ đẹp ấy của người phụ nữ, nhà văn đã khám phá được thế giới tâm hồn
của con người qua đó thể hiện chức năng cao quý của văn học là hướng tới vẻ đẹp
Chân- Thiện- Mĩ. Đặc biệt, nhà văn Võ Thị Hảo còn khai thác hình tượng những

×