Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ung Thư Ngoài Da Melanoma potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.7 KB, 4 trang )


Ung Thư Ngoài Da Melanoma




Bài này tóm tắt vài nhận xét bệnh ngoài da melanoma của người Việt
ở hải ngoại, nói riêng, và của người Mỹ gốc Á Châu, nói chung.
Theo Bs Nguyễn Quang Tiến, Chuyên Khoa Bệnh Ngoài Da, đã hành
nghề lâu năm tại Hoa Kỳ cho biết: Không gặp thường xuyên bệnh ung thư
da melanoma ở người Việt tại hải ngoại. Cứ mỗi 3 tháng thì chỉ gặp một
người Việt bị ung thư da melanoma. Trái lại, cứ mỗi tháng thì gặp khoảng 1
hay 2 người da trắng bị bệnh ung thư da melanoma.
Bs Đặng Văn Việt chuyên khoa Bệnh Mắt hiện đang hành nghề tại
Quận Cam (Orange County), California cho biết: trong vòng 29 năm hành
nghề tại đây, chưa từng gặp trường hợp người Việt hải ngoại nào bị ung thư
melanoma ở mắt. Bs Việt có gặp vài trường hợp mụn ruồi trong võng mạc
mắt.
Nói về mọi thứ ung thư ở Hoa Kỳ thì ung thư da melanoma xếp hạng
thứ 6 trong các ung thư của đàn ông Mỹ, và xếp hạng thứ 7 trong các ung
thư của đàn bà Mỹ. Phần lớn ở tuổi khoảng 45 tới 55. Trước 40 tuổi, tức là
còn trẻ hơn, 25% người Mỹ bị ung thư da melanoma
Những người Mỹ da lợt bị nhiều nguy cơ ung thư da melanoma hơn
người da đậm. Thí dụ ngưòi Mỹ da trắng bị ung thư da melanoma nhiều gấp
20 lần ung thư da melanoma hơn người Mỹ da đen. Nếu nói về bình diện
quốc tế thì người da trắng bị nguy cơ ung thư da melanoma nhiều nhất, còn
người Á Châu bị nguy cơ ung thư da thấp nhất.
Dân Úc Châu bị nguy cơ ung thư da melanoma cao nhất.
Có một số người Á Châu để bệnh nặng, vì định bệnh ung thư da
melanoma quá trễ. Nếu định bệnh ngoài da melanoma sớm thì tỉ lệ khỏi
bệnh lên tơí 95%. Cần lưu ý là không phải melanoma chỉ bắt nguồn từ nốt


ruồi (mole), mà có thể phát hiện từ những nơi chưa bao giờ bị chấn thương
nào khác ngoài da. Melanoma có thể mọc từ một đường rãnh nơi móng tay
hay móng chân, hoặc từ một vết bầm ngoài da để lâu không hết bệnh.
Vậy nếu bất chợt thấy một chấn thương (lesion) mới ngoài da thì bệnh
nhân nên sớm gặp một bác sĩ chuyên khoa ngoài da. Nếu vết chấn thương
rộng ngoài da, đặc biệt chấn thương không có bờ đều đặn, thì cũng nên gặp
một bác sĩ bệnh ngoài da càng sớm càng tốt. Cũng nên gặp bác sĩ chuyên
khoa da nếu bị một vết bầm không hết, móng tay bị bong, vết gãy ngoài
móng tay hay chân không phải do thương tích, rãnh móng tay hay chân càng
ngày càng lớn, móng có mầu sắc đậm, khối đen mọc trong mồm, hay thậm
chí chảy máu cam mũi và nghẹt mũi.
Tham Khảo:
1) American Cancer Society, 2002.
2) Principles and Practice of Oncology (Lotze MT et al.), Lippincott
2001.
3) Melanoma International Foundation, May 31, 2007.
Bs Trần Mạnh Ngô

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×