Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Để giọng nói của bạn mãi trẻ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.31 KB, 30 trang )

Để giọng nói của bạn mãi trẻ trung
VietnamNet - 36 tháng trước
Mọi người thường không nhận ra giọng nói, cũng như những cơ khác, cần được chăm sóc; kết quả
là 1/3 người trên 65 tuổi bị các vấn đề về giọng nói như giọng khàn hay yếu. Nhiều người có giọng
nói nghe già hơn tuổi thật của họ.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Khi già đi, phần lớn chúng ta đều lo lắng về mái tóc bạc, những nếp nhăn hay việc duy trì một thể
chất khỏe khoắn nhưng lại thường quên mất một trong những dấu hiệu lớn nhất của tuổi tác, đó là
giọng nói.
Giọng nói được tạo bởi nhiều phần trên của cơ thể. Để tạo ra âm thanh, các cơ bụng và lồng ngực
ép lấy phối khiến phổi đẩy hơi thở ra.
Khi luồng khí đến khí quản, nó đi qua dây thanh đới – đây là hai mô túi phức tạp căng dọc theo
khí quản, nó sẽ mở và đóng khi không khí đi qua.
Thanh đới lúc này sẽ rung và biến luồng khí thành tiếng ồn. Cùng lúc này, thanh quản sẽ điều
chỉnh độ dài và độ căng của thanh đới để tạo ra độ cao thấp cho âm thanh phát ra.
Phần trên của cổ họng và vòm họng lọc tiếng ồn và làm nó vang to, trong khi lưỡi, răng, môi phát
thành âm. Cùng với tuổi tác, dây thanh đới và các cơ trong thanh quản bị yếu đi.
“Mô thanh đới yếu đi sẽ không giữ được độ căng như cũ”, BS phẫu thuật tai mũi họng Andrew
McCombe thuộc bệnh viên Frimley Part, Surrey cho biết.
Thể tích phổi cũng giảm đi, ở tuổi 80 thì chỉ còn 1/2 so với lúc 20.
Những thông điệp từ não đến thanh quản không còn hiệu quả và những đầu mút thần kinh của
vùng cũng chết dần. Máu cũng như số tuyến bôi trơn cung cấp cho thanh đới giảm làm thanh đới
bị khô.
Cuối cùng, lưỡi, môi và răng cũng thay đổi khiến chúng ta khó phát âm. Kết quả là ở tuổi trung
niên, giọng nói bắt đầu mỏng và ngập ngừng hơn.
Đối với những người trải qua phẫu thuật nâng giọng, họ được tiêm chất béo hoặc collagen vào
thanh đới khiến hai dây thanh đới rung tốt hơn, nhờ vậy họ có giọng khỏe hơn. Tuy nhiên, kĩ thuật
này chủ yếu dùng để điều trị cho những người có giọng nói không thể nghe thấy hơn là cho mục
đích làm đẹp.
“Có những cách khác bạn có thể làm để giữ giọng nói của mình trẻ trung”, TS Ruth Epstein của
bệnh viện Tai mũi họng Hoàng gia ở London cho biết.


“Luyện tập sẽ đảm bảo thể tích phổi ở mức cao, giúp phát âm khỏe. Chúng ta cũng có thể điều trị
dây thanh đới để có thể hát ngay khi tuổi già đến”.
Đây là những lời khuyên của các chuyên gia về giọng nói hàng đầu nước Anh để giúp bạn giữ
giọng mình luôn trẻ trung.
Uống nhiều nước
John Rubin, BS tai mũi họng kiêm chủ tịch thắng cử của Hiệp hội giọng nói Anh nói rằng làm ẩm
thanh quản cũng giống như bôi trơn một quả cầu chống ma sát. Bạn cần làm vậy để thanh đới có
thể rung tốt.
Không chất lỏng nào tiếp xúc với thanh đới nhưng chúng được bôi trơn bởi chất lỏng như nước
bọt ở các tuyến lân cận.
Cơ thể cần giữ nước đủ để tạo ra sự bôi trơn này. Với 1,5 l/ngày, bạn uống từng ngụm nhỏ cách
nhau khoảng 15 phút là cần thiết, TS Ruth Epstein cho biết.
Tránh thực phẩm nhiều gia vị
Chúng ta có thể không cảm thấy nhưng một nguyên nhân phổ biến làm hỏng giọng nói là sự ợ
chua.
Nó kích thích và làm khô cổ họng, John Rubin nói. Dây thần kinh phế vị trong cổ cung phản ứng
với axit bằng cách làm nước bọt bôi trơn khô nhanh hơn khiến dây thanh đới khó rung.
Dấu hiện của sự ợ chua không tiếng là cổ họng khô, tắc nghẽn và giọng khàn.
BS Rubin khuyên bạn tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày như hành, ớt, đồ uống có ga và
chocolate: “Tránh ăn 2h trước khi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa hết”.
Nói thường xuyên
Giao du kết bạn và dùng giọng nói nhiều hơn là rất cần thiết.
TS Epstein nói “khi già đi, chúng ta thường ít ra ngoài và trở nên cô độc, ít nói. Người già cần
tham gia các câu lạc bộ xã hội, tiếp tục các sở thích, bằng cách sử dụng dây thanh đới nhiều hơn,
họ sẽ ngăn được sự lão hóa của nó”.
Hát dưới vòi sen
Đây là một trong những cách tốt nhất để giữ gìn giọng nói của bạn, việc này giúp những cơ của
thanh quản khỏe khoắn trong khi hơi nước giúp bôi trơn thanh quản.
BS Andrew McCombe nói rằng hát là một bài tập thể dục cho giọng nói. Việc điều khiển và phối
hợp các cơ và thần kinh giúp sử dụng tốt giọng nói.

Tham gia các đội hợp xướng là một cách tốt để giữ gìn âm điệu trẻ trung của giọng nói, TS
Epstein cho biết “Giọng của các ca sĩ chuyên nghiệp lâu già hơn vì họ giữ cho các cơ luôn khỏe”.
Đừng la hét
La hét có thể tổn thương dây thanh đới, nếu việc này lặp đi lặp lại, trên dây thanh đới sẽ xuất hiện
những điểm chai.
Điều này khiến thanh quản làm việc khó khăn hơn, các cơ mệt mỏi và khó chịu. Giáo viên, nhân
viên trực điện thoại, thương nhân là “ứng cử viên” bị hư tiếng.
BS Rubin cho biết ước tính, dây thanh đới của giáo viên tiểu học nữ có thể đạt 1 triệu chu kì rung
một ngày – một con số lớn.
Giữ gìn hàm răng
Khi những chiếc răng bị mất đi là lúc xương hàm của bạn bị yếu đi, hình dáng gương mặt hóp vào
và vì vậy, các cơ giúp tạo thành lời nói làm việc không tốt nữa. Lưỡi chuyển động linh hoạt trong
miệng giúp bạn phát ra âm ‘t’.
Cải thiện tư thế của bạn
Tư thế tốt là cần thiết để giữ giọng nói của bạn trẻ trung – ngồi sụp xuống nhanh khiến toàn bộ bộ
máy âm thanh thay đổi, ngăn việc hít thở sâu và khiến dây thanh đới khó tạo ra âm thanh hơn.
Điều này có thể khắc phục bằng một thế đứng hợp lý. BS Rubin đề nghị đứng thẳng, nói “e” và di
chuyển đầu hướng về trước, điều này giải thích những thay đổi mà tư thế xấu có thể gây ra.
Các bài tập thể dục tăng cường sức khỏe giúp các cơ bụng khỏe hơn, giúp bạn thở sâu và luồng khí
duy chuyển qua thanh quản tốt hơn sẽ tạo ra tiếng nói khỏe khoắn.
Bỏ thuốc
Thuốc lá là thảm họa đối với bộ máy phát âm của bạn, nó làm khô bên trong thanh quản, ngăn sự
hoạt động của dây thanh đới.
Nicotine cũng là chứng ợ chua tệ hại hơn, nhiệt độ khói thuốc có thể làm bề mặt thanh đới thô ráp
và phát ra âm thanh khó nghe. Rượu cũng tổn thương niêm mạc họng.
Cho cổ họng nghỉ ngơi
Dây thanh đới có thể bị làm sẹo nếu bạn cố sử dụng bộ máy phát âm của mình cả những lúc bị ho
nặng. Nếu bị cảm cúm và viêm thanh quản, hãy để giọng nói mình nghỉ ngơi trong một hai ngày.
BS Rubin nói “Dây thanh đới có sẹo nghĩa là ngay cả khi đã lành lặn, nó vẫn không còn rung tốt –
tiếng nói của bạn sẽ thô ráp và có thể mất luôn quãng âm trên, có khi vĩnh viễn”

Nếu giọng bạn nghe khàn lâu hơn hai tuần, bạn nên đến bác sĩ.
Chi Giao (Theo Dailymail)
Văn Mai Hương sẻ chia bí mật để có cổ họng
thật khỏe
Chị ý làm thế nào để giữ được giọng tốt đến vậy nhỉ???
Tiếng nói là phương tiện giao tiếp tuyệt vời nhất và thật bất tiện khi chúng mình hem thể “líu lo” thường
xuyên được. Do đó, các teen thử cùng chị Văn Mai Hương tìm hiểu về cách gìn giữ và chăm sóc giọng nói
luôn được hay thật là hay nhé!
Bảo vệ thanh quản là yếu tố số 1
Như các ca sĩ khác, chị luôn đặt việc gìn giữ cổ họng của mình lên hàng đầu. Thế nên để thực thi nhiệm vụ
này, Văn Mai Hương có nguyên cả một “black list” những điều hem được và hem nên làm cơ đấy!
Đầu tiên là chị cực kì hạn chế việc hắng giọng các em ạ! Lý do là mỗi lần hắng giọng sẽ khiến thanh quản bị
tổn thương do xô vào nhau, xót lắm!
Ngoài ra, thanh quản sợ nhất là khi chị hò hét quá nhiệt tình trong những buổi party hay sự kiện nào đó!
Mỗi lần “quá đà” là y như rằng hôm sau giọng chị bị khô và khan khan ngay. Do đó, chị cũng phải tự kiềm
chế mình nhiều lắm... khi “sung” quá thì phải uống nhiều nước một chút để bảo vệ thanh quản
đấy!
Ngày xưa lúc còn ở ngoài Bắc, vào mùa đông thì chị rất ngoan ngoãn quàng khăn, mặc ấm để hạn chế tối
đa gió làm khô và thương tổn thanh quản của mình. Bây giờ sống trong Nam rồi, “vấn nạn” lớn nhất là
chiếc điều hòa đấy! Nóng quá không bỏ được thì chị luôn phải chú ý đến việc để nhiệt độ ở mức vừa phải
và tăng cường thêm độ ẩm trong phòng điều hòa nữa!
Cuối cùng, chị luôn để vào “sổ đen” của mình những chất kích thích như chất chứa cồn, thuốc lá, chè,
nước đá... nữa! Mà các em đừng hiểu lầm là Hương hút thuốc nha! Sở dĩ thuốc lá có mặt trong sổ đen của
chị là vì việc hít phải khói thuốc của người khác thôi cũng bị ảnh hường nhiều cực kì luôn!
Bí mật giúp cứu cổ họng khi cấp bách của chị là...
Cho dù giữ gìn như vậy mà chị cũng không thể tránh hết khỏi những lúc bị đau họng, viêm họng đâu! Bây
giờ sống xa nhà rồi, chị đã phải sẵn sàng trang bị cho mình một số các biện pháp tự nhiên để sẵn sàng cứu
nguy cổ họng trong lúc cấp bách đấy!
1. Súc miệng với nước muối ấm
Chị nhận thấy việc này sẽ giúp chị nhanh chóng xua được cảm giác đau rát cổ họng. Cách làm thì đơn giản

lắm, chỉ cần pha 1 thìa muối với khoảng 250 ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ một lần là được rồi.
2. Uống trà và mật ong
Chị gọi trà và mật ong là thần dược giúp chị nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Chị thì hem uống
được ngọt nên cho có 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt nữa là xong!
3. Bột quế, hạt tiêu và mật ong
Cách này chị được một người quen dạy trong một lần bị viêm họng ngay trước show diễn quan trọng đấy!
Đơn giản mà hiệu quả cực luôn nhé! Dùng một thìa bột quế đun với 1 cốc nước có thêm một chút hạt tiêu
và 2 thìa mật ong. Các em thử xem có hiệu quả giống chị hem nhá!
4. Thói quen đơn giản nhưng vẫn hiệu quả lắm
Ngoài ra, chị cũng làm quen với những thói quen tốt cho giọng nói như: dùng đồ uống ấm nóng thay vì
nước đá, hạn chế để mình bị stress, không nói quá lớn, quát to…

×