Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Con tằm và vị thuốc bạch cương tàmx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.19 KB, 2 trang )

Con tằm và vị thuốc bạch cương tàm
Trong Đông y, tằm là một vị thuốc bổ.
Những con tằm tự nhiên bị bệnh mà chết thường được sấy khô dùng làm thuốc, gọi là bạch cương
tàm. Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như vết đen sạm trên mặt, viêm amiđan cấp
tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị thuốc quý.
Bạch cương tàm dài chừng 3,5 cm, đường kính 5 mm, hình cong queo, bề ngoài màu trắng bẩn
(hoặc màu nâu, hơi lốm đốm trắng); chất cứng nhưng giòn; khi bẻ đôi, vết bẻ có màu xanh nâu,
mùi nặng, vị hơi đắng. Dân gian dùng bạch cương tàm để chữa nhiều bệnh của trẻ em như kinh
giản, co giật, khóc đêm. Nó cũng có thể chữa cảm, mất tiếng, xuất huyết não, cổ họng sưng đau,
liệt dương, băng huyết, khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong đau bụng. Sau đây là 3 bài thuốc cụ thể:
- Vết đen sạm trên mặt: Bạch cương tàm tán nhỏ, hòa với nước, bôi vào vết sạm; những vết này sẽ
mất dần.
- Thiên đầu thống (glaucoma): Bạch cương tàm 4-8 g tán nhỏ, hòa với nước chè uống, thỉnh
thoảng uống cùng với nước hành.
- Viêm amiđan cấp tính: Bạch cương tàm 10 g, phèn chua 5 g, phèn đen 5 g. Tất cả trộn đều, tán
thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5 g, sinh khương 5 g, sắc với ít nước (đã hòa
tan 2 g bột nói trên). Lấy nước này chùi vào cổ họng cho nôn ra thật nhiều đờm.
Tằm chín
Theo y học cổ truyền, tằm chín vị mặn, bùi béo, tính ấm, có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần
kinh, chữa các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em
chậm lớn, phụ nữ ít sữa.
Cách dùng: Tằm chín (đã nhả được ít sợi tơ, thân vàng óng, không có vết đen trên mình) 200 g, lá
dâu (lá bánh tẻ, không bị sâu hoặc úa) 500 g, vừng đen 300 g, mật ong vừa đủ để làm viên.
Cho tằm vào nước sôi, khuấy mạnh đến khi tằm chuyển sang màu trắng ngà. Vớt ra, để ráo nước
rồi sấy hoặc rang nhẹ lửa (chừng 50 độ C), đảo luôn cho tằm khô đều và không bị cháy. Khi thấy
da tằm săn lại, cho lửa to hơn (độ 80 độ C), đến lúc tằm có màu vàng nâu bóng, mùi thơm là được.
Chờ tằm nguội, ngâm tằm 1-2 giờ với nước gừng, tỷ lệ một phần gừng, hai phần nước (gừng làm
mất mùi tanh của tằm). Vớt tằm ra, sao vàng cho đến khi tằm thật khô, bẻ gãy được. Tán nhỏ và
rây thành bột mịn.
Lá dâu rửa sạch, phơi khô trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng nhẹ, vò bỏ cuống và xương lá.
Vừng đen sảy sạch hạt lép và rác, phơi khô, sao thơm. Tán lá dâu với vừng đen, rây mịn.


Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối bột không
dính tay là được. Viên thành viên độ 1 g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt
mặn. Đựng thuốc trong lọ sạch kín, để ở nơi khô ráo, dùng dần. Ngày dùng hai lần, người lớn mỗi
lần 10-20 g, trẻ em 5-10 g. Uống sau mỗi bữa ăn, liền trong một tháng.
Con ngài tằm
Theo y học cổ truyền, con ngài tằm (tên thuốc là tàm nga) có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm.
Người ta lấy ngài tằm bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng, tán thành bột để làm thuốc.
- Chữa đái buốt do chứng lậu: Mỗi lần uống 8 g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói.
- Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em: Lấy bột ngài tằm hòa
với mật ong, bôi vào trong mồm.
- Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: Ngài tằm 7 con (sao giòn), tôm he (bóc vỏ) 20 g. Tất cả giã
nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín.
- Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: Ngài tằm (bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô,
sao vàng) 100g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh thoảng lắc
đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml.
Chú ý: Chỉ sử dụng con tằm được nuôi bằng lá dâu.
Sức Khỏe & Đời Sống

×