Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bí quyết chữa bệnh huyết áp cao từ tỏi và lá sakê pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.41 KB, 2 trang )


Chữa huyết áp cao từ tỏi và lá sakê
[
Dưới đây là hai cách đơn giản, dễ làm để chữa chứng huyết áp cao từ tỏi ngâm giấm
và lá sakê.
1. Tỏi
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) trên
140mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) trên 90mmHg được xem
là huyết áp cao. Tuy nhiên con số này chỉ là tương đối và có tính chất tham
khảo, huyết áp cao hay thấp còn tùy lứa tuổi, cơ địa, sức chịu đựng của từng
người. Điều quan trọng là có triệu chứng huyết áp cao hay thấp không.
Để điều trị huyết áp cao phải khám và dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Tùy theo cơ chế sinh huyết áp cao mà dùng các loại thuốc hoặc bài thuốc khác
cho từng người.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, dùng tỏi trong điều trị nhiều loại bệnh có kết quả
tốt. Tỏi có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc,
sát độc, sát trùng, trừ phong, tiêu nhọt, tiêu đờm… Qua nhiều nghiên cứu, người
ta thấy tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa
các khớp, mỏi xương khớp); hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản);
tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch); tiêu hóa (ợ chua,
khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Lương y Quốc Trung hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi, hoặc giấm tỏi để chữa cao
huyết áp như sau: tỏi sống 0,25kg, bóc bỏ vỏ ngoài rồi ngâm với 0,65 lít rượu
gạo 40 độ, hoặc giấm 4 - 5 % axit axetic. Ngâm trong 10 ngày là dùng được.
Ngày dùng 2 lần, sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 3ml.
Cần lưu ý rằng, tỏi trong môi trường axit (giấm, rượu) sẽ tăng tác dụng lên 4 lần
so với tỏi sống. Do vậy, nên dùng tỏi ngâm rượu hoặc giấm hơn là dùng tỏi
sống. Ngoài ra cũng cần biết, dùng tỏi quá nhiều có thể làm cho hơi thở nặng

mùi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp… Có thể ăn tỏi mỗi ngày, nhưng
không dùng quá 15g/ngày.


2. Lá sakê
Sakê còn có tên gọi là cây bánh mì, thuộc họ dâu tằm. Sakê được trồng nhiều ở
các tỉnh phía nam. Bộ phận có thể dùng trong y học gồm rễ, lá, vỏ và nhựa cây.
Theo đông y, rễ sakê có tính làm dịu, trị ho, vỏ có tác dụng sát trùng, lá có công
dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu
Theo lương y Vũ Quốc Trung, để trị chứng huyết áp cao dao động, người ta
dùng 2 lá sakê vàng vừa mới rụng, 50g lá rau ngót tươi và 20g lá chè xanh tươi
để chung cho vào 1 lít nước, nấu lấy nước uống trong ngày.

×