Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo Trình Kinh tế Y tế - Ths.Mai Đình Đức phần 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.54 KB, 8 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN









KINH TẾ Y TẾ














NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2007





CHỦ BIÊN:

ThS.GVC. Mai Đình Đức

BAN BIÊN SOẠN:
1. ThS.GVC. Mai Đình Đức
2. ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
3. ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên
4. ThS. Nguyễn Thu Hiền
5. ThS. Đàm Thị Tuyết

1
LỜI GIỚI THIỆU

Kinh tế y tế là một môn học, là khoa học thuộc lĩnh vực y tế công cộng, sử dụng
học thuyết kinh tế nhằm nâng cao năng lực công tác, sử dụng hiệu quả nguồn lực của
ngành trong công việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo sự công bằng và
phát triển xã hội.
Dưới sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ Đi
ển, Bộ Y tế, tập
thể giảng viên Bộ môn Y xã hội học biên soạn tập bài giảng "Kinh tế y tế” cho sinh
viên y khoa năm thứ ba hệ chính quy. Mục đích của cuốn tài liệu này nhằm giúp sinh
viên nắm vững những kiến thức cơ bản, phổ cập về kinh tế, kinh tế y tế, bảo hiểm y tế
hướng dẫn học tập và áp dụng những kiến thức này trong đ
iều kiện thực tế của cộng
đồng. Đồng thời, cuốn tài liệu này cũng giúp ích cho các đồng nghiệp tham khảo khi
có nhu cầu.
Chúng tôi biên soạn cuốn tài liệu này dựa trên cơ sở sau :
Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thuỵ Điển; Văn kiện tiểu dự án CBE.

2003; Chương trình CBE ban hành theo quyết định số 272/YK-QĐ ngày 15 tháng 7
năm 2005 của Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên.
Tập bài giảng "Kinh tế y tế
”được biên tập lần đầu tiên, không sao tránh khỏi
thiếu sót. Chúng tôi mong các bạn đọc đóng góp ý kiến để lần tái bản sau hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
TM các tác giả
ThS. MAI ĐÌNH ĐỨC

2
CHỮ VIẾT TẮT


CBE Giáo dục dựa vào cộng đồng
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
KCB Khám chữa bệnh

3
MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1
CHỮ VIẾT TẮT 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 4
KINH TẾ HỌC VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO KINH TẾ Y TẾ 6
NGUỒN KINH PHÍ CHO Y TẾ SỬ DỤNG VÀ TẠO NGUỒN BỔ SUNG 21
CHI PHÍ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ 32
BẢO HIỂM Y TẾ 42
QUY ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ 54

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG THỰC TẾ 67
HƯỚ
NG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 68
ĐÁP ÁN 69




4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên đọc phần chương trình chi tiết của môn học
để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu, nội dung, thời lượng. Dựa vào kinh nghiệm
học tập của bản thân, sinh viên sẽ xây dựng kế hoạch học tập môn học này để chủ
động nghiên cứu.
Khi đọc từng bài học phần đầu tiên sinh viên cần nghiên cứu là mục tiêu bài học
mà sinh viên cần đạt, phần này sẽ giúp sinh viên định h
ướng xuyên suốt quá trình
nghiên cứu nội dung bài học. Phần nội dung sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản bao
phủ mục tiêu của bài học. Khi đọc phần này hãy cố gắng tìm kiếm thông tin để trả lời
cho từng mục tiêu bài học, đánh dấu vào những điểm cần lưu ý hoặc cần tìm hiểu sâu
hơn. Sau khi nghiên cứu kỹ phần nội dung sinh viên sẽ tự lượng giá lạ
i những kiến
thức trong bài học bàng cách trả lời các câu hỏi theo sự chỉ dẫn. Sinh viên có thể tìm
kiếm đáp án ở phần cuối của tài liệu nhưng nhất thiết sinh viên phải cố gắng tìm ra câu
trả lời trước khi xem đáp án. Phần cuối cùng của mỗi bài học hướng dẫn sinh viên tự
học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế các vấn đề đã nêu ra trong bài học khi thực
hành tại cộng đồng hoặc các cơ sở y tế.
Tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế của toàn bộ môn học là việc bắt buộc
đối với sinh viên. Để dễ dàng hơn trong việc chủ động học tập và vận dụng thực tế

sinh viên nghiên cứu phần hướng dẫn ở cuối tài liệu. Phần này sẽ giúp sinh viên hiểu
được sâu sắc hơn về ý ngh
ĩa của môn học và cách vận dụng nó khi thực hành nghề
nghiệp.
Sinh viên nên tìm kiếm những tài liệu tham khảo trên thư viện của Trường Đại
học Y khoa và các thư viện khác để mở rộng hoặc hiểu sâu hơn các bài học đã giới
thiệu trong tài liệu. Danh mục các tài liệu tham khảo được hệt kê ở phần cuối cùng của
cuốn sách.

5
MÔN HỌC: KINH TẾ Y TẾ


Đối tượng đào tạo: Ngành học bác sĩ đa khoa hệ chính quy sáu năm
Số ĐVHT: Tổng số. 1/0 Lý thuyết: 1 Thực hành: 0
Số tiết: Tổng số 15/0 Lý thuyết 15 Thực hành: 0
Số lần hiểm tra: 1
Số lần thi: 1
Thời gian thực hiện: Học kỳ VI năm thứ ba
MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được các khái niệm về kinh tế và kinh tế y tế
2. Mô tả được phương pháp tính toán một số loại chi phí trong chăm sóc sức
khoẻ.
3. Nêu được lợi ích của bảo hiểm y tế và các qui định bảo hiểm y tế hiện hành.
4. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc ứng dụng kinh tế vi mô trong y tế.

NỘI DUNG
TT Tên bài học Số tiết lý
thuyết

1 Kinh tế học và sự vận dụng vào kinh tế y tế 4
2 Nguồn kinh phí cho y tế sử dụng và tạo nguồn bổ sung 3
3 Chi phí trong chăm sóc sức khỏe 3
4 Bảo hiểm y tế 2
5 Qui định bảo hiểm y tế 3
Tổng số
15


6
KINH TẾ HỌC VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO KINH TẾ Y TẾ

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm kinh tế, kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, thị trường, cung và
cầu.
2. Mô tả được môi liên quan giữa kinh tế và y tế, chức năng của kinh tế trong y tế.
3. Phân tích được cung cầu trong chăm sóc sức khoẻ và đặc tính của thị trường chăm
sóc sức khoẻ.
4. Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh t
ế quốc dân ảnh hưởng tới hệ thống y tế.
1. Khái niệm kinh tế học
Hàng ngày chúng ta đều phải đưa ra các quyết định kinh tế. Là người tiêu dùng
chúng ta muốn đạt được sự thoả mãn cao hơn khi chi tiêu mỗi đồng tiền, tức là chúng
ta muốn thu được giá trị tối đa từ những đồng tiền của mình. Là nhà sản xuất chúng ta
tìm cách có nhiều lãi nhất, tức là tối đa lợi nhuận. Là chính phủ chúng ta muốn đảm
bảo đảm cho thế hệ tương lai sự
tăng trưởng kinh tế ổn định. Để đạt được những mong
muốn này, kinh tế học sẽ giúp chúng ta tìm kiếm được các giải pháp hợp lý.
Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn phương án tối ưu trong số các phương

án sử dụng các nguồn lực đang ngày càng trở nên khan hiếm, để thỏa mãn nhu cầu của
cá nhân và của cộng đồng.
Nguồn lực bao gồm nguyên li
ệu, năng lượng, sức lao động, vốn, cơ sở vật chất,
trang thiết bị
2. Khái niệm kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
2.1. Kinh tế học vĩ mô
Là môn khoa học kinh tế tổng quát, nghiên cứu các quy luật hoạt động kinh tế và
khoa học hành vi ứng xử của toàn bộ nền kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của kinh tế vĩ mô ở mức tổng hợp, quốc gia, quốc tế.
Ví dụ: Vấn đề lạm phát, thất nghiệp, chính sách tiền lương của người lao động,
các giải pháp
Kết quả hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân được đo bằng chỉ số GDP
(Gross Domestic Products - Tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GNP (Gross National
Products - Tổng sản phẩm quốc dân). GDP là chỉ số tính bằng tiền của tất cả các sản
phẩm và dịch vụ cuố
i cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia
trong một năm. GNP là chỉ số được tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra bởi con người của một quốc gia hay nói cách khác:

×