Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo Trình Kinh tế Y tế - Ths.Mai Đình Đức phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.95 KB, 8 trang )


7
GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước - Thu nhập từ
trong nước chuyển ra nước ngoài
2.2. Kinh tế học vi mô
Là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu phân tích và lựa chọn các vấn đề
kinh tế cụ thể các bộ phận của nền kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô là các vấn đề chi tiêu cá nhân, kinh tế hộ
gia đình, các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp Ví dụ: Tại sao các gia
đình lại thích
dùng gas làm chất đốt hơn là dùng than, tại sao người dân lại thích đi ôtô cá nhân hơn
là đi xe máy
Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết và bổ
sung cho nhau, là hai bộ phận của kinh tế học. Kinh tế vi mô phụ thuộc vào sự phát
triển của kinh tế vĩ mô, kinh tế vĩ mô tạo môi trường để kinh tế vi mô phát triển.
3. Thị trường
3.1. Khái niệm
Thị trường là t
ổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và
bán. Theo nghĩa hẹp nhất, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hoá.
Thị trường là một quá trình, trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá,
dịch vụ nào đó, tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hoá,
dịch vụ.
Điều chung nhất đối với các thành viên tham gia vào thị trường là tìm cách thực
thi việc lựa chọn kinh tế
tối ưu của mình.
Người sản xuất (hàng hoá-dịch vụ) Bán Tối đa lợi nhuận
Người tiêu dùng (cá nhân, hộ gia đình, cơ quan) Mua Tối đa lợi ích
3. 2. Cơ chế thị trường
Giá cả thị trường được định ra giữa người mua và người bán là do qui định của
luật cung - cầu.


Cơ chế thị trường thực hiện ba chức năng:
- Trao đổi thông tin về ý thức của người tiêu dùng, về sự khan hiếm, về hiệu quả
và chi phí cơ hội của sản xuất.
- Khuyến khích người sản xuất sản xuấ
t ra những sản phẩm có giá trị nhất cho xã
hội, và sản xuất chúng theo cách hiệu quả nhất.
- Thực hiện sự phân bổ đầu tiên về nguồn lực và thu nhập, giá cả sẽ quyết định ai
sẽ nhận được hàng hoá hay dịch vụ gì trong thị trường.


8
3.3. Các dạng thị trường
- Chợ: Người mua - người bán trực tiếp thoả thuận về giá cả.
- Siêu thị: Người mua tự chọn loại hàng hóa và số lượng hàng hoá; số lượng
người bán hàng ít.
- Đấu giá: Người mua tự định giá, người bán đóng vai trò thụ động.
- Thị trường chứng khoán: Người mua và người bán giao tiếp gián tiếp qua fax,
điện thoại, internet
4. Cầu
4.1. Các khái niệm
- Lượng cầu: Số l
ượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn
sàng mua ở một mức giá có thể trong một thời gian nhất định, với giả thuyết các yếu tố
khác như thị hiếu, thu nhập và giá cả của các hàng hoá khác là giữ nguyên.
- Cầu: Là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cầu khác với lượng cầu: Cầu không ph
ải là con số cụ thể mà mô tả toàn diện về
lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có thể mua và sẵn sàng mua ở mọi mức giá.
- Cầu khác nhu cầu: Là những mong muốn, nguyện vọng hầu như vô hạn của con

người. Cầu hàm ý chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán (khả năng mua và ý
muốn sẵn sàng mua).
- Cầu thị trường: Là tổng số hàng hoá, dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả
năng mua ở mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu thị trường
= tổng cầu cá nhân.
- Biểu cầu: Thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu của một hàng hoá và giá cả của
chính nó. Đặc điểm chung của đường cầu là nghiêng xuống dưới và về phía bên phải,
phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch có tính phổ biến giữa P và Q.

- Luật cầu: Khi giá cả một mặt hàng tăng lên, lượng cầu về hàng hoá đó sẽ giảm
đi và ngược lại với giả thiết các yếu tố khác là không đổi. Mặc dù giá cả là yếu tố quan

9
trọng quyết định đến cầu nhưng nó không phải là duy nhất.
4.2. Các yếu tố quyết định đến cầu
- Thu nhập.
- Qui mô của thị trường (số lượng người mua) : Số lượng người mua tăng gấp 2
lần thì cầu về hàng hoá cũng tăng khoảng 2 lần.
- Giá cả và tính sẵn có của hàng hoá khác:
+ Hàng hóa không liên quan (hàng hoá độc lập): Sự thay đổi giá của mặt hàng
này không làm ảnh hưởng
đến cầu của hàng hoá kia. Ví dụ: Quần áo và than tổ ong là
hai loại hàng hóa độc lập.
+ Hàng hoá thay thế được cho nhau: Nếu giá của mặt hàng này tăng thì cầu của
hàng hoá thay thế sẽ tăng (quan hệ thuận chiều). Ví dụ thị trường chất đốt: Giá gas
tăng dẫn đến cầu của than tổ ong tăng.
+ Hàng hoá bổ sung cho nhau: Nếu giá mặt hàng này tăng thì cầu của mặt hàng
kia giảm (quan hệ nghịch chiều).
- Th
ị hiếu (mốt, quảng cáo).

- Kỳ vọng về giá cả, thu nhập, thị hiếu, giá cả của các hàng hoá khác
5. Cung
5. 1. Các khái niệm
- Lượng cung: Là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn
sàng bán ở một mức giá cụ thể trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố
khác là như nhau như: Công nghệ, giá cả đầu vào, chính sách của Nhà nước không bị
thay
đổi.
- Cung: Là lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
- Cung khác lượng cung: Cung không phải là số lượng cụ thể mà là sự mô tả toàn
diện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung hàng hoá. Cung là một hàm số thể hiện
hành vi của người bán ở các mức giá khác nhau.
- Hai yếu tố không thể thiếu được của cung là: Sự sẵn sàng và khả năng bán.
Cung thị tr
ường = tổng cung cá nhân.
- Biểu cung: Thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung của một hàng hoá và giá trị
của chính nó. Đặc điểm của biểu cung là lên trên và nghiêng về bên phải, thể hiện mối
quan hệ tỷ lệ thuận có tính phổ biến giữa P và Q.

10

- Luật cung: Giá một mặt hàng tăng thì lượng cung tăng và ngược lại với giả thiết
các yếu tố khác là không đổi.
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung
- Công nghệ.
- Giá cả đầu vào.
- Số lượng người sản xuất.
- Chính sách điều tiết của Nhà nước.
- Kỳ vọng về giá cả, chính sách của Nhà nước, giá cả đầu vào

6. Kinh tế y tế
6.1. Khái niệm
Là một chuyên ngành c
ủa khoa học kinh tế. Nó vận dụng kinh tế học vào quản lý
ngành y tế; nó tập trung vào việc nghiên cứu bằng cách nào sử dụng một cách tối ưu
nguồn lực của ngành y tế để cải thiện sức khoẻ cộng đồng.
6. 2. Mối quan hệ qua lại giữa kinh tế và y tế
6.2.1. ảnh hưởng của hệ thống y tế đến nền kinh tế quốc dân

Y tế được coi là một bộ phận không thể tách rời nền kinh tế quốc dân và đã trở
thành yếu tố tất yếu và cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân: Tạo ra lực lượng
lao động kể cả số lượng, chất lượng và làm tái sản xuất sức lao động.
6.2.2. Một số đặc điểm của hệ thống y tế mang ý nghĩa kinh tế
Thông thường giá cả rẻ, thu nhập cao thì sức mua sẽ lớn. Trong y tế điều này
không luôn đúng. Y tế có 3 trường hợp:
- Nhu cầu chạy chữa cho các bệnh tật không nguy hiểm, không đe doạ sự sống sẽ
bị tác động mạnh mẽ bởi thu nhập của người bệnh và giá cả dịch vụ. Thu nhập cao sẽ
chi phí nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe.
- Trong trường hợp đe doạ
cuộc sống thì sẽ không tuân theo qui luật thông

11
thường trên. Đòi hỏi về dịch vụ điều trị trong các trường hợp này thường không bị ảnh
hưởng bởi thu nhập của người bệnh và giá cả dịch vụ. Ví dụ: Trường hợp bệnh nhân
chấn thương sọ não bắt buộc đến bệnh viện mà không tính đến thu nhập hoặc hiện tại
anh ta có bao nhiêu tiền để trả cho các dịch vụ y tế sẽ sử dụ
ng để điều trị chấn thương
sọ não.
- Nhu cầu về các dịch vụ phòng bệnh xuất hiện không bị ảnh hưởng bởi thu nhập
và giá cả dịch vụ.

Người tiêu dùng các dịch vụ y tế không xác định được chủng loại, số lượng và
chất lượng những cái mà anh ta mua. Người thầy thuốc đưa ra quyết định còn người
bệnh trả tiền, tuy vậy người b
ệnh không có khả năng xét đoán về mặt kỹ thuật và cũng
không ở vị trí để đánh giá dịch vụ mà anh ta nhận được.
Sự cạnh tranh trong bệnh viện không phải do hạ giá thành dịch vụ mà là chất
lượng dịch vụ và độ tin cậy. Bởi vì sự cạnh tranh giữa các bệnh viện không dựa trên
nền tảng chi phí mà trên dịch vụ và hiệu quả y học. Người thầy thuốc không thể
quyết
định gửi bệnh nhân đến nơi có chi phí thấp mà thường dựa trên khả năng chẩn đoán và
điều trị của cơ sở đó. Bệnh nhân cũng không yêu cầu thầy thuốc gửi họ tới cơ sở y tế
rẻ tiền mà thường yêu cầu gửi tới nơi nào có dịch vụ tốt và tiện nghi thoải mái.
Mục đích tiếp thị để tăng yêu c
ầu dịch vụ chỉ áp dụng cho các chương trình
phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ. Với bệnh viện thì mục đích tốt hơn là đảm bảo
dân khoẻ mạnh để họ không cần vào bệnh viện.
Không phải tất cả các trung tâm chi phí trong một bệnh viện đều có lãi. Một số
dịch vụ trong bệnh viện có thể không bao giờ tạo ra nguồn vốn có lãi nhưng vẫn duy
trì lâu dài do nhu cầu c
ủa cộng đồng.
Lợi ích từ bên ngoài: Nghĩa là lợi ích của việc chi tiêu không chỉ phụ thuộc về cá
nhân sử dụng chi phí đó mà còn cho cả cộng đồng. Ví dụ: Tiêm chủng mở rộng hay
tham gia phòng chống bệnh sốt rét lợi ích cho cá nhân và phòng lây nhiễm cho cả cộng
đồng.
Nhu cầu, mong muốn, đòi hỏi y tế. Nhu cầu sức khoẻ của nhân dân là số lượng
dịch vụ y tế do chuyên môn y học qui định. Mong muố
n hay đòi hỏi về dịch vụ y học
được định nghĩa là số lượng dịch vụ y học mà thành viên cộng đồng cảm thấy họ tiêu
thụ dựa trên sự nhận thức về nhu cầu sức khoẻ và y học. Như vậy khi nói đến nhu cầu
thường trên quan điểm y học, còn nói đến mong muốn và đòi hỏi thường bao gồm cả

quan điểm kinh tế.
Trong lĩnh v
ực y tế, đặc biệt là chăm sóc y học, khả năng của đồng vốn hay các
máy chuyên dùng để thay thế hoạt động của con người là rất hạn chế và thậm chí ở các
lĩnh vực mà máy móc được sử dụng thì cũng có rất nhiều người tham gia. Đối tượng
phục vụ của y tế là con người đang mắc các điều phiền muộn khác nhau. Đòi hỏi
không chỉ có kiến thứ
c, kỹ năng khoa học mà còn cả hiểu biết tính nhân bản. Y tế là

12
mục tiêu của tiêu dùng và đầu tư. Theo thông lệ, nhà kinh tế cho y tế là khoản mục tiêu
dùng. Hiện nay quan điểm này đã thay đổi. Nguồn lực dành cho chăm sóc sức khoẻ
biểu hiện một phần đầu tư trong y tế.
6.2.3. Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tác động đến hệ thống y tế
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tác động đến nhiều mặt của h
ệ thống y tế:
Tình trạng sức khoẻ của nhân dân, sự thay đổi mô hình bệnh tật; sự phát triển đến các
chuyên ngành y tế, mạng lưới y tế từ Trung ương đến y tế thôn bản.
7. Chức năng của kinh tế y tế
- Tạo nguồn lực cho ngành y tế. Tư vấn cho các nhà lãnh đạo nhằm tạo nguồn lực
tối ưu cho ngành y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến s
ức khoẻ Bao gồm: Con
người, kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các loại hình dịch vụ y tế.
- Thiết lập mục tiêu chăm sóc sức khoẻ: Tư vấn để lựa chọn các vấn đề chiến
lược các mục tiêu tổng thể, mục tiêu chuyên biệt cho toàn ngành y tế hoặc cho các
chương trình, hoạt động y tế dựa trên cơ sở phân tích vấn đề
sức khoẻ và nguồn lực
dành cho y tế.
- Phân tích việc sử dụng các nguồn lực: Tư vấn việc phân bổ nguồn lực cho các
chương trình, hoạt động y tế nhằm mang lại hiệu quả cao trong chăm sóc sức khoẻ một

cách tối ưu cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực và địa phương.
- Lựa chọn các vấn đề ưu tiên: Nguồn lực luôn có hạn vì vậy cầ
n phải nghiên cứu
để xác định vấn đề ưu tiên phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội trong từng giai
đoạn nhất định.
- Phân tích và đánh giá hiệu quả: Các chính sách, các quyết định cần phải được
phân tích đánh giá một cách khách quan nhằm đạt được mục đích và lường trước
những điều bất lợi có thể xảy ra, cũng như các giải pháp tác động tiế
p theo.
- Nghiên cứu mô hình dịch vụ y tế. Nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực và hiệu
quả kinh tế xã hội.
- Nghiên cứu khoa học quản lý trong ngành y tế. Quản lý ngành, quản lý dịch vụ
y tế, quản lý bệnh viện, quản lý dược
8. Cung, cầu trong chăm sóc sức khoẻ
8. 1. Đặc điểm cung cầu trong chăm sóc sức khoẻ
Tình huống: Chị Mường là cán bộ củ
a Uỷ ban nhân dân xã, sống ở xã vùng cao.
Người dân trong làng có thói quen cúng khi ốm đau vì theo họ là do ma làm người ốm.
Một số người dân cũng đến nhà ông lang Tèo rất nổi tiếng chữa được nhiều bệnh bằng
uống thuốc từ các loại lá cây. Đôi khi chị cũng thấy người dân đến trạm y tế xã để
chữa bệnh. Cách nhà chị Mường khoảng 10 km trên phố huyện có bà bác sỹ già chữa
bệnh tại nhà, bà còn có cả máy siêu âm
để khám bệnh, bà cũng bán thuốc cho người

13
đến khám bệnh ngay tại nhà. Khi chồng bị ốm, mẹ chồng chị sắm lễ để cúng ma, các
bà làm cùng Uỷ ban với chị khuyên đến nhà ông lang Tèo, nhưng chị nghe theo lời
khuyên của anh Tinh - nhân viên y tế thôn bản đến khám tại trạm y tế xã. Ở trạm y tế
xã, chị phải đợi mãi mới thấy cô y sĩ trẻ xuất hiện, cô hỏi mấy câu rồi phát thuốc cho
chồng chị miễn phí vì xã chị là xã vùng cao nên được hưởng chính sách, chị

thắc mắc
tại sao chữa bệnh dễ thế, có vẻ giống ông lang Tèo. Hai ngày sau, thấy chồng mình
không đỡ nhiều nên chị đã cố gắng thu xếp tiền để đi đến nhà bà bác sỹ trên phố
huyện. Tại đây bà bác sỹ đã siêu âm, hỏi tỉ mỉ, bán thuốc và dặn dò chu đáo, còn hẹn
chồng chị khám lại sau 3 ngày nữa. Chị Mường đã rất hài lòng với việc khám bệnh của
bà bác sỹ tuy chị phải trả khoản tiền mà theo chị là tương đối lớn nhưng chắc là chồng
chị sẽ khỏi bệnh.
Tình huống trên đây mô tả một số đặc điểm của thị trường chăm sóc sức khoẻ.
Loại hình cung cấp dịch vụ y tế khác nhau như tư nhân hoặc nhà nước. Cầu trong y tế
xuất phát khi người dân ốm đau hoặc có nhu cầu
được nâng cao sức khoẻ. Giá cả cũng
là yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn dịch vụ y tế nhưng người dân không chỉ nghệ
đến chi phí trực tiếp cho y tế mà tính toán tổng thể như thời gian chờ đợi, mức độ khỏi
bệnh hay chất lượng dịch vụ.
- Cầu của chăm sóc y tế cũng được quyết định một phần bởi trình
độ của thầy
thuốc và bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật công nghệ.
- Đối với y tế, người bệnh chỉ biết chút ít về tính hiệu quả, phẩm chất hoặc hậu
quả của việc điều trị hay không điều trị, hay nói cách khác kiến thức của người tiêu
dùng hàng hoá này nói chung là thấp.
- Về tổng thể, chăm sóc sức khoẻ không có nhạy cảm v
ới giá cả. Tuy nhiên, thu
nhập giảm, cầu sẽ nhạy cảm hơn với giá cả. Điều đó đúng một phần khi chăm sóc sức
khoẻ không mất tiền cho việc chăm sóc, khi những chi phí lúc này là tương đối cao.
Chi phí cho chăm sóc sức khoẻ có thể cao hơn so với thu nhập, sức khoẻ kém sẽ làm
giảm khả năng kiếm sống.
- Người tiêu dùng khó dự đoán nhu cầu của họ
đối với y tế. Nhu cầu tương lai về
y tế, chi phí cho việc ốm đau thường không chắc chắn và thường tốn kém; dẫn tới việc
hình thành các quĩ bảo hiểm của khu vực tư nhân hay công cộng để chia sẻ rủi ro và

giảm bớt sự bất ổn.
- Rất ít các dịch vụ có thể thay thế được dịch vụ y tế khi người ta bị ốm đau. Tuy
vậy, trường h
ợp thuốc phòng, điều trị bệnh cũng có khá nhiều sự thay thế và giá cả của
chúng đóng vai trò khá quan trọng.
- Người bệnh tham gia trực tiếp vào “sản xuất, tiêu thụ” dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ. Quyết định tiêu thụ hay không tiêu thụ một dịch vụ y tế có thể dẫn đến những
hậu quả không hồi phục được (có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế
vĩnh viễn).
- Thị trường chăm sóc sức khoẻ không hướng tới cạnh tranh tự do, khống chế

14
người cung cấp tham gia vào thị trường chăm sóc sức khoẻ. Cần duy trì các chuẩn mực
hành nghề và giảm rủi ro do năng lực nghề nghiệp, điều này có nhược điểm làm tăng
chi phí do làm giảm cung cấp. Khi tham gia vào thị trường cần có giấy phép hành
nghề, chuyên nghiệp hoá, tăng số người đào tạo có chất lượng, giảm tính không chắc
chắn do năng lực nghề nghiệp, chính là để chống lại c
ạnh tranh trong thị trường.
8.2. Thành phần cung cấp dịch vụ y tế và hiệu quả của từng dịch vụ
Trong giai đoạn hiện này, ảnh hưởng của cơ chế thị trường trong đời sống kinh tế
đối với sự công bằng trong ngành y tế (sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo,
sự cách biệt giữa người miền núi và miền xuôi, tiếp cận với dịch vụ và đ
iều trị, tiếp
cận với dịch vụ y tế Nhà nước và dịch vụ y tế tư nhân) đã đặt ngành y tế trước sự lựa
chọn cấp bách:
- Hoặc là hướng nền y tế về phía thị trường (tư nhân).
- Hoặc là hướng nền y tế vào vị trí trung gian, Nhà nước và tư nhân đóng vai trò
như nhau.
- Hoặc là hướng nền y tế quay lại thời kỳ bao cấp, nghĩa là Nhà n
ước đảm bảo

gần như toàn bộ mọi chi phí y tế.
- Hoặc là hướng nền y tế về phía mà ở đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư
nhân là một lực lượng cùng tham gia và cùng chia sẻ.
Với quan điểm coi trọng tính công bằng và đầu tư ổn định hiện nay, ngành y tế
Việt Nam đi theo chiều hướng Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư nhân là một lực
lượng cùng tham gia và cùng chia sẻ
. Với chiều hướng này, ngành y tế sẽ kết hợp tốt
giữa phòng và chữa bệnh, nguồn đầu tư bền vững, dựa trên nhu cầu, người dân có
quyền lựa chọn dịch vụ y tế.
- Khu vực y tế Nhà nước: Không lấy mục tiêu vì lợi nhuận làm nòng cốt. Dịch vụ
y tế công cộng thường do các tổ chức rất lớn cung cấp với số lượng lớn nhìn viên, đ
iều
này có thể dẫn tới kém hiệu quả trong quản lý. Tuy nhiên, có một số cơ chế trong khu
vực y tế công cộng có thể làm tăng hiệu quả thông qua việc tăng cường khả năng và
động cơ hoạt động của những người quản lý, xây dựng kế hoạch.
- Khu vực y tế tư nhân không vì lợi nhuận: Giống như khu vực công cộng, các tổ
chức phi Chính phủ không đặt vấ
n đề lợi nhuận là mục đích hoạt động của mình. Họ
cố gắng giữ vững tổ chức, ngay cả khi nguồn tài chính không bền vững. Do phụ thuộc
nguồn tài chính nên tập trung phần phòng bệnh không đắt tiền. Việc sử dụng quĩ tài
chính thường là hiệu quả.
- Khu vực tư nhân vì lợi nhuận: Cung cấp dịch vụ hoàn toàn vì động cơ lợi
nhuận. Trong tình hình có nhiều ngườ
i cung cấp cạnh tranh nhau, không ai làm ảnh
hưởng tới giá cả, vì thế mọi người cạnh tranh nhau bằng cách làm giảm chi phí đến
mức thấp nhất. Nếu chỉ có số ít các dịch vụ y tế, nghĩa là cung cấp hạn chế thì giá cả sẽ

×