Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kháng sinh điều trị viêm xoang pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.57 KB, 4 trang )


Kháng sinh điều trị viêm xoang



Viêm xoang cấp tính là một trong rất nhiều bệnh lý do vi khuẩn
gây ra. Tuy nhiên một điều hết sức quan trọng cần lưu ý: các nguyên
nhân như cảm cúm, dị ứng và các chất khí gây kích thích có trong môi
trường ô nhiễm lại gây ra viêm xoang nhiều hơn là do vi khuẩn.
Kháng sinh chỉ có hiệu quả với viêm xoang do vi khuẩn gây ra mà thôi.
Viêm xoang cấp tính là một trong rất nhiều bệnh lý do vi khuẩn gây
ra. Tuy nhiên một điều hết sức quan trọng cần lưu ý: các nguyên nhân như
cảm cúm, dị ứng và các chất khí gây kích thích có trong môi trường ô
nhiễm lại gây ra viêm xoang nhiều hơn là do vi khuẩn. Kháng sinh chỉ có
hiệu quả với viêm xoang do vi khuẩn gây ra mà thôi. Các triệu chứng dưới
đây chứng tỏ là bạn đã bị viêm xoang do vi khuẩn gây ra: đau ở vùng má
hoặc phía sau của răng; xì mủ đặc xanh kéo dài trên 10 ngày; ngạt mũi
nhiều, không đỡ khi dùng thuốc chống phù nề; sau đợt cảm cúm lại thấy
bệnh nặng hơn
Các chuyên gia tai mũi họng Mỹ cho rằng, hầu hết các viêm xoang
nhiễm khuẩn cấp sẽ tự khỏi dần dần mà không cần kháng sinh (tất nhiên
hoàn cảnh ở nước ta lại không giống như vậy). Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ
kê thuốc giảm đau, hạ sốt, chống phù nề. Nếu triệu chứng không đỡ thì phải
dùng tới kháng sinh.
Kháng sinh phổ hẹp chỉ chống được một số ít loại vi khuẩn, trái lại
kháng sinh phổ rộng là loại kháng sinh chống được một số lượng lớn các
loại vi khuẩn nhưng lại dễ gây ra hiện tượng “nhờn” kháng sinh mà y học
gọi là kháng kháng sinh. Vì lý do đó mà bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
hay kê đơn loại kháng sinh phổ hẹp có giá rẻ hơn, họ sẽ dùng kháng sinh
phổ rộng khi kháng sinh phổ hẹp không có tác dụng.
Viêm xoang cấp tính: Trong hầu hết các trường hợp người ta kê đơn


kháng sinh cho những bệnh nhân có ra dịch mũi xanh, đau nhức ở mặt hoặc
những bệnh nhân bị viêm mũi xoang nặng bất kể là ngày thứ mấy. Trong các
thử nghiệm lâm sàng gần đây, người ta thấy amoxicillin, doxycilin hoặc
trimethoprim-sulfamethoxazol là những loại kháng sinh được ưa sử dụng.
Viêm xoang mạn tính: Mặc dù có liệu trình điều trị kháng sinh dài
ngày nhưng viêm xoang mạn tính rất khó điều trị. Tuy nhiên điều trị viêm
xoang mạn tính nói chung bằng kháng sinh và các thuốc chống phù nề cũng
tương tự như điều trị viêm xoang cấp tính. Khi điều trị bằng kháng sinh thất
bại thì bạn cần phải làm thêm các test để tìm nguyên nhân dị ứng, giải mẫn
cảm. Người ta cũng có thể đề xuất phẫu thuật như là một biện pháp có hiệu
quả để điều trị viêm xoang mạn tính. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một
số lớn bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật xoang có ít triệu chứng hơn và có
chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Viêm xoang ở trẻ em: Các loại kháng sinh cổ điển như amoxicillin, kể
cả trimethoprim- sunfamethoxazol (bactrim), erythromycin - sulfisoxazol
(pediazol) dường như ít hiệu quả bởi vì rất nhiều loại vi khuẩn kháng với các
kháng sinh này. Ở trẻ không đáp ứng với hai đợt điều trị với kháng sinh cổ
điển này thì liều và thời gian dùng thuốc được tăng lên hoặc điều trị truyền
tĩnh mạch cefotaxim hoặc ceftriaxon.

×