Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dùng thuốc ngủ ở người cao tuổi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.6 KB, 4 trang )

Dùng thuốc ngủ ở người cao tuổi


Người cao tuổi phải dùng thuốc ngủ thường xuyên để điều trị mất ngủ
thường lo lắng về tác hại của loại thuốc này. Các loại thuốc an thần, gây ngủ
có tác dụng giảm căng thẳng, giảm đau, thư giãn, được chỉ định trong các
trường hợp:
- Điều trị các chứng lo âu, bồn chồn mất ngủ.
- Làm dịu đau trước và trong phẫu thuật.
Thuốc ngủ hóa chất có nhiều loại được dùng từ những năm đầu thế kỷ
20 và được coi như một thần dược, gần đây ít dùng vì có nhiều tác dụng
không mong muốn (tác dụng phụ). Nhiều thầy thuốc khuyên chỉ nên dùng
thuốc trong thời gian ngắn, liều thích hợp để tránh lệ thuộc thuốc. Độc tính
của thuốc tăng theo tuổi của người dùng, nhạy cảm với bệnh nhân mắc bệnh
gan, khi bệnh nhân dùng cùng lúc với rượu hoặc dùng chung với các thuốc
ức chế thần kinh khác. Cần lưu ý, khi dùng thuốc lâu dài không được đột
ngột ngừng thuốc để tránh tai biến.
Ở người cao tuổi các tổ chức, cơ quan bị lão hóa làm cho cơ thể giảm
năng lực tự điều chỉnh, giảm khả năng thích nghi, giảm khả năng hấp thụ và
dự trữ chất dinh dưỡng, nhưng tác dụng không mong muốn lại dễ xuất hiện,
thời gian kéo dài, lâu chấm dứt hơn thời trẻ. Cơ thể hóa già ở các hệ thần
kinh (giảm khối lượng, giảm khả năng thụ cảm, giảm hưng phấn), hệ tim
mạch, thận (lọc cầu thận giảm), hệ tiêu hóa (ống tiêu hóa, gan, túi mật và
đường dẫn mật), hệ hô hấp, hệ nội tiết Tuy nhiên ở người cao tuổi cũng
xuất hiện các cơ chế thích nghi làm ổn định nội môi, hình thành cân bằng và
ổn định mới ở mức thấp hơn thời trẻ.
Do những đặc điểm trên nên nguyên tắc dùng thuốc ở người cao tuổi
là cần chọn những phương pháp có thể chữa được bệnh mà không dùng đến
thuốc, vì người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh một lúc, triệu chứng không
điển hình, không rõ rệt, khó phát hiện, khó chẩn đoán ảnh hưởng đến toàn
thân, cơ thể dễ suy kiệt nhanh chóng. Khi cần đến thuốc cần lưu ý dùng càng


ít loại càng tốt, chọn phương pháp an toàn, dễ theo dõi, dễ áp dụng lại đạt
hiệu quả cao. Nếu dùng thời gian dài phải thường xuyên kiểm tra các chức
năng cơ thể để điều chỉnh liều lượng kịp thời. Chú ý nâng đỡ cơ thể, chế độ
dinh dưỡng tốt, hỗ trợ về tinh thần và tâm lý người bệnh.
Các loại thuốc an thần gây ngủ thảo dược khắc phục được các nhược
điểm của thuốc hóa chất, lại an toàn, dễ áp dụng (đường uống). Các cây cỏ
quanh ta thường có: Lạc tiên, lá vông, sen, nhãn, có thể dùng lá tươi hay khô
sắc nước uống, hoặc nấu canh ăn (xem báo SK&ĐS số 144 ra ngày
30/11/2006). Các loại dược phẩm bán sẵn trên thị trường có: viên sen vông,
rotunda, hoàn an thần, hoặc các thuốc có tác dụng an thần như hoạt huyết
dưỡng não (loại nước dùng để uống gồm có: cao đinh lăng, cao bạch quả )
có loại không chứa đường thích hợp với bệnh nhân tiểu đường, béo phì.
Thuốc tuy tác dụng chậm nhưng an toàn, khi tỉnh dậy không bị mệt, nhức
đầu
Điều quan trọng là bệnh nhân cần thư giãn, vận động thích hợp trong
ngày và trước khi đi ngủ, có thể tắm làm cho cơ thể mát mẻ, dễ ngủ, chỗ ngủ
cần yên tĩnh, ánh sáng mát dịu, tránh uống chè đặc, cà phê sau 16 giờ, tránh
uống nhiều nước vào buổi tối (tránh đi tiểu đêm mất ngủ).
Thầy thuốc thường khuyên không nên để lò sưởi trong phòng ngủ vì
khi sưởi nóng ôxy trong phòng bị giảm (nhất là nơi dùng lò than) gây hiện
tượng thiếu ôxy ảnh hưởng đến hô hấp. Việc đóng kín phòng ngủ cũng gây
tình trạng thiếu ôxy tương tự. Ôxy trong không khí ở dạng hỗn hợp tỷ lệ
20,93% thể tích không khí khô, được tìm ra từ thế kỷ 18 (năm 1771), là chất
khí không màu, không mùi, không vị, trung tính trợ giúp cho sự đốt cháy.
Ôxy thường bán trên thị trường trong bình khí nén 40 lít, áp suất 120
atmotphe tỷ lệ 99% ôxy (theo thể tích khí), còn lại là hyđrô, argon, nitơ. Ôxy
dùng để phòng và điều trị chứng giảm ôxy huyết trong các trường hợp viêm
phế quản mạn tính, viêm phổi, suy tuần hoàn do nhồi máu cơ tim, hô hấp bị
ức chế.


×