Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc điều trị viêm gan B mạn tính potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.52 KB, 5 trang )

Thuốc điều trị viêm gan B
mạn tính

Mục đích chính trong việc chữa trị bệnh viêm gan B mạn tính là
giảm thiểu sự tăng trưởng của virut, ngăn ngừa sự xâm nhập của virut
viêm gan B (HBV) vào tế bào gan. Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là
loại bỏ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể, bình thường hóa chức năng của
gan
Mục đích chính trong việc chữa trị bệnh viêm gan B mạn tính là
giảm thiểu sự tăng trưởng của virut, ngăn ngừa sự xâm nhập của virut
viêm gan B (HBV) vào tế bào gan. Tuy nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là
loại bỏ hoàn toàn HBV ra khỏi cơ thể, bình thường hóa chức năng của
gan, phục hồi chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống, loại bỏ các
biến chứng suy gan, xơ gan và ung thư gan.
Hiện nay, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) trên cơ sở
các hội nghị thỏa thuận của Hội gan mật thế giới và các châu lục đã chấp
thuận chính thức để điều trị viêm gan B mạn tính các thuốc sau đây: thuốc
tiêm interferon và pegylated interferon, các thuốc uống: lamivudin, adefovir
dipivoxil và entecavir.
- Thuốc tiêm interferon: interferon là một chất hóa học quan trọng
trong hệ thống miễn dịch cơ thể, giúp cho hệ thống miễn dịch nhận diện các
virut hoặc các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể để tấn công và tiêu diệt
chúng. Interferon là loại thuốc đã được nghiên cứu và ứng dụng lâu năm
nhất để điều trị viêm gan B mạn. Trên thị trường chính thức có 2 loại
interferon: interferon alpha 2a (biệt dược roferol) và interferon 2b (biệt dược
intron A). Thuốc tiêm dưới da trong 6 - 12 tháng. Trong những năm gần đây
người ta bào chế ra một loại thuốc interferon mới, gọi là pegylated interferon
(biệt dược pegasys, pegintron), công hiệu tốt hơn interferon và chỉ cần tiêm
1 lần 1 tuần. Interferon và peginterferon có tác dụng tốt trên khoảng 1/3 số
bệnh nhân được điều trị.
Thuốc này có bất tiện là phải tiêm, giá thành đắt, lại có nhiều phản


ứng phụ, có phản ứng nhẹ, chịu được (như đau, sốt nhẹ lúc mới tiêm, hiện
tượng mệt mỏi giống như cảm cúm); có loại nặng hơn (ảnh hưởng đến máu,
giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ảnh hưởng tuyến nội tiết). Thuốc cũng
không dùng được nếu gan đã bị xơ, chức năng kém. Vì vậy, phương pháp
interferon cũng còn nhiều hạn chế, tuy vẫn là một phương pháp tốt, có thời
gian sử dụng được xác định, có thể áp dụng, nhất là đối với người trẻ.
- Lamivudin (biệt dược epivir-HBV và zeffix) đã được sử dụng
khoảng 10 năm nay. Thuốc có tác dụng ban đầu tốt trên nhiều bệnh nhân
nhưng có nhược điểm là tỷ lệ kháng thuốc cao do biến đổi gen YMDD (mỗi
năm khoảng 15-20%), đôi khi xảy ra cơn kịch phát bệnh, do đó làm trở ngại
cho việc sử dụng lâu dài. Không nên dùng thuốc khi có thai vì thuốc có thể
ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của thai.
- Adefovir dipivoxil (biệt dược hepsera) có công hiệu cả trong các
chủng HBV hoàng đại cũng như các chủng đã kháng lamivudin. Tỷ lệ kháng
adefovir thấp hơn kháng lamivudin rất nhiều, tuy nhiên, tỷ lệ này cũng đến
28% sau 5 năm. Adefovir có thể dùng điều trị lâu dài có kết quả và an toàn
cao, tuy vậy cũng cần theo dõi chức năng thận bằng xét nghiệm creatinin.
- Entecavir (biệt dược baraclude) được chấp nhận gần đây nhất (đầu
năm 2005), tỷ lệ kháng thuốc chưa thấy công bố sau 2 năm điều trị. Song,
cũng có một số ít trường hợp kháng thuốc được phát hiện ở những ca đã
kháng lamivudin. Những tài liệu đã được công bố cho thấy baraclude có
công hiệu tốt đối với viêm gan B mạn. Thuốc nên uống lúc đói, khi điều trị
lâu dài cần theo dõi chức năng thận bằng xét nghiệm creatinin.
Đối với cả 3 loại thuốc uống đều không được ngừng thuốc một cách
đột ngột nếu không được hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây ra những cơn
bùng nổ của bệnh, gây ra những hậu quả tai hại.
Ngoài các thuốc được chính thức công nhận ở trên, còn có một số loại
thuốc được sử dụng như:
Zadacin thymosin alpha 1 chữa viêm gan B bằng cách tăng cường hệ
thống miễn dịch của cơ thể. Thuốc có thể tiêm dưới da, 2 lần mỗi tuần, tiêm

riêng hoặc tiêm kèm với interferon hay thuốc uống lamivudin adefovir.
Cycloferon: thuốc uống của Liên bang Nga, được Bộ Y tế Việt Nam
cho phép nhập. Thuốc uống ít tác dụng phụ, giá rẻ, dùng để kích thích cơ thể
tạo ra interferon.
Các thuốc y học cổ truyền được phép của Bộ Y tế làm từ thảo mộc
phyllantus amarus (như Liv 94, siro hebevera ), từ momordica
cochinchinensis (như gacavit ).
Các thuốc này an toàn, giá phải chăng nhưng chưa có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học quốc tế xác nhận kết quả chính thức.
Tóm lại, các cách điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay chỉ có khả
năng giảm thiểu sự tàn phá của virut HBV chứ không hoàn toàn loại bỏ virut
ra khỏi cơ thể. Việc loại bỏ virut tuy có trường hợp đạt được nhưng là hãn
hữu, không bảo đảm được. Vì thế, hơn lúc nào hết, phòng bệnh vẫn hơn
chữa bệnh. Hiện nay nước ta đã sản xuất được vaccin phòng viêm gan B có
hiệu quả, giữ vệ sinh đúng cách và tiêm chủng đúng phương pháp có thể
ngăn ngừa được bệnh cho những người chưa bị bệnh viêm gan B mạn
tính.

×