Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phản ứng phụ của thuốc ở người cao tuổi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.19 KB, 5 trang )

Phản ứng phụ của thuốc ở
người cao tuổi

Phản ứng phụ hay các tác dụng không mong muốn do thuốc xảy
ra rất phổ biến ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và hơn 60% các trường
hợp ở mức độ nặng, nhất là ở nhóm tuổi trên 80. Ở những nước phát
triển, phản ứng phụ do thuốc là một trong 6 nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở người lớn tuổi và là lý do của khoảng 20-30% các trường hợp
phải đi khám bệnh đột xuất ở nhóm tuổi này.
Phản ứng phụ hay các tác dụng không mong muốn do thuốc xảy
ra rất phổ biến ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và hơn 60% các trường
hợp ở mức độ nặng, nhất là ở nhóm tuổi trên 80. Ở những nước phát
triển, phản ứng phụ do thuốc là một trong 6 nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở người lớn tuổi và là lý do của khoảng 20-30% các trường hợp
phải đi khám bệnh đột xuất ở nhóm tuổi này.
Tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện điều trị do các tác dụng phụ của thuốc
ở người lớn tuổi cao hơn 4 lần so với ở người trẻ tuổi. Ngoài ra, theo nghiên
cứu ở một số nước Bắc Mỹ, tác dụng phụ của thuốc cũng làm cho thời gian
nằm viện kéo dài hơn 1,5 lần và chi phí điều trị tăng hơn 1,3 lần ở những
người lớn tuổi phải điều trị nội trú trong bệnh viện. Ở Anh, chi phí hằng năm
dành cho điều trị các phản ứng phụ của thuốc ở người lớn tuổi lên tới 850
triệu USD.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều nhóm thuốc dùng trong điều trị và
sự gia tăng số lượng các chỉ định, tỷ lệ tác dụng phụ do thuốc được ghi nhận
ở người lớn tuổi cũng tăng lên không ngừng, từ 2,5 ca/1.000 người/năm vào
năm 1981, tăng lên 12,9 ca/1.000 người/năm vào năm 2002, trong đó, nhóm
tuổi trên 80 có tỷ lệ tăng cao nhất. Các nhóm thuốc chủ yếu gây ra phản ứng
ở người lớn tuổi là thuốc tim mạch (17,5%), aspirin (18%), thuốc chống ung
thư (7,4%), thuốc chống đông đường uống (7,5-11%), thuốc tâm thần, thuốc
viên hạ đường huyết và thuốc chống viêm giảm đau (7-12%).
Có nhiều yếu tố phối hợp làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ


của thuốc ở người cao tuổi. Trước tiên, những người lớn tuổi thường mắc
đồng thời nhiều bệnh và phải điều trị phối hợp nhiều loại thuốc, kể cả những
loại thuốc "bổ" không cần thiết, từ đó dễ xảy ra sự tương tác giữa các thuốc
và làm tăng nguy cơ của các phản ứng có hại do thuốc. Kết quả nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài cho thấy, sử dụng nhiều thuốc có tương tác với
nhau là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm gia tăng tỷ lệ phản ứng
phụ do thuốc. Ví dụ, khi dùng phối hợp các thuốc chống viêm giảm đau với
thuốc chống đông đường uống ở người lớn tuổi, nguy cơ xảy ra xuất huyết
tiêu hóa cao gấp 2 lần so với khi chỉ dùng thuốc chống đông đơn thuần.
Cũng theo những nghiên cứu này, trung bình số thuốc được sử dụng ở những
người cao tuổi có gặp phải các phản ứng phụ do thuốc nhiều hơn gấp gần 2
lần so với ở những người không gặp phải các phản ứng này.
Bên cạnh đó, một số thay đổi về tâm sinh lý ở người lớn tuổi như sự
giảm sút số lượng tế bào gan và luồng máu đến gan, suy giảm chức năng
thận liên quan đến tuổi và ít vận động là những yếu tố quan trọng góp phần
làm giảm khả năng đào thải thuốc qua gan và thận. Thuốc đào thải chậm sẽ
bị tích lũy trong cơ thể và làm tăng nguy cơ các phản ứng phụ liên quan đến
liều của thuốc. Khả năng cảm nhận ở người lớn tuổi cũng thường bị giảm
sút, do đó, người bệnh thường không nhận biết sớm được các biểu hiện của
phản ứng thuốc để kịp thời có biện pháp xử lý, điều này có thể làm tăng
nguy cơ của các phản ứng nguy hiểm do thuốc. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ
lệ các tai biến về tâm thần kinh do thuốc ở những người lớn tuổi có sa sút trí
tuệ cao hơn 2 lần so với những người không bị sa sút trí tuệ.
Việc tự dùng thuốc không theo y lệnh của thầy thuốc, không đúng liều
lượng, không được kiểm soát chặt chẽ và không được cảnh báo trước về tác
dụng phụ có thể xảy ra cũng là những yếu tố quan trọng góp phần làm gia
tăng các phản ứng không mong muốn do thuốc ở người lớn tuổi. Đây là điều
thường xảy ra với aspirin, các thuốc chống viêm giảm đau và một số loại
thuốc khác, nhất là tại những nước mà việc lưu thông và phân phối thuốc
còn chưa được quản lý một cách chặt chẽ như Việt Nam.

Với mỗi loại thuốc, dạng phản ứng phụ xảy ra ở người lớn tuổi cũng
có những khác biệt so với ở người trẻ tuổi. Ví dụ, theo kết quả nghiên cứu
một số thuốc chống trầm cảm, các tác dụng phụ thường xảy ra ở người lớn
tuổi là hội chứng ngoại tháp, lú lẫn, ảo giác, tụt huyết áp, hạ natri máu hoặc
làm chậm nhịp tim, trong khi các tác dụng phụ thường gặp ở người trẻ tuổi
là nổi ban đỏ ngứa, tan máu và giảm tiểu cầu. Bên cạnh đó, có một số tác
dụng phụ của thuốc được ghi nhận xảy ra ở người lớn tuổi với tỷ lệ cao hơn
rất nhiều so với ở người trẻ tuổi, ví dụ như xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng
do thuốc chống viêm giảm đau, tăng đường máu do glucocorticoid, tan máu
do co-trimoxazole và giảm bạch cầu do thuốc kháng giáp trạng hoặc
thionamid có tỷ lệ gặp ở người lớn tuổi cao gấp 11 lần so với ở người trẻ
tuổi.
Để hạn chế các phản ứng không mong muốn do thuốc ở người lớn
tuổi, những người bệnh ở nhóm tuổi này nên được điều trị với số lượng
thuốc ít nhất, liều dùng thấp nhất, và thời gian dùng ngắn nhất có thể, khi
tình trạng bệnh cho phép, nên sớm chuyển sang các biện pháp điều trị không
dùng thuốc (như phục hồi chức năng, vật lý liệu pháp ). Ngoài ra, cần lưu ý
tránh dùng đồng thời cho người bệnh các thuốc có những tương tác bất lợi
với nhau như kháng sinh clarithromycin với digoxin hoặc theophyllin, các
sulfamid hạ đường huyết với co-trimoxazole, thuốc ức chế men chuyển với
lợi tiểu verospiron Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần được
thường xuyên theo dõi và tái đánh giá hiệu quả cũng như các tai biến của
việc dùng thuốc để có những điều chỉnh kịp thời. Cuối cùng, người bệnh cần
được giải thích trước về các nguy cơ và lợi ích của việc điều trị cũng như
các tác dụng phụ có thể xảy ra. Thực hiện tốt các biện pháp nêu trên có thể
dự phòng được gần 60% những phản ứng không mong muốn do thuốc ở
người lớn tuổi hoặc ít nhất cũng giảm được mức độ của các phản ứng.

×