Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều khác biệt khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.48 KB, 5 trang )

Điều khác biệt khi sử dụng
thuốc ở người cao tuổi

Khi một thuốc được đưa vào cơ thể, trước tiên nó phải được hấp thu,
sau đó là phân bố trong cơ thể, rồi được chuyển hóa và cuối cùng được thải
trừ. Quá trình này được gọi là dược động học.
Ở người cao tuổi, nhiều thay đổi sinh lý có ảnh hưởng đến quá trình này
như: ở người cao tuổi thường có tăng pH trong dạ dày, giảm bề mặt hấp thu ở ruột,
giảm vận động dạ dày, ruột... tất cả những điều này làm thay đổi sự hấp thu của
thuốc.
Đối với quá trình phân bố thuốc, do ở người cao tuổi giảm khối lượng cơ,
tăng tổ chức mỡ, giảm albumin máu... nên sự phân bố thuốc cũng không giống với
người trẻ tuổi.
Khối lượng gan giảm dần, tưới máu gan cũng giảm làm cho quá trình
chuyển hóa thuốc ở gan bị thay đổi. Bên cạnh đó ở người cao tuổi, quá trình tưới
máu ở thận, mức lọc cầu thận giảm và giảm tiết ở ống thận làm cho quá trình thải
trừ thuốc bị ảnh hưởng. Điều đó dẫn đến liều gây độc ở người cao tuổi thấp hơn so
với người trẻ.
Ở người cao tuổi, dược động học của thuốc không giống như ở người trẻ.
Nghĩa là với cùng một liều lượng thuốc như nhau, tác dụng dược lý có thể khác
nhau. Nói chung, liều tác dụng của thuốc ở người cao tuổi thường cao hơn so với
người trẻ.
Khi dùng thuốc ở người cao tuổi, điều đặc biệt quan trọng là vấn đề tương
tác thuốc. Một trong những đặc điểm bệnh lý ở người cao tuổi là tính chất đa bệnh
lý, nghĩa là một người cao tuổi có thể mắc đồng thời nhiều bệnh cùng một lúc nên
phải uống nhiều thuốc cùng lúc do đó nguy cơ tương tác thuốc là rất lớn.
Có thể là tương tác giữa bệnh và thuốc (khi dùng thuốc lợi tiểu hoặc
corticosteroid ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ làm tăng đường huyết hay bệnh nhân
bị u lành tuyến tiền liệt khi dùng các thuốc kháng cholinergic sẽ làm tăng thêm rối
loạn tiểu tiện...) hoặc tương tác giữa các thuốc với nhau.
Tất cả những điều này làm tăng rõ rệt nguy cơ tai biến khi dùng thuốc ở


người cao tuổi.



Vì thế, khi kê đơn thuốc cho người cao tuổi, các thầy thuốc cần tôn trọng
một số nguyên tắc cơ bản sau:

Phải hỏi kỹ tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân, đặc biệt hỏi kỹ về các thuốc đã
và đang sử dụng, liều dùng, tiền sử dị ứng, các tác dụng phụ của thuốc...; không
dùng thuốc nếu không thật cần thiết.
Tránh cho thuốc khi chưa có chẩn đoán bệnh, hoặc khi còn phân vân giữa
lợi và hại khi dùng thuốc; sau mỗi đợt điều trị không nên vội vàng cho thuốc ngay
mà cần kiểm tra lại bệnh nhân để xem hiệu quả điều trị, tác dụng phụ của thuốc...
để điều chỉnh thuốc và liều dùng cho phù hợp.
Nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó nếu cần thì tăng dần liều; đơn thuốc phải
thích hợp với từng trường hợp cụ thể, có tính đến sức chịu đựng của bệnh nhân,
các bệnh khác kèm theo.
Nếu có một thuốc có thể điều trị hai bệnh một lúc thì nên chọn thuốc đó;
cần hợp tác chặt chẽ với bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Khi kê đơn cần giải thích rõ về mục tiêu điều trị, các tác dụng phụ có thể
gặp phải...
Vì bệnh ở người cao tuổi thường là mạn tính, phải điều trị lâu dài nên khi
cho thuốc cũng cần cân nhắc đến điều kiện kinh tế của bệnh nhân và cần thận
trọng với các loại thuốc mới, vì phần lớn các thuốc này thường chưa có đủ các
nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi.

×