Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cortison dùng trong nhãn khoa - Lợi hay hại? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.79 KB, 4 trang )

Cortison dùng trong nhãn
khoa - Lợi hay hại?

Cortison là loại bột kết tinh trắng, không màu, tan trong nước,
một glucocorticoid do vỏ thượng thận tiết ra, có tác dụng chống viêm,
chống dị ứng. Trong nhãn khoa, thuốc được chỉ định chống viêm bờ mi,
viêm kết mạc, viêm củng mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, nhãn
viêm đồng cảm, viêm nội nhãn cầu, viêm thượng củng mạc
Cortison là loại bột kết tinh trắng, không màu, tan trong nước,
một glucocorticoid do vỏ thượng thận tiết ra, có tác dụng chống viêm,
chống dị ứng. Trong nhãn khoa, thuốc được chỉ định chống viêm bờ mi,
viêm kết mạc, viêm củng mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, nhãn
viêm đồng cảm, viêm nội nhãn cầu, viêm thượng củng mạc
Trong viêm kết mạc mùa xuân, kết mạc dị ứng cortison làm giảm
ngứa , trong viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội
nhãn, nhãn viêm đồng cảm nó làm giảm đau nhức.
Loại cortison thường dùng nhất là hydrocortison.
Cortison còn có tên khác là idrocortison, polcort, H, cobadex.
Thuốc có các dạng: thuốc mỡ tra mắt, thuốc nước nhỏ mắt, dịch treo
tiêm cạnh nhãn cầu.
Thành phần của thuốc: thuốc mỡ 1%, thuốc nước 0,5%, dịch treo
25ml/1ml.
Liều thường dùng: nhỏ vào mắt 4-6lần/ngày, tra 1-3 lần trong một
ngày.
Cortison có thể gây ra những tai biến như:
- Thủng nhãn cầu: nếu người bệnh bị loét giác mạc mà tiêm cortison
vào mắt thì loét sẽ ngày càng to ra, sâu hơn và có thể bị thủng. Lúc thủng ở
vết loét sẽ có một chấm đen, vết đen ấy là mống mắt bị phòi ra.
Xử trí: nhỏ clorocid 0,4% băng kín gửi lên tuyến chuyên khoa. Tuyệt
đối không gắp các vật lạ trong mắt, vì có thể gắp và cắt nhầm vào tổ chức
mống mắt.


- Tăng nhãn áp: sau khi nhỏ cortison vào mắt bị glocom thể tiềm tàng
(thiên đầu thống chưa phát bệnh) ta gặp một trong hai dạng bệnh khác nhau:
+ Glocom góc đóng: đột nhiên đau nhức mắt dữ dội, đồng tử giãn méo
mó, mắt có cương tụ rìa, nhãn áp cao, có khi lên tới 40mmHg (bình thường
nhãn áp là 20mmHg), thị lực giảm.
Xử trí: nhỏ pilocarpin 1-3%, diuramid 0,25g, seduxen 5mg. Cần đưa
vào bệnh viện theo dõi ngay.
+ Glocom góc mở: glocom loại này ít gặp ở Việt Nam hơn, trái lại ở
châu Âu và châu Phi có nhiều glocom góc mở hơn. Loại glocom góc mở
thường ít gây đau nhức, mắt trắng. Chỉ có cảm giác nặng mắt, nhãn áp cao,
có khi trên 40mmHg. Thị lực giảm nhiều cho đến khi mù hẳn. Loại glocom
này nguy hiểm vì không đau nhức, không làm đỏ mắt, do đó người ta ít để ý,
và ít khi phát hiện được sớm.
Xử trí: đo nhãn áp phát hiện bệnh. Điều trị bằng nhỏ pilocarpine 1%
ngày 3-4 lần. Chuyển chuyên khoa mắt điều trị.

×