Vai trò của vitamin C với sức
khỏe con người
Trên nhãn và đơn hướng dẫn dùng thuốc trong các biệt dược
chứa vitamin C, chỉ có vài dòng ngắn ngủi: Chỉ định: bệnh scorbut.
Người bệnh thiếu vitamin C do dinh dưỡng kém. Điều trị chứng suy
nhược do cảm cúm, sổ mũi.
Trên nhãn và đơn hướng dẫn dùng thuốc trong các biệt dược
chứa vitamin C, chỉ có vài dòng ngắn ngủi: Chỉ định: bệnh scorbut.
Người bệnh thiếu vitamin C do dinh dưỡng kém. Điều trị chứng suy
nhược do cảm cúm, sổ mũi. Thuốc sản xuất năm 2006 cũng có hướng
dẫn như thuốc sản xuất 50 năm trước (1956). 50 năm qua, các nhà khoa
học vẫn miệt mài nghiên cứu và phát hiện nhiều cơ chế tác dụng; công
dụng quý và chống chỉ định dùng vitamin C (*). Ta cần biết điều đó để
phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Bệnh thiếu vitamin C (scorbut) được y học mô tả từ 1.550 năm trước
Công nguyên nhưng đến năm 1928, con người mới chiết tách được vitamin
C và đến năm 1933 mới tổng hợp được vitamin C. Từ đó vitamin C được
sản xuất công nghiệp (giá thành rẻ hơn vitamin C chiết tách từ rau quả),
phương pháp sản xuất luôn được cải tiến, cho năng suất cao, giá rẻ, thỏa mãn
nhu cầu sử dụng vitamin C rất lớn của con người. (Albert Szent Gyorgyi là
người khám phá ra vitamin C đã được giải thưởng Nobel).
Trong thiên nhiên vitamin C chủ yếu có trong thực vật (rau, củ tươi;
quả mới chín). Chỉ có một số loài động vật tổng hợp được vitamin C trong
cơ thể từ glucose và các loại monosaccharid (chó và chuột bạch). Còn con
người và các động vật khác cơ thể không tự tổng hợp được vitamin C nên
phải lấy vitamin C từ thức ăn thực vật. Vitamin C thiên nhiên tồn tại dưới 2
dạng D và L. Dạng D không có hoạt tính sinh học. Dạng L khi bị ôxy hóa
lần đầu chuyển thành acid dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính
sinh học của vitamin C. Nếu tiếp tục ôxy hóa nữa sẽ thành diketo golunat
(màu vàng sẫm) mất hoạt tính sinh học của vitamin C.
Hấp thu: Vitamin C cung cấp qua đường tiêu hóa (thực phẩm, thuốc
uống) được hấp thu ở ruột non. Tỷ lệ hấp thu liên quan mật thiết đến lượng
vitamin C đưa vào. Tỷ lệ hấp thu tối ưu (100%) khi lượng vitamin C là 30-
60mg. Trên ngưỡng này tỷ lệ hấp thu sẽ thấp dần, tỷ lệ nghịch với lượng
vitamin C đưa vào (90mg hấp thu 80%; 1.500mg hấp thu 49%; 3.000mg hấp
thu 36%; 12.000mg hấp thu 16%). Sự hấp thu này sẽ giảm (so với các số
liệu nêu trên) ở người có bệnh đường tiêu hóa như: bệnh dạ dày, tiêu chảy
Lượng vitamin C không hấp thu được sẽ đi vào đoạn ruột dưới, làm loãng
phân, sinh tiêu chảy. Vitamin C sau khi hấp thu vào cơ thể, được dự trữ một
phần trong gan, thận (để sử dụng khi nguồn cung không đủ), tổng lượng dự
trữ khoảng 1.500mg, hằng ngày luân chuyển 35-45mg. Vitamin C phân bố
rộng rãi trong các mô cơ thể, khoảng 25% kết hợp với protein trong huyết
tương. Nồng độ vitamin C trong huyết tương bình thường khoảng 10-
20mcg/ml.
Vai trò của vitamin C: Là chất kích hoạt enzym, chất khử các chất,
tham gia tổng hợp hormon. Là thành phần quan trọng để hoạt hóa prolin
hydroxylase và hydroxylysine, hydroxyprolin; là thành phần quan trọng của
collagen. Do đó nếu không đủ vitamin C sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp
collagen làm cho não bị co hoặc biến dạng (thể hiện lão suy hoặc tri động ở
người có tuổi), thành mạch yếu, vết thương lâu lành, dẫn đến xuất huyết ở
các mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, gây nhiều đám xuất huyết, đám bầm
máu, chảy máu lợi, chảy máu dưới da ). Vitamin C là chất khử trong cơ thể,
có tác dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa sự ôxy hóa vitamin A,
vitamin E và các acid béo không no. Làm cho sắt (II) duy trì được trạng thái
hoàn nguyên, tăng hấp thu, chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Làm cho
canxi trong ruột không tạo thành hợp chất không tan, cải thiện tỷ lệ hấp thu
canxi vào cơ thể, chuyển hóa cholesterol trong cơ thể thành một sulfat tan
trong nước để bài tiết; tham gia phản ứng hydroxyl của cholesterol thành
acid cholic, giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Giúp tế bào gan giải độc
các chất độc hại (như nitrosamin trong thực phẩm). Tham gia vào sự sản
xuất và giải phóng hormon vỏ thượng thận. Tham gia chuyển hóa: tyrosin,
acid folic, phenyladanin, histamin, nor epinephrin và các enzym chuyển hóa
thuốc; sử dụng carbohydrat; tổng hợp lipid và protein; trong hô hấp tế bào,
trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn (vitamin C thúc
đẩy sự sản xuất bạch cầu chống vi khuẩn, virut); với dị ứng và stress; đề
phòng và làm giảm quá trình phát triển ung thư.
Nhu cầu vitamin C với người lao động: Người làm việc bình
thường, ở môi trường áp suất và nhiệt độ bình thường cần 35-60mg vitamin
C mỗi ngày. Người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao, cần khoảng 150-
180mg vitamin C mỗi ngày.
Thải trừ: Lượng vitamin C thải trừ ra ngoài cơ thể chịu sự chế ước
của: lượng đưa vào, lượng tồn trữ trong cơ thể và chức năng thận (vitamin C
thải trừ chủ yếu qua hệ tiết niệu, một phần nhỏ trong phân và mồ hôi). Khi
lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ được đào thải nhanh dưới
dạng không biến đổi qua hệ tiết niệu (với người không có bệnh nếu lượng
vitamin C đưa vào cơ thể vượt ngưỡng 200mg/ngày sẽ được đào thải phần
quá nhu cầu cơ thể).
Trường hợp bình thường, vitamin C ôxy hóa thuận nghịch thành acid
dehydro ascorbic; ascorbic acid - 2- sulfat và acid oxalic thải qua nước tiểu.
(*) Giáo sư Đặng Hanh Phức (Đại học Dược Hà Nội) thử nghiệm
trên chuột cống trắng phát hiện tác dụng của vitamin C giúp tế bào gan giải
độc nitrosamin.