Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tính độc hại của thuốc nhuộm tóc và cách khắc phục pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.42 KB, 5 trang )

Tính độc hại của thuốc nhuộm
tóc và cách khắc phục

Nhuộm tóc là nhu cầu làm đẹp cần thiết nhưng không nên lạm
dụng vì thuốc nhuộm tóc có nhiều tác hại cho tóc và sức khỏe.
Tác hại của thuốc nhuộm tóc
Về mặt hóa học có thể chia thành 3 loại:
- Loại có nguồn gốc thiên nhiên: Lá cây móng tay, lá hoa dương cam
cúc giã nhỏ. Loại này không độc nhưng cho màu không bền.
- Loại có nguồn gốc kim loại: điển hình là acetat chì. Chì là kim loại
độc. FDA chấp nhận cho dùng acetat chì vì sau nhiều lần thử trên người
nhuộm tóc không thấy nồng độ chì trong máu cao hơn bình thường, chứng tỏ
chì không thấm qua da đầu. Tuy nhiên khi cho dùng, FDA yêu cầu phải ghi
cảnh báo trên nhãn: “Chỉ được dùng nhuộm tóc, không dùng nhuộm râu
mép, lông mày, lông mi, hay các vùng da khác của cơ thể. Không để dính
vào mắt, không dùng khi da đầu bị nứt, trầy, lở loét. Đọc kỹ hướng dẫn khi
dùng và sau khi dùng phải rửa sạch tay”.
- Loại có nguồn gốc tổng hợp: Có nhiều loại thuốc nhuộm tóc chứa
chất tổng hợp. Hay gặp nhất là chất 4 MMPD (4-methoxy-m-
phenylenediamin), chất 4MPD sulfat (4methoxy-m-phenylenediamin sulfat).
Chúng dễ gây kích thích, dị ứng. Khoảng vài giờ hay 48 giờ sau khi dùng dị
ứng có thể xảy ra: da đầu, da tay bị ngứa nổi mụn nước, mặt và hai tay bị
sưng vù, ửng đỏ, ngứa, chảy nước vàng. Nặng hơn, có thể lan xuống cổ ngực
kèm thêm nốt đỏ. Phản ứng dị ứng này có thể xảy ra ở lần nhuộm đầu và
cũng có thể xảy ra ở lần nhuộm sau (dù những lần nhuộm trước là bình
thường. Đây là hai chất có nguồn gốc từ than đá, có nguy cơ gây ung thư
theo phát hiện của Viện Ung thư quốc gia Bethesda MD). Hiện nay các nhà
sản xuất một số nước đã ngừng dùng chất này. Tuy nhiên, lại thay thế bằng
các chất có cấu trúc tương tự nên mối nghi ngờ về việc thuốc nhuộm tóc gây
ung thư vẫn còn.
Có rất nhiều tài liệu cho rằng nhuộm tóc gây ung thư, thậm chí trong


tiêu chí dự đoán tuổi thọ thì nếu có nhuộm tóc cần trừ đi 3-5 năm. Thế
nhưng, từ khi nhuộm tóc cho đến khi chết hàng 50-60 năm nên chưa ai thống
kê so sánh những người nhuộm tóc và không nhuộm liệu có sự chênh lệch
về tuổi thọ đó không; việc nghiên cứu ung thư do thuốc nhuộm tóc gây ra
phải tiến hành ít nhất 20 năm, nên đến nay vẫn chưa có bằng chứng. Mặc dù
vậy cần nhớ tới những lời cảnh báo.
Hạn chế tác hại của thuốc nhuộm tóc
Màu đen phù hợp với màu tóc vốn có của người Việt Nam nên dễ
nhuộm. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ lại thích các màu khác như màu nâu đỏ, nâu
nhạt, vàng nhạt, điểm xuyết màu bạch kim Những màu này khó bắt vào tóc
hơn. Trước khi đến hiệu uốn tóc nên suy nghĩ kỹ chọn màu phù hợp. Nếu
không, phải nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, tóc sẽ bị hỏng do thuốc nhuộm,
do nhiệt và tất nhiên sẽ có các tác hại khác nữa. Tốt nhất là 3-6 tháng mới
nhuộm một lần.
Khi nhuộm cần làm sao cho thuốc ngấm vào tóc để hiện màu, ít dây
và ngấm vào da đầu trong thời gian vừa đủ nhằm tránh sự kích ứng. Muốm
làm được thế cần gội sạch và làm khô tóc, khi chải thuốc nhuộm xong cần
đợi khoảng 45 phút (với tóc đen dày, sợi tóc to khó bắt màu), khoảng 35-40
phút (với tóc bình thường) và khoảng 20-30 phút (với tóc ít, thưa, đã từng
nhuộm).
Sau khi dùng thuốc nhuộm, thuốc dưỡng tóc, cần dùng dầu xả cho tóc
óng mượt. Tiếp theo phải dùng nước sạch gội nhiều lần cho hết thuốc
nhuộm, thuốc dưỡng tóc và nước xả nhằm loại bỏ các chất có hại cho da.
Tốt nhất để tóc tự khô nếu cần thì chỉ sấy nhẹ. Không vì vội mà sấy
tóc ở nhiệt độ cao, kéo dài. Cấu tạo tóc gồm vô số tế bào sừng xếp nối tiếp
nhau theo chuỗi hàng dọc. Nhiệt độ cao và kéo dài sẽ thay đổi cấu tạo gây
tổn thương tóc: tắc các tuyến tiết bã làm tóc mất vẻ óng mượt, khô, xù, chẻ
ngọn, dễ gãy
Để tránh dị ứng, hầu hết thuốc nhuộm tóc đều có ghi trên nhãn: phải
thử thuốc trước khi dùng. Cách thử: chấm một ít thuốc nhuộm lên da vùng

sau tai. Để yên không rửa khoảng 2 ngày. Nếu không có cảm giác ngứa rát,
đỏ hay bất kỳ dấu hiệu phản ứng nào khác ở điểm thử thì mới dùng. Theo
quy định mỗi lần nhuộm là mỗi lần thử (tuy nhuộm lại thuốc cũ) nhưng hiện
nay ít người thử hoặc chỉ thử trong lần đầu.
Không được dùng thuốc nhuộm tóc để nhuộm lông mi, lông mày. Ở
những vùng nhạy cảm này thuốc nhuộm tóc dễ gây ra dị ứng nguy hiểm (mù
mắt). Không được làm dây thuốc nhuộm tóc ra mắt, nếu lỡ dây ra phải rửa
mắt nhiều lần bằng nước sạch.
Nếu thận trọng trong lựa chọn thuốc và thao tác sẽ tránh được các tác
hại cho thợ và người nhuộm tóc.

×