Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dùng các thuốc hạ cholesterol phòng bệnh tim mạch pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.18 KB, 4 trang )

Dùng các thuốc hạ cholesterol phòng bệnh tim
mạch: Hại nhiều hơn lợi

Ngày càng nhiều người được các bác sĩ chỉ định thuốc có tác dụng
làm giảm lượng cholesterol liều cao để phòng và trị bệnh tim mạch.
Trong khi tác dụng thật của những thuốc này đối với sức khỏe và tuổi
thọ của người bệnh như thế nào là câu hỏi chưa có lời giải đáng tin cậy.
Trong thử nghiệm được tài trợ bởi hãng bào chế và phân phối lipitor,
5.000 bệnh nhân đã dùng liều 80mg/ngày, 5.000 người khác dùng liều
10mg/ngày. Kết quả cho thấy: nhóm bệnh nhân dùng lipitor liều cao đạt
lượng cholesterol không tốt (LDL-C) trung bình là 77 mg/dl, nhóm dùng
lipitor liều thấp là 101 mg/dl. Sau 5 năm, tỷ lệ tử vong bởi bệnh tim mạch ở
nhóm dùng lipitor liều cao là 8,7% (434 người), nhóm dùng liều thấp là
10,9% (538 người).

Tháng 8/2006, một nghiên cứu rộng lớn về tác dụng của lipitor liều
cao trên các bệnh nhân mới bị tai biến mạch máu não đã được công bố trên
tạp chí "New England Journal of Medicine". Nghiên cứu này cũng do hãng
bào chế lipitor tài trợ và kết quả cho thấy lipitor với liều 80 mg/ngày chỉ
mang lại một kết quả rất nhỏ trong việc phòng tái phát tai biến mạch máu
não so với giả dược (placebo).

Ở nhóm dùng lipitor liều cao, trong thời gian nghiên cứu có 11,2%
bệnh nhân bị tái phát đột quỵ (tai biến mạch máu não), nhóm không dùng
thuốc tỷ lệ này là 13,1% (tức là giảm được 1,9%). Nhưng số người bị chảy
máu não trong nhóm dùng lipitor lại cao hơn người không dùng thuốc đến
67%. Việc dùng loại thuốc có độc tính và tác dụng phụ, đắt tiền này với liều
rất cao như trên đã không mang lại lợi ích cho người bị tắc nghẽn mạch máu
não là bao, nhưng đã làm tổn hại nhiều trường hợp tai biến mạch máu não do
chảy máu (vỡ mạch máu). Những phản ứng phụ và tác dụng độc hại của
lipitor đã khiến cho nhiều bệnh nhân phải bỏ thuốc, đặc biệt là các trường


hợp tổn thương ở gan đã tăng tới 500% (5 lần).

Công trình tổng kết kết quả của 44 nghiên cứu lâm sàng với sự tham
gia của 9.416 bệnh nhân đã cho thấy tần số các phản ứng phụ của lipitor cao
hơn 20% chứ không phải là 2-6% như hãng bào chế cho biết so với giả dược
(theo Newman CB và cộng sự, American Journal of Cardiology, 2003: 92,
trang 670-676).

Nhóm thuốc statin (zocor, pravachol, mevacor, lescol, crestor)
Một điều bức xúc mà các bác sĩ lâm sàng nhìn thấy khi chỉ định các
thuốc statin là: các số liệu và thông tin về tác dụng phụ của nhóm thuốc này
do các hãng dược phẩm thông báo thường rất ít, nhưng ở bệnh nhân, họ lại
nhận thấy tần số đáng kể của các biến chứng như: đau cơ bắp, mỏi và yếu cơ
bắp, đau khớp, đau bụng, thoái hóa thần kinh, suy tim, táo bón, giảm trí nhớ
và khả năng làm việc bằng trí tuệ, những biến đổi xấu về tâm lý, tinh thần và
đặc biệt là các phản ứng xấu ở gan. Càng dùng thuốc liều cao và càng lâu thì
các biến chứng này càng xuất hiện nhiều hơn.

Trước đó, tạp chí Lancet, số 360 năm 2002 đã đăng nghiên cứu của
Shepherd J và cộng sự về tác dụng của một thuốc statin thông dụng
(pravachol-pravastatin). Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy một lợi ích
nào của thuốc đối với giảm tỷ lệ tử vong, ngoài một bất ngờ là người dùng
thuốc bị ung thư và tai biến mạch máu não nhiều hơn. Và ngay cả liều bình
thường của các thuốc statin cũng gây tai biến ở gan cho một bộ phận người
dùng thuốc.
Trong lịch sử y học, rất ít những tư tưởng đúng được sử dụng ngay và
thường bị gạt bỏ, không được để ý đến trong nhiều thập kỷ. Ngược lại, nhiều
tôn chỉ và biện pháp vô dụng, thậm chí còn độc hại, nguy hiểm chỉ bị phát
hiện sau 25-50 năm từ khi được đưa vào sử dụng rộng rãi.


×