Tuần 26
Tiết 101-Văn học
Ôn Tập Văn Nghị Luận
Nguyễn Tiến Dũng
Trường THCS Nghi Yên
I. Bài học
1. Tóm tắt nội dung của các bài văn nghị luận
2. Đặc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị
luận
3. So sánh đặc trưng của văn nghị luận qua sự
so sánh với loại hình trữ tình và tự sự.
4. Tổng kết
II. Luyện tập
Tuần 26
Tiết 101-Văn học
Ôn Tập Văn Nghị Luận
STT Tên bài Tác giả Đề tài
nghị luận
Luận điểm Phương
pháp lập
luận
1 Tinh thần
yêu nước
của nhân
dân ta
Hồ Chí
Minh
Tinh thần
yêu nước
của dân
tộc Việt
Nam
Dân ta có một
lòng nồng nàn
yêu nước. Đó
là truyền thống
quý báu của ta
Chứng minh
2 Sự giàu đẹp
của tiếng
Việt
Đặng Thai
Mai
Sự giàu
đẹp của
Tiếng Việt
Tiếng Việt có
những đặc sắc
của một thứ
tiếng đẹp, một
thứ tiếng hay
Chứng minh
kết hợp giải
thích
1.Tóm tắt nội dung của các bài văn nghị luận
STT Tên bài Tác giả Đề tài
nghị luận
Luận điểm Phương
pháp lập
luận
3 Đức tính
giản dị của
Bác Hồ
Phạm Văn
Đồng
Đức tính
giản dị
của Bác
Hồ
Bác giản dị
trong mọi
phương diện,
bữa cơm (ăn),
cái nhà (ở), lối
sống, (cách)
nói và viết. Sự
giản dị ấy đi
liền với sự
phong phú rộng
lớn về đời sống
tinh thần ở Bác
Chứng minh
(kết hợp giải
thích và
bình luận)
4 Ý nghĩa
văn
chương
Hoài
Thanh
Nguồn
gốc công
dụng và ý
nghĩa
của văn
chương
đối với
cuộc
sống của
con
người
Nguồn gốc
của văn
chương ở tình
thương người,
thương muôn
loài, muôn vật.
Văn chương
hình dung và
sáng tạo ra sự
sống, nuôi
dưỡng và làm
giàu cho tình
cảm của con
người.
Giải thích
(kết hợp
bình luận)
STT Tên bài Tác giả Đề tài
nghị luận
Luận điểm Phương
pháp lập
luận
2. Đặc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị luận.
Tên bài Đặc sắc nghệ thuật
Tinh thần yêu
nước của nhân
dân ta.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc
- Dẫn chứng toàn diện, chọn lọc, tiêu biểu và sắp xếp
theo trình tự thời gian lịch sử, rất khoa học, hợp lý
Sự giàu đẹp của
Tiếng Việt
- Kết hợp chứng minh với giải thích ngắn gọn.
-
Luận cứ và luận chứng xác đáng toàn diện phong phú
và chặt chẽ.
Đức tính giản dị
của Bác Hồ
-Kết hợp chứng minh với giải thích bình luận ngắn gọn
-Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục.
-Lời văn giản dị tràn đầy nhiệt tình, cảm xúc.
Ý nghĩa văn
chương
-Kết hợp giải thích với bình luận ngắn gọn.
-Trình bày vấn đề phức tạp một cách dung dị, dễ hiểu.
-Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.
TT Thể loại Yếu tố chủ yếu Tên bài ví dụ
3. So sánh đặc trưng của nghị luận qua sự so sánh với loại
hình trữ tình và tự sự
1 Tự sự
(truyện ký)
-Cốt truyện
-Nhân vật
-Nhân vật kể
chuyện
-
Dế mèn phiêu lưu ký
-
Cuộc chia tay của những
con búp bê
-
Cây tre Việt Nam
2 Trữ tình
(thơ, tùy bút
trữ tình)
-Tâm trạng, cảm
xúc.
-Hình ảnh,vần, nhịp,
nhân vật trữ tình.
-
Ca dao dân ca trữ tình.
-
Tiếng gà trưa
-
Tĩnh dạ tứ.
31 Nghị luận -Luận đề
-Luận điểm
-Luận cứ
-Luận chứng
- Tinh thần yêu nước của
nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Ý nghĩa văn chương.
Tổng kết
•
Ghi nhớ:
Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn
ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp
của con người để nêu ý kiến, đánh giá,
nhận xét bàn luận về các hiện tượng sự
vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật,
hay về ý kiến của người khác.
Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự
sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lý
lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm
thuyết phục nhận thức của người đọc. Bài
văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay
đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và
lập luận. Các phương pháp lập luận chính
thường gặp là chứng minh, giải thích.
Tổng kết
•
Ghi nhớ:
Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ
phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con
người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét bàn luận
về các hiện tượng sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm
nghệ thuật, hay về ý kiến của người khác.
Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ
tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lý lẽ, dẫn
chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục
nhận thức của người đọc. Bài văn nghị luận nào
cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận
điểm, luận cứ và lập luận. Các phương pháp lập
luận chính thường gặp là chứng minh, giải thích.
II. Luyện tập
Em hãy chọn câu trả lời chính xác nhất:
1. Một bài thơ trữ tình:
a. Không có cốt truyện và nhân vật.
b. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân
vật.
c. Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc
của tác giả.
d. Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm cảm xúc
qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc
sự việc.
Em hãy chọn câu trả lời chính xác nhất:
2. Trong văn bản nghị luận:
a. Không có cốt truyện và nhân vật
b. Không có yếu tố miêu tả, tự sự.
c. Có thể có biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
d. Không sử dụng phương thức biểu cảm.
Em hãy chọn câu trả lời chính xác nhất:
3. Tục ngữ có thể coi là:
a. Văn bản nghị luận
b. Không phải là văn bản nghị luận
c. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn
gọn
Em hãy chọn câu trả lời chính xác nhất:
4. Bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh
Huệ (đã học ở lớp 6) là tác phẩm:
a. Thơ trữ tình: vì thể hiện tâm trạng của các
nhân vật trữ tình (Bác Hồ, anh đội viên) lại
có vần nhịp…
b. Tự sự bằng văn vần: vì có cốt truyện, có
nhân vật, có chi tiết, có hành động…
c. Thơ tự sự: vì có sự kết hợp các yếu tố của
hai thể loại nhưng yếu tố trữ tình vẫn đậm
hơn, vẫn là chủ yếu.
d. Tự sự-trữ tình.