Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN văn bản nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.58 KB, 14 trang )

Đề tài: Giúp học sinh nhận biết, phân biệt các hình thức văn nghị luận.
A. Đặt vấn đề.
I. Lời nói đầu.
Tích hợp là quan điểm cơ bản của việc đổi mới nội dung chơng trình SGK và đổi
mới phơng pháp dạy học trong bộ môn Ngữ văn của nhiều năm nay. Trong chơng trình
SGK Ngữ văn THCS, các tác giả biên soạn đã thể hiện rất rõ quan điểm tích hợp này ở
mọi hình thức: tích hợp ngang giữa các phân môn, tích hợp dọc, tích hợp đồng tâm Sự
đổi mới này không chỉ giúp học sinh có đợc kiến thức tổng hợp mà còn có kỹ năng tốt hơn
trong quá trình học và làm văn.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của môn Ngữ văn ở trờng phổ thông nóichung và ở
trờng THCS nói chung là phải giúp học sinh hình thành bốn kỹ năng cơ bản là: Nghe, nói,
đọc, viết; trong đó kỹ năng viết có một vai trò vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ hình thành
kỹ năng viết chính là ở phân môn Tập làm văn, chính vì vậy chỉ riêng ở phần tập làm văn
ở lớp 9, bên cạnh việc hớng dẫn các em viết những văn bản hành chính thông dụng nh:
Biên bản, Hợp đồng, Th (điện) chúc mừng và thăm hỏi, sẽ đi sâu hơn vào ba kiểu văn bản
Thuyết minh, Tự sự, Nghị luận, giúp các em biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và
yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, yếu tố miêu tả và nghị luận, đối thoại, độc thoại
và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, phép phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị
luận. Về văn bản nghị luận, các em sẽ đợc tìm hiểu sâu hơn về hai hình thức thờng gặp
nhất là nghị luận xã hội, một hình thức trớc đây cha đợc chú ý đúng mức trong nhà trờng
và nghị luận văn học với hai dạng cụ thể là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Nhng trong thực tế có thể khẳng định rằng
thể loại văn nghị luận là một thể loại văn khá khó đối với học sinh THCS. Qua quá trình
giảng dạy tôi nhận thấy rằng một bộ phận lớn học sinh cha thực sự có kỹ năng xác định
luận điểm, luận cứ; cha xác định và phân biệt đợc các yêu cầu khác nhau của các hình
thức văn nghị luận.
II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1.Thực trạng.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trờng THCS , tôi nhân thấy
khi giảng dạy phân môn Tập làm văn và cụ thể là kiểu bài văn nghị luận đang tồn tại
những vấn đề sau:


- Một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn quan niệm phân môn Tập làm văn nói chung và
kiểu bài văn nghị luận nói chung là một kiểu bài khó. Vì vậy khi giảng dạy cha thật sự đợc
chú trọng, thời lợng dành cho thực hành của phân môn này cha thật sự đợc sử dụng có
hiệu quả. Mỗi hình thức nghị luận đều có một tiết giành cho luyện nói, nhng trên thực tế
thì giờ luyện nói này cha thật sự đợc sử dụng đúng với mục đích của giờ luyện nói.
- Trong khi giảng dạy giáo viên chỉ chú ý đến nội dung bài học, miễn sao cung cấp đầy
đủ cho học sinh dung lợng kiến thức trong sách giáo khoa mà ít chú trọng đến việc giúp
các em hình thành kỹ năng nhận biết, phân biệt các hình thức nghị luận để qua đó các em
có thể xác định ngay đợc nội dung yêu cầu của từng hình thức nghị luận để áp dụng vào
bài văn nghị luận của mình.
- Thực tế thì hiện nay ở trong nhà trờng nói chung và riêng ở cấp THCS nói riêng vẫn
còn một bộ phận lớn học sinh có thói quen thụ động, quen nghe, chép lại những gì giáo
viên nói. Khi làm bài thì phụ thuộc hoàn toàn vào các tài liệu học tốt, bài văn mẫu lúc nào
cũng có sẵn trên thị trờng mà hàn toàn không có thói quen suy nghĩ khám phá và tự bộc lộ
bản thân.
2.Kết quả của thực trạng trên.
1
Đề tài: Giúp học sinh nhận biết, phân biệt các hình thức văn nghị luận.
Từ những thực trạng nh trên sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là các em dần phụ thuộc hoàn
toàn vào những tài liệu có sẵn, không chú trọng hoặc không còn hứng thú với môn học.
Các em không còn khả năng nhận biết, phân biệt các hình thức nghị luận. Chính vì vậy mà
các em sẽ không nắm đợc yêu cầu riêng, cụ thể của từng hình thức nghị luận, bài nghị
luận của các em sẽ không có lập luận chặt chẽ, lô gích, thiếu tính thuyết phục.
Qua khảo sát chất lợng ở hai lớp 9C, 9D tôi trực tiếp giảng dạy thông qua các bài viết,
kết quả thu đợc là:
Lớp Sĩ số Kết quả đạt đợc
Gỏi % Khá % TB % Yếu % Kém %
9C 38 1 2,6% 5 13,2% 24 63,2% 8 21% 0 0%
9D 40 1 2,5% 6 15% 24 60% 9 22,5% 0 0%
Từ kết quả nh trên, bằng kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân tôi đa ra một vài

biện pháp nho nhỏ để nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học các hình thức văn nghị
luận ở trờng THCS.

B.Giải quyết vấn đề
2
Đề tài: Giúp học sinh nhận biết, phân biệt các hình thức văn nghị luận.
I. Các giải pháp thực hiện.
1.Nghị luận là gì?
Nghị luận nghĩa bàn và nhận định, đánh giá về một tình hình, một vấn đề nào đó(Từ
điển Tiếng Việt).
2. Phân loại:
Có hai loại Nghị Luận:
+ Nghị luận chính tri, xã hội.
+ Nghị luận văn chơng.
Nghị luận về một sự việc hiện tợng trong đời sống xã hội là nghị luận chính trị, xã hội.
Ví dụ: Bàn luận về " Không có gì quý hơn độc lập tự do" là nghị luận chính trị. Nghị
luận về thói đố kị, lòng khoan dung, lòng nhân ái, tệ tham nhũng... là nghị luận xã hội.
Nghị luận tục ngữ là nghị luận xã hội, nh :"Uống nớc nhớ nguồn"; "Tốt danh hơn lành
áo", " Có công mài sắt có ngày nên kim", v.v..
3.Thế nào gọi là văn nghị luận?
Nghị luận là kiểu bài, là phơng pháp nghị luận sử dụng thao tác bàn bac, phân tích
giúp ngời đọc, ngời nghe hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rộng một vấn đề, chỉ rõ vấn đề ấy là
đúng hay là sai, tốt hay xấu, cũ hay mới...đồng thời giúp ngời nghe, ngời đọc có thái độ
đúng, hành động đúng đối với vấn đề đang nghị luận.
Chính vì vậy, một bài nghị luận phải đạt đợc ba mục tiêu cụ thể nh sau:
- Một là, Phân biệt rõ đúng, sai, tốt, xấu, cũ mới... của vấn đề.
- Hai là, mở rộng, khơi sâu tầm nhận thức, sự hiểu biết về vấn đề đó.
- Ba là, xác định rõ thái độ, tình cảm, hành động đúng đắn khi đối diện với vấn đề ấy.
4. Các thao tác nghị luận.
Một bài nghị luận phải nâng vấn đề có ý nghĩa khái quát, có giá trị lý luận và thực

tiễn trên cơ sở một quan điểm, một lập trờng nhất định.
Để đạt đợc ba mục tiêu của bài nghị luận, ngời viết phải sử dụng thao tác nghị luận kết
hợp với thao tác giải thích và thao tác chứng minh.
Muốn phân biệt vấn đề đúng hay sai, tốt hay xấu, cũ hay mới, ta phải giải thích, phải
trả lời thoả đáng các câu hỏi: Nghĩa là gì? nh thế nào? tại sao? Vì sao?
Muốn mở rộng, khơi sâu tầm nhận thức, sự hiểu biết về vấn đề đó ta phải bàn luận, so
sánh, đối chiếu lý luận với thực tế, nghĩa là ta phải bbình, phải luận kết hợp với chứng
minh.
Việc kết hợp thao tác, thao tác chứng minh với thao tác bình và luận trong một bài văn
nghị luận mang tính tất yếu. Vì thế, một bài nghị luận nếu viết nông cạn chẳng khác gì
một bài văn giải thích đợc thêm thắt một vài dẫn chứng.
5.Ba bớc của một bài văn nghị luận.
Trong thân bài của bài nghị luận , cần lần lợt phát triển theo ba bớc nh sau:
- Bớc một, phải giải thích rõ vấn đề. Một từ ngữ khó, một khái niệm mới cần đợc giải
thích rõ. Nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa của vấn đề phải đợc giải thích cụ thể. Bớc một
giải thích này đợc coi nh soi sáng vấn đề là bớc rất cần thiết.
- Bớc hai, phải bình để chỉ rõ đúng sai, tốt xấu, cũ mới, của vấn đề. Tại sao đúng(sai)?
Đúng sai nh thế nào? Phải có lý lẽ trên một quan điểm lập trờng nhất định. Phần bình thể
hiện rõ cái yêu, cái ghét, sự tiến bộ hay lạc hậu, hạn chế về mặt nhận thức, về t tởng, tình
cảm của ngời bình luận. Phần bình cần sự sắc sảo.
- Bớc ba, phải luận, nghĩa là phải bàn bạc, bàn luận, so sánh, đối chiếu khơi sâu, mở
rộng vấn đề; đặt vấn đề trong nhiều mối tơng quan về gia đình, xã hội, lịch sử, về lý luận,
3
Đề tài: Giúp học sinh nhận biết, phân biệt các hình thức văn nghị luận.
về thực tiễn để bàn luận cho thoả đáng. Bớc ba của một bài văn nghị luận chính là nơi để
phân biệt mức độ, chất lợng của trình độ của bài văn, của ngời viết.
*Chú ý: Ba bớc của một bài nghị luận cần rạch ròi trong nhận thức. Những bài nghị
luận một câu tục ngữ, một câu ca dao, một ý kiến ngắn... thờng thờng ở thân bài nên tiến
hành theo trình tự ba bớc.
Đối với những vấn đề bình luận về một vấn đợc trích dẫn trong một câu dài có nhiều

vế, ta phải:
- Có lúc gộp bớc 2 và 3, kết hợp nghị luận trong từng vế.
- Có lúc phải gộp cả ba bớc trong từng vế cụ thể.
- Đọc các bài văn minh hoạ sẽ thấy rõ sự sáng tạo trong văn nghị luận phản ánh trí tuệ và
độ thông minh, nhạy cảm của ngời học sinh.
6.Dàn ý một bài văn nghị luận.
a,Mở bài:
Cần có hai nhân tố sau, gắn liền với nhau, hô ứng nhau: dẫn, nhập.
- Dẫn: là dẫn dắt hớng về luận đề. Cần đúng hớng cha vội nêu bật ý nghĩa của vấn đề. Có
nhiều cách dẫn dắt nh nêu xuất xứ của vấn đề, hoặc nêu hoàn cảnh( xã hội, lịch sử, nghệ
thuật, học thuật... ) của vấn đề xuất, hiện, nảy sinh. Cũng có thể nêu mục đích của vấn đề
phải nghị luận. Cũng có trờng hợp sử dụng cách so sánh, nghi vấn hoặc tơng phản, ...nói
chung là cần biến hoá linh hoạt.
- Nhập: là nhập đề. Dẫn với gắn liền với nhập nh hình với bóng. Nhập tức là nêu vấn đề
phải bình luận. Nếu danh ngôn, câu văn, câu thơ, ca dao, tục ngữ... đợc chỉ định trong đề
bài, thì ta phải giới thiệu trích dẫn và đặt trong dấu ngoặc kép.
- Mở bài bài văn nghị luận cần thể hiện một phong độ và s sâu sắc.
b,Thân bài: Có ba bớc sau.
- Bớc 1: Phải giải thích vấn đề. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa của vấn
đề. Tục ngữ, ca dao thì phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. Câu văn, câu danh ngôn, câu
thơ (Đặc biệt là thơ cổ)... thì ta phải giải thích từ khó, khái niệm, để từ đó tìm ra hàm
nghĩa, nội dung ý nghĩa. Không thể đơn giản bớc 1, nếu là nghị luận ca dao, tục ngữ, thơ
văn cổ.
- Bớc 2: là bình.
Nghĩa là phải khẳng định vấn đề đúng hay sai. Dùng lý lẽ để phân tích đúng sai của
vấn dề. Chỉ ra đợc nguyên nhân: Tai sao đúng? Vì sao sai? Đúng sai nh thế nào? Nếu
thiếu lý lẽ hoặc lý lẽ nông cạn, nếu thiếu kiến thức hoặc hiểu biết lờ mờ, thì làm sao mà
bình, mà khen mà chê đợc. Có lúc ngời viết phải sử dụng một vài dẫn chứng để minh hoạ
cho cái sai, cái đúng của vấn đề. Quan điểm, lập trờng nhận thức về t tởng, đạo đức, về
hoạ thuật của ngời nghị luận thể hiện rõ ở phần này. Cần một cách viết sắc và gọn, linh

hoạt. ít sử dụng câu dài. Tính chất tranh luận, tự biện đợc bộc lộ.
- Bớc 3: Luận.
Luận là bàn bạc, bàn luận, mở rộng lật đi lật lại vấn đề, đối chiếu vấn đề ( Về các mặt
lịch sử, xã hội, học thuật, về lý luận và thực tiễn, trong không gian, thời gian và các lĩnh
vực....) Có lúc so sánh với các vấn đề tơng quan, liên quan. Cũng có lúc đánh giá vấn đề,
nêu bật tác dụng và tác hại, mặt tích cực hoặc hạn chế của vấn đề.
Dây là phần hay nhất và cũng là phần khó nhất. Nó thể hiện độ sâu, rộng của bài nghị
luận. Nếu bài nghị luận chỉ dừng lại ở bớc 2 thì chẳng khác gì bài giải thích.
Chú ý:
4
Đề tài: Giúp học sinh nhận biết, phân biệt các hình thức văn nghị luận.
Ba bớc của một bài văn nghị luận là những bớc đi cơ bản, cần có và phải có. Học sinh
cần định hình ba bớc ấy. Làm văn nói chung, nghị luận nói riêng, cần phải căn cứ vào đề
bài cụ thể, phân tích cụ thể để vận dụng sáng tạo. Từ khuôn mẫu mà sáng tạo, ấy mới là
làm văn.
- Nghị luận ca dao, tục ngữ, thơ cổ thì nên có ba bớc.
- Có vấn đề bình luận là câu văn, câu danh ngôn có nhiều vế, mỗi vế là một khía cạnh
của vấn đề thì sau bớc 1, ta kết hợp bình và luận từng vế một, đi sâu vào vế chính, vào
trọng điểm.
Ví dụ:
a, Bình luận câu tục ngữ:
" Đời ngời có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn đợc nửa gang"
Nên tiến hành theo ba bớc.
b, Bình luận ý kiến sau đây của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
" Học để hành. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học cũng vô ích.
Hành mà không học thì hành không trôi chảy"
- Sau bớc 1 giải thích thế nào là học và hành; tại sao học với hành phải đi đôi? Ta phải
kết hợp bình luận:
- Học để hành. Học với hành phải đi đôi.

- Học mà không hành thì cũng vô ích.
- Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
c, Kết bài:
- Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đang nghị luận.
- Rút ra bài học (t tởng, tình cảm, nhận thức...) nêu phơng hớng hành động.
- Mở ra một vấn đề liên quan với vấn đề đang nghị luận ( vấn đề nghị luận đã khép lại,
một vấn đề mới lại đợc nêu ra, xuất phát từ vấn đề trớc- rất hay, rất khó).
II.Các biện pháp tổ chức thực hiện.
A. Các hình thức nghị luận.
1. Nghị luận xã hội.
1.1.Nghị luận về một sự việc, hiện tợng đời sống.
a, Nhận diện.
Nghị luận về vấn đề t tởng, đạo đức, lối sống là bài nghị luận xã hội, trong đó ngời viết
phải bàn luận, bình phẩm, khen, chê về các biểu hiện trong cộng đồng đã và đang diễn ra.
Ví dụ: Lòng hiếu thảo, tính khoe khoang, sự đua đòi, tinh thần tự học, đạo lý uống n-
ớc nhớ nguồn, hiện tợng vứt rác bừa bãi...
Trong đời sống xã hội thờng xảy ra vô vàn những sự việc, hiện tợng. Xét về tính chất, có
những sự việc, hiện tợng lớn nh chiến tranh, tình trạng tai nạn giao thông, tình trạng thiên
tai hoả hoạn, sự xuông cấp về đạo đức; nhng cũng có những sự việc, hiện tợng nhỏ, đơn
giản nh sự thất hứa, thói đua đòi, đi học muộn, tính hiếu thắng... Ngay trong từng sự việc,
hiện tợng cũng có nhiều tình huống, nhiều cách biểu hiện diễn biến khác nhau. Chẳng hạn
nh cùng là việc đi học, nhng có ngời đi học sớm, có ngời đi học muộn; có ngời đi học
chuyên cần, có ngời lại hay bỏ học... Hay cũng là sự việc giữ gìn vệ sinh công cộng nhng
ngời này thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, ngời kia lại thờng xuyên vi phạm qui định
chung, lại có ngời cũng thực hiện nhng mang tính chất đối phó.
Đứng trớc những sự việc ấy, con ngời cần phải bày tỏ thái độ của mình: hoặc khen,
hoặc chê; hoặc đồng; hoặc phản đối; hoặc khâm phục tôn trọng, hoặc coi thờng chế giễu...
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×