Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

skkn một vài biện pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở lớp 33 trường tiểu học trần bình trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.02 MB, 23 trang )








SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


MỘT VÀI BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở LỚP 3/3
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2009-2010 là năm học thứ hai tiếp tục thực hiện chỉ thị số
40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT
ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động và
triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Với mục đích “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng
thời nhằm khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”,
trong một năm qua, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đã được triển khai rộng rãi trong các trường phổ thông trên khắp
địa bàn trên cả nước.
Sau một năm triển khai thực hiện, phong trào thi đua "Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông trên địa bàn thành
phố Ðà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; được Bộ Giáo dục và


Ðào tạo công nhận là một trong 10 chỉ tiêu thi đua xuất sắc mà ngành GD&ÐT
thành phố đã phấn đấu đạt được trong năm học 2008-2009.
Ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai sâu rộng từ năm học 2008-
2009 và bước đầu đã thu được những thành tích đáng kể, đóng góp một phần
không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và các phong trào
khác trong nhà trường. Bước sang năm học 2009-2010, nhà trường tiếp tục triển
khai phong trào này với những yêu cầu cao hơn, thiết thực hơn phù hợp với tình
hình thực tế của nhà trường.
Để phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” thực sự có bề rộng và chiều sâu, đem lại những hiệu quả thiết thực trong
hoạt động dạy và học, giúp các em tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập
cũng như trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, với vai trò một giáo viên chủ


nhiệm lớp tôi đã chọn đề tài: “ Một vài biện pháp Xây dựng Trường học thân
thiện, học sinh tích cực ở lớp 3/3 trường Tiểu học Trần Bình Trọng” để
nghiên cứu nhằm giúp các em phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo
trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY
DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” TRONG
CÁC TRUỜNG PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2008-2013:
1. Mục tiêu
a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp
với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
b) Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

2. Yêu cầu
a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ
sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được
an toàn, thân thiện, vui vẻ.
b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt
động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo.
c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi
mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và
phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống
lịch sử cách mạng cho học sinh.
đ) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải
trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của


phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho
chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh
mẽ.
3. Nội dung
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp
- Bảo đảm trường, lớp sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp
hơn, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức để học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trồng cây
vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến
lớp học và cảnh quan môi trường.
- Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà
trường, lớp học và cá nhân.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở

mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo có phương pháp dạy, giáo dục và hướng dẫn học sinh học
tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức
vươn lên; góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo
thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
c) Tổ chức các hoạt động tập thể
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
d) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
sinh hoạt.
- Rèn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai
nạn thương tích khác.


- Xây dựng kỹ năng ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong
học đường.
- Hình thành thói quen làm việc theo nhóm.
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích
cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp
dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn
hóa và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với
chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích
lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và
khách du lịch.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG:
1. Tình hình thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng trong năm học
2008-2009:
1.1 Tình hình triển khai:
Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch
số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc phát động và triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, trên cơ sở những mục tiêu, yêu cầu, nội dung của
phong trào thi đua này, với thực tế tình hình của một trường tiểu học vùng ven
thành phố, ngay từ đầu năm học 2008-2009 trường Tiểu học Trần Bình Trọng đã
phát động và xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
Với mục đích “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu


quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng
thời nhằm khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”,
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã
được đông đảo giáo viên và học sinh trong trường hưởng ứng thực hiện. Từ kế
hoạch chung của nhà trường, từng đơn vị lớp, từng giáo viên chủ nhiệm đã lên
kế hoạch cụ thể để xây dựng “Lớp học thân thiện” cho riêng lớp mình.
Những hộp thư “Điều em muốn nói”, “Tâm sự của em”… lần lượt ra đời
đã giúp học sinh bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em.
Những góc Qui ước lớp học đã phần nào giúp các em điều chỉnh thái độ học tập,
cách cư xử với bạn bè, thầy cô. Những hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh do

nhà trường tổ chức như “Ngày hội Thiếu nhi, vui khỏe”, “Hội diễn Văn nghệ,
những chuyến tham quan đã phần nào giúp các em rèn các kĩ năng sống, làm các
em tự tin hơn với bản thân và tự tin hơn trước mọi người.
1.2 Một số kết quả tiêu biểu:
+ Nội dung “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”:
. Duy trì trường đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp và đang được đề nghị Tặng
Giải thưởng Môi trường năm 2009. Trường học đảm bảo an toàn, phát huy tốt
nhà đa năng và khu vui chơi tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức tốt việc trồng và chăm
sóc hoa, cây thường xuyên.
. Làm các bảng Nội qui trang trí ở các khu nhà vệ sinh HS. Các nhà vệ
sinh luôn được giữ gìn sạch sẽ; phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi
HS.
. Làm mới nhiều pa no, áp phích tuyên truyền ở trong trường; vẽ trang trí
nhiều tranh tường có ý nghĩa giáo dục HS; xây dựng hộp thư “Ý kiến của phụ
huynh”, “Điều em muốn nói”.


. Tổ chức, triển khai phân công cho HS lao động vệ sinh trường, lớp
thường xuyên và giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường luôn giữ
trường lớp xanh - sạch - đẹp và vệ sinh cá nhân tốt.
+ Nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học
sinh, giúp các em tự tin trong trường học”:
. Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy - học trong tất cả các môn học. Chú trọng chỉ đạo đổi mới các
hoạt động học tập cho HS.
. Đẩy mạnh và tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng năm Công nghệ
thông tin. CB-GV và HS đạt nhiều giải trong các hội thi về Công nghệ thông tin
các cấp. Để chuẩn bị mở website của trường, đã tổ chức thực hiện một số nội
dung như xây dựng Ngân hàng Dữ liệu phục vụ dạy-học, Ngân hàng Bài giảng
điện tử

. Tham gia và đạt nhiều kết quả cao trong Hội thi Đồ dùng dạy học các
cấp.
+ Nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”:
. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động giao lưu, hoạt
động tham quan, dã ngoại giúp các em rèn luyện các kỹ năng sinh hoạt cộng
đồng, kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ
+ Nội dung “Tổ chức vui chơi tập thể vui tươi, lành mạnh”:
. Tổ chức tốt HKPĐ cấp trường và tham gia giải Thể thao học sinh các
cấp đạt nhiều thành tích cao; tổ chức thành công Đêm văn nghệ “ Thắp sáng ước
mơ ”.
. Xây dựng và tổ chức có hiệu quả Góc trò chơi dân gian tại Nhà đa
năng.
. Tổ chức Sân chơi cuối tuần (Hình thức như Tam sao thất bản); Ngày
hội “Thiếu nhi vui, khoẻ” dịp 26/3/2009 gồm các nội dung : Thi đồng diễn thể


dục, múa hát tập thể, thi vẽ tranh, các trò chơi dân gian (Ô ăn quan, kéo co, đổ
nước vào chai )
+ Nội dung “Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát
huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương”:
. Có các pa-no tiểu sử anh hùng, góc trưng bày tranh ảnh để giáo dục
truyền thống cho HS.
. Tổ chức cho HS các khối lớp 3, 4, 5 tham gia hoạt động dã ngoại, tham
quan một ngày tại các Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Quân khu 5, Bảo tàng
Đà Nẵng, Bảo tàng Chăm, công viên 29-3.
. Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho HS chăm sóc và viếng hương tại
Nghĩa trang liệt sĩ Hoà Hiệp.
. Tham dự các lễ hội tại địa phương như : Lễ hội Đình làng Kim Liên, Lễ
hội Cầu an, Cầu ngư tại khu văn hoá biển Kim Liên.
Ngoài ra, nhà trường đã Tổ chức thực hiện tốt “Tháng khuyến học năm

2009” đã vận động hỗ trợ cho học sinh đầu năm học 2009-2010 gồm tiền mặt và
sách vở tổng trị giá khoản 15 triệu đồng.
2. Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện,
học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng-Năm học 2009-2010:
Trên cơ sở kế thừa những thành quả đã đạt được từ phong trào thi đua
“Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2008-2009,
năm học 2009-2010 trường Tiểu học Trần Bình Trọng tiếp tục phát động phong
trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những nội
dung đa dạng và thiết thực nhằm giúp các em rèn luyện tốt hơn các kĩ năng
sống, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập và trong các
hoạt động xã hội, đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
trong và ngoài nhà trường, xây dựng được môi trường giáo dục thật sự an toàn,
thân thiện và hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.


* Một số vấn đề trọng tâm của phong trào thi đua “Xây dựng Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2009 - 2010:
- Tập trung đổi mới phương pháp dạy và học thực sự có hiệu quả đáp ứng
theo các nội dung yêu cầu của phong trào thi đua.
- Tổ chức đưa các trò chơi dân gian, văn nghệ dân gian vào nhà trường
phù hợp và có chất lượng.
- Tổ chức nhiều hoạt động để tạo điều kiện rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh.
- Thực hiện tiếp tục việc chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá
tại địa phương đạt hiệu quả thiết thực.
III. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO
THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC” CỦA LỚP 3/3 – TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG
TRONG NĂM HỌC 2009-2010:
1. Đặc điểm, tình hình lớp 3/3:

a. Thuận lợi:
- Với sĩ số 33 học sinh, lớp 3/3 không thuộc loại đông học sinh như
những lớp học ở vùng trung tâm thành phố.
- Học sinh được học hai buổi trên ngày trong một ngôi trường khang
trang sạch đẹp, đầy đủ cơ sở vật chất tối thiếu của một trường chuẩn quốc gia
mức độ 2.
b. Khó khăn:
- Phần đông cha mẹ học sinh lại theo nghề nông và buôn bán nhỏ nên đa
phần các em ít được cha mẹ quan tâm, giúp đỡ trong học tập.
- Đa số học sinh ít tự tin, thiếu các kĩ năng sống cơ bản, giao tiếp có phần
hạn chế…
2. Một số nội dung và biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của lớp 3/3:


Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp 3/3, trên cơ sở kế hoạch chung về
“Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường, lớp 3/3 đã
đề ra một số nội dung “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” như
sau
2.1 Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp an toàn:
a. Mục đích: Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp an toàn tạo cho học
sinh không khí phấn khởi, thoải mái, an toàn khi đến trường, giúp các em yêu
trường yêu lớp hơn.
b. Nội dung:
- Bảo đảm lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, có cây xanh, thoáng
mát.
- Trồng thêm cây cảnh, trang trí lẵng hoa, bể cá cảnh và các khẩu hiệu
xung quanh phòng học.
- Tổ chức để học sinh chăm sóc cây trong lớp học thường xuyên.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan

môi trường.
- Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà
trường, lớp học và cá nhân.
c. Biện pháp:
- Xây dựng nội quy lớp học qua mục “ Quy ước của chúng em”.
- Phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh lớp để trang trí lớp học.
- Cử những học sinh có uy tín trong tổ để chỉ đạo công tác vệ sinh và các
hoạt động khác của tổ.
- Phân công và quản lý việc trực nhật hằng ngày.
2.2 Dạy và học có hiệu quả phù hợp với lứa tuổi học sinh:.
a. Mục đích: Giúp các em tự tin trong học tập và phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo.
b. Nội dung:


- Coi trọng việc dạy cách học và cách tự học cho học sinh, khuyến khích
học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, không tiếp thu một
chiều, có suy nghĩ và biết phản biện để tự nâng cao chất lượng học tập của mình.
- Chú trọng việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý học sinh.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc sách, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin
trên Internet phù hợp với lứa tuổi; cập nhật tri thức mới; rèn luyện cho học sinh
kỹ năng vận dụng tri thức từ sách vở vào đời sống, vào việc nuôi dưỡng ý chí,
hoài bão, lý tưởng, phẩm chất đạo đức.
c. Biện pháp:
- Sắp xếp chỗ ngồi theo hình thức “ Đôi bạn cùng tiến” để học sinh có
thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Thường xuyên xây dựng các hoạt động nhóm ( nhóm theo sở thích,
nhóm ngẫu nhiên, nhóm cùng trình độ, ) để các học sinh có thể chia sẻ, giúp đỡ
nhau trong học tập, đồng thời qua các hoạt động đó các em có thể rèn tính tự tin,
tự chủ, mạnh dạn trước tập thể.

- Giáo viên thiết kế riêng các bài tập vừa sức dành cho những học sinh
yếu, những câu hỏi, những bài tập nâng cao cho học sinh khá giỏi, đồng thời
thường xuyên động viên và khích lệ các học sinh yếu khi có tiến bộ dù chỉ là sự
tiến bộ rất nhỏ. Với học sinh khá giỏi, luôn khuyến khích các em tìm tòi thêm
những lời giải toán hay, ngắn gọn; những bài văn súc tích, cô đọng, giàu cảm
xúc.
- Phối hợp với giáo viên Tin học và Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin
trường để hướng dẫn cho học sinh cách tìm tư liệu trên internet và cung cấp cho
các em một số trang web hay và bổ ích để các em tự tìm kiếm thêm những tư
liệu bổ ích phục vụ cho việc học tập của mình.
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tự học hỏi và đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.
2.3 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:
a. Mục đích:


- Hình thành và phát triển cho các em kĩ năng ứng xử hợp lí các tình
huống trong cuộc sống, sinh hoạt.
b. Nội dung: Rèn luyện các kĩ năng cơ bản như:
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng nhận thức, kĩ
năng ra quyết định, kĩ năng xác định mục tiêu
- Kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn
thương tích khác.
- Kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội trong học đường.
- Hình thành thói quen làm việc theo nhóm.
c. Biện pháp:
- Tìm hiểu và chia sẻ với các em qua hộp thư “Điều em muốn nói”.
- Rèn cho các em kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc
sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm lồng ghép qua các môn

học như Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt.
- Tổ chức cho các em thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ và
đường sắt qua hội thi “ Em yêu đường sắt quê em”
- Tổ chức cho các em được nghe cách phòng chống cúm A(H1N1) qua
giờ sinh hoạt ngoại khoá
- Tuyên truyền động viên các em tham gia các hoạt động, các phong trào
như làm từ thiện giúp đỡ học sinh nghèo, giao lưu và ủng hộ hội người tàn tật,
2.4 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
a. Mục đích:
- Qua các hoạt động văn nghệ thể thao khuyến khích sự tham gia chủ
động, tích cực, tự giác của học sinh.
b. Nội dung:
- Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân
gian.
- Tích cực tham gia các các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động vui
chơi giải trí khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.


c. Biện pháp:
- Vận động, bồi dưỡng để học sinh có thể tham gia Hội khoẻ Phù Đổng
do các cấp tổ chức một cách nhiệt tình và có hiệu quả.
- Hướng dẫn học sinh chơi các trò chơi dân gian như chơi Ô ăn quan,
nhảy dây, kéo co; các môn thể thao như cầu lông, cờ vua, bóng bàn trong các
giờ giáo dục ngoài giờ lên lớp và giờ sinh hoạt tập thể.
- Thi văn nghệ ở lớp theo các chủ đề nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn trong
năm như ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày Quốc phòng toàn dân 22-12,
ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày thành lập Đội TNTP 15/5
2.5 Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử văn hoá ở địa phương:
a. Mục đích:
- Học sinh biết chăm sóc và phát huy các giá trị văn hoá cách mạng ở địa

phương.
b. Nội dung:
- Tổ chức cho các em tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di
tích lịch sử, văn hoá ở địa phương.
c. Biện pháp:
- Tuyên truyền, giáo dục các em biết ơn các chú thương binh, các anh
hùng liệt sĩ qua bài học đạo đức và các bài tập đọc
- Tổ chức cho các em thăm viếng và chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ Hoà
Hiệp.
- Tổ chức thi tìm hiểu các lễ hội ở địa phương như lễ hội Đình làng Kim
Liên, Lễ hội cầu an, Cầu ngư tại khu văn hoá biển Kim Liên.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Trần Bình
Trọng” tôi đã thu được những kết quả sơ bộ như sau:
- Lớp học luôn được học sinh tự giác quét dọn sạch sẽ; gọn gàng, ngăn
nắp, thoáng mát; các em tự giác thay phiên nhau chăm sóc cây xanh trong lớp


học và tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường,lớp
học, cá nhân.
- Bước đầu học sinh đã biết cách tự học, học tập một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo, không tiếp thu một chiều để tự nâng cao chất lượng học tập của
mình. Một số ít học sinh đã biết cách đọc sách, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin
trên Internet. Một số học sinh đã biết tham gia cuộc thi giải toán qua mạng
Violympic.
- Một số kĩ năng cơ bản của học sinh được nâng lên như: Kĩ năng giao
tiếp; kĩ năng sinh hoạt tập thể; kĩ năng phòng, chống các tai nạn thương tích, tai
nạn giao thông, đuối nước.
- Phần lớn học sinh đã có thói quen làm việc tích cực theo nhóm.

- Đa số học sinh đã tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao,
các trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức. Phong trào văn nghệ ở lớp đã có
một vài chuyển biến rõ nét, một số học sinh đã dần dần yêu thích các làn điệu
dân ca và tự học hát dân ca, hát ru từ ba mẹ, ông bà.

















C. KẾT LUẬN
Việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là rất cần thiết
ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay vì thông qua các hoạt động ở trên học
sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình. Qua các hoạt động ở
trường, ở lớp đó, các em được khích lệ, được thể hiện mình, được giao lưu học
hỏi, được chia sẻ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục cho học sinh.
Việc quyết tâm phấn đấu xây dựng mái trường thân thiện, ở đó, học sinh
tích cực, sáng tạo trong học tập đã trở thành ý chí, niềm tin, động lực và tình
cảm trong mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh ở trường Tiểu

học Trần Bình Trọng nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Với lòng yêu nghề, mến trẻ và nỗ lực học hỏi của bản thân cũng như nỗ
lực phấn đấu của các em học sinh lớp 3/3, thầy trò chúng tôi đã từng bước nâng
cao chất lượng dạy và học. Tôi tin tưởng rằng, cuối năm học này lớp 3/3 của
chúng tôi sẽ đạt được những thành tích cao hơn trong học tập cũng như trong
các hoạt động khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn
trường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học mà nhà trường đã đề ra.

Hòa Hiệp Bắc, ngày 10 tháng 12 năm 2009
Người viết


Phạm Thị Thúy







D. PHẦN KIẾN NGHỊ
Để phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của
lớp 3/3 được giữ vững và ngày càng phát triển, các cấp các ngành có liên quan
đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Đối với nhà trường:
- Hỗ trợ kinh phí để Đội TNTP tổ chức được nhiều các hoạt động giao lưu
văn nghệ, thể dục, thể thao hơn.
2. Đối với tổ chức Đội TNTP HCM:
- Có kế hoạch tổ chức các hội thi, các buổi giao lưu, hoạt động văn nghệ
thể thao để các em được tham gia và được thể hiện mình.

- Tuyên dương kịp thời những tập thể, cá nhân tham gia tốt các phong trào
do Đội phát động. Từ đó khích lệ các em tích cực, chủ động tham gia các hoạt
động Đội.
3. Đối với hội phụ huynh học sinh:
- Thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhệm, phụ huynh học sinh trong lớp
để nắm bắt được tình hình học tập của con em mình và từ đó có sự động viên,
giúp đỡ kịp thời đối với các em.
- Cùng tham gia một số buổi sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ
lên lớp để hiểu rõ hơn về con em mình, kịp thời giúp đỡ và động viên các em
trong học tập đồng thời tạo điều kiện tốt cho các em tham gia các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.










E. PHẦN PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
CỦA LỚP 3/3 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG

Một góc phòng học lớp 3/3 -Trường Tiểu học Trần Bình Trọng


Học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm





Học sinh tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Học sinh tự tin tham gia các hoạt động văn nghệ




Học sinh tự giác tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện

Học sinh tham gia viếng nghĩa trang liệt sĩ phường Hòa Hiệp Bắc




Học sinh được tham quan Bảo tàng Quân khu V - Đà Nẵng

Học sinh tự tin tham gia vẽ tranh cùng các anh chị và các bạn




Học sinh tham gia chơi trò Ô ăn quan với các bạn

Tiểu My tự tin biểu diễn văn nghệ trước các đại biểu và thầy cô



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013
2. Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Phương hướng triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2009-2010 của Phòng GD&ĐT quận
Liên Chiểu
3. Báo cáo sơ kết một năm Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường Tiểu học Trần Bình Trọng.



















MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề Trang 1
B. Giải quyết vấn đề Trang 3
I. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013
Trang 3
II. Tình hình thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Trang 5
III. Một số nội dung và biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của lớp 3/3
Trang 9
IV. Kết quả đạt được Trang 13
C. Phần kết luận Trang 15
D. Phần Kiến nghị Trang 16
E. Phần Phụ lục Trang 17
Tài li
ệu tham khảo

Trang
22

M
ục lục

Trang 23



×