Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luậnan toàn sinh học: Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra về nhận thức và thái độ về GMOs ở Châu Âu và Mỹ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.47 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
&
An toàn sinh học
Chuyên đề 20:Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra về
nhận thức và thái độ về GMOs ở Châu Âu và Mỹ.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Thực hiện: Nhóm 20
1
Họ tên MSV
Nguyễn Thị Trang 550410
Trịnh Thị Trang 550411
Nguyễn Thị Trinh 550412
Đào Trần Trung 550413
Hà Nội,2013
Mục lục
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
I. Mỹ:
1. Nhận thức và thái độ của người dân Mỹ
1.1. Tình hình sử dụng hiện nay
1.2. Thái độ và nhận thức
2. Kết luận chung
II. Châu Âu:
1. Nhận thức và thái độ của người dân Châu Âu
1.1. Tình hình sử dụng hiện nay
1.2. Thái độ và nhận thức
2. Kết luận chung
III. Điểm khác biệt giữa Mỹ và Châu Âu:
IV. Liên hệ với Việt Nam:
V. Đánh giá và ý kiến:


2
C. Kết luận:
D. Tài liệu tham khảo:
A. Đặt vấn đề
Công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gen nói riêng đã có
những bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt
nhất là sinh vật biến đổi gen (GMO) mang lại những thành tựu cực kỳ to
lớn mang tính toàn cầu, nhưng sinh vật biến đổi gen ngay từ khi mới
xuất hiện cho đến ngày nay đã gây ra những ý kiến trái chiều, những
cuộc tranh cãi gay gắt, những lo sợ về khả năng rủi ro… trong giới khoa
học, chính khách, quản lý và dư luận xã hội ở tầm quốc gia, tổ chức, cá
nhân.
Về mặt quốc gia có 3 nhóm với những quan điểm khác nhau:
nhóm thứ nhất hoàn toàn ủng hộ GMO (gồm Mỹ, Canada, Mexico,
Bazil, Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia); nhóm thứ hai là
nhóm không ủng hộ (chủ yếu ở lục địa châu Âu); nhóm còn lại có thái
độ trung gian chờ đợi. Sở dĩ có tình trạng đối xử khác biệt như vậy với
cây trồng biến đổi gen là do tác động khác nhau của các yếu tố chính trị,
tôn giáo và kinh.
Những ý kiến trái chiều đó khi mới xuất hiện diễn ra vô cùng gay
gắt, song trải qua thời gian, cùng với những bằng chứng thực nghiệm
được thực hiện liên tục ở nhiều nước, cây trồng GMO đã dần dần lấy
được niềm tin của các quốc gia, và đã được chấp nhận ở hầu hết các nơi,
bao gồm cả các quốc gia trước đây không ủng hộ nó, như các quốc gia ở
Châu Âu, nhưng với các mức độ chấp nhận là khá khác nhau.
3
Để hiểu rõ về điều này, nhóm em xin đi sâu trình bày về nhận thức
và thái độ về GMOs ở Châu Âu và Mỹ, là 2 khu vực nằm ở 2 nhóm nước
có ý kiến ban đầu trái ngược nhau.
B. Nội dung

I. Châu Âu:
1. Nhận thức và thái độ của người dân Châu Âu:
1.1. Tình hình sử dụng hiện nay:
Công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại
những thành tựu to lớn cho loài người. Trong 13 năm, từ 1996 đến 2008,
số nước trồng GMC đã lên tới con số 25 - một mốc lịch sử - một làn sóng
mới về việc đưa GMC vào canh tác, góp phần vào sự tăng trưởng rộng
khắp toàn cầu và gia tăng đáng kể tổng diện tích trồng GMC trên toàn thế
giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu ha năm 2008).
Trong năm 2008, tổng diện tích đất trồng GMC trên toàn thế giới từ trước
tới nay đã đạt 800 triệu ha. Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác
GMC đã vượt số nước phát triển trồng loại cây này (15 nước đang phát
triển so với 10 nước công nghiệp), dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục gia
tăng trong thời gian tới nâng tổng số nước trồng GMC lên 40 vào năm
2015.
Các nước khối EU, nơi còn nhiều nước không ủng hộ GMO cũng đã
trồng 94.750 ha cây trồng chuyển gen (năm 2009), riêng ngô chiếm 22%
diện tích.
1.2. Thái độ và nhận thức:
Chính phủ các nước Châu Âu EU cho rằng, trong khi chưa có các bằng
chứng xác định về tính an toàn của các GMO, tạm thời cấm trồng cây và
4
nuôi gia súc biến đổi gen trên lãnh thổ Châu Âu. Mức độ phản ứng của
các Chính phủ EU cũng rất khác nhau. Một số nước châu Âu đã có quy
định cho các sản phẩm biến đổi gen.
Một cuộc điều tra năm 2002 cho thấy, 97% người tiêu dùng châu Âu
mong muốn các sản phẩm biến đổi gen được dán nhãn rõ ràng, 80% hoàn
toàn không thích sản phẩm biến đổi gen.
Tuy nhiên, sau khi 133 nước đã thông qua Nghị định thư Cartagena, đã
xuất hiện một số xu hướng tích cực trong việc phát triển và thương mại

cây trồng và sản phẩm biến đổi gen. Các nước đều nhất trí là không sử
dụng các gen kháng sinh làm các chỉ thị chọn lọc cho GMO. Các nước
châu Âu cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu sản phẩm biến đổi gen của Mỹ,
với điều kiện tất cả các sản phẩm này phải được dán nhãn.
Nhưng việc sử dụng GMO ở các nước EU vẫn là vấn đề gây tranh cãi.
Ủy ban châu Âu cùng với các viện, cơ quan quốc gia đã tiến hành các
cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng hàng năm để tìm hiểu ý kiến đại
diện và xác định khuynh hướng và các chỉ số chung. Phần lớn người tiêu
dùng vẫn còn ngần ngại về GMO, tuy nhiên vẫn chấp nhận việc nghiên
cứu và canh tác các cây trồng biến đổi gen. Những cuộc thăm dò gần đây
cho thấy, thái độ người tiêu dùng đã thay đổi, khoảng một nửa người tiêu
dùng đã chấp nhận GMO, đặc biệt là khi lợi ích của người tiêu dùng và
môi trường có thể liên kết với sản phẩm GMO.
Năm 2007, 80% người được phỏng vấn đã không phê phán việc sử
dụng GMO trong nông nghiệp vì lợi ích môi trường. Nhiều người tiêu
dùng dường như không còn lo ngại đến rủi ro tiềm tàng của GMO đối với
sức khỏe và không chủ động lảng tránh các sản phẩm GMO trong khi
mua bán.
5
Một cuộc thăm dò ý kiến của các nước EU về việc sử dụng sản phẩm
GMO được tiến hành vào tháng 11-12/2007, và được thể hiện như sau:
Theo cuộc điều tra này cho thấy, phần lớn người châu Âu tuyên bố
phản đối việc sử dụng GMO (58%), trong khi có khoảng 21% ủng hộ,
còn khoảng trên 9% nói rằng họ chưa bao giờ nghe nói về GMO. Mức độ
phản đối GMO khác nhau ở các nước.
Nước phản đối mãnh mẽ nhất là Slovenia (82%), Cyprus (81%).
Nước ủng hộ cao nhất là Malta và Bồ Đào Nha (28%).
6
Việc phân tích thành công nhất của cuộc thăm dò này là tìm hiểu
được các ý kiến phản đối hay ủng hộ có liên quan đến mối quan tâm của

dân chúng hoặc thiếu thông tin về việc sử dụng GMO như sau:
Qua đó ta thấy, phần lớn các nước ở Châu Âu chưa có những hiểu
biết cần thiết về GMO để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất về
việc có sử dụng GMO hay không?
Association Francaise des Biotechnologies Vegetales (AFBV)
trong một nghiên cứu của Eurobarometer cho thấy công nghệ sinh học
được chấp nhận rộng rãi ở châu Âu. Khoảng 77% người được khảo sát
cho rằng châu Âu nên khuyến khích nông dân tận dụng lợi thế của những
tiến bộ trong công nghệ sinh học. 76% Người Pháp đã cho ý kiến thuận
lợi cũng như trả lời cuộc khảo sát ở Hy Lạp, Slovakia và Estonia, Cộng
hòa Séc, Hungary, Thụy Điển, Đan Mạch, và Slovenia với tỷ lệ cho phép
về công nghệ sinh học cho nông dân lên 86%. Người trẻ tuổi (dưới 24
tuổi) ủng hộ phê duyệt công nghệ sinh học là 81%. Ngoài ra, trên 80%
sinh viên công nghệ sinh học, các điều hành, công chức văn phòng ủng
hộ trong khi những người về hưu, thất nghiệp, người lao động trong nước
và lao động chân tay đã phần nào có ý kiến kém thuận lợi đối với công
nghệ sinh học.
7
Thái độ tích cực của Liên Minh châu Âu về công nghệ sinh học có
xu hướng tăng lên:
Bảng 1: Thay đổi trong thái độ đối với công nghệ sinh học và
kỹ thuật di truyền của người tiêu dùng Châu Âu (Eurobarometer
1999-2005)
Năm 2005, cũng với câu hỏi rằng liệu công nghệ sinh học có làm thay đổi
cuộc sống của mình hay không thì có 50% người được hỏi coi công nghệ
sinh học là tích cực và 30% người được hỏi coi công nghệ gen tốt. Bên
cạnh đó cái nhìn khả quan của người dân châu Âu về các ứng dụng của
công nghệ sinh học cũng tăng lên. Hơn một nửa (52%) của người tiêu
dùng Anh cho rằng công nghệ này như là công cụ chống lại sự gia tăng
tình trạng thiếu lương thực toàn cầu. Trong khi chỉ 13% người được hỏi

bày tỏ sự không đồng ý với ý tưởng này. Gần một nửa (47%) người
được hỏi nhận xét cây trồng biến đổi gen là một giải pháp cho điều kiện
8
thời tiết ngày càng khắc nghiệt và chống các bệnh cây trồng. Trong khi
chỉ có 12% số người được hỏi đã không chia sẻ quan điểm này.Người dân
châu Âu không còn quá khắt khe với thực phẩm biến đổi gene: đã có
27% người châu Âu bày tỏ thái độ tích cực đối với thực phẩm biến đổi
gen. Thái độ của các nước châu Âu đối với thực phẩm biến đổi gene cũng
khác nhau. 46% người tiêu dùng tại Cộng hòa Séc phê duyệt các loại
thực phẩm GM. Ở Bồ Đào Nha có 38% và Tây Ban Nha có 34%. Ngược
lại chỉ có 14% người Hy Lạp và 13% Luxembourgers là ửng hộ thực
phẩm biến đổi gene. Đặc biệt 51% khách hàng châu Âu được hỏi tuyên
bố rằng họ sẽ mua các loại thực phẩm GM nếu những thực phẩm này có
chứa thuốc trừ sâu ít hơn so với các sản phẩm thông thường. 49% người
được hỏi sẽ mua các thực phẩm biến đổi gene than thiện với môi trường.
43% số người được hỏi bày tỏ sự không chấp thuận. Vào cuối năm 2002,
sự sẵn sàng mua các sản phẩm như vậy chỉ có 10% thấp hơn trong mỗi
trường hợp.
II. Mỹ:
1. Nhận thức và thái độ của người dân Mỹ:
1.1. Tình hình sử dụng hiện nay:
Chỉ trong hai năm, từ năm 1996 đến năm 1998, diện tích cây trồng
chứa hạt giống biến đổi gen đã tăng lên 15 lần ở Mỹ: 1/3 cây Ngô và
Bông, hơn 1/2 số cây Đậu tương hiện nay phát triển từ di truyền sửa đổi
hạt giống - đại diện trong số các con nuôi nhanh nhất của công nghệ biến
đổi gen trong lịch sử của nông nghiệp. Đến cuối năm 1999, ước tính có
khoảng 60% các cửa hàng lương thực thực phẩm ở Mỹ chứa các sản
phẩm được trồng từ hạt giống biến đổi gen.
Năm 2000, có 13 quốc gia tham gia canh tác cây trồng biến đổi gen,
trong đó nước Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 68%. Argentina, Canada và

Trung Quốc lần lượt chiếm tỷ trọng là 23%, 7%, và 1%.
9
1.2. Nhận thức và thái độ:
Việc khảo sát người tiêu dùng liên quan đến việc chấp nhận thực phẩm
chuyển gen đã được tiến hành ở Mỹ kể từ đầu những năm 1990. Từ
những năm 1997 đến năm 2001, Hội đồng Thông tin Lương thực Quốc tế
Foundation (IFIC, 2001) điều tra cho thấy 51-77% người tiêu dùng Mỹ đã
sẵn sàng.
Sáng kiến Pew (2001), đề nghị liên kết giữa "kiến thức người tiêu dùng
của GMOs, tình trạng kinh tế xã hội của họ, và thái độ của họ đối với việc
chấp nhận loại thực phẩm GM. Kết quả cho thấy người tiêu dùng chấp
nhận GMOs bị ảnh hưởng bởi nhận thức chủ quan, không liên quan đến
mối liên hệ giữa kiến thức về công nghệ và thái độ (Hamstra, 1991,
1993 , 1995 ). Điều đó thể hiện qua việc, ngay cả khi một số lượng ngày
càng tăng của các sản phẩm thực phẩm từ công nghệ biến đổi gen đã
được giới thiệu vào thị trường Mỹ bắt đầu từ giữa những năm 1990, thì
người tiêu dùng nhận thức về công nghệ sinh học vẫn còn rất hạn chế.
Theo số liệu nhận được vào cuối tháng 8/1999, chỉ có 33% người Mỹ đã
10
nhận thức được rằng thực phẩm biến đổi gen đang được bán tại các siêu
thị, trong khi ít hơn 3% đã nhận thức rằng đậu nành đã được biến đổi gen.
2. Kết luận :
Gần ¾ người tiêu dùng Mỹ bày tỏ sự ủng hộ của họ cho công nghệ sinh
học và sự sẵn sàng của họ để tiêu thụ thực phẩm tăng cường bằng các kỹ
thuật công nghệ sinh học.
III. Điểm khác biệt giữa Mỹ và Châu Âu:
Nội dung Châu Âu Mỹ
Về cấp phép
( ban hành
giấy phép)

18 sản phẩm công nghệ sinh học,
9 trong số đó là cho cây trồng biến
đổi gen.
50 cây trồng biến đổi
gen, trong khi EPA đã
thông qua 8.
Hiện trạng
trồng cây biến
đổi gen
Hầu như không có cây trồng biến
đổi gen được trồng ở châu Âu.
Gần 3/4 của tất cả các
sửa đổi cây trồng biến
đổi gen được trồng tại
Mỹ.
Cuộc khảo sát
về sự ảnh
hưởng của
GMO tới sức
khỏe
Con số tương đương là 85% ở
Thụy Điển, 60% ở Áo, 57% ở
Đức, 48% ở Hà Lan, 39% tại Anh
Quốc, và 38% ở Pháp.
Một cuộc khảo sát năm
1995 của người tiêu
dùng báo cáo rằng chỉ
21% người tiêu dùng
Mỹ coi kỹ thuật di
truyền như là một

"nguy cơ sức khỏe
nghiêm trọng".
Thái độ đối
với GMO
Vào năm 1990, xuyên Đại Tây
Dương khác biệt trong thái độ của
công chúng đã trở nên nổi
Cuộc điều tra khác
được báo cáo kết quả
tương tự: giữa 2/3 và
11
bật. Trong khi 65% người tiêu
dùng ở Thụy Điển, 69% ở Áo,
50% ở Đức và 39% tại Anh coi
biến đổi gen là một nguy cơ
nghiêm trọng trong các sản phẩm
thực phẩm, 61% người Anh nói
rằng họ không muốn ăn thức ăn
biến đổi gen, trong khi 76% người
Pháp bày tỏ sự đối lập với nó.
3/4 của người tiêu
dùng Mỹ bày tỏ sự ủng
hộ của họ cho công
nghệ sinh học và sự
sẵn sàng của họ để tiêu
thụ thực phẩm tăng
cường bằng các kỹ
thuật công nghệ sinh
học.
IV. Liên hệ về tình hình cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, các Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Di truyền
Nông nghiệp, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới đã
tham gia vào các dự án quốc gia, quốc tế và đã chuyển thành công trong
phòng thí nghiệm một số gene kháng thuốc diệt cỏ, sâu, bệnh vào cây lúa
và hoa mầu. Việc nghiên cứu công nghệ biến đổi gene ở nước ta đã bắt
đầu cách đây 10 năm,Từ năm 2001, chúng ta bắt đầu triển khai các đề tài
cấp nhà nước về tạo cây trồng biến đổi gene không làm thực phẩm, như
cây hông (lấy gỗ), cây bông vải, hoa
Từ năm 2002, đã chuyển hướng sang cải tạo những cây có củ, như
khoai, sắn, hay chuyển hoóc môn sinh trưởng vào cá bỗng. Đi xa hơn một
chút là các công trình như cây bông kháng sâu của Viện Nghiên cứu
bông; cây đu đủ kháng bệnh đốm vòng của Viện Công nghệ sinh học,
công trình chuyển gene tổng hợp carotene (tiền vitamin A) vào cây lúa
của Viện lúa ĐBSCL, hay công trình lúa kháng sâu của Viện Công nghệ
sinh học. Các công trình này đều đã hoàn thiện ở mức phòng thí nghiệm,
và đang được thực hiện tại 5 cơ sở nghiên cứu lớn. Ở Việt Nam hiện nay,
3 cây trồng biến đổi gene đang tồn tại là lúa, ngô và bông.
12
V.Đánh giá và ý kiến :
Mặc dù tiềm năng về cây chuyển gen ở các nước đang phát triển là
rất lớn, nhưng họ phải cần được đầu tư. Hầu hết các nước đang phát triển
không có khả năng để đánh giá an toàn sinh học của cây chuyển gen một
cách khoa học, thiếu chuyên gia kinh tế để đánh giá giá trị, thiếu khả
năng điều chỉnh theo định hướng triển khai an toàn và hệ thống luật pháp
để khuyến khích hoặc trừng phạt những ai phạm luật. Rất may mắn là có
một số tổ chức đang hoạt động nhằm tạo những tiềm năng tại chỗ để quản
lý thành quả thu được, triển khai và đánh giá chất lượng cây chuyển gen.
Một khi luật pháp và những thể chế điều chỉnh được ban hành thì sẽ có
những đường lối chính xác để loại bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế những nguy
cơ này. Đó là nghĩa vụ của những nhà cải cách công nghệ (chẳng hạn như

những nhà khoa học), các nhà sản xuất và chính phủ nhằm đảm bảo với
công chúng về độ an toàn cũng như ảnh hưởng tốt tới môi trường của
những thực phẩm mới này.
Sự phân cách sâu sắc hơn về kinh tế giữa các nước phát triển (người
sử dụng công nghệ) và các nước đang phát triển (người không sử dụng).
Tuy nhiên người ta có thể hạn chế những nguy cơ này bằng cách tăng
cường những chuyên gia công nghệ được đào tạo phù hợp với nhu cầu
của các nước nghèo và bằng cách lập các tiêu chuẩn để các nước nghèo
có thể đánh giá được công nghệ mới.
Vì vậy những cá nhân hay tổ chức, nhà nước, nhất là những nhà khoa
học và sinh viên đã tìm hiểu về GMO thì hãy tuyên truyền cho mọi người
hiểu rõ hơn về GMO. Từ đó mọi người có cách nhìn đúng đắn hơn về
những lợi ích và nguy cơ mà GMO mang lại.
C. Kết luận:
13
Công nghệ biến đổi gen đang ngày một chinh phục con người trên
toàn thế giới, tuy vẫn còn tồn tại khá nhiều những vấn đề liên quan đến
công nghệ mới này, nhưng với xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu, các
quốc gia trên thế giới, dù đã từng phản đối GMO hay chưa, cũng đang
dần tiến tới một sự thống nhất chung, trong việc toàn cầu hóa, đẩy mạnh
và phát triển cây trồng biến đổi gen.
Bên cạnh những điểm còn chưa rõ ràng về cây chuyển gen nhưng
với khả năng toạ ra những giống cây trồng mới có giá trị kinh tế, công
nghệ này có vai trò không thể phủ nhận được. Tuy vậy vẫn còn một số
vấn đề đáng lo ngại. Để giải quyết những vấn đề này thì những kết luận
thu được phải dựa trên những thông tin tin cậy, có cơ sở khoa học.
Cuối cùng vì tầm quan trọng của lương thực thực phẩm cho con
người và những định hứng đúng đắn trong tương lai, nên các chính sách
liên quan tới cây chuyển gen sẽ phải dựa trên những cuộc tranh luận cởi
mở và trung thực có sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội.

D. Tài liệu tham khảo
 o/article-afbv-77-des-europeens-
48585059.html
 />y_Modifie.htm
 o/content/vol6/issue1/full/4/index.h
tml

14
 />%20folder/upload/foi/docs/publikationer/working
%20papers/2001/1.pdf.ashx
 />food-around-the-world/

 ricans-
world.org/digest/global_issues/biotechnology/biotech2.cfm

 />europe.html




 />bal.html
 />674
 />_modified_organisms
 />649
15

×