Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

CHUYÊN ĐỀ: KINH NGHIỆM DẠY CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.4 KB, 57 trang )

TƯ LIỆU HỌC TẬP TIỂU HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
“KINH NGHIỆM DẠY HỌC CẢM THỤ
VĂN HỌC VÀ TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”


HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh là nhiệm vụ của các trường phổ thông. Để có chất
lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng đại trà
là vô cùng quan trọng. Đối với cấp tiểu học, nội dung học tập
là chất lượng bốn môn Toán và Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử
& Địa lí. Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng giáo
dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh.
Chính vì thế ngay từ đầu năm học, Các tổ chuyên môn
kết hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường lập kế hoạch dạy
học. Để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới cách dạy có
hiệu quả thì một việc không thể thiếu là tổ chức các chuyên đề
giảng, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng kiến thức cho giáo viên,
từ đó giáo viên dạy thấy rõ được những kiến thức cơ bản cần
hiểu biết để dạy cho mỗi lớp. Giáo viên dạy sẽ có kế hoạch
điều chỉnh cách dạy, đổi mới phương pháp, giúp đỡ kịp thời
cho mỗi học sinh.v.v
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý
vị bạn đọc tham khảo và phát triển: “KINH NGHIỆM DẠY
HỌC CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ TẬP LÀM VĂN CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC”
Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy cô giáo, các


em học sinh và các bạn!
Chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
PHẦN I: KINH NGHIỆM DẠY HỌC CẢM THỤ VĂN
HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
PHẦN II: MỘT SỐ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC Ở TIỂU
HỌC
PHẦN III: NHỮNG DẠNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG
SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VIẾT VĂN TẢ CẢNH
CHO HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC.
PHẦN IV: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP DÀN Ý CHO
BÀI VĂN TẢ CẢNH.
PHẦN V: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN
MIÊU TẢ SÔNG NƯỚC.
PHẦN VI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN
MIÊU TẢ ĐỒNG LÚA.
PHẦN I:
KINH NGHIỆM DẠY HỌC
CẢM THỤ VĂN HỌC CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC
Đọc hiểu: Là đọc để hiểu những giá trị nội dung và nghệ
thuật của một câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, bài văn,
bài thơ hay một tác phẩm văn học. Để hiểu được giá trị của
một “tác phẩm” nghệ thuật cần thông qua các biện pháp
nghệ thuật có trong “tác phẩm” đó. Biện pháp nghệ thuật có
thể là các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, điệp từ,
hay cũng có thể là cách dùng từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong
bài.
* Cảm thụ văn học: Là sự cảm nhận những giá trị nổi bật,
những điều sâu sắc, đẹp đẽ và tế nhị được thể hiện trong “tác

phẩm”. Khi đọc, nghe một câu chuyện, một bài thơ, một tác
phẩm văn học, ta có thể cảm nhận được tác phẩm qua những
cảm xúc với những rung động của riêng mình.
- Cảm thụ thông qua các biện pháp tu từ:
Ví dụ: Nêu vẻ đẹp đáng quý của dòng sông Vàm Cỏ qua khổ
thơ sau:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
+ Bằng cách so sánh tác giả muốn nói đến giá trị của dòng
sông đối với cây cối như là tình cảm của mẹ đối với con cái.
Nước của dòng sông được ví với dòng sữa của người mẹ, con
cái cần phải có sữa mẹ để sống thì cây cối lại cần phải có nước
để phát triển. Dòng sữa của người mẹ không ngừng chảy đẻ
nuôi con khôn lớn cũng như nước của dòng sông luôn đầy ăm
ắp để nuôi cây cối.
- Cảm nhận thông qua các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết:
Ví dụ: Những hình ảnh nào trong khổ thơ sau nói lên vẻ đẹp
thân thương của ngôi nhà Bác ở:
Ngôi nhà Bác thưở thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
+ Những hình ảnh “Nghiêng nghiêng mái lợp” đã bao đời
nắng mưa, “Chiếc giường tre” đơn sơ, rồi chiếc “Võng gai”,
tất cả đều bình dị và thân thương nhưng sống ở ngôi nhà đó
Bác đã được ấp ủ, che chở và vỗ về bởi tình cảm gia đình. Đó
cũng là khởi nguồn cho chí hướng lớn lao của Bác sau này.
- Cảm nhận thông qua cách dùng từ đặt câu:

Ví dụ: Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu trong đoạn
văn sau:
Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.
Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành
đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy, nồng nàn với những
bông hoa lay ơn màu đen hiếm quý.
+ Từ “Thoắt cái” được lặp lại ba lần muốn nói đến sự thay
đổi nhanh chóng đến bất ngờ tạo cho ta một cảm giác ngỡ
ngàng. Cách đảo vị ngữ lên trên có tác dụng nhấn mạnh vẻ
đẹp của cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.

II. Các dạng bài tập
Dạng 1: Phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong bài
Ví dụ 1: Tìm trong khổ thơ sau biện pháp nghệ thuật làm cho
mùa thu trở nên sinh động và gợi cảm hơn:
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
(Quang Huy)
Tham khảo: Cách so sánh độc đáo của tác giả ở chỗ thông qua
hình ảnh hoa cúc để nói về mùa thu. Những bông hoa cúc
được ví như hàng nghìn con mắt ngước lên nhìn bầu trời. Cách
so sánh đó cho thấy bức tranh mùa thu không chỉ đẹp bởi sắc
vàng của hoa cúc, một màu vàng tươi tắn, dịu mát mà bức
tranh còn trở nên sinh động và gợi cảm hơn bởi hàng nghìn
con mắt mở ra và nhìn lên bầu trời êm dịu của mùa thu.
Ví dụ 2: Trong khổ thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật nào, qua đó giúp em thấy được vẻ đẹp thân thương
gì?

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
(Nguyễn Xuân Sanh)
Tham khảo: Trong khổ thơ trên, tác giả đã dùng biện pháp
nhân hóa, coi nắng như người biết ghé vào cửa lớp để xem
chúng em học bài. Bằng cách đó tác giả cho ta thấy được tinh
thần học tập chăm chỉ và miệt mài của các bạn học sinh. Sự
chăm chỉ, miệt mài đó như muốn đền đáp lại công lao vất vả
của cô giáo đã dạy em tập viết. Vẻ đẹp ở đây không chỉ muốn
nói đến các bạn học sinh mà còn muốn thông qua đó nói lên
sự nhiệt tình của cô giáo khi dạy em tập viết.
Ví dụ 3: Những câu thơ sau đây khẳng định điều gì? Em hãy
cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói
lên điều đó?
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre
xanh.
(Nguyễn Duy)
Tham khảo: Những câu thơ trên nhằm khẳng định màu xanh
vĩnh cửu của tre Việt Nam, một loài cây tượng trưng cho con
người Việt Nam. Với cách sử dụng biện pháp điệp từ ngữ
“Mai sau” tác giả muốn khẳng định thời gian dù có thay đổi
thế nào thì màu xanh ấy cũng sẽ mãi mãi tồn tại. Từ “xanh”
cũng được nhắc lại 3 lần trong câu cuối cùng với sự kết hợp
khác nhau: xanh tre - xanh màu - tre xanh đã tạo ra sự đa dạng
phong phú góp phần khẳng định sự vĩnh cửu trường tồn của

màu xanh ấy, một màu xanh bất diệt.
Qua đó tác giả muốn nói lên những truyền thống cao
đẹp của con người Việt Nam, dù có trải qua khó khăn gian khổ
vẫn biết vươn lên, vượt mọi thử thách để tồn tại.
Ví dụ 4: Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật nào để nói lên vẻ đẹp của những con người trên
quê hương Hòn Đất?
Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng
những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng, những cây tre lâu
nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu
năm tháng đã qua đi, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới.
Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn với
sóng, mang một màu xanh lục.
(Nguyễn Anh Đức)
Tham khảo: Thông qua hình ảnh của cây tre và biển cả, tác giả
muốn nói đến con người Hòn Đất. Bằng cách nhân hoá tác giả
coi cây tre và biển cả như con người vẫn đứng đấy bình yên và
thanh thản, vẫn đang giỡn với sóng. Nói đến cây tre hay biển
cả là nói đến sự bền bỉ, anh dũng và kiên cường trước mọi khó
khăn thử thách. Ngoài vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên đó là
hình ảnh của những cây tre cao vút, vàng óng và biển cả mang
một màu xanh lục. Đoạn văn còn cho ta thấy vẻ đẹp của con
người trên quê hương Hòn Đất, những con người thanh thản
và lạc quan, vô tư như những cây tre ấy. Chính những con
người Hòn Đất đã anh dũng chống lại bọn giặc Mỹ xâm lược
để giữ được mảnh đất đầy tự hào và oanh liệt. Tiêu biểu là tấm
gương chị Sứ, một nhân vật đã được tác giả nhắc đến trong tác
phẩm.
Dạng 2: Phát hiện các hình ảnh có giá trị nghệ thuật trong
bài

Ví dụ 1: Em hãy cho biết hình ảnh cây dừa trong khổ thơ sau
nói lên những phẩm chất gì của người dân Nam Bộ trong
kháng chiến chống Mỹ?
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương.
(Lê Anh Xuân)
Tham khảo: Trong khổ thơ trên, thông qua hình ảnh cây dừa,
tác giả muốn ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng đầy tự
hào của người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã cho ta thấy điều đó, “hiên
ngang” ở đây là sự hiên ngang không chịu khuất phục trước kẻ
thù, “dịu dàng” thể hiện sự kiêu sa trước kẻ thù, đó chính là
niềm kiêu hãnh, tự hào của dân tộc ta. Cũng qua hình ảnh cây
dừa, tác giả còn muốn nói lên sự thủy chung gắn bó với quê
hương của những người dân nơi đây. Cuộc sống đầy khó khăn
nguy hiểm trong mưa bom bão đạn nhưng họ vẫn kiên cường
bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình.
Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh nói lên tình cảm của bạn nhỏ
đối với người mẹ trong bài thơ sau:
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
(Thanh Hào)
Tham khảo: Đọc bài thơ trên, ta thấy rõ tình cảm của bạn nhỏ
đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm
đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả
của mẹ. Nếu như hình ảnh “trời nắng như nung” nói lên nỗi

vất vả của mẹ khi phải cả ngày phơi lưng để cấy ruộng thì
hình ảnh “đám mây” mà bạn nhỏ mong ước được hoá thành để
che cho mẹ làm vơi đi nỗi nhọc nhằn trong công việc của mẹ
nói lên tình cảm sâu sắc của bạn nhỏ giành cho mẹ. Một đám
mây xuất hiện giữa trưa nắng tháng sáu như đổ lửa thì thật có
giá trị biết bao, điều đó càng có ý nghĩa hơn khi đám mây đó
lại che cho cái lưng phải phơi nắng đi cấy cả ngày của mẹ.
Điều ước của bạn nhỏ thật là ý nghĩa và cũng thật cảm động
thể hiện một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực
của người con đối với mẹ.
Ví dụ 3: Hãy cho biết trong đoạn văn sau những hình ảnh nào
đã góp phần gợi tả vẻ đẹp sinh động của cảnh hoàng hôn trên
sông Hương?
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói
nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ khúc quanh vắng
lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những
mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe
như rộng hơn.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Tham khảo: Đọc đoạn văn ta như thấy trước mắt một bức
tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng đó lại là cả một không gian rộng
rãi với những hình ảnh thật nên thơ và tràn đầy nhựa sống.
Hình ảnh làn khói, bầu trời, tre trúc và cảnh sông nước đã
khiến ta hình dung được cảnh ngộn nhịp đầy sinh động trên
dòng sông. Hình ảnh khói nghi ngút cả một vùng tre trúc gợi
tả một cách sinh động cảnh vật của xóm Cồn Hến khi nấu cơm
chiều, một vẻ đẹp ấm áp, bình yên của những người dân xóm
ven sông Hương. Bên cạnh đó, những âm thanh tưởng như
quen thuộc nhưng cũng đã góp phần tăng thêm sự sinh động
của cảnh vật nơi đây. Đó là những tiếng lanh canh của thuyền

chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước ở đâu
đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông. Âm thanh đó
dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh
lặng, khiến ta có cảm giác mặt sông như rộng hơn, từ đó dễ
dàng cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi
hoàng hôn trên sông Hương.
Ví dụ 4: Cách dùng từ trong đoạn văn sau đây đã góp phần
gợi tả cảnh vật trên quê hương Bác như thế nào?
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với
cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu
xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa
đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một
vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
(Hoài Thanh - Thanh Tịnh)
Tham khảo: Với cách dùng từ ngữ đa dạng và phong phú miêu
tả cảnh vật trên quê hương Bác bằng những màu xanh khác
nhau đã khiến cảnh vật thật nên thơ và tràn trề sức sống. Bắt
đầu là màu xanh pha vàng của những ruộng mía, một màu
xanh đầm ấm của một làng quê giàu đẹp. Tiếp đó lại là màu
xanh mượt mà của lúa thời con gái nói lên vẻ đẹp trù phú nơi
đây. Màu xanh đậm của những rặng tre, xanh biếc của những
cây phi lao đã góp phần làm tăng thêm sức sống tràn trề của
cảnh vật quê Bác. Chỉ với một màu xanh thôi nhưng bằng
những từ ngữ miêu tả khác nhau đã tạo ra nét đặc sắc trong
đoạn văn. Qua đó, tác giả như muốn nói với chúng ta về vẻ
đẹp gần gũi và sâu sắc của quê hương Bác.
Dạng 3: Nêu cảm nhận khi đọc một đoạn văn, khổ thơ
Ví dụ 1: Nêu những cảm nhận của em về đất nước Việt Nam
qua khổ thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm
chiều.

(Nguyễn Đình Thi)
Tham khảo: Khổ thơ trên ca ngợi đất nước Việt Nam ta thật
giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Biển lúa mênh
mông thể hiện sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam. Sự giàu
đẹp đó được tác giả khẳng định không đâu đẹp hơn đất nước
Việt Nam ta. Không chỉ giàu đẹp mà đất nước Việt Nam còn
rất đáng yêu, điều đó được thể hiện qua hình ảnh “Cánh cò
bay lả rập rờn” thật thanh bình, giản dị và trong sáng. Câu thơ
cuối cùng trong khổ thơ nói lên sự hùng vĩ và nên thơ của đất
nước Việt Nam với hình ảnh đỉnh núi Trường Sơn cao vợi
được mây phủ sớm chiều. Đất nước Việt Nam trải qua biết bao
mưa bom bão đạn nhưng cả dân tộc đã vùng đứng lên đạp
quân thù xuống đất đen để xây dựng non sông ngày càng tươi
đẹp hơn.
Ví dụ 2: Nêu cảm nhận của em khi đọc hai dòng thơ sau:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(Chế Lan Viên)
Tham khảo: Đọc hai câu thơ trên, ta thấy tình yêu thương của
mẹ dành cho con thật vĩ đại, thiêng liêng như mạch nước
nguồn không bao giờ vơi cạn. Dù con đã lớn khôn nhưng vẫn
là con của mẹ. Vì vậy, dù đi hết cuộc đời, sống trọn cả cuộc
đời thì tình thương của mẹ vẫn mãi dành cho con. Cả đời mẹ
không khi nào hết lo lắng, quan tâm, giúp đỡ, tiếp sức mạnh
cho con. Tình thương bao la của mẹ dành cho con là một tình

thương bất tử.
PHẦN II:
MỘT SỐ ĐỀ CẢM THỤ
VĂN HỌC Ở TIỂU HỌC
Bài 1:
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước vên sông .”
(Quê hương - Đỗ Trung
Quân )
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của tác giả về quê hương qua
đoạn thơ trên .
Bài làm: Vì yêu quê hương tha thiết- nơi chôn rau cắt rốn của
mình nên tác giả đã kết nên những vần thơ giàu nhạc điệu,
giàu chất trữ tình:
“ Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
Quả thật, những hình ảnh rất gần gũi và rất thân thương đã gắn
bó và in đậm trong tâm hồn của tác giả tuổi ấu thơ trên quê
hương.Đó là hình ảnh “ cánh diều biếc” thả trên đồng. Đó là
hình ảnh “Con đò nhỏ” khua nước trên sông với âm thanh nhẹ
nhàng, êm đềm mà sâu lắng.Có thể nói những sự vật gần gũi
và thân quen trên quê hương đã trở thành những kỉ niệm khó
quên trong kí ức tuổi thơ của tác giả.Qua đó ta cảm được tình
cảm của tác giả đối với quê hương vô cùng sâu nặng.

Bài 2 :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
( Tre Việt Nam - Nguyễn
Duy )
Trong đoạn thơ trên, tác giả đó sử dụng cách nói gì để ca ngợi
những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách
nói này hay ở chỗ nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã bộc lộ được
phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam:
“ Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”
Phẩm chất đó càng được bộc lộ rõ nét đó là sự đoàn kết, đùm
bọc, yêu thương, che chở, quấn quýt bên nhau:
“Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi truyền thống yêu nước, thương
nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 3 :
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ trên tác giả đó sử dụng những biện pháp nghệ thuật
gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên , hình ảnh nào em
cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, nhà thơ Nguyễn Duy đã
bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam.Thông
qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người
Việt nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên

ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan
của dân tộc Việt Nam:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đó nhọn như trông là thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó
khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn,
che chở đùm bọc cho con của cây tre :
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống
đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu
nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Bài 4:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
( Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ )
Đọc đoạn thơ trên , em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của
dòng sông quê hương như thế nào ?
Bài làm: Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ
được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được
thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào
đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi
như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu
thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi
người:

“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông
quê hương.
Bài 5:
“ Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
( Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh)
Em hãy cho biết : Khổ thơ trên đó sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì nổi bật ? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được
điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh ?
Bài làm: Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã bộc lộ được tinh
thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của
các bạn đã làm cho nắng giống như những đữa trẻ tung tăng
đùa vui, chạy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học
bài: “ Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thân hiếu học của các bạn
học sinh.
Bài 6:
“ Viêt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều .”
( Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi )
Đoạn thơ trên , em cảm nhận được những điều gì về đất nước
Việt Nam
Bài làm: Tác giả muốn ca ngợi đất nước và con người Việt

Nam thân yêu. Bởi lẽ đất nước có những cảnh vật đẹp độc
đáo.Hình ảnh “biển lúa mênh mông” gợi cho ta niềm tự hào về
sự giàu đẹp trù phú của đất nước. Hình ảnh “Cánh cò bay lả
rập rờn” thật giản dị mà tạo nên bức tranh sinh động về đất
nước Việt Nam. Đất nước còn mang niềm tự hào và kiêu hãnh
bởi vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Trường Sơn cao vời vợi, sớm
chiều mây bao phủ.Tất cả vẻ đẹp độc đáo và nên thơ của đất
nước Việt Nam đã đi vào cảm xúc của tác giả một cách gần
gũi mà sâu lắng.
Bài 7:
“ Ngôi nhà thưở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè”
( Về thăm nhà Bác - Nguyễn Đức Mậu )
Em hãy cho biết : đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điểu gì đẹp
đẽ, thân thương.?
Bài làm:Đoạn thơ trên, tác giả đã cho ta cảm nhận được cuộc
sống giản dị, đơn sơ của Bác thuở thiếu thời.Đó là một cuộc
sống bình dị như cuộc sống của bao ngôi nhà ở làng quê Bác:
“ Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa”

×