BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích cấu trúc vốn và chi phí
sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư
thương mại SMC
Môn : Quản trị tài chính
GVHD : Cô Trần Yến Phượng
SVTH : Nhóm Hội Ngộ
LỚP : 210704102 (DHMK7B)
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 06 năm 2014
BỘ CÔNG
THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử
dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư
thương mại SMC
DANH SÁCH NHÓM
MSSV Đánh giá (100%)
11065151 100
11070231 100
11004316 100
11073681 100
11242971 100
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2012
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 06 năm 2014
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2012Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2012Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2012Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2012
NHẬN XÉT CỦA GV
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ, bao
trùm lên toàn bộ nền kinh tế nước ta. Lợi ích của hội nhập là chúng
ta được mở rộng thị trường, tiếp thu nhiều công nghệ, phương
pháp sản xuất mới, tiên tiến và hiện đại hơn cũng như có cơ hội
phát triển về vốn, về nguồn lực, nhận được nhiều tài trợ hơn.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt. Tác hại của hội nhập là sự cạnh
tranh trở nên ngày càng gay gắt với sự xuất hiện của các đối thủ
mạnh bên ngoài biên giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước
xu thế này phải làm? Câu hỏi thực tế nhất là “Sống hay là chết?”.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp kinh doanh
hiệu quả hơn, những chiến lược sáng tạo hơn và hơn nữa phải có
một cấu trúc doanh nghiệp vững mạnh. Cấu trúc vốn và chi sử
dụng vốn tối ưu là một trong những tiêu chí quan trọng để đạt
được điều đó.
Biết quản trị cấu trúc vốn tốt sẽ giúp doanh nghiệp có tài chính
vững mạnh, dòng tiền lưu chuyển được tối ưu, đem lại hiệu quả
kinh doanh cao. Nếu ví doanh nghiệp như cơ thể người thì vốn
chính là máu, dòng vốn lưu thông linh hoạt rót vào từng bộ phận
trong doanh nghiệp một cách hợp lí đảm bảo trạng thái hoạt động
sung mãn nhất của các bộ phận.
Thị trường chứng khoán cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong
những năm 2006 - 2007 mở rộng hình thức vay vốn của doanh
nghiệp từ vay ngân hàng sang phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên từ
cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế dần đi xuống kéo theo
sụt giảm đáng kể của thị trường chứng khoán những năm sau đó
(2010). Do vậy các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu rơi vào khó
khăn vì thiếu vốn. Quay lại thị trường tín dụng vay ngân hàng thì
không ổn vì lãi suất năm đó cũng khá cao, tiếp cận không dễ. Điều
này ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp.
Vì vậy nhóm chọn đề tài “Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử
dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC”
nhằm giúp tìm ra được cấu trúc vốn hợp lí để tối đa hóa được giá
trị doanh nghiệp, xây dựng được biện pháp quản lí dòng tiền hiệu
quả hơn nhằm tạo nên doanh nghiệp vững mạnh từ bên trong có
thể cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài quốc gia.
Đề tài gồm có ba chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Phân tích về cấu trúc vốn, chi phí sử dụng vốn của
công ty cổ phần đầu tư – thương mại SMC
Chương 3: Các biện pháp tái cấu trúc vốn và hạ thấp chi phí
sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC
trong đó có sử dụng số liệu trong báo cáo tài chính của công ty cổ
phần đầu tư thương mại SMC qua 2 năm 2007 và 2008 để làm ví
dụ phân tích.
Xin cảm ơn cô Yến Phượng đã hướng dẫn thực hiện tiểu luận này.
MỤC LỤC
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những lí do đã được nhóm giới thiệu trong phần mở đầu. Xin được tóm
gọn lại như sau:
- Hội nhập kinh tế toàn cầu đem lại lợi thế cũng như bất lợi cho các
doanh nghiệp Việt do sự cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp muốn
tồn tại vượt qua khó khăn phải có cấu trúc vững mạnh. Điều đó thể
hiện ở cấu trúc tài chính doanh nghiệp, cấu trúc vốn.
- Doanh nghiệp có cấu trúc vốn tối ưu sẽ làm chủ được dòng tiền lưu
thông trong doanh nghiệp tạo tiền đề vững mạnh để tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tiếp cận lý thuyết về cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn theo cách
giản lược nhưng vẫn dễ hiểu.
- Phân tích và nhận xét về cấu trúc vốn, chi phí sử dụng vốn của công
ty cổ phần đầu tư – thương mại SMC.
- Đưa ra các biện pháp nhằm tái cấu trúc vốn và hạ thấp chi phí sử
dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại SMC.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động tổ chức vốn, đầu tư vốn và sử dụng chi phí tại công ty Cổ
Phần Đầu Tư Thương Mại SMC.
- Tình hình tài chính của SMC trong năm 2007 – 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích định qua tính toán cơ bản để có cái
nhìn chung về cấu trúc vốn của SMC.
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích theo chiều sâu số liệu,
sau đó đưa nhận xét cho tình hình đang xảy ra.
HỘI NGỘ
7
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
- Lấy số liệu thứ cấp từ bảng báo cáo tài chính của SMC và tiến hành
phân tích theo phương pháp bàn thí nghiệm.
HỘI NGỘ
8
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 CÁC TỈ SỐ THANH TOÁN DÙNG TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
* Tỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dùng để đo lường khả năng
trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Công thức:
Current Ratio =
- Ý nghĩa:
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn.
Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có
hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt
không.
* Tỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
Một tỉ lệ chỉ ra liệu một công ty có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho đi hay không.
- Công thức:
Quick ratio =
- Ý nghĩa: Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một
công ty có lành mạnh không.
* Tỉ số thanh toán tức thời
- Công thức:
HỘI NGỘ
9
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
Tỉ số thanh toán tức thời =
- Ý nghĩa: Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang
có của DN.
* ROA (Return on total assets)
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
- Công thức:
ROA =
- Ý nghĩa: ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi
được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản).
* ROE (Return on common equyty)
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
- Công thức:
ROE =
- Ý nghĩa: Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so
sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo
khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
HỘI NGỘ
10
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
1.2 CẤU TRÚC VỐN
1.2.1 Cấu trúc vốn là gì?
Hiểu đơn giản tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu gọi là cấu trúc vốn. Cấu
trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán, đề cập tới cách
thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án
kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu
và đi vay.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận
Có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của vốn huy động. Khi doanh thu ổn
định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi
sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy
động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
- Cơ cấu tài sản
Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản
cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó mà nó phải được
đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn).
Ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư một phần của nguồn vốn dài
hạn, còn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành
Những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay của vốn
chậm thì cơ cấu vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu (hầm mỏ, khai thác,
chế biến…). Ngược lại những ngành nào có mức nhu cầu về loại sản
phẩm ổn định, ít thăng trầm vòng quay của vốn nhanh (dịch vụ, bán
buôn…) thì vốn được tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn.
- Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động
Khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vốn vay sẽ là cơ hội tốt nhất để gia
tăng lợi nhuận doanh nghiệp, do đó khi có nhu cầu tăng vốn người ta
HỘI NGỘ
11
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
thường chọn hình thức tài trợ từ vốn vay, từ thị trường vốn. Ngược lại, khi
có doanh lợi nhỏ hơn lãi suất vay thì cấu trúc vốn lại nghiêng về vốn chủ
sở hữu.
- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo
Trong kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm có nghĩa phải chấp nhận sự
rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận (mạo
hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận càng lớn). Tăng tỷ
trong của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm, bởi lẽ chỉ cần 1 sự thay
đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho
cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.
- Thái độ của người cho vay
Thông thường người cho vay thích các doanh nghiệp có cấu trúc vốn
nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ với cấu trúc này nó hứa hẹn sẽ trả
nợ đúng hạn, một sự an toàn của đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay. Khi tỷ lệ
vốn vay quá cao sẽ làm giảm độ tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ
nợ sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp vay thêm.
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn
Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể xác định cơ cấu vốn thông qua các
chỉ tiêu như: tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số
đòn bẩy tài chính
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn
Chỉ tiêu Ý nghĩa
Tỷ số nợ = × 100%
Trong 100 đồng tổng vốn thì doanh
nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ, tỷ số
nợ lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn
nghiêng về nợ.
Tỷ số tự tài trợ
= × 100%
Trong 100 đồng tổng vốn thì có bao nhiêu
đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số tự tài trợ lớn
HỘI NGỘ
12
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
Chỉ tiêu Ý nghĩa
hơn 50% cho biết trong cơ cấu vốn
doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở
hữu hơn so với nợ.
Hệ số nợ trên vốn chủ
sở hữu =
Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì gánh bao
nhiêu đồng nợ, nếu hệ số này lớn hơn 1
nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về nợ, khả
năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và
ngược lại.
Hệ số đòn bẩy tài chính
=
Tổng vốn của doanh nghiệp gấp bao
nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu, khi hệ
số đòn bẩy tài chính lớn hơn 2 nghĩa là
trong cơ cấu vốn, nợ sử dụng nhiều hơn
so với vốn chủ sở hữu, tức cấu trúc vốn
nghiêng về nợ.
Dựa vào các chỉ tiêu về cấu trúc vốn, chủ nợ thấy được mức độ an toàn
đối với những món nợ đã cho vay.
Về phía chủ doanh nghiệp, tỷ số nợ cao có nghĩa là vốn đầu tư hoạt động
kinh doanh chủ yếu từ nợ vay. Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi là vẫn nắm
được quyền kiểm soát với một số vốn đóng góp rất ít hoặc không cần góp
thêm vốn.
Đối với nhà đầu tư, một doanh nghiệp có tỷ số nợ cao thì rủi ro tài chính
cao, vì vậy họ sẽ đòi hỏi suất sinh lời lớn hơn để có mức đền bù tương
xứng với những rủi ro này và ngược lại.
Từ phân tích trên cho thấy gia tăng lợi nhuận là điều mong muốn của các
chủ nợ, chủ sở hữu và nhà đầu tư nhưng ngược lại họ không thích rủi ro;
vì vậy các quyết định tài chính cần được xem xét dựa trên sự cân bằng
giữa lợi nhuận và rủi ro.
HỘI NGỘ
13
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
1.2.4 Ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là vấn đề đã được các nhà kinh tế tài chính quan tâm và
dành nhiều thời gian nghiên cứu. Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính
tại doanh nghiệp việc nghiên cứu cấu trúc vốn giúp họ tìm ra lời giải cho
những câu hỏi sau:
- Xác định cấu trúc vốn như thế nào là hợp lí và có lợi cho doanh
nghiệp?
- Nên vay nợ hay là không?
- Nếu vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào?
Khi hiểu tường tận về cấu trúc vốn các nhà quản trị sẽ tìm ra câu trả lời
cho những câu hỏi ở trên, từ đó đề ra các quyết định tài trợ đúng đắn
nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận cho
cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
1.2.5 Các thành phần của cấu trúc vốn và tác động tới doanh
nghiệp
Như đã phân tích, cấu trúc vốn bao gồm: phần nợ và phần vốn.
Nợ: Ưu và khuyết điểm
Khi dùng nợ thì lãi suất phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các
hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Vì thế tăng giá trị của doanh
nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá
nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm.
Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu.
Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công
ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác.
Vốn: Ưu và khuyết điểm
Khuyết điểm của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ
và cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn.
HỘI NGỘ
14
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
Khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng
của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng
lớn.
Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và
giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chánh lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng
vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát
hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng
phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.
1.2.6 Cấu trúc vốn tối ưu
* Định nghĩa: Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có
chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất có nơi còn gọi đó là việc
đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp.
* Phương pháp xác định cấu trúc vốn tối ưu:
- Phương pháp tính chỉ số chi phí vốn bình quân WACC (Weighted Average
Cost of Capital): Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn hợp lý là cơ
cấu có chỉ số WACC nhỏ nhất (có so sánh với mức trung bình trong
ngành).
- Phương pháp xác định mức vay nợ ngắn hạn trung bình: Trong cơ cấu
nguồn vốn, để đảm bảo an toàn, nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu +
vay dài hạn) phải đủ để cover được Tài sản dài hạn.
- Phương pháp tái cấu trúc vốn.
1.3 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
1.3.1 Chi phí sử dụng vốn là gì?
Chi phí sử dụng vốn cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng
nguồn tài trợ, đó là nợ vay cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần
thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho
các dự án đầu tư mới.
HỘI NGỘ
15
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
Chi phí sử dụng vốn được xem như là một liên kết giữa quyết định tài trợ
và quyết định đầu tư.
Chi phí sử dụng vốn trở thành một “tỷ suất rào cản” (hurdle rate) mà
doanh nghiệp phải đạt được từ một dự án đầu tư trước khi nó sẽ làm gia
tăng tài sản của cổ đông. Thuật ngữ chi phí sử dụng vốn thường được sử
dụng thay thế với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của doanh nghiệp, tỷ suất rào
cản cho các đầu tư mới, tỷ suất chiết khấu để đánh giá đầu tư mới và cơ
hội phí của sử dụng vốn.
Chi phí sử dụng vốn là một khái niệm vô cùng quan trọng khi đề cập đến
chiến lược tài trợ của một doanh nghiệp,là cầu nối quan trọng giữa các
quyết định đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp với việc gia tăng giá trị
tài sản của các chủ sở hữu theo yêu cầu của các nhà đầu tư trên thị
trường.
1.3.2 Các chỉ số CP sử dụng vốn
1.2.3.1 Chi phí của nợ
Do lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên
chi phí nợ sau thuế:
Chi phí sử dụng nợ sau thuế = r
D
(1 - T)
Với T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí thực của vay nợ dài hạn sẽ thấp hơn bất kì của nguồn tài trợ dài
hạn nào khác bởi vì khả năng hưởng lợi từ lá chắn thuế của chi phí lãi
vay.
1.2.3.2 Chi phí cổ phần ưu đãi
Cổ phần ưu đãi được xem như là một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt
trong một doanh nghiệp. Những cổ đông ưu đãi sẽ nhận được cổ tức cố
định đã được công bố với thứ tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được
phân phối cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường . Vì cổ phần ưu đãi là
một nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu nên doanh thu từ phát hành các cổ
phần ưu đãi là vĩnh viễn. Một đặc điểm quan trọng quan trong của cổ
phần ưu đãi là cổ tức của nó.
Tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi r
e
:
HỘI NGỘ
16
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
b
e
P
I
r
=
P
b
: giá bán cổ phiếu mới đã trừ chi phí phát hành.
I: Lợi tức cổ phần ưu đãi.
1.2.3.3 Chi phí của lợi nhuận giữ lại
Nếu thu nhập không được giữ lại, nó sẽ được thanh toán dưới dạng cổ tức
cho các cổ đông thường. Do vậy chi phí của thu nhấp giữ lại, đối với một
doanh nghiệp tương tự như chi phí sử dụng vốn cổ phần thường.
Do vậy chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại (ký hiệu r
e
) được tính ngang
bằng với chi phí sử dụng vốn cổ phần thường.
gr
D
P
e
−
=
1
0
hay
g
P
D
r
e
+=
0
1
Và
)(
fmfe
rrrr
−+=
β
1.2.3.4 Chi phí vốn cổ phần mới
Chi phí sử vốn từ phát hành mới cổ phần thường r
ne
Chi phí sử dụng vốn từ phát hành mới cổ phần thường được xác định
bằng cách tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần thường sau khi xem xét
đến cả yếu tố định giá thấp hơn lẫn chi phí phát hành mới.
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới có thể được tính toán
bằng cách xác định doanh thu phát hành thuần sau khi tính đến yếu tố
bán dưới giá thị trường và trừ đi chi phí phát hành. Sử dụng mô hình định
giá tăng trưởng đều tính r
e
.
r
e
: chi phí sử dụng vốn cổ phần thuờng hiện hữu
P
’
0
doanh thu phát hành thuần.
Ta có công thức tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới
như sau:
g
P
D
r
e
+=
'
0
1
HỘI NGỘ
17
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
Vì doanh thu phát hành thuần P
’
0
luôn nhỏ hơn giá trị thị trường hiện tại
P
0
nên chi phí sử dụng vốn cổ phẩn thường phát hành mới, r
ne
bao giờ
cũng lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần thường hiện hữu r
e
.
1.2.3.5 WACC - Chi phí vốn trung bình có trọng số
Là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn dài trợ dài hạn mà
doanh nghiệp đang sử dụng .
Khi chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt đã được xác định
thì chi phí sử dụng vốn bình quân có thể được tính toán bằng cách nhân
lần lượt các chi phí riêng biệt với tỷ lệ phần trăm tỷ trọng vốn tương ứng
của chúng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, sau đó lấy tổng các giá
trị theo tỷ trọng này và ta có được chi phí sử dụng vốn bình quân như sau
:
WACC =
∑
jj
rW
Trong đó:
+ w
j
: Tỷ lệ % nguồn tài trợ j trong cấu trúc vốn
+ r
j
: Chi phí sử dụng nguồn vốn j sau thuế.
Trong đó cần lưu ý :
- Tổng tỷ trọng các nguồn tài trợ riêng biệt phải bằng 1.
- Tỷ trọng vốn cổ phần thường W
e
được nhân với hoặc chi phí của
thu nhập giữ lại , r
e
, hoặc chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
phát hành mới, r
ne
.
- Chi phí sử dụng vốn bình quân của một doanh nghiệp sẽ thay đổi
khi quy mô của nguồn tài trợ gia tăng. Vì khi qui mô nguồn tài trợ
tăng thêm thì chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt
sẽ gia tăng và từ đó dẫn đến kết qủa là chi phí sử dụng vốn bình
quân tăng
- Một trong những yếu tố khác làm cho chi phí sử dụng vốn bình
quân của doanh nghiệp gia tăng liên quan tới việc sử dụng vốn cổ
phần thường. Tỷ lệ tài trợ mới bằng nguồn vốn cổ phần thường sẽ
được tận dụng tối đa từ thu nhập giữ lại sẳn có cho đến khi sử
dụng hết và sau đó các doanh nghiệp sẽ tài trợ bằng vốn cổ phần
thường phát hành mới.
HỘI NGỘ
18
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
1.3.3 Ý nghĩa của việc phân tích CP sử dụng vốn
Phân tích chi phí vốn kinh doanh nhằm mục đích đánh giá một cách đúng
đắn, đầy đủ, toàn diện, khách quan tình hình sử dụng vốn kinh doanh
trong doanh nghiệp. Thấy được sự phân bổ vốn, khả năng tài trợ của các
nguồn vốn, khả năng huy động, phát triển vốn và hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn đó. Đồng thời phân tích vốn kinh doanh cũng nhằm mục đích
tìm ra những mâu thuẫn nội tại trong công tác quản lý vốn, phân tích
nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn, qua đó đề ra các
phương hướng, biện pháp cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu lực và
hiệu quả công tác quản lý vốn trong doanh nghiệp.
HỘI NGỘ
19
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ CẤU TRÚC VỐN, CHI PHÍ
SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ –
THƯƠNG MẠI SMC
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Nằm ở vị trí chiến lược, đối diện cầu Sài Gòn, cửa ngõ phía đông của TP.HCM, trụ sở chính
của SMC được xây dựng với 8 tầng lầu theo kiến trúc hiện đại, thân thiện với môi trường và
là trung tâm điều hành hoạt động phân phối thép chuyên nghiệp của toàn hệ thống SMC.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SMC
SMC TRADING INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
396 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
* Giấy CNĐKKD: 4103002772 do Ph.ng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp cho
đăng ký lần đầu ngày 18/10/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 23/09/2005, đăng ký thay
đổi lần thứ 2 ngày 18/08/2006.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
• Năm 1988: Cửa hàng Vật liệu xây dựng số 15 thuộc trung tâm Bán buôn bán lẻ Vật
liệu xây dựng Miền Nam được thành lập với tổng số nhân sự là 09 người.
HỘI NGỘ
20
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
• Năm 1996: Tháng 5/1996 chuyển đổi Cửa hàng Vật liệu xây dựng số 15 thành Xí
nghiệp sản xuất kinh doanh Vật liệu Xây dựng Số 1 với tổng số nhân sự là 38 người,
đây là cột mốc đánh dấu bước chuyển biến mới trên con đường phát triển của SMC
• Năm 1998: Thương hiệu SMC chính thức ra đời, SMC là viết tắt của “Steel
Materials Company”
• Năm 2002: SMC nhận Huân chương Lao động hạng 3 và cũng là năm Logo SMC
chính thức ra đời với biểu tượng của 2 thanh thép vừa sắc bén, vừa mềm dẻo đang
liên kết vào nhau, nó mang theo hình ảnh cách điệu của 3 từ SMC và màu sắc xám
trắng của ánh thép, xanh đen của sự bền vững.
• Năm 2004: SMC cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đầu
tư Thương mại SMC với tổng vốn điều lệ 25 tỷ đồng.
• Năm 2006: SMC chính thức lên Sàn giao dịch Chứng khoán và niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán: SMC
• Năm 2007: Ngày 25/6/2007 Công ty TNHH MTV SMC Phú Mỹ ra đời, là đơn vị
thành viên đầu tiên của SMC với diện tích 2,3ha tại Khu Công Nghiệp Phú Mỹ 1, Bà
Rịa Vũng Tàu.
• Năm 2008
SMC nhận Huân chương Lao Động Hạng 2.
Tháng 5/2008, SMC lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động Trung tâm Gia
Công – Chế biến thép lá cuộn (Coil Center) tại Công ty TNHH MTV SMC
Phú Mỹ, đánh dấu bước khởi đầu trong hoạt động gia công chế biến thép của
SMC.
Ngày 10/11/2008 SMC thành lập Công ty TNHH MTV SMC Bình Dương tại
KCN Đồng An – Bình Dương, với sự ra đời của 02 đơn vị thành viên trong
năm 2007 và 2008 nâng tổng số nhân sự của SMC lên 224 người.
• Năm 2009:
Với định hướng chiến lược là trở thành một trong những nhà phân phối các
sản phẩm thép lớn và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, SMC không ngừng
mở rộng quy mô và mạng lưới sản xuất kinh doanh.
Ngày 03/07/2009 Công ty TNHH MTV SMC Hiệp Phước ra đời.
Ngày 14/12/2009 Công ty TNHH MTV Kinh doanh Thép ra đời.
HỘI NGỘ
21
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC
P.KD
TỔNG
HỢP
P.KD
CÔNG TRÌNH
P.DỰ ÁN
THỊ
TRƯỜNG
BP GIAO NHẬN KHO VẬNP.TÀI CHÍNH
KẾ
TÓAN
PHÒNG
ĐẦU
TƯ
PHÒNG HÀNH CHÁNH QUẢN TRỊ
NHÀ MÁY THÉP SMC PHÚ MỸCỬA HÀNG 147 CN
AN LẠC
CN
HÀ NỘI
CỬA HÀNG 492 CN BÌNH DƯƠNG
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
• Năm 2010: SMC đã hoàn thành mục tiêu chiến lược 05 (năm) năm 2006 – 2010 với
tổng sản lượng tiêu thụ đạt 558 ngàn tấn, trong đó 540 ngàn tấn thép các loại và 18
ngàn tấn xi măng, lợi nhận sau thuế đạt 82 tỷ đồng, SMC khẳng định được vị thế
hàng đầu của nhà phân phối thép chuyên nghiệp khu vực phía Nam.
• Năm 2011:Ngày 10/06/2011 chính thức đưa nhà máy Cơ Khí Thép đi vào hoạt động
với 2 hệ thống thiết bị xả băng thép tấm dày đến 16mm và thiết bị cắt tờ dày đến
20mm.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ
Đại hội đồng cổ đông
HỘI NGỘ
22
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả
các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHĐCĐ quyết định những
vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Theo quy định, ĐHĐCĐ sẽ thông qua
các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ
bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những
người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các
quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết của ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh
doanh, báo các tài chính của Công ty. Ban kiểm soát Công ty hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của công ty gồm có Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành và có
quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc
ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ của công ty
Sản phẩm của công ty
Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty trong những năm vừa qua chủ yếu là mặt hàng
thép các loại với tỷ trọng chiếm hơn 90% doanh thu toàn Công ty và các loại vật liệu xây
dựng chiếm tỷ trọng khoảng 10% doanh thu. Dưới đây là phân loại các mặt hàng kinh doanh
chủ yếu của Công ty:
HỘI NGỘ
23
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
* THÉP XÂY DỰNG : thép gân, thép tròn trơn ,thép cuộn, thép hình, thép tấm và các loại
vật liệu xây dựng khác.
Dịch vụ của công ty
• Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, sửa
chữa nhà ở và trang trí nội ngoại thất theo quy định của pháp luật.
• Lập dự án đầu tư xây dựng, tư vấn, thiết kế và kinh doanh nhà ở theo quy định của
pháp luật.
• Kinh doanh các mặt hàng điện máy kim khí, bách hóa, hàng tiêu dùng, hàng thực
phẩm.
• Dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hóa nội địa và hàng xuất nhập khẩu.
• Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê.
2.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SMC
2.2.1 Phân tích cấu trúc tài sản của công ty
Tài sản 2009 2010 Thay đổi %
A.Tài sản ngắn hạn 441,664,510,934 499,392,963,840 57,728,452,906 13.07%
Tiền và tương đương
tiền
55,460,426,658 178,004,620,729 122,544,194,071 220.96%
Các khoản ĐTTC
ngắn hạn
35,924,326,949 10,723,809,000 -25,200,517,949 -70.15%
Các khoản phải thu 227,448,280,939 184,914,647,755 -42,533,633,184 -18.70%
Hàng tồn kho 67,103,437,802 94,577,846,387 27,474,408,585 40.94%
Tài sản ngắn hạn
khác
55,728,038,586 31,172,039,969 -24,555,998,617 -44.06%
B.Tài sản dài hạn 101,755,160,385 181,701,238,674 79,946,078,289 78.57%
Tài sản cố định 16,210,595,031 53,784,174,802 37,573,579,771 231.78%
Các khoản ĐTTC
dài hạn
83,631,131,100 124,786,243,100 41,155,112,000 49.21%
Tài sản dài hạn khác 1,913,434,254 3,130,820,772 1,217,386,518 63.62%
TỔNG TÀI SẢN 543,419,671,319 681,094,202,514 137,674,531,195 25.33%
HỘI NGỘ
24
Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC
Qua bảng trên cho thấy năm 2010 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 499,392,963,840 hay
vớ tỷ lệ 73.32%, tài sản dài hạn chiếm 181,701,238,674 hay 27.68% trong đó tình hình
biến đổi qua hai năm như sau :
Ta thấy trong năm 2010 tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng thêm 57,728,452,906 hay tỷ lệ
tăng 13,07%, trong khi đó tài sản dài hạn tăng với một mức tăng khá cao 79,946,078,289
tương đương tỷ lệ tăng 78,57% sự gia tăng này là do:
- Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn tiền và các khoản tương đương tiền 2010 tăng lên
thêm 122,544,194,071 hay 220,96% so với năm 2009, hàng tồn kho 2010 tăng
27,474,408,585 so với 2007. Nhưng bên cạnh đó ta thấy các khoản phải thu, đầu tư
tài chính ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác đã giảm.
Như vậy tập hợp những sự thay đổi này đã làm cho tài sản ngắn hạn của công ty tăng
57,728,452,906 hay 13,07%. Đặc biệt tiền và các khoản tương đương tiền gia tăng rất cao
220,96% làm cho khả năng thanh toán của công ty tăng lên. Điều này rất có ý nghĩa cho
thấy công ty muốn giữ niềm tin với khách hàng trong giai đọan khó khăn của nền kinh tế.
Bên cạnh đó các khoản phải thu cũng giảm đáng kể, điều này góp phần làm giảm rủi ro cho
doanh nghiệp.
- Trong cơ cấu tài sản dài hạn ta thấy đều tăng, đặc biệt tài sản cố định gia tăng rất cao
đạt mức 53,784,174,802 tăng thêm 37,573,579,771 hay tỷ lệ 231,78% so với 2009.
- Các khoản đầu tư Tài chính dài hạn 2010 cũng tăng thêm 41,155,112,000 hay
49,21% so với 2009. Điều này cho ta thấy công ty kỳ vọng vào tương lai mặc dù
trong bối cảnh khó khăn năm 2010.
Hai sự thay đổi lớn trên đã góp phần lớn làm cho tài sản dài hạn 2010 của công ty tăng thêm
79,946,078,289 hay 78,57%.
Tóm lại tài sản ngắn hạn của và dài hạn của công ty đã gia tăng qua hai năm 2009 và 2010.
Nhưng một câu hỏi đặt ra ở đây là cấu trúc vốn của công ty đã thay đổi như thế nào khi cấu
trúc tài sản thay đổi như trên? Để trả lời câu hỏi này ta hãy đi vào phần phân tích cấu trúc
vốn của công ty.
HỘI NGỘ
25