Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

Bài thuyết trình CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.56 KB, 48 trang )

LOGO
www.themegallery.com
CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ
HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN
GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hoa
TH: Nhóm 7 - TCĐQG Đêm 4, K19
DANH SÁCH NHÓM
Kiều Ngọc Hoàng Nguyễn Thị Thanh Hương
Nguyễn Thị Tuyết Hường Nguyễn Thị Kim Khánh
Hà Viết Văn Khoa Lại Thị Thùy Linh
Lê Thị Thanh Loan Võ Thị Thanh Loan
Đỗ Ngọc Mai Phạm Lê Thu Minh
Nguyễn Sơn Nam Nguyễn Thị Kim Ngân
Chu Thị Oanh Nguyễn Thị Thanh Phương
Trần Nguyệt Quế
3
Nội dung
Kết luận và hướng nghiên cứu mới
Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Mục tiêu nghiên cứu2
Giới thiệu tóm tắt
1
5
3
4 Nội dung nghiên cứu
GIỚI THIỆU TÓM TẮT

Bài viết kiểm tra hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của
các MNCs mà trọng tâm chính là hiệu ứng lan truyền
năng suất và hiệu ứng lan truyền tiếp cận thị trường từ
các MNCs đến các Cty tại các nước nhận đầu tư (dễ nhận


thấy) và thảo luận thêm về hiệu ứng lan truyền tại các
nước chủ đầu tư (khó nhận thấy hơn).

Qua tổng kết các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy
các hiệu ứng này nói chung đều mang tính tích cực. Tác
động tích cực của đầu tư nước ngoài có thể tăng theo
năng lực và mức độ cạnh tranh của nước nhận đầu tư.
Nhưng sự gia tăng phân công lao động quốc tế trong các
MNCs đã làm cho việc phân tích trở nên phức tạp.

Hiệu ứng lan truyền không giống nhau giữa các nước
nhận đầu tư và giữa các ngành.Về bản chất và độ lớn
chính xác của những hiệu ứng này thì chưa có nghiên cứu
chính thức nào, chỉ có những kết luận thông qua các
nghiên cứu định tính.
MỤC TIÊU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

Tác giả tập trung vào phân tích các ngoại tác, cụ thể
qua hai hiệu ứng: hiệu ứng lan truyền năng suất và
hiệu ứng lan truyền tiếp cận thị trường từ hoạt động
của các MNCs đến các Cty ở các nước nhận đầu tư.

Tác giả cũng đề cập đến hiệu ứng lan truyền đến các
nước chủ đầu tư.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nghiên cứu của Aitken, B., G. D. Hanson and A. Harrison (1994)
về Sự lan tỏa, đầu tư nước ngoài và hành vi xuất khẩu
(Spillovers, foreign investment, and export behavior). NBER
Working Paper No. 4967, December:


Tác giả theo đuổi ý tưởng là sự lan tỏa kết hợp với hành vi xuất
khẩu của một công ty làm giảm chi phí xâm nhập vào thị trường
nước ngoài của những công ty khác.

Sự lan tỏa xuất phát từ 2 nguồn: hoạt động xuất khẩu nói chung, và
hoạt động xuất khẩu của các MNCs.

Tác giả sử dụng mô hình rút gọn từ “mô hình quyết định sản xuất”
(model of the firm production decision) để xác định khả năng xuất
khẩu của một công ty và dữ liệu bảng thu thập từ 2,113 nhà máy
sản xuất ở Mexico thời kỳ bắt đầu tự do hóa thương mại của nước
này 1986-1990.

Tác giả tìm ra bằng chứng phù hợp với sự lan tỏa từ hoạt động xuất
khẩu của các MNCs, nhưng không phù hợp với hoạt động xuất
khẩu nói chung.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nghiên cứu của Blomstrom, M. (1991) về Lợi ích của đầu
tư nước ngoài đối với nước nhận đầu tư (Host country
benefits of foreign investment). In D. G. McFetridge:

Tác giả tổng kết lại bằng chứng thực nghiệm dựa trên các kết
luận được rút ra từ sự lan toả năng suất của FDI.

Nhìn chung, tác giả thấy rằng những sự lan tỏa như thế tồn tại
và chúng đóng vai trò quan trọng cả trong một quốc gia và giữa
các quốc gia với nhau.

Các MNCs đã đóng góp vào sự chuyển giao công nghệ và các

nước nhận đầu tư năng động có thể tiếp cận được công nghệ
hiện đại góp phần làm gia tăng năng suất thông qua FDI.

Với sự liên kết toàn cầu về kinh tế đang gia tăng cùng với tầm
quan trọng của công nghệ, các MNCs được kỳ vọng là sẽ vẫn
giữ tầm quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ quốc tế.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nghiên cứu của Blomstrom, M., A. Kokko and M. Zejan (1994)
về Cạnh tranh ở nước nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ
bởi các công ty đa quốc gia (Host country competition and
technology transfer by multinationals). Weltwirtschaftliches
Archiv 130, 521 – 533:

Tác giả nghiên cứu liệu sự cạnh tranh ở thị trường nước nhận đầu
tư có làm các MNCs gia tăng chuyển giao công nghệ cho các công
ty con của họ ỏ nước ngoài hay không.

Những dòng chảy công nghệ như thế sẽ rất hấp dẫn nếu xét theo
khía cạnh nước nhận đầu tư và các công ty ở nước nhận đầu tư,
bởi vì chúng sẽ gia tăng khả năng “lan tỏa”.

Sử dụng dữ liệu từ ngành công nghiệp sản xuất của Mexico, kết
quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng, cạnh tranh ở nước nhận
đầu tư tương quan thuận với việc nhập khẩu công nghệ bởi các
công ty con của MNCs.

Tác động mạnh nhất được quan sát thấy trong ngành công nghiệp
hàng tiêu dùng.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nghiên cứu của Haddad, M. and A. Harrison (1993) về Liệu có sư

lan tỏa từ đâu từ trực tiếp nước ngoài. Bằng chứng từ Morocco.
(Are there positive spillovers from direct foreign investment?
Evidence from panel data for Morocco). Journal of Development:

Nhiều nước đang phát triển hiện nay chủ động thu hút đầu tư nước
ngoài, miễn giảm thuế thu nhập, miễn thuế nhập khẩu, khuyến khích
các công ty nước ngoài đầu tư.

Lý do cho việc khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào là hiệu
ứng lan truyền tích cực từ việc chuyển giao công nghệ đến các công ty
nội địa.

Bài nghiên cứu kiểm tra hiệu ứng lan truyền ở khu vực sản xuất của
Moroccan. Tác giả tìm thấy bằng chứng rằng sự phân tán năng suất
thấp hơn ở khu vực có nhiều công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, tác giả từ bỏ giả thiết rằng sự hiện diện của nước ngoài
làm gia tăng năng suất của các công ty nội địa trong suốt những năm
cuối của thập niên 80.

Sử dụng thông tin chi tiết hạn ngạch và thuế quan, tác giả cũng bác bỏ
khả năng làm giảm độ lệch trong hiệu ứng lan truyền công nghệ ước
tính. Bởi vì nhà đầu tư nước ngoài có thể bị hấp dẫn đối với thị trường
nội địa được bảo vệ.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nghiên cứu của Blomstrom, M. and A. Kokko (1994) về Tác động
của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đầu tư và nước
nhận đầu tư (Home and Host-country effects of foreign direct
investment: Sweden). In S. Globerman (ed.), Canadian-Based
Multinationals. Calgary; University of Calgary Press:


Tác giả nghiên cứu tác động của FDI đến nước chủ đầu tư và nước
nhận đầu tư.

Tác động với nước chủ đầu tư tác giả quan tâm đến xuất khẩu, tác
động đối với nước nhận đầu tư tác giả quan tâm đến tiền lương, năng
suất, phát triển công nghệ mới và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tác giả kết luận là hầu như không có quan hệ giữa việc đầu tư nước
ngoài và xuất khẩu, và nếu có thì đầu tư nước ngoài được cho là đẩy
mạnh xuất khẩu hơn là cạnh tranh với xuất khẩu.

Các Cty nước ngoài trả lương cao hơn, năng suất cao hơn các Cty
trong nước, và việc phát triển công nghệ mới làm gia tăng tốc độ phát
triển kinh tế ở nước nhận đầu tư.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nghiên cứu của Griliches, Z. (1992) về Nghiên cứu sự lan
tỏa R&D (The search for R&D spillovers). Scandinavian
Journal of Economics 94, Supplement, 29 – 47:

Tác giả tổng kết các mô hình cơ bản của sự lan tỏa R&D và
sau đó tập trung vào các bằng chứng thực nghiệm để kiểm tra
sự tồn tại và tầm quan trọng của chúng.

Tác giả tổng kết lại các nghiên cứu thực nghiệm trước đây với
sự chú ý đặc biệt đến những khó khăn về kinh tế đang sắp xảy
ra với bằng chứng thuyết phục về vấn đề này.

Tác giả nhận thấy là nhiều nghiên cứu còn lỗ hỏng và tùy thuộc
vào mẫu quan sát, nhưng nhìn chung, sự lan tỏa R&D là quan

trọng và thường xảy ra.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Giới thiệu1
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNC
2
Bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng lan truyền
3
Giới thiệu
1.1 - Tranh luận ở các nước chủ đầu tư:

Luồng ý kiến thứ nhất: Đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài có thể thay thế đầu tư trong
nước và làm làm nước chủ đầu tư mất dần vị
thế dẫn đầu về công nghệ

Luồng ý kiến thứ hai: Các công ty phải đầu tư
ra nước ngoài nhằm giữ được vị thế cạnh
tranh trong môi trường quốc tế hóa ngày
càng gia tăng.
Giới thiệu (tt)
1.2 - Quan điểm tại các nước nhận đầu tư:
Lợi ích của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(inward FDI) đối với sự hình thành nguồn
vốn, việc làm, xuất khẩu, và công nghệ đã
thắng thế so với chi phí phải trả của việc xuất
hiện các yếu tố sở hữu nước ngoài đối với
nền sản xuất trong nước.
Giới thiệu (tt)
1.3 - Vì sao các quốc gia cố gắng thu hút nguồn vốn FDI?


Tiếp thu công nghệ hiện đại: bao gồm sản phẩm, công nghệ sản
xuất, công nghệ phân phối, kỹ năng marketing và quản lý… các
công nghệ và những kỹ năng chưa có trước đó.

Lợi ích từ “hiệu ứng lan truyền năng suất” (productivity spillovers):
cải thiện năng suất sản xuất bằng cách bắt chước công nghệ của
các MNCs, hoặc thuê công nhân được đào tạo bởi MNCs, cạnh
tranh ngày càng gia tăng buộc các Cty trong nước phải cải tiến
công nghệ và ngày càng phát triển không ngừng.

Lợi ích tiềm năng về “các hiệu ứng lan truyền tiếp cận thị trường”
(market access spillovers): Các MNCs thường có lợi thế cạnh
tranh trên thị trường thế giới từ đó giúp mở đường thâm nhập vào
các thị trường xuất khẩu mà MNCs đang hoạt động.
Giới thiệu (tt)
1.4 - Ngoại tác tích cực đối với các nước chủ đầu tư:

Năng suất ở các nước chủ đầu tư có thể gia tăng nhờ vào
kết quả của hoạt động FDI: nhưng khó xác định chính xác
hiệu ứng lan truyền năng suất này có thể gia tăng ở mức độ
nào?

Hầu hết các MNCs đều tập trung vào hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D) tại nước mình và có nhiều ngoại tác
quan trọng có được từ R&D giúp tăng cường hiệu ứng lan
truyền năng suất.

Các hiệu ứng lan truyền tiếp cận thị trường (market access
spillovers) tại các Cty khác không phải là các MNCs tại các
nước chủ đầu tư: mạng lưới phân phối và kiến thức về thị

trường nước ngoài được tích lũy thông qua FDI có thể đem
lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế của nước chủ đầu tư.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs
2.1 - Lan truyền năng suất là gì ?
Hiệu ứng lan truyền năng suất được cho là diễn ra
khi có sự thâm nhập hay sự hiện diện của các công
ty con thuộc các Cty MNCs dẫn đến tăng năng
suất hoặc hiệu quả hoạt động tại các công ty trong
nước.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.1 - Lan truyền năng suất là gì ? (tt)
Các công ty con thuộc các MNCs khác với các công ty tại nước nhận đầu tư ở
hai lý do:

Các Cty con mang theo một số lượng các công nghệ độc quyền tạo nên lợi
thế riêng biệt của công ty đó và cho phép chúng đủ sức cạnh tranh với các
MNCs khác và các Cty trong nước.

Sự thâm nhập và sự hiện diện của các công ty con thuộc các MNCs làm xáo
trộn sự cân bằng hiện có trên thị trường và buộc các doanh nghiệp trong nước
phải có hành động để bảo vệ thị phần và lợi nhuận.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.1 - Lan truyền năng suất là gì ? (tt)
Tác động của hiệu ứng lan truyền năng suất:

Cty địa phương cải thiện năng suất bằng cách bắt chước một số công
nghệ được sử dụng bởi các công ty con thuộc các MNCs hoạt động tại
thị trường nội địa.

Sự thâm nhập của một công ty con thuộc MNCs dẫn đến cạnh tranh

gay gắt hơn trong nền kinh tế ở nước nhận đầu tư, vì vậy các doanh
nghiệp trong nước buộc phải sử dụng công nghệ và các nguồn lực hiện
có một cách hiệu quả hơn.

Sự cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các công
nghệ mới và hiệu quả hơn
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.1 - Lan truyền năng suất là gì ? (tt)
Tại sao hiệu ứng lan truyền có ý nghĩa ?

MNCs có thể phát triển các công nghệ cho một vài mục đích cụ thể của chính
mình, việc đưa vào vận hành các công nghệ này đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có
một số kỹ năng đặc biệt. Hoặc sự thích ứng của công nghệ này vào một môi
trường mới có thể ít tốn kém hơn nhiều khi được thực hiện bởi các MNCs đã phát
triển công nghệ này.


Những người mua công nghệ tiềm năng tiếp xúc với người sử dụng hiện tại (là
công ty con thuộc các MNCs) thì họ mới nắm được thông tin về công nghệ này và
giảm sự hoài nghi về việc thành bại khi sử dụng công nghệ mới này.

Các MNCs có đầy đủ tiềm lực để vượt qua những rào cản và thâm nhập vào
những ngành công nghiệp đòi hỏi quy mô kinh tế, vốn đầu tư ban đầu cao, quảng
cáo rộng rãi.

Sự tham gia của tập MNCs vào các ngành độc quyền có khả năng làm tăng mức
độ cạnh tranh và buộc các công ty hiện có phải hoạt động hiệu quả hơn.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.1 - Lan truyền năng suất là gì ? (tt)
Tuy nhiên điều này cũng xuất hiện nguy cơ là:


Các MNCs có thể đánh bại tất cả các Cty địa phương và thiết lập sự
độc quyền. Do sự thâm nhập của các Cty nước ngoài có thể làm giảm
số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành do các Cty địa phương
hoạt động kém hiệu quả nhất buộc phải ra khỏi ngành.

Các Cty độc quyền thuộc các tập đoàn đa quốc gia cũng có thể chuyến
lợi nhuận về nước và tránh thuế thông qua chuyển giá.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.2 - Hiệu ứng lan truyền năng suất tại các
nước chủ đầu tư
Trong bối cảnh nước chủ đầu tư, hiệu ứng lan
truyền năng suất thường khó xác định hơn.
Một lý do là hầu hết các MNCs hàng đầu đều là
các Cty lớn, hoạt động trên phạm vi toàn cầu
với hàng trăm Cty con ở nhiều nước và một
nguồn nhân lực đông đảo, trình độ cao.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.2 - Hiệu ứng lan truyền năng suất tại các nước chủ đầu tư (tt)
Nếu FDI tạo ra một hiệu ứng lan truyền thì không chắc chắn rằng
những hiệu ứng lan truyền này sẽ được nhận ra tại các nước chủ đầu
tư. Tuy nhiên có thể kể một vài hiệu ứng lan truyền năng suất tại nước
chủ đầu tư như sau:

Hiệu ứng lan truyền tích cực: MNCs chuyên môn hóa sản xuất và
xuất khẩu các sản phẩm trung gian cho các Cty con của chúng ở
nước ngoài thay vì sản xuất hàng hóa thành phẩm để xuất khẩu hoặc
bán ở trong nước.

Hiệu ứng lan truyền tiêu cực: nếu các khoản đầu tư nước ngoài

được thực hiện ở những nước mà có nhiều lao động tay nghề cao
hơn so với các nước chủ đầu tư, thì hậu quả có thể là giảm tăng
cường công nghệ trong lĩnh vực sản xuất của nước chủ đầu tư.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.3 - Hiệu ứng thâm nhập thị trường
là gì?
Khi trở thành nhà cung cấp cho các
MNCs => các nhà cung cấp sẽ có cơ
hội xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài => Đây chính là ví dụ về hiệu
ứng thâm nhập thị trường.
Hiệu ứng lan truyền từ hoạt động của các MNCs (tt)
2.3 - Hiệu ứng thâm nhập thị trường là gì? (tt)

Một MNC có vị thế tốt hơn các Cty địa
phương trong việc tạo lập các hoạt động xuất
khẩu bởi vì nó có thể hưởng lợi từ mạng lưới
quốc tế sẵn có của mình. Việc liên lạc với các
công ty còn lại trong tập đoàn cho họ một
lượng thông tin về điều kiện thị trường quốc
tế và tiếp cận mạng lưới phân phối và
marketing ở nước ngoài.

Hơn thế nữa, các MNCs thường lớn hơn các
Cty địa phương và có thể chịu được các chi
phí cố định cao cho phát triển hệ thống vận
tải, liên lạc, các dịch vụ tài chính cần thiết để
hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu.

×