XIN CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN THÂN MẾN!
Trình bày: NGUYỄN NGỌC ĐỨC.MSSV 12124160. LỚPDH12QL.
CANADA
1.Vị trí địa lí:
Canada là một quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới sau Liên Bang Nga,nằm ở cực
Bắc của Bắc Mĩ.Lãnh thổ Canada trãi dài từ Đại Tây Dương,phía Đông ở Thái
Bình Dương giáp với Hoa Kì bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế
giới,phía Tây Bắc giáp tiểu bang Alaska cuả Hoa Kì.Đông Bắc của Canada có
đảo Greenland(thuộc Đan Mạch).Biên giới chung của Canada với Hoa Kì về
phía Nam và phía Tây Bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.
Phần lớn khu vực Bắc cực của Canada được bao phủ bởi băng và lớp băng
vĩnh cửu.Canada có bờ biển dài nhất thế giới 202.080 km.
Theo diện tích thì Canada đứng thứ 4 trên thế giới xấp xĩ 2triệu km vuông.
Thủ đô :Ottawa.Các thành phố lớn : Toronoto, Montreal, Vancouver,
Edmonton, Calgary,…
Địa hình phần lớn là đồng bằng, núi ở phía Tây và đất thấp ở phía Đông Nam.
BẢN ĐỒ CANADA
2.Thời tiết và khí hậu :
Là quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới, sự thay đổi khí hậu tại Canada khá đa
dạng. Ở phần lớn khu vực có cư dân sinh sống, Canada có 4 mùa riêng biệt.,
nhiệt độ có thể lên tới 35 độ C hoặc cao hơn.
Mùa hè: nhiệt độ có thể lên đến 35 độ C hoặc cao hơn.Thảo nguyên vào
mùa hè thường khô nóng nhưng lại ấm hơn ở vùng trung nguyên Canada
và đặc biệt ôn hòa ở vùng duyên hải.
Mùa đông: khắc nghiệt nhiệt độ trung bình là -15 độ C và có thể giảm dưới
- 40 độ C,thường lạnh và có tuyết rơi.Dù vậy vùng Nam Alberta thường có
gió thổi từ núi Rocky ở Tây Nam nước Mỹ làm cho tuyết tan và thời tiết trở
nên ấm.Các thành phố thuộc duyên hải phía Tây như Vancounver hay
Victoria thường ôn hòa và đôi khi có mưa.
Mùa xuân và mùa thu thì nhiệt độ ôn hòa hơn.Mùa thu ở Canada lá cây
thường chuyển sang màu cam và đỏ rất nổi bật.
Những năm qua, người Canada thích nghi rất tốt trong những giai đoạn
thời tiết lạnh hơn bởi hệ thống sưởi được lắp đặt trong nhà và trong xe
hơi. Hệ thống giao thông công cộng cũng được sưởi ấm. Trong một số
trường hợp, hệ thống sưởi xuất hiện ở cả đường dành cho người đi bộ và
trong các lớp học.
Dòng sông băng ở vườn
quốc gia Vuavut
Thác nước Niagar
Rừng Taiga vào mùa đông.
Mùa xuân ở Alberta
3.Văn hóa và xã hội :
Dân số : 34,88 triệu (2012 www.nbexpress.net ),35 triệu người (2013
www.canbizgroup.com) .
Mật độ dân số khoảng 4người/km vuông.
Trước thế kỷ 19, toàn bộ dân Canada đều là người thổ dân, người
Anh và người Pháp. Mãi cho đến Đệ Nhị Thế Chiến, dân Scotland,
Ireland và Đông Âu bắt đầu nhập cư vào Canada. Từ năm 1945, diện
mạo văn hoá sắc tộc của Canada phát triển phong phú hơn do số
lượng di dân từ Nam Âu, Nam Mỹ, quần đảo Caribbean, Trung Đông
và Châu Á-Thái Bình Dương càng ngày càng tăng. Ngày nay dân
Canada hầu như đến từ khắp nơi trên thế giới.
Theo kết quả điều tra dân số gần đây nhất, hơn 50% dân số có
nguồn gốc không phải là Anh hay Pháp. Trong số đó, số người
không phải là dân da trắng chiếm 13%; các thổ dân, chiếm 3%;
gốc người Scotland chiếm 14%; gốc người Ireland chiếm 13%;
gốc Đức chiếm 9,25% và gốc Ý 4,3%. Con số này sẽ còn tăng
thêm nữa theo quá trình “toàn cầu hóa” hiện nay.
Văn hóa :
Quá trình hình thành và sự nhập cư của các dân tộc trên khắp thế giới đã tạo
nên một đất nước đa văn hoá và giàu truyền thống. Bên cạnh đó, chính sách
khuyến khích phát triển văn hoá, nghệ thuật đương đại của chính phủ ngày
càng làm cho đời sống tinh thần nơi đây sung túc hơn. Tại Canada, những
người đang sinh sống và đến tham quan có thể chiêm ngưỡng hàng ngàn công
trình kiến trúc, bảo tàng nghệ thuật trên khắp đất nước để cùng khám phá và
tìm hiểu hàng triệu kiệt tác của các nghệ sĩ Canada và trên toàn thế giới. Ngoài
ra, bạn còn có thể tham gia vào các lễ hội nghệ thuật và văn hoá diễn ra quanh
năm nơi đây để cùng hoà mình vào cuộc sống sôi động và ấm áp của người dân
Canada. Lễ hội Hoa Tulip ở Ottawa, lễ hội di sản Heritage Festival, lễ hội hương
vị Edmondon, cuộc thi bắn pháo hoa Celebraton of Light … là những buổi tiệc
văn hoá mà bất cứ ai đến Canada đều không thể bỏ qua.
Lễ hội hoa tulip Ottawa
Cuộc thi pháo hoa.
Ngôn ngữ :
Hai ngôn ngữ chính thức của Liên bang Canada là tiếng Anh và
tiếng Pháp. Gần 60% dân Canada có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, 22%
là tiếng Pháp. Đại đa số người nói tiếng Pháp sống tại tỉnh bang
Québec, sau đó là các tỉnh bang Ontario, New Brunswick và
Manitoba. Một số ngôn ngữ của các thổ dân cũng được xem là ngôn
ngữ chính thức tại các lãnh thổ tự trị, đặc biệt là tiếng Inuktitut.
Rất nhiều thứ tiếng của các thổ dân đã bị mai một. Những tiếng
khác được nhiều người nói là: tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Quan Thoại,
tiếng Quảng Đông, tiếng Tây Ban Nha.
Québec là tỉnh bang độc nhất ban hành một đạo luật bảo vệ tiếng
Pháp, mục đích để bảo vệ sắc thái văn hóa đặc biệt nhất Bắc Mỹ
của họ. Tuy nhiên quyền lợi về ngôn ngữ và giáo dục của các cộng
đồng nói tiếng Anh và các tiếng thổ dân cũng được bảo vệ. Ngoài
ra, dân chúng có quyền dùng hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong
khi giao tiếp với chính phủ.
3.Điều kiện phát triển kinh tế:
Canada có một tiềm năng kinh tế to lớn nhờ nguồn tài nguyên thiên
nhiên và năng lượng dồi dào, đất đai màu mỡ.
Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng dồi dào ở Canada là nhân
tố chính cho sự phát triển kinh tế đất nước, gồm các mỏ đồng. kẽm,
vàng, niken, quặng sắt, bạc, platin, lưu huỳnh, than, kali. Việc khai thác
khí đốt và dầu mỏ tập trung ở tỉnh Alberta. Năng lượng thủy điện được
xuất khẩu sang Hoa Kì. Sự phát triển kinh tế các vùng ngoại vi phần lớn
nhờ vào khai thác gỗ và chế biến bột giấy. Công nghiệp đa dạng tập
trung chủ yếu ở phía Nam vùng Hồ Lớn, vùng lưu vực sông Lawrence và
các thành phố chính ở phía Tây.
Hệ thống giao thông vận tải phát triển,ngoài hệ thống đường bộ, mạng
lưới đường sắt hoạt động rất có hiệu quả trong việc chuyên chở hàng
hóa.Đường hàng không do 7 công ti chính kiểm soát trong đó có công ti
Air Canada. Canada thu hút nhiều khách du lịch nhờ đất nước rộng lớn
với các thành phố và đặc biệt là các công viên nổi tiếng.
Canada là một quốc gia phát triển (G8) và có nguồn năng lượng tự cung
tự cấp.
a) Nông nghiệp:
Mặc dù có đất đai rộng lớn nhưng đất canh tác nông nghiệp của
Canada chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và có điều kiện thời tiết luôn thất
thường. Tuy nhiên, nông nghiệp Canada đạt được nhiều thành tựu
lớn. Canada là một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về
các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lúa mì và các hạt ngũ cốc.
Canada là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp đến Hoa
Kỳ và còn cho cả châu Âu và Đông Nam Á.
Giống như các quốc gia phát triển khác, sản xuất nông nghiệp của
Canada nhận được nhiều trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ. Các nông
trại chăn nuôi ở miền Tây Canada rất rộng lớn. Ontario là tỉnh có
nguồn thu nhập nông nghiệp đứng đầu Canada. Nhờ phần lớn lãnh
thổ tiếp giáp biển và số lượng sông hồ đáng kể mà Canada trở
thành nước xuất khẩu cá và tôm cua.
Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, lúa mạch, hạt có dầu, thuốc lá, rau
và hoa quả, sản phẩm từ sữa, lâm sản, cá.
Những hạn chế và khó khăn trong nông nghiệp :
Do điều kiện thời tiết luôn thất thường, băng tan, lốc xoáy…
Nhiều thị xã ở miền Bắc gặp khó khăn trong sản xuất do sự
tồn tại 1mỏ gần đó hoặc nguồn khai thác gỗ.
b)Công nghiệp
Canada là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú trải dài
trên khắp lãnh thổ của đất nước. Ở British Columbia, ngành công nghiệp về lâm
nghiệp chiếm một vị trí quan trọng, trong khi ngành công nghiệp dầu mỏ có vai trò
quan trọng ở Alberta , Newfoundland và Labrador. Miền bắc Ontario là nơi có các
mỏ dầu, trong khi các ngành công nghiệp thủy sản lâu nay đã được chính phủ chú ý
đến như là tỉnh Atlantic, mặc dù trong thời gian gần đây đã có những bước từ chối.
Canada có nguồn tài nguyên khoáng sản như là than,đồng,quặng sắt,và vàng.
Biển Đại Tây Dương của Canada có trữ lượng khí tự nhiên lớn, khu vực
Alberta có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Những bãi cát dầu
Athabasca có dự trự dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ả Rập Xê Út.
•
Canada có một ngành công nghệ cao quan trọng, và cũng có cả một ngành
công nghiệp giải trí phục vụ không chỉ cho trong nước và mà còn cả cho
quốc tế. Ngành du lịch ở Canada có tầm quan trọng ngày càng tăng, với
phần lớn các du khách quốc tế đến từ Hoa Kỳ., các nước như Trung Quốc
vẫn tăng số lượng khác du lịch đến Canada.
Miền Trung Canada là nơi đặt chi nhánh của các hãng chế tạo ô tô
Hoa Kỳ và Nhật Bản, và cũng có rất nhiều nhà máy sản xuất linh kiện
thuộc sở hữu của các công ty Canada như Magna International và
Linamar Corporation. Miền TrungCanada hiện nay hàng năm sản
xuất nhiều xe ô tô hơn cả tiểu bang lân cận của Hoa Kỳ là Michigan,
trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo ô tô Hoa Kỳ. Các nhà sản
xuất đã bị thu hút vào Canada do ở đây có trình độ dân trí rất cao và
chi phí lao động thấp hơn so với Hoa Kỳ. Chi tiêu công cộng của
Canada cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng là một yếu tố hấp dẫn
đầu tư nước ngoài, vì nó giúp cho các công ty đỡ phải chi tiêu nhiều
cho bảo hiểm y tế giống như tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra:
Nền kinh tế Canada khác nhau rất nhiều giữa các vùng. Miền Trung
Canada giữ truyền thống kinh tế của Canada, trung tâm công nghiệp
và là nơi sinh trú của hơn một nửa dân số đất nước. Những năm gần
đây, người ta chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng tại miền Tây
Canada nhờ thương mại với Châu Á đã làm giàu cho
British Columbia và tài nguyên dầu mỏ phong phú đã thúc đẩy kinh tế
của Alberta và Saskatchewan phát triển.
Khai thác kim cương ở
Nunavut.
Dầu mỏ ở Alberta.
Thành tựu :
Canada xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh
tế tự do trên thế giới. Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với
kinh tế Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường lẫn
mô hình sản xuất.
Tại thời điểm tháng 10 năm 2007 , Canada có tỉ lệ thất nghiệp là
5,9%, thấp nhất trong 33 năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở các tỉnh
là khác nhau từ thấp nhất là 3,6% ở Alberta cho đến cao nhất là
14,6% ở Newfoundland và Labrador.
Trong danh sách 2.000 công ty lớn nhất thể giới năm 2008 của báo
Forbes Global, Canada có 69 công ty, xếp hạng 5 ngang với Pháp.
Vào năm 2008, tổng gánh nặng nợ chính phủ của Canada là thấp
nhất trong các thành viên của G8.
Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người là 34.000 USD.
Dự trữ ngoại tệ và vàng năm 2005 là 33,03 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada lớn thứ 8 trong tất cả
các quốc gia trên thế giới trong năm 2006.
c) Dịch vụ
•
Khu vực dịch vụ ở Canada lớn và nhiều phân ngành, sử dụng ba phần tư lao
động của Canada và đóng góp tới hơn hai phần ba GDP.Thu hút nhiều lao động
nhất là ngành bán lẻ, sử dụng gần 12% dân Canada. Ngành bán lẻ chủ yếu tập
trung ở một số ít chuỗi cửa hàng liên kết trong các khu mua sắm. Trong những
năm gần đây, nhiều cửa hàng lớn, như là Wal-Mart (của Hoa Kỳ) và Future Shop
(một chi nhánh có nhiều khách nhất của Hoa Kỳ).
•
Phân ngành lớn thứ hai trong khu vực dịch vụ là dịch vụ kinh doanh.Phân ngành
này bao gồm dịch vụ tài chính, bất động sản, và các ngành công nghiệp truyền
thông. Những ngành này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.
Chúng tập trung ở các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Toronto và Calgary.
•
Lĩnh vực giáo dục và y tế là hai lĩnh vực lớn nhất của Canada, nhưng cả phần
lớn thuộc quyền hạn của Chính phủ. Ngành chăm sóc y tế phát triển nhanh
chóng, và là ngành dịch vụ lớn thứ ba ở Canada. Tốc độ tăng trưởng cao của nó
đã gây khó khăn cho chính phủ trong việc huy động tài chính cho ngành này.
•
Canada có một ngành công nghệ cao quan trọng, và cũng có cả một ngành công
nghiệp giải trí phục vụ không chỉ cho trong nước và mà còn cả cho quốc tế.
Ngành du lịch ở Canada có tầm quan trọng ngày càng tăng, với phần lớn các du
khách quốc tế đến từ Hoa Kỳ. Mặc dù gần đây Đô la Canada lên giá ảnh hưởng
tiêu cực đến ngành này, song các nước như Trung Quốc vẫn tăng số lượng khác
du lịch đến Canada.
d) Giáo dục :
Theo hiến pháp Canada, giáo dục thuộc trách nhiệm của chính quyền các tỉnh
(bang). Do đó, không có một hệ thống đồng nhất các quy định về giáo dục. Tuy
nhiên nhìn chung cũng không có sự khác biệt lớn về cách tổ chức trường lớp
hay thời gian học các cấp.
Hệ thống giáo dục Canada bao gồm các trường công lập và tư thục từ mẫu
giáo đến cao đẳng. Ở cấp đại học, hầu hết các trường đều là công lập. Vì thế
chất lượng giáo dục trên khắp đất nước đều ngang bằng nhau.
Nhìn chung, năm học bắt đầu từ tháng 9 tới tháng 6. Học sinh vào lớp 1 lúc 6
tuổi. Các trường tiểu học dạy từ lớp 1 đến lớp 6. Các trường trung học bao gồm
từ lớp 7 đến lớp 11, 12, hoặc 13 tùy theo tỉnh. Từ đây học sinh có thể theo học
cao đẳng(Cao đẳng phổ thông chuyên nghiệp) hay đại học. Cao đẳng dạy hai
năm phổ thông hoặc đào tạo nghề trong 3 năm giữa bậc trung học và đại học.
Chỉ riêng tỉnh Quebec có hệ thống Cé gep này. Tại các tỉnh nói tiếng Anh của
Canada, các trường cao đẳng được biết đến dưới nhiều thứ tên gọi khác nhau:
cao đẳng cộng đồng (community college), học viện kỷ thuật (technical institutes),
cao đẳng đại học (University College),.vv
Thêm vào đó Giáo dục ở Canada được chính phủ tài trợ nên chi phí
học tập tương đối rẻ so với các nước khác như Anh, Mỹ và Úc. Canada
có hai ngôn ngữ chính thức đó là tiếng Anh và tiếng Pháp, là môi
trường học tập tốt cho học sinh, sinh viên quốc tế. Mỗi năm có khoảng
185.000 du học sinh quốc tế đến học tập tại Canada, trong đó có
khoảng 800 du học sinh Việt Nam.
Giáo dục ở Canada được chính phủ tài trợ nên chi phí học tập
tương đối rẻ so với các nước khác như Anh, Mỹ và Úc. Canada
có hai ngôn ngữ chính thức đó là tiếng Anh và tiếng Pháp, là môi
trường học tập tốt cho học sinh, sinh viên quốc tế. Mỗi năm có
khoảng 185.000 du học sinh quốc tế đến học tập tại Canada,
trong đó có khoảng 800 du học sinh Việt Nam.
e) Y tế :
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân nghĩa là toàn bộ dân chúng được bảo hiểm y tế, không tùy
thuộc vào việc làm hay lợi tức. Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức ròng
(net income) của gia đình dưới 28,000$/năm thì được giảm và dưới 20,000$/năm thì được miễn đóng. Còn lương trên
28,000$ thì mỗi tháng cũng chỉ đóng 54$ cho cá nhân hay 96$ (vợ chồng) hay 108$ cho gia đình (3 người trở lên). Đây là giá
của tỉnh bang BC, những tỉnh bang khác không xê xích bao nhiêu, thậm chí còn có thể miễn phí (free) hoàn toàn như Ontario.
Những người đi làm việc thì tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ nhân trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này.
Như vậy, vì số tiền đóng bảo hiễm y tế hàng tháng quá thấp, có tính chất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí thì cũng
không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, xét nghiệm soi chụp miễn phí, sinh đẻ
miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí Còn tiền thuốc mua uống về nhà do bác sĩ cho toa, nếu là diện lợi tức thấp thì hoặc là
không phải trả hay trả ít. . Ngay cả người vô gia cư có thể nằm cùng bệnh viện với Thủ Tướng Canada, nhưng người này
không có lính gác, không có phòng riêng (Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho quan chức)
Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu. Đây là điểm tự hào của dân Canada về mặt bình đẳng xã hội
trên phương diện y tế.
Khó khăn trong y tế:
tình trạng chờ đợi nội soi (CT scan, MRI scan) và mổ xẻ. Điều này có thể hiểu
được vì y tế chiếm một khoảng khổng lồ trong ngân sách chính phủ, trong khi
số người già mỗi ngày một đông, gánh nặng y tế càng ngày càng nặng.
Vì chính quyền độc quyền trong lãnh vực y tế, không cho tư nhân kinh doanh
y tế , cho nên chính quyền cũng không chịu mua sắm những máy móc tân tiến
nhất, đắt tiền nhất trong mọi lãnh vực bệnh lý.Mặc dù hệ thống y tế Canada
không toàn hảo, nhưng dù có khuyết điểm, đối với đại đa số dân chúng, nền y
tế công cộng của Canada vẫn bảo đảm một đời sống khoẻ mạnh, không ai phải
lo lắng không có tiền chữa bệnh hay phá sản vì bệnh hoạn.
f)An ninh xã hội:
Canada là một trong ba nơi có điều kiện sống tốt nhất thế giới. dành
được số điểm rất cao do khả năng tiếp cận tốt với giáo dục, tuổi thọ cao
(với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện), tỷ lệ bạo hành và tội phạm
thấp.Ngoài ra, các thành phố lớn nhất ở - Vancouver, Toronto và
Montreal được biết đến như là nơi lý tưởng để sinh sống và làm việc
với môi trường an toàn và sạch sẽ, nhiều hoạt động văn hóa và phong
cách sống thú vị.
Người dân hưởng mức sống vào hàng cao nhất thế giới. Trên
65% dân có nhà riêng với tỷ lệ cao sở hữu các sản phẩm tiêu
dùng như xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, tivi, điện thoại, radio. cũng là
đất nước có hệ thống an ninh xã hội vàhệ thống chăm sóc sức
khỏe toàn diện.
Người dân rất tự hào về môi trường thiên nhiên của đất nước mình. Một số
công viên quốc gia đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Công viên ở Canada
Nhà ở Canada
3.Cơ cấu lao động:
Theo nghề nông nghiệp (2%), sản xuất (13%), xây dựng (6%), dịch vụ (76%),
khác (3%) (năm 2006).
Thất nghiệp 7,2% (tháng 2 năm 2009).
Các ngành chính cung cấp dụng cụ giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, xử
lý khoáng sản, thực phẩm, chế biến gỗ và giấy, chế biến thủy sản, xăng dầu và
khí đốt thiên nhiên.
Thương mại :Xuất khẩu 440,1 tỷ đô la Mỹ (ước tính, năm 2007)
Mặt hàng XK ô tô-xe máy và các phụ tùng, máy móc công nghiệp, máy bay, thiết
bị viễn thông, điện tử, công nghiệp hóa chất, nhựa, phân bón, bột giấy, gỗ, dầu
thô,khí đốt thiên nhiên, điện, nhôm.
Đối tác XK Hoa Kỳ 78,9%, Vương quốc Anh 2,8%, Trung Quốc 2,1% (năm 2007)
Nhập khẩu 394.4 tỷ đô la Mỹ (ước tính , năm 2007)
Mặt hàng NK máy móc và trang thiết bị, ô tô-xe máy và phụ tùng, điện tử, dầu
thô, công nghiệp hóa chất, điện, hàng tiêu dùng.
Đối tác NK Hoa Kỳ 54,1%, Trung Quốc 9,4%, Mexico 4,2% (năm 2007)