Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thuyết minh khái quát về Đăk Lăk, Buôn Ma Thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.25 KB, 8 trang )

TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐĂK LĂK VÀ TP BUÔN MÊ THUỘC
I. Tổng quan về tỉnh Đăk Lăk
-Lịch sử: Vào cuối thế kỷ 19, Darlac, Đăk Lăk hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê:
Đăk = nước; Lăk = hồ) thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân
Pháp nhập vào Lào.Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976
hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam Từ
1 tháng 1 năm 2004, Đắk Lắk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk
Nông.
-Vị trí địa lý:là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp Gia Lai,
phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây nam giáp Đăk Nông, phía đông giáp Phú Yên
và Khánh Hoà, phía tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 193
km.
- Địa hình:Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường
Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng
xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có
hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

-Khí hậu:Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có
khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí
hậu mát mẻ, ôn hòa.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, có những ngày mưa lớn
nhất là vào tháng 7, các đường đất dẻo nhẹt khó đi.Mùa khô, những tháng mát mẻ
đầu năm là lý tưởng nhất. Trời trong xanh, nắng và gió, nhưng cái nắng không gắt
gao như ở vùng duyên hải. Hai bên đường hoa cà phê nở trắng xóa.
-Tài nguyên
+Tài nguyên đất: Diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích
tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao
su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả.Là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng
với gần 1 triệu ha đất Nông, Lâm nghiệp, trong đó trên 600.000 ha có rừng, độ
che phủ của rừng ở đây là 50%. Ở đây có Vườn quốc gia Yok Đôn rộng trên
115.500 ha, là khu Vườn quốc gia lớn
+Tài nguyên rừng: Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước


với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế
vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có
mật độ khá lớn.
+Tài nguyên du lịch:Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng
về du lịch. Du lịch Đắk Lắk hiện tại rất phát triển do ở đây có rất nhiều di tích,
thắng cảnh, địa điểm du lịch đáng chú ý.Dòng sông Serepôk có nhiều thác ghềnh
hùng vĩ và hoang sơ là những điểm du lịch hấp dẫn như thác Trinh Nữ, Thác
Đray Sáp, thác Đray Nu….Tuy là một tỉnh cao nguyên nhưng ở đây có đến trên
500 hồ nước tự nhiên và nhân tạo lớn nhỏ với 47.000 ha mặt nước, một tiềm năng
không nhỏ về phát triển du lịch và thủy sản. Hiện tại Đăk Lăk đang giữ kỉ lục
Việt Nam về tỉnh có nhiều hồ nhất.Bên cạnh đó Đắk Lắk là một trong những cái
nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO
công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đáng chú ý khi đến
thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài
như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với
du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo
từ những cây rừng lớn nguyên vẹn Có Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ
hội cà phê đã được nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một
giá trị truyền thống.
-Giao thông: Ðắk Lắk cách tp Hồ Chí Minh 320km, có quốc lộ 14 đi qua
nối với Ðà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và qua tỉnh sông Bé đến thành
phố Hồ Chí Minh. Từ thành phố Buôn Ma Thuột có quốc lộ 26 đến thành phố
cảng biển Nha Trang, quốc lộ 27 đi thành phố Ðà Lạt đến Phan Rang.Mạng lưới
tỉnh lộ đi khắp các huyện, xã trong tỉnh và đến biên giới Cam-Pu-Chia.Ðắk Lắk
có sân bay Buôn Ma Thuột là sân bay cao nguyên miền Trung thuộc cụm cảng
hàng không sân bay miền Nam hoạt động vận tải hành khách từ năm 1977 đến
nay. Hàng ngày có các chuyến bay đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Hàng
tuần có 4 chuyến bay đi Ðà Nẵng và Hà Nội vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu
và thứ bảy.

-Khách sạn nhà nghỉ tại Đăk Lăk
Với 15 đơn vị hành chính tại Đăk Lăk hiện có hàng trăm cơ sở lưu trú đạt
chất lượng và được đưa vào khai thác phục vụ cho du lịch. Riêng tại Tp Buôn
Ma Thuột đã có trên 100 khách sạn nhà nghỉ, chính vì vậy dù có vào mùa cao
điểm thì số lượng các cơ sở lưu trú này cũng hoàn toàn đủ đáp ứng cho khách du
lịch khi đến đây.Một số khách sạn hạng trên trung bình như: Đam San,212
Nguyễn Công Trứ, ngay ngã 6 trung tâm 3 sao 50 phòng có cả nhà hàng, hồ bơi,
tennis; Dakruko 30 Nguyễn Chí Thanh là một cụm khách sạn 3 và 4 sao, 10 tầng,
thuộc công ty cao su Dak Lak; Yang Sing, buôn Ako Dhong (cuối đường Trần
Nhật Duật ), một khách sạn hiện đại và rất Tây Nguyên vì chủ nhân là người Ê
Đê, ks lại sát ngay buôn Ako Dhong. Có thể đặt nhà hàng các món đặ sản chính
gcs như cơm lam, gà nướng,….
-Món ngon và các đặc sản của Đăk Lăk
+Cà phê Buôn Ma Thuộc: Cà phê là một trong những nét văn hóa đặc trưng
nhất của Đăk Lăk. Bởi vậy, nó đã trở thành thứ đặc sản quý giá của vùng đất này.
Những li cà phê đen, đặc quánh, ấm nóng trong một không gian đậm chất núi
rừng Tây Nguyên đã gắn liền với tâm tưởng của mỗi người khi nói đến Đăk Lăk.
Vì thế mà cho đến nay, ở Đăk Lăk đã có hàng trăm quán cà phê lớn nhỏ mọc lên
nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức cà phê cho tất cả mọi người. Nhiều vấn đề
liên quan đến cà phê đã trở thành bản sắc văn hóa của nơi đây, đặc trưng nhất là
văn hóa mời đi uống cà phê. Không những thế, cà phê chồn còn là một huyền
thoại tạo nên một sức hấp dẫn kì lạ đối với người dân Tây Nguyên nói chung và
người dân Đăk Lăk nói riêng.Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất
sớm (năm 1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk, xuất phát từ Buôn Ma
Thuột chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của người Pháp. Hiện tại
theo số liệu niên giám thống kê năm 2006, Đắk Lắk có 174.740 ha cà phê. Đắk
Lắk cũng là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê trung bình cao nhất thế giới
2,5 tấn/ha. Tổng sản lượng cà phê năm 2006 của Đắk Lắk là 435.025 tấn, góp
phần trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 của những quốc gia
xuất khẩu cà phê và là nhà xuất khẩu cà phê vối hàng đầu. Ở Đắk Lắk gần như

huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được
đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất được giới hâm
mộ và các nhà rang xay cà phê đánh giá cao. Chính vì những lý do trên, Buôn Ma
Thuột hay được ví như một "thủ phủ cà phê". Cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc
tôn, không loại cây trồng nào sánh được trên cao nguyên đất đỏ bazan này.Cây cà
phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở
thành một thành phố sầm uất.Ngoài ra nơi đây còn sở hửu một loại cà phê độc
đáo nổi tiếng là cà phê chồn.Giá trị của cà phê chồn được tạo nên bởi ba yếu tố cơ
bản là nét văn hóa của nơi sản xuất ra chúng; sự quý hiếm và quy trình chế
biến.Cà phê chồn Đăk Lăk không những hội tụ đủ ba yếu tố trên mà mỗi yếu tố
này khi gắn với địa danh Đăk Lăk còn đặc biệt hơn rất nhiều.Ngày nay cà phê
chồn của Đăk Lăk đã trơ thành một thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu, được xuất
khẩu ra các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản,…với giá bán rất cao khoảng
450USD/kg cà phê dạng bột và giá của một ly cà phê chồn khoảng 200000
đông/ly.Chính vì vậy, việc mua và thưởng thức được cà phê chồn là rất khó.Ngay
tại Đăk Lăk cũng chỉ có hai địa điểm bán cà phê chồn dạng bột là Làng cà phê
Trung Nguyên (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) và quán cà phê Huyền
Thoại (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột.Thế nhưng mặt trái hiện nay cho
thấy, vì lợi ích rất lớn của cây cà phê mà những cư dân ở đâybất chấp những
khuyến cáo của ngành chức năng, lien tục phá rừng để mở rộng diện tích cà phê.
Trong những năm qua diện tích cà phê đã tăng đột biến, không theo quy hoạch,
kế hoạch, trồng ồ ạt trên cả những vùng đất không thích hợp, không chủ động
được nguồn nước.Hệ quả là làm giảm chất lượng cà phê và gây khô hạn kéo dài.
+Bơ sáp Đăk Lăk: Bơ là trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Mexico. Nhờ ăn ngon
và bổ nên nó đã được trồng và canh tác ở nhiều nơi trên trái đất, đặc biệt là
Indonesia, Philippne, và Brazil. Ở Việt Nam ,bơ được trồng ở nhiều nơi trong cả
nước nhưng nổi tiếng nhất vẩn là bơ sáp Tây Nguyên.Có thể Bơ ở đây phù hợp
với khí hậu thổ nhưỡng đất đỏ bazan nên Bơ Tây Nguyên sớm trở thành món đặc
sản vùng miền của vùng đất Cao Nguyên này .Ngon nhất là giống bơ sáp được
trồng ở Đăk Lăk , quả bơ to bên trong là lớp cùi bơ dầy dặn, vàng ươm, dẻo

quánh.Nếu là lần đầu tiên thưởng thức, mới nếm thử bạn sẽ cảm thấy hình như bơ
hơi nhạt. Nhưng rồi ngay sau đó, vị ngầy ngậy, thơm mát từ miếng bơ mềm lừ
khiến bạn thấy thật ngon miệng. Chính cái vị thanh nhẹ, mát lành đó đã hấp dẫn
người ăn, khiến người ta đâm “nghiện” thứ trái cây mộc mạc này.
+Rượu cần: Trong bất cứ lễ, tết nào, đồng bào Tây Nguyên cũng đều có
nghi thức uống rượu cần. Rượu, theo họ tin tưởng, là do Trời (Yang) sai thần linh
xuống trần dạy cho con người cách làm rượu đủ loại: từ gạo, mì, bắp cho đến bo
bo, kê để tế lễ các đấng tối cao trong năm.Rượu cần có nhiều loại. Rượu thóc là
lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men để bỏ vào ché.Lấy lá chuối bịt
chặt miệng ché độ năm, sáu hôm sau là dùng được. Rượu cơm là rượu làm bằng
gạo nấu thành cơm ủ với men; hoặc là trộn đều bỏ vào ché; hay bỏ một lớp cơm,
một lớp men cũng được. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché. Còn rượu
kê, bo bo, bắp, mì, v.v thì cũng làm theo cách trên.Ngoài ra ở Đăk Lăk còn có
nhiều đặc sản khác như cà đắng, cá lăng song Serepok, măng xào vêch bò, cơm
lam, gà nướng….tất cả đều mang hương vị đậm đà của vùng đất Tây Nguyên.
-Một số lễ hội đặc sắc: Đăk Lăk có nhiều truyền thống văn hóa khá đa dạng của
nhiều dân tộc mang đậm bản sắc riêng. Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự
những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong kễ hội, cả buôn làng cầm
tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp cồng, chiêng.Một số lễ hội
tiêu biểu như.
+ Lễ hội đua voi ở Bản Đôn: được tổ chức vào tháng 3 của năm chẵn, đến
với lễ hội du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của ngày hội, với
âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn ngoạn mục bởi
các chú voi của núi rừng Buôn Đôn.
+ Lễ hội cồng chiêng: là một lễ hội được tổ chức hằng năm ở Tây Nguyên
theo hình thức luân phiên của các tỉnh có văn hóa cồng chiêng trong đó có
ĐăkLăklà một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hóa
chính trị xã hội của khi vực.
+ Lễ hội cà phê: là lễ hội được tổ chức để tôn vinh vây cà phê, loài cây
chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trông ở ĐăkLăk. Lễ hội chỉ mới được tổ

chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh thủ phủ cà phê Buôn Ma
Thuộc và sau đó được tổ chức hằng năm.
+ Lễ bỏ mả: là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc Ê đê, đây được xem
là một lễ hội mang tính tổng hợp văn hóa nghệ thuật mang tính nhuần nhuyễn và
sinh động bậc nhất.
Ngoài ra ở đây còn một số lễ hội tiêu biểu khác như: lễ hội đâm trâu, lễ hội
cúng bến nước, lễ mừng lúa mới….tát cả đều có vai trò quan trọng trong phát
triển du lịch của tỉnh Đăk Lawk, hằng năm thu hút hàng tram lượt khách trong
nước và quốc tế đến tham dự. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy những giá trị
truyền thống văn hóa của các lễ hội trên là đều rất cần thiết.
II. Thành Phố Buôn Ma Thuộc
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536m. Là
một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Gọi là Buôn Mê Thuột Hay Buôn Ma Thuột đều được vì theo giải thích thì “mê”
là mẹ, “ma” là cha. Đây là buôn làng của cha Thuột hay mẹ ThuộtNăm 1995,
Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, và đến năm 2005 là đô thị loại
2.Dân số thành phố này có 43.469 người dân tộc thiểu số, sinh sống tại 33 buôn,
trong đó có 7 buôn nội thành, đông nhất là người Êđê. Diện tích của thành phố
khoảng 370 km².Trong đó diện tích nội thành khoảng 50 km². Quốc lộ 14 nối về
phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về
phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km). Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
-Các điểm du lịch
Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là
trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh
như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp Trong không khí mát lành của thành
phố cao nguyên này, du khách có thể tản bộ trên các con phố để tham quan các
địa điểm nổi tiếng như: nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam;
Biệt thự vua Bảo Đại; Toà Giám mục tại Đắk Lắk; đến thăm làng văn hóa buôn
Ako Đhông và chụp hình lưu niệm với cây Kơ nia cổ thụ. Những sản phẩm du

lịch độc đáo ở nơi đây như: cưỡi voi bản Đôn; chèo thuyền độc mộc trên hồ Lak;
ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của thác Dray Sáp; khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô - Ea
Kar thu hút rất đông du khách tham gia.Hiện tại các điểm du lịch này đang gặp
khó khan do tình trạng hạn hán, nguyên nhân là do việc xả nước của thủy điện
Serepok 4 làm nước sông cạn kiệt gây tác động tiêu cực đến sinh cảnh, môi
trường sinh thái và đời sống người dân. Các khu du lịch như Thác Bảy Nhánh,
khu du lịch Buôn Đôn cũng không còn hấp dẫn du khách vì thác đã khô cạn, du
khách không còn cơ hội cỡi voi qua sông hay đi thuyền độc mộc trên sông, ở kdl
cầu treo trước đây tấp nập người qua lại để ngắm dòng sông, thác nước, nhưng
nay thì không còn hấp dẫn nữa.
-Một vài món ăn đặc trưng ở Buôn Ma Thuột:
+ Bún đỏ, đây là một đặc sản của thành phố cao nguyên này. Tên gọi của
món ăn bắt nguồn từ một tô bún với màu đỏ đặc trưng của nước dùng. Món ăn
được kết hợp nhiều nguyên liệu như: gạch cua, trứng cút, các loại rau Bạn có
thể thưởng thức món ăn bình dân này ngay quán vỉa hè góc đường Lê Duẩn -
Phan Đình Giót.
+ Cơm lam, gà sa lửa là hai món ăn nổi tiếng của người đồng bào ở bản
Đôn. Về đây, bạn có thể thưởng thức món ăn này trong các nhà hàng ở Buôn Ma
Thuộc
+Bánh ướt thịt nướng pha trộn nhiều nguyên liệu: một đĩa bánh ướt, một
đĩa thịt nướng, bên cạnh là dưa leo, xoài xanh, dưa cải chua, rau thơm Tất cả
được cuốn lại và ăn kèm với chén nước chấm cay xé lưỡi. Du khách có thể ghé
địa chỉ 43 Trần Nhật Duật.
+ Bò nhúng me với vị chua ngọt, ăn kèm bánh mì, cải xoong và salad cũng
là món ăn ngon nổi tiếng. Địa chỉ: 62A Lê Thánh Tông.
+Canh lá của người Êđê hay còn gọi là lẩu lá. Món ăn được chế biến từ 10
loại là rừng khác nhau. Khi ăn có vị nhân nhẩn đắng và cay nồng rất lạ miệng.
Bạn có thể tìm thấy món ăn này trong các nhà hàng đặc sản ở Buôn Ma Thuộc
+ Canh chua cá lăng hay lẩu cá lăng - du khách khó có thể bỏ qua món cá
đặc sản của dòng sông Serepork hùng vĩ. Đây là món ăn ngon miệng và có tác

dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng. Ngoài ra, cá lăng còn được dùng để
kho tộ, canh riêu cá lăng. Địa chỉ: nhà hàng DakMe - 143 Ngô Quyền.

×