Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.94 KB, 15 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT
BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Thông tin chung về công ty
Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (gọi tắt là
TECHNOIMPORT) có tên tiếng anh: Vietnam National Complete Equipment and
Technics Import – Export Corporation.
Tiền thân của công ty là Cục kiêm Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và
trao đổi kỹ thuật, thành lập ngày 28 tháng 1 năm 1959 theo Quyết định số 63/BNT ngày
28/1/1959 của Bộ Ngoại thương trước đây và bây giờ là Bộ Thương Mại.
Công ty có trụ sở chính tại 16 – 18 Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 8.254.974
Fax: 8.254.059
E–mail:
Tổng giám đốc: Ông Vũ Chu Hiền.
Từ một tổ chức nhỏ ban đầu, bao gồm một số cán bộ chủ chốt thuộc phòng viện
trợ và phòng thiết bị của Bộ Ngoại Thương, ngày nay Technoimport đã trở thành một
doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công Thương tổng số cán bộ công nhân viên lên đến 90
người với tổng số vốn là hơn 30 tỷ đồng (năm 2007). Ngoài trụ sở chính tại Tràng Thi,
Hà Nội, Technoimport còn có mạng lưới các chi nhánh tại các thành phố lớn của Việt
Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và có văn phòng đại diện tại
nhiều nước trên thế giới như: Cộng hoà Liên Bang Nga, Pháp, Mỹ, Úc, Thụy Điển,
Hungari, Cuba, Singapore, Ý.
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ của Công ty là chuyên xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết
bị phụ tùng, vật tư, dịch vụ kỹ thuật và nhiều loại hàng hoá phục vụ cho mọi nghành,
mọi địa phương trong cả nước.
Nhập khẩu thiết bị toàn bộ là quá trình liên tục diễn ra từ đàm phán ký kết hợp
đồng cho đến khâu lắp ráp, vận hành chạy thử cho ra sản phẩm. Nhập khẩu thiết bị toàn
bộ khác với nhập khẩu các loại máy móc hay hàng hoá thông thường, nó yêu cầu nhà
nhập khẩu đảm bào tính hiệu quả của sản phẩm đầu ra. Các quy trình thủ tục nhập khẩu


dài hơn các mặt hàng khác. Việc đàm phán ký kết, thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào
đặc trưng này. Thông thường đối với một thiết bị toàn bộ, nhà nhập khẩu phải tiến hành
rất nhiều khâu, từ khâu tham gia đấu thầu nhập khẩu (do thiết bị toàn bộ có giá trị lớn,
việc sử dụng, ứng dụng phải được cấp phép của rất nhiều bộ nghành) đến khâu đàm
phán ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng nước ngoài, cuối cùng giai đoạn ký kết
hợp đồng, chuyển giao dây chuyền, lắp đặt, vận hành, hướng dẫn sử dụng, đảm bảo
chất lượng sản phẩm đầu ra và cuối cùng là giai đoạn bảo hành thiết bị.
Có thể nói để hoàn thành một hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, cả doanh
nghiệp nhập khẩu, hãng sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng cuối
cùng đều có liên quan trong hợp đồng. Bởi vậy, việc ký kết hợp đồng không chỉ diễn ra
giữa người nhập khẩu và xuất khẩu mà còn có sứ tham gia của người sản xuất và người
sử dụng cuối cùng. Mỗi bên đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong thời
gian hiệu lực của hợp đồng. Nếu không toàn bộ dây chuyền thiết bị sẽ không phát huy
hết khả năng sản xuất vốn có gây thất thu cho doanh nghiệp và toàn bộ xã hội nói
chung. Do vậy, việc gắn kết trách nhiệm pháp lý của các bên trong hợp đồng là rất cần
thiết, là đặc trưng của nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Hơn nữa, trong toàn bộ quy trình nhập khẩu thiết bị, các bên tham gia phải hoàn
tất trách nhiệm của mình, không xao lãng, phung phí làm mất tính hiệu quả của dây
chuyền thiết bị. Vì đây không chỉ là tài sản riêng của doanh nghiệp mà nó còn có ảnh
hưởng đến trình độ phát triển lực lượng nói chung và tính cạnh tranh nói riêng. Do vậy
việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ không thể tràn lan, đại trà mà phải do doanh nghiệp có
uy tín, kinh nghiệm tiến hành để đảm bảo tính hiệu quả cao của dây chuyền nhập về.
2. Quá trình phát triển của công ty được chia thành 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: từ năm 1959 đến năm 1989
Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh, giai đoạn
1959 – 1989 Technoimport đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ trong
phạm vi cả nước, trong số đó nhiều công trình trọng điểm có tầm quan trọng lâu dài đối
với đời sống kinh tế xã hội của đất nước, và trong giai đoạn từ 1990 đến nay là gần 200
công trình thiết bị máy móc, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước
thông qua việc nhập khẩu hàng loạt các công trình thiết bị toàn bộ như: Các nhà máy

nhiệt điện và thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế, mỏ than, nhà máy cơ khí chế tạo,
các nhà máy luyện cán thép, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, hoá chất, nhà máy
sợi, nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy in, công trình thuỷ lợi, y tế, thông tin, bưu
chính viễn thông, các trường đại học, bảo tàng, cung văn hoá, và rất nhiều hạng mục
công trình phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của
đất nước. Technoimport đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với các ngành, địa
phương và chủ đầu tư trong cả nước.
Giai đoạn 2: từ năm 1989 đến nay
Đây là thời kỳ đổi mới, Công ty đã tiến hành hoạt động hạch toán kinh doanh
theo cơ chế thị trường với nhiều loại hình kinh doanh phong phú và đa đạng.
Technoimport là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu với ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu thiết
bị toàn bộ, máy móc vật tư, phương tiện vận tải và các loại hàng công nghiệp, hàng tiêu
dùng; nhận uỷ thác giao nhận, vận chuyển nội địa hàng công trình hàng hoá xuất nhập
khẩu đến mọi địa điểm theo yêu cầu của khách hàng; kinh doanh nội địa các loại hàng
hoá nói trên; cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và thương mại; hợp tác đầu tư, liên
doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác; ký hợp đồng xuất khẩu lao động đi các
nước, tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, coi trọng công tác tư vấn đầu tư thương mại
phục vụ các địa phương và các nghành trong việc hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu các
công trình hiện có, tính toán hiệu quả đầu tư và nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
cho các dự án mới, mở rộng và đa dạng mặt hàng xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu
thị trường, gắn kinh doanh với sản xuất để tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu, tăng cường
hợp tác, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
Các mặt hàng kinh doanh hiện nay của Technoimport rất đa dạng phong phú:
+ Mặt hàng xuất khẩu của Technoimport bao gồm: máy móc thiết bị, khoáng sản,
lâm sản được nhà nước cho phép, than đá, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su cũng
như các sản phẩm bằng cao su và chứa cao su, nông sản cũng như nông sản đã chế biến,
tơ tằm, sợi các loại.
+ Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Vật liệu xây dựng, sản phẩm hoá chất phân

bón, vật tư nuôi trồng thuỷ sản, thiết bị y tế thiết bị thí nghiệm, máy móc thiết bị lẻ,
thiết bị vận tải, dây chuyền công nghệ, nhiên liệu, kim loại, nguyên liệu sản xuất, hàng
công nghiệp tiêu dùng, và thiết bị toàn bộ
Với những thành tích và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển
kinh tế đất nước, Technoimport đã vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng huân
chương lao động hạng ba năm 1963, huân chương lao động hạng nhì năm 1984, hai lần
được nhận huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và năm 1997. Ngoài ra công ty
còn được Chính phủ tặng cờ thi đua “ Là đơn vị dẫn đầu ngành thương mại” liên tục
trong những năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, và cờ thi đua của Bộ Thương mại về
thành tích trong 10 năm đổi mới, bằng khen của Tổng cục an ninh, bằng khen của
UBND thành phố Hà nội.
Bước vào thế kỷ 21, lấy mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước làm
phương hướng kinh doanh xuất nhập khẩu, Technoimport tiếp tục phát huy vai trò và
trách nhiệm của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa mọi nhu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước.
II. Đặc điểm chủ yếu của công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm
Thiết bị toàn bộ là một tập hợp máy móc, thiết bị vật tư dùng riêng cho một dự
án có trang bị công nghệ cụ thể, có thống số kỹ thuật được mô tả và quy định cụ thể
trong thiết kế dự án dùng để sản xuất ra một loại sản phẩm cụ thể.
Nội dung của hàng hóa là thiết bị toàn bộ, trong buôn bán quốc tế người ta
thường hiểu thiết bị là tập hợp những máy móc và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện
quá trình công nghệ nhất định. Trong nhiều trường hợp đó chỉ là những công cụ linh
kiện cho một dây chuyển sản xuất đi kèm với các tài liệu kỹ thuật. Những thiết bị nhập
về này luôn được nhà sản xuất tách rời nhau, chẳng hạn những máy móc thiết bị chính
cho một dây chuyền sản xuất sau đó mới đến linh kiện bổ trợ, các tài liệu hướng dẫn
vận hành cuối cùng là lắp ráp, vận hành, chạy thử do các chuyên gia của nhà máy sản
xuất tiến hành. Sau khi hệ thống vận hành tốt nhà sản xuất mới chính thức bàn giao lại
cho người mua cuối cùng.
Thông thường việc mua bán thiết bị toàn bộ còn kèm theo việc chuyển giao công

nghệ mà đối tượng của nó là các bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, giấy phép
sử dụng phát minh sáng chế. Do thiết bị toàn bộ đa dạng, nhiều chủng loại nên việc mua
bán thiết bị toàn bộ cũng đa dạng với nhiều hình thức tiến hành. Nhập khẩu thiết bị toàn
bộ là quá trình liên tục diễn ra từ đàm phán ký kết hợp đồng cho đến lắp ráp, vận hành,
chạy thử cho ra sản phẩm. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ khác với nhập khẩu các loại máy
móc hay hàng hóa khác, nó yếu cầu nhà nhập khẩu đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm
đầu ra. Do thiết bị toàn bộ có giá trị lớn, việc sử dụng, ứng dụng phải được cấp phép
của rất nhiều bộ nghành, nó ảnh hưởng đến trình độ phát triển, khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trong nước nên nhập khẩu thiết bị toàn bộ không thể tran lan, đại trà mà phải
do doanh nghiệp có uy tín, có kinh nghiệm tiến hành đảm bảo việc nhập khẩu đạt được
hiệu quả cao.
Là một Công ty được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ chính là nhập khẩu các
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá
hiện đại hoá đất nước, do đó hoạt động nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động nhập khẩu
uỷ thác đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Biểu 1: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
(Nguồn : Báo cáo tổng kết cơ cấu hàng xuất nhập khẩu năm 2007)
Thiết bị toàn bộ là nhóm hàng chủ yếu của Công ty, với doanh số luôn chiếm vị
trí cao nhất, 50,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, nó thể hiện rõ nhiệm vụ mà Đảng
và Nhà nước đã giao cho Công ty trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước. Với bề dầy kinh nghiệm, Công ty rất thận trọng trong việc nhập khẩu các thiết bị,
dây chuyền, tránh nhập những công nghệ lạc hậu, lỗi thời.
Nhóm mặt hàng chủ lực thứ hai là thiết bị lẻ, maý móc phụ tùng (chiếm 24,5%)
và nguyên liệu sản xuất (chiếm 15,0%) mà Công ty nhập khẩu cho các nhà máy, xí
nghiệp trong cả nước, hầu hết là theo các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác. Kinh doanh các
mặt hàng này theo hình thức uỷ thác có ưu điểm là không mất vốn mà vẫn thu được lợi
nhuận, bên cạnh đó thị trường lại được mở rộng thêm.
2. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưỏng tới hiệu quả nhập
khẩu thiết bị toàn bộ. Là thị trường có tính chất một chiều: các nước đang phát triển bao

giờ cũng ở địa vị người mua và các nước phát triển là người bán. Do tính chuyển giao
kỹ thuật công nghệ bao giờ cũng theo hướng từ nước phát triển nhất sang nước phát
triển kém hơn, sau đó đến các nước đang phát triển, cuối cùng là các nước kém phát
triển.
Gần đây có xu hướng chuyển giao thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong nội bộ các
nước phát triển với nhau. Điều này do quá trình quốc tế hoá ngày càng cao, sâu sắc, hợp
tác và đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển diễn ra càng nhiều, việc lập các liên
doanh, đặt các chi nhánh ở các lãnh thổ để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường cơ sở để
phát triển việc chuyển giao thiết bị toàn bộ, khoa học và kỹ thuật.
Về vấn đề thị trường, đặc biệt thị trường nhập khẩu luôn là vấn đề nan giải, bức
xúc đòi hỏi phải tập trung giải quyết. Trước khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty
chỉ có quan hệ chủ yếu với các nước Liên xô cũ và các nước Đông Âu. Sau khi Liên Xô
cũ và một loạt các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, Công ty đã có nhiều cố gắng
và bước đầu đạt được một số thành công trong việc mở rộng và thâm nhập thị trường,
đến nay Công ty đã có quan hệ với 68 nước trên thế giới và hàng trăm khách hàng. Khu
vực nhập khẩu chính của Công ty là: Pháp, Đức, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Mỹ, CH.Séc,
Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Italia, Úc, Singapore, Tây Ban Nha,
Indonesia, Trung Quốc, Anh, Ucraina, Nga, Ai-Xơ-Len, Thụy Điện, Đài loan, Malaysia,
Áo, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Slovakia, Mexico, Hungarie, Canada, Thụy Sĩ,
Philippine, Brasil. Sau đây là bảng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường một số nước
chủ yếu của Công ty từ năm 2003 đến năm 2007.
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường (đơn vị: triệu USD)
Nước
Năm
2003
Năm
2004
So năm
trước (%)
Năm

2005
So năm
trước (%)
Năm
2006
So năm
trước (%)
Năm
2007
So năm
trước (%)
Nhật Bản 26,7 30,3 113,5 34,3 113,2 34,6 100,8 30,9 89,3
Pháp 10,0 13,6 136,0 15,7 115,4 16,0 101,9 16,4 102,5

×