Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

báo cáo thực tập tại công ty điện thoại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 78 trang )

MỤC LỤC
III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY.

48
LỜI NÓI ĐẦU
Vai trò của ngành Bưu chính – Viễn thông trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi thế
giới đang bước vào thế kỉ 21- thế kỉ của thông tin, của nền kinh tế tri thức. .Khi hội
nhập WTO, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ
tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh trên thế giới và được thử sức trên đấu
trường quốc tế, một sân chơi rộng, bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
các doanh nghiệp cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các
doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mà còn với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế
giới. Khi đó, không chỉ phải cạnh tranh về thị trường công nghệ và khách hàng mà cả
giá cước, nguồn nhân lực đặc biệt là các chiêu thức kinh doanh - vấn đề hiệu quả
đem lại và những vấn đề về cơ cấu tổ chức bộ máy.
Thành lập năm 2003 trên cơ sở tổ chức lại Bộ máy của Bưu điện Hà Nội, Công ty điện
thoại Hà Nội 1 trực thuộc Bưu điện thành phố Hà Nội và Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt nam, đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục
đứng vững và phát triển, là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ điện thoại cố định và Internet băng thông rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Năm 2007, Công ty điện thoại Hà Nội 1 sẽ tiếp tục đổi mới theo chiến lược phát triển
của Bưu điện Hà Nội, và tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, nâng cao năng lực
cạnh tranh, nắm bắt những cơ hội và vượt qua thách thức khi đất nước ngày càng hội
nhập sâu và rộng hơn vào nền thương mại toàn cầu.
Sau hơn hai tháng thực tập tại Công ty điện thoại Hà Nội 1, cùng với sự hướng dẫn dẫn
và chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và của các cán bộ trong công ty đặc biệt là
các nhân viên phòng tài chính-kế toán, em đã rút ra nhiều kiến thức cũng như kinh
nghiệm thực tế bổ ích bổ sung cho những kiến thức đã học trong gần 4 năm qua. Nhờ
đó mà em có thể hoàn thành được báo cáo thực tập tổng hợp về tổ chức họat động của
Công ty cũng như bộ máy kế toán.
Báo cáo gồm ba phần chính:


Phần I: Khái quát về những đặc điểm tổ chức quản lý cũng như họat động kinh doanh
của Công ty điện thoại Hà Nội 1.
Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty điện thoại Hà Nội 1.
Phần III: Nhận xét khái quát về tổ chức kế toán tại Công ty điện thoại Hà Nội 1.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Quý Liên cùng các cán bộ trong phòng
kế toán Công ty điện thoại Hà Nội 1, đặc biệt Phó phòng Tài Chính- Kế toán phụ trách
chế độ, chị Nguyễn Mai Hương- người hướng dẫn thực tập tại Công ty điện thoại Hà
Nội 1- đã giúp em hoàn thành Báo cáo này.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 1
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY.
1. Tên gọi và thông tin liên hệ.
+ Tên công ty : CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 1
+ Tên giao dịch đối ngoại : HANOI TELEPHONE COMPANY 1
+ Trụ sở chính : 811 Đường Giải Phóng,
Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
+ Điện thoại : 84.4.6646464
+ Fax : 84.4.6645678
+ Các điểm giao dịch chính của Công ty:
• 27 Hàng Hành.
• 22 Cửa Đông.
• 183 Đại La.
• 171 Mai Hắc Đế.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Theo quyết định số 532/QĐ-TCCB của Tổng Giám đốc Tổng Công ty BCVT Việt
Nam ngày ngày 04/03/2003 về việc thành lập công ty điện thoại Hà Nội 1 thuộc Bưu
điện thành phố Hà Nội, Công ty Điện thoại Hà Nội 1 là đơn vị kinh tế trực thuộc,
hạch toán phụ thuộc Bưu Điện thành phố Hà Nội, họat động chuyên ngành viễn
thông, có chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ trên các lĩnh vực:

• Chủ quản kinh doanh dịch vụ điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác trên
mạng điện thoại cố định do Công ty cung cấp trên địa bàn các quận: Hoàn
Kiếm, Hai Bà Trưng; các huyện: Gia Lâm, Đông Anh và Sóc Sơn; một phần các
quận Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, và Tây Hồ;
• Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác mạng viễn thông
trên địa bàn các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; các huyện: Gia Lâm, Đông
Anh và Sóc Sơn; một phần các quận Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, và Tây
Hồ;
• Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền
địa phương và cấp trên.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ do đơn vị cung cấp.
• Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.
3. Các sản phẩm – dịch vụ của Công ty
3.1. Dịch vụ điện thoại truyền thống.
Dịch vụ điện thoại nội hạt: là dịch vụ phục vụ nhu cầu đàm thoại của khách hàng trong
phạm vi toàn thành phố Hà nội.
Dịch vụ điện thoại liên tỉnh: là cuộc điện thoại được thiết lập giữa một máy điện thoại
thuộc tỉnh hoặc thành phố này đến một máy điện thoại thuộc một tỉnh, hoặc thành phố
khác và ngược lại, thông qua mạng lưới viễn thông liên tỉnh.
Dịch vụ điện thoại quốc tế: là dịch vụ điện thoại mà người gọi tự quay số trên máy
điện thoại đến một thuê bao ở nước khác.
Dịch vụ điện thoại quốc tế bao gồm : dịch vụ điện thoại gọi số, dịch vụ điên thoại tìm
người, dịch vụ điện thoại thu cước được gọi (Collect Call), dịch vụ điện thoại giấy
mời, dịch vụ điện thoại HCD (Home Country Direct).
3.2. Dịch vụ đường dây thuê bao số đa dịch vụ ISDN.
Là dịch vụ viễn thông đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiều loại hình thông tin qua
một đường truyền có chất lượng và tốc độ cao trong cùng một thời điểm. Dịch vụ này
có thể ứng dụng vào truyền hình hội nghị, đào tạo từ xa…
3.3. Dịch vụ điện thoại dùng thẻ
Là dịch vụ viễn thông công cộng, đảm bảo thông tin liên lạc từ các máy điện thoại thẻ

đến các máy điện thoại trong nước và ngoài nước với phương thức dùng thẻ điện thoại
do khách hàng mua trước của Bưu Điện hoặc dùng thẻ tín dụng, ngân phiếu điện tử…
Khách hàng có thể mua thẻ điện thoại tại các bưu cục, đại lý Bưu điện, đại lý điện thọai
thẻ…Mỗi khi dùng máy sẽ trừ dần tiền cước cho đến hết giá trị của thẻ. Khách hàng có
thể sử dụng thẻ để gọi trong nước hoặc quốc tế.
3.4. Dịch vụ đường dây số không đối xứng ADSL
Công nghệ ADSL (đường dây thuê bao bất đối xứng) là công nghệ truyền thông băng
rộng cho phép truy cập với tốc độ cao tới Internet và mạng thông tin số liệu bằng cách
sử dụng đường dây điện thoại sẵn có, có thể vừa truy cập Internet vừa gọi điện thoại
cùng lúc.
Hiểu một cách đơn giản nhất, ADSL là sự thay thế với tốc độ cao cho thiết bị Modem
hoặc ISDN giúp truy cập Internet với tốc độ cao và nhanh hơn.
3.5. Dịch vụ truyền số liệu.
Là dịch vụ mà khách hàng có yêu cầu liên lạc qua mạng viễn thông giữa các đối tượng
sau:
- Giữa máy tính với máy tính;
- Giữa máy tính với mạng máy tính (mạng LAN);
- Giữa các máy tính với nhau;
- Giữa máy tính (hoặc mạng máy tính) với các cơ sở dữ liệu để truy tìm tin
tức.
Dịch vụ truyền số liệu có thể được thực hiện qua các mạng viễn thông sau:
- Mạng điện thoại công cộng.
- Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói.
- Mạng Internet.
- Mạng thuê kênh riêng.
- Mạng truyền số liệu Frame Relay/ATM.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
1. Giai đoạn 1 (1986-2002): Công ty Điện thoại Hà Nội thành lập và phát triển.
Năm 1986 là năm họp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với sự chuyển biến mạnh
mẽ của cả nước, từ một nền kinh tế quản lý theo cơ chế hành chính quan liêu bao cấp

sang một nền kinh tế thị trường có điều tiết thì đòi hỏi của khách hàng đối với thông tin
điện thoại ngày càng trở nên gay gắt cả về số lượng lẫn chất lượng. Để phát huy hiệu
quả kinh doanh của mạng lưới, Tổng cục Bưu Điện đã ra quyết định thành lập Công ty
Điện thoại Hà Nội trực thuộc Bưu điện thành phố Hà Nội
Công ty Điện thoại Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, khai thác và kinh doanh
mạng thông tin điện thoại trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Khác với Trung tâm điện thoại
trước đây, trong bản quy định nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ và tổ chức bộ máy của
Công ty Điện thoại lần này (ban hành theo quyết định số 333 ngày 14/10/1996 của
Giám đốc Bưu điện thành phố Hà Nội) có nêu rõ:
• Công ty Điện thoại được thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ
xí nghiệp.
• Được dùng con dấu riêng theo tiên gọi để quan hệ công tác.
• Đựơc mở tài khoản riêng tại Ngân Hàng.
• Được kí kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài xí nghiệp theo sự phân cấp
quản lý của Giám đốc.
Trong quá trình hoạt động Công ty điện thoại Hà Nội đã không ngừng mở rộng mạng
lưới, đầu tư thiết bị kĩ thuật hiện đại, nâng cao trình độ của đội ngũ lao động và đã đạt
được những thành tích đáng kể
• Năm 1986 mới phát triển được 952 thuê bao.
• Năm 1987 đã phát triển được 1.288 thuê bao
• Năm 1991 tổng số máy lên tới 14.000 thuê bao, đáp ứng được 80% yêu cầu còn
tồn tại từ nhiều năm nay.
• Năm 1992 tổng số máy trên mạng là hơn 20.000.
• Năm 1993 tổng số thuê bao là hơn 40.000.
• Đến năm 1994 đã phát triển thêm 40.000 thuê bao, nâng tổng số thuê bao trên
địa bàn Hà Nội là 80.000.
• Năm 2002: Tổng số thuê bao đạt hơn 150.000.
2. Giai đoạn 2 (2003-2006): Công ty Điện thoại Hà Nội 1 được thành lập từ việc
chia tách Công ty điện thoại Hà Nội, thị trường viễn thông có bắt đầu có sự cạnh
tranh gay gắt.

Trong giai đoạn này một lọat các sự kiện quan trọng đã diễn ra: Bộ BCVT được thành
lập, Pháp lệnh BCVT được ban hành, những đổi mới trong cơ chế tổ chức của BĐHN
đã được phê duyệt và thi hành. Theo phương án đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh
BCVT trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu
Chính Viễn thông Việt Nam phê chuẩn (Quyết định số 166/QĐ-TCCB/HĐQT) ngày
19/8/2002, BĐHN đã tiến hành chia tách, giải thể và thành lập những đơn vị mới nhằm
nâng cao hiệu quả họat động và đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển
mới của đất nước hiện nay. Trong bối cảnh đó, Công ty Điện thoại Hà Nội 1 đã được
thành lập ngày 04/03/2003 theo quyết định số 532/QĐ-TCCB trên cở sở chia tách
Công ty Điện Thoại Hà Nội thành Công ty Điện Thoại Hà Nội 1 và Công ty Điện
Thoại Hà Nội 2.
Trong giai đoạn vừa qua Công ty có nhiều sự thay đổi về bộ mặt cũng như cơ cấu tổ
chức để phù hợp với quá trình phát triển của ngành, của đất nước cũng như yêu cầu của
thời đại. Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Thủ đô với tốc độ tăng
trưởng hơn 10% trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên đà phát triển
mạnh, đời sống của nhân dân được nâng cao, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ
viễn thông, đặc biệt là dịch vụ mới (di động, internet…), tạo điều kiện cho Công ty
trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh các nhiệm vụ viễn thông.
Tuy nhiên, hiện nay Công ty đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất gay gắt từ các doanh
nghiệp mới được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông: Vietel, FTP, EVNTelecom…
đặc biệt là các dịch vụ như Internet, điện thoại VoIP, với những phương thức cạnh
tranh ngày càng phong phú, linh họat. Xu thế tiếp tục giảm đồng lọat giá cước, nhất là
cước viễn thông quốc tế đã ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Mặt khác, hiện
tượng lợi dụng mạng lưới của Bưu Điện để cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí kinh
doanh trái phép có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn trong công tác quản lý mạng
lưới, kinh doanh dịch vụ của Công ty.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Ngành
và Thành phố cùng với sự nỗ lực và cố gắng của lãnh đạo và toàn thể CBCNV, trong
những năm vừa qua Công ty Điện thoại Hà Nội 1 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch
sản xuất kinh doanh được giao và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, nâng cao

khả năng cạnh tranh, đứng vững và phát triển.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.
Tổ chức bộ máy của Công ty Điện thoại Hà Nội, theo quyết định số 1895/QĐ-TCCB-
LĐTL 12/03/2003 của Giám đốc BĐHN, gồm: Đứng đầu là lãnh đạo Công ty gồm
Giám đốc, 3 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực: kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh doanh…;
bên dưới là 7 đơn vị phòng ban chức năng và 5 đơn vị thuộc khối sản xuất
Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc BĐHN và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của công ty. Giám
đốc công ty là người có quyền điều hành và quản lý cao nhất của Công ty Điện thoại
Hà Nội I.
Phó Giám đốc Công ty: Giúp Giám đốc Công ty quản lý và điều hành một số lĩnh vực
hoạt động của Công ty theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phòng Tổ chức cán bộ- Lao động tiền lương.
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực:
• Tổng hợp, tổ chức, lao động, tiền lương, chế độ chính sách.
• Công tác thanh tra, bảo vệ, dân quân tự vệ, an toàn bảo hộ lao động, phòng
chống cháy nổ.
• Công tác thi đua, Đảng, Đoàn thể.
Phòng quản lý kĩ thuật nghiệp vụ.
Tham mưu, giúp việc Giám đốc trong các lĩnh vực:
• Quản lý kĩ thuật nghiệp vụ bao gồm: quản lý mạng lưới thông tin điện thoại về
số lượng, kết cấu, chất lượng, trang thiết bị, sơ đồ tổ chức mạng lưới… Quản lý
các nghiệp vụ, dịch vụ khai thác điện thoại đang và sẽ triển khai tại Công ty.
Quản lý dàn số, số liệu về các máy điện thoại đang họat động, danh bạ điện
thoại trên mạng của Công ty. Quản lý chất lượng mạng lưới và quản lý chất
lượng khai thác dịch vụ.
• Tin học , công nghệ thông tin. Quản lý việc đối soát cước với đơn vị tính cước.
• Hỗ trợ các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực kĩ thuật, nghiệp vụ; phối hợp với các
đơn vị khắc phục sự cố trên mạng viễn thông của Công ty.

Phòng tài chính-kế toán.
Là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty
quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc điều hành các công tác thuộc lĩnh vực tài
chính, kế toán, hạch toán kinh doanh của Công ty
Phòng TCKT có trách nhiệm chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức và triển khai công tác Tài chính-kế
toán trong toàn Công ty cho phù hợp với nhiệm vụ SXKD của Công ty theo
Luật Kế toán, Luật thống kê, các chuẩn mực kế toán và Quy chế tài chính của
BĐHN.
• Nghiên cứu các chính sách tài chính, thuế, các quy định về công tác tài chính kế
toán của Tập đoàn BCVT Việt Nam (Tập đoàn) và của BĐHN để ứng dụng vào
công tác tài chính kế toán của Công ty.
• Mở sổ sách theo dõi toàn bộ danh mục TSCĐ được giao của toàn Công ty trong
quá trình sử dụng về tình hình biến động, tình trạng kĩ thuật, bộ phận quản lý và
sử dụng tài sản. Định kì kết thúc năm tài chính, tiến hành kiểm kê toàn bộ vốn,
tài sản, vật tư, hàng hóa theo hướng dẫn của BĐHN để nhằm xác định và phản
ánh chính xác tài sản, vật tư, tiền vốn hiện có so với sổ sách kế toán. Các trường
hợp phát hiện thừa, thiếu, kém phẩm chất cần xác định rõ nguyên nhân, trách
nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý trình Giám đốc Công ty và báo cáo BĐHN.
• Thường xuyên kiểm tra đối chiếu công nợ, xác định và phân loại các khoản nợ
tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp.
• Hạch toán đầy đủ chi tiết doanh thu phát sinh của Công ty: Doanh thu kinh
doanh viễn thông và doanh thu khác đồng thời báo cáo đầy đủ doanh thu về
BĐHN để xác định doanh thu tập trung.
• Thực hiện soát xét thanh quyết toán các khoản chi phí sản xuất kinh doanh tại
Công ty đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.
• Thực hiện soát xét thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản từ các
nguồn vốnl;quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh quyết toán các công trình.
• Cung cấp số liệu về tài chính kế toán để phục vụ cho việc điều hành họat động
sản xuất kinh doanh, phân tích họat động kinh tế để phục vụ cho công tác lập và

theo dõi thực hiện kế hoạch. Định kì tổng hợp báo cáo quyết toán của toàn Công
ty, lập báo cáo theo chế độ quy định để trình BĐHN.
• Xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán đầy đủ quỹ phúc lợi, khen thưởng từ
BĐHN, quản lý và thực hiện các khoản chi từ các quỹ của Công ty.
Phòng kinh doanh- Tiếp thị.
Là đơn vị chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực:
• Kế hoạch sản xuất kinh doanh.
• Đầu tư xây dựng cơ bản.
• Sửa chữa tài sản cố định.
• Quản lý nhà trạm, vật tư, thiết bị.
• Tiếp thị.
Phòng Hành chính- Quản trị.
Là đơn vị chức năng giúp Giám đốc trong các lĩnh vực.
• Tổ chức thực hiện và quản lý công tác hành chính.
• Quản lý trang thiết bị nội thất văn phòng làm việc.
• Quản lý ôtô.
• Lập kế hoạch trang bị thiết bị văn phòng.
• Tổ chức phục vụ hội họp lễ tân và làm công tác hành chính khác.
Tổ thanh kiểm tra.
Là đơn vị chức năng giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực:
• Kiểm tra mạng lưới thông tin liên lạc.
• Phát hiện và ứng phó kịp thời các biểu hiện xâm phạm đến mạng lưới.
• Kiểm tra việc chấp hành kỉ luật, nội quy của cán bộ công nhân viên trong công
ty.
Tổ thẩm định đầu tư.
Là đơn vị chức năng giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực:
• Thẩm định hồ sơ mua sắm trang thiết bị đầu tư.
• Thẩm định đầu tư trang thiết bị đầu tư XDCB, sửa chữa tài sản thuộc phân cấp
công ty.
• Soạn thảo các quyết định mua sắm, đầu tư, sửa chữa trình Giám đốc công ty phê

duyệt
Đài khai thác chuyển mạch-truyền dẫn.
Là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng, xây lắp, mở rộng và điều
chuyển hệ thống thiết bị chuyển mạch-truyền dẫn nhằm đảm bảo thông tin liên lạc
thông suốt.
Đội cơ điện điều hòa.
Là đơn vị trực tiếp sản suất quản lý các lĩnh vực về thiết bị nguồn điện, điều hòa nhiệt
độ, cảnh báo cháy, bơm nước và các thiết bị phụ trợ khác.
Đội điện thoại công cộng.
Là đơn vị tổ chức kinh doanh khai thác dịch vụ điện thoại công cộng đại lý và điện
thoại công cộng dùng thẻ, sửa chữa các thiết bị viễn thông.
Đài ứng dụng tin học.
Là đơn vị có chức năng nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác quản trị máy tính để
phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Các đài điện thoại.
Là các đơn vị trực tiếp sản xuất quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác toàn bộ hệ
thống trang thiết bị kĩ thuật: tổng đài, mạng ngoại vi.
Khối quản lý
Phòng
tổ
chức
LĐTL
Phòng
Quản

KT-
NV
Phòng
KT-

TC
Phòng
KD
TT
Phòng
HC
QT
Tổ
thanh
kiểm
tra
Tổ
thẩm
định
đầu tư
Các
đài
điện
thọai
Đội cơ
điện
điều
hòa
Đài
khai
thác
CM-
TD
Đội
điện

thoại
công
cộng
Đài
ứng
dụng
tin học
Khối sản xuất
Đài
điện
thoại
Giáp
Bát
Đài
điện
thoại
Trần
khát
chân
Đài
điện
thoại
Đức
Giang
Đài
điện
thoại
Trâu
Quỳ
Đài

điện
thoại
Bờ Hồ
Đài
điện
thoại
Yên
phụ
Đài
điện
thoại
sóc
sơn.
Đài
điện
thoại
Đông
Anh
Giám đốc
Các phó Giám đốc
Sơ đồ 1.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI 1
IV. TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
1. Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
1.1. Phát triển thuê bao.
Trong những năm vừa qua tổng số máy điện thoại của Công ty Điện thoại Hà Nội 1 đã
tăng lên đáng kể.
• Năm 2004 lượng thuê bao tăng nhiều nhất 8215 máy (tương đương với 22.2%)
so với năm trước. Điều này có được là do sự đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng
như tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty đã có những bước tiến
đáng kể.

• Năm 2005 chỉ có thêm 1548 thuê bao mới. Đây là giai đoạn Công ty gặp nhiều
khó khăn do phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp cùng
ngành.
• Năm 200 lượng thuê bao mới là 2506 (tăng 5.4%) so với năm trước. Giai đoạn
này tuy sự cạnh tranh còn gay gắt hơn do Công ty viễn thông điện lực tham gia
vào thị trường nhưng lượng thuê bao của Công ty vẫn tăng gấp 1.6 lần năm
trước do Tập đoàn Bưu chính viễn thông bắt đầu thực hiện chiến dịch định vị
thương hiệu, Công ty có nhiều đợt khuyến mại, với mức giá cạnh tranh, đặc biệt
là ở các huyện ngoại thành nơi mà nhu cầu điện thoại và Internet vẫn còn rất
tiềm năng.
1.2. Doanh thu, chi phí.
 Doanh thu.
Từ biểu đồ doanh thu ta thấy:
• Doanh thu măn 2004 tăng rõ rệt so với năm 2003 (tăng 164.402 tỷ tương
đương với 34%), như trên đã thấy phần lớn là do số lượng thuê bao mới
tăng nhiều, làm tổng doanh thu lắp đặt và doanh thu cước viễn thông
tăng.
• Doanh thu năm 2005 chỉ tăng 16.334 tỷ đồng so với năm trước (tốc độ
tăng là 2.4%). Doanh thu tăng chậm trong năm 2005 chủ yếu là do sức ép
cạnh tranh từ thị trường, các Công ty viễn thông khác liên tục giảm giá
khuyến mại, và có nhiều hình thức quảng cáo rộng rãi, trong khi đó Công
ty điện thoại Hà Nội 1 chưa nâng cao được lợi thế cạnh tranh
• Doanh thu năm 2006 tăng 36.091 tỷ đồng so với năm 2005 (tốc độ tăng
là 4.6%). Năm 2006, Công ty đã chú trọng hơn đến công tác quảng cáo,
chăm sóc khách hàng và tăng cường khuyến mại vì vậy mà doanh thu đã
tăng lên đáng kế so với năm trước.
 Chi phí
Do là đơn vị hạnh toán phụ thuộc nên chi phí tập hợp tại Công ty điện thoại Hà Nội
1 không bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí quản lý.
Tổng chi phí của Công ty điện thoại Hà Nội tăng lên đáng kể, với tốc độ tăng nhanh

hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tỷ lệ tăng chi phí so với năm trước của:
• Năm 2004 27930 tỷ đồng, tương đương với 47%.
• Năm 2005 là 22380 tỷ đồng, tương đương với 24%
• Năm 2006 là 24044 tỷ đồng, tương đương với 22.3%.
Chi phí tăng đáng kể qua các năm chủ yếu là do Công ty đã đầu tư vào trang thiết bị để
nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các tổng đài mới, mở rộng mạng ngoại vi, và
kéo cáp cho các khu trung cư lớn.
1.3. Năng suất lao động.
Năng suất lao động bình quân năm
Tổng doanh thu năm
Tổng lao động năm
=
Năm 2003 2004 2005 2006
Năng suất lao động 432.12 548.5 549.03 575.2
Năng suấtl lao động được nâng cao do các chính sách phù hợp, động viên kịp thời
CBCNV và những chính sách đầu tư trong những năm qua nhằm cải thiện và nâng cao
điều kiện sản xuất kinh doanh. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt được
nhiều kết quả khả quan cũng đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng lao động tại
đây. Tổng kết năm 2006 cho thấy năng suất lao động trung bình tính theo doanh thu đạt
575.2 triệu đồng/ laođộng/năm, tăng 33,1% so với năm 2003.
2. Mạng lưới viễn thông.
Địa bàn quản lý mạng viễn thông của Công ty: huyện Đông Anh, Sóc sơn, Gia lâm,
khu vực Quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên.
Trong những năm vừa qua Công ty Điện thoại Hà Nội 1 đã đầu tư xây dựng mới hàng
trăm công trình lớn nhỏ, sửa chữa nâng cấp mạng lưới hiện có, góp phần nâng cao chất
lượng dịch vụ, tăng dung lương mạng lưới, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của
nhân nhâ và các ban nghành trên địa bàn.
3. Kết quả các mặt công tác.
3.1. Họat động chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường, công tác kinh doanh
tiếp thị.

Thực hiện chủ trương của BĐHN, Công ty Điện thoại Hà Nội 1 đã triển khai đồng bộ
nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng, cụ thể:
- Nâng cao chất lượng mạng lưới: Trong thời gian qua, Công ty Điện thoại Hà
Nội 1 đã triển khai số hóa trên toàn mạng lưới, công tác quản lý mạng cáp qua
mạng máy tính, công tác tu bổ, nâng cấp được chú trọng. Triển khai các dự án
ngầm hóa, nhờ đó chất lượng đường truyền được cải thiện rất tốt.
- Tăng cường hỗ trợ khách hàng: Duy trì cơ chế khen thưởng, khuyến khích đối
với nhân viên hoàn thành tốt công tác chăm sóc phục vụ khách hàng, nhờ đó
góp phần tăng cường đáng kể chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng, đặc
biệt trong đó có cả khách quốc tế.
- Đơn giản hóa các thủ tục, quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng
như thủ tục lắp đặt máy điện thoại, thủ tục đăng kí sử dụng thêm dịch vụ.
- Công tác giải quyết khiếu nại có nhiều cải tiến về thủ tục và nâng cao chất
lượng. Kể từ khi thành lập và đi vào họat động đến nay chưa có một đơn thư
khiếu nại nào về thái độ phục vụ của nhân viên.
- Đồng thời với các giải pháp tăng chất lượng phục vụ, Công ty Điện thoại Hà
Nội 1 cũng đã áp dụng nhiều các biện pháp thu hút khách hàng như: quảng cáo,
hướng dẫn sử dụng dịch vụ qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các đại
lý thu cước hoặc trực tiếp tại các điểm giao dịch.
- Công tác kinh doanh tiếp thị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và có nhiều biến
chuyển.
- Họat động khuyến mại đã góp phần tích cực trong việc tăng doanh thu và phát
triển thuê bao của Công ty.
3.2. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Công tác phát triển nguồn nhân lực trong những năm gần đây ngày càng được coi trọng
và được đưa vào kế hoạch phát triển chung của Công ty. Số lượng CBCNV được cử đi
học ngày càng nhiều. Ngoài việc chú trọng đào tạo trong các lĩnh vực như quản lý, kĩ
thuật, Công ty đã tăng cường đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ mới, bồi dưỡng kiến
thức, Maketing, chiến lược, nghệ thuật kinh doanh, giao tiếp và chăm sóc khách hàng.
Việc đào tạo được tiến hành cả trong và ngoài nước, cũng như đáp ứng về kĩ thuật và

các mặt hoạt động khác của đơn vị. Do đã tích lũy được kinh nghiệm tổ chức, chất
lượng các khóa đào tạo BCC (Hợp tác kinh doanh với nước ngoài) đã được nâng lên
đáng kể.
Ban hành và thực hiện Quy chế phân phối thu nhập, tiền lương cho tập thể và cá nhân
của Công ty. Thực hiện đúng những quy chế của BĐHN: Quy chế tạm thời thưởng
khuyến khích thu hút người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề
giỏi; Quy chế tạm thời thưởng khuyến khích hàng quý theo năng suất, chất lượng và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập thể trong Công ty; Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ.
Công ty đã thành lập Hội đồng bảo hộ lao động; Duy trì mạng lưới an toàn, tổ chức tốt
các đợt huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân theo quy định. Tính từ khi thành lập đến nay đã không xảy ra tai nạn lao động
nghiêm trọng nào tại các đơn vị.
3.3. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Công tác ĐTXDCB trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện:
- Đã rút ngắn được thời gian triển khai dự án nhờ đơn giản hóa các thủ tục; các dự án
đều lên tiến độ chi tiết; ký với các đơn vị tư vấn, thi công những hợp đồng trách
nhiệm để ràng buộc, gắn trách nhiệm của đối tác vào tiến độ, chất lượng của công
trình.
- Chất lượng của các công trình cũng như hồ sơ đã được nâng lên một bước đáng kể;
việc đề xuất đã sát hơn với nhu cầu; Công tác giám sát, quản lý đã được chú trọng;
- Công tác ĐTXDCB cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển mạng lưới, giải
quyết hết các khu vực thiếu số, thiếu cáp, phục vụ tốt công tác phát triển thuê bao.
Công tác chuẩn bị đầu tư được quan tâm chỉ đạo, công tác lập kế hoạch đầu tư và
lập dự án đầu tư đều được thực thi trước vài năm nhằm đảm bảo tiến độ, và chất
lượng công trình.
4. Những khó khăn tồn tại, nguyên nhân và phương hướng giải quyết.
4.1. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân.
Do chính sách khuyến khích ưu tiên phát triển Bưu Chính - Viễn thông của Đảng và
Nhà nước ta, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông đã tạo điều kiện cho các công ty viễn

thông mới tham gia vào thị trường phát triển. Thành phố Hà Nội là một thị trường đầy
tiềm năng với mức sống và nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông cao vì vậy trong
những năm gần đây Công ty Điện thoại Hà Nội 1 đã gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt
trong nhiều dịch vụ: lắp đặt điện thoại cố định, VoIP, lắp đặt tổng đài, Internet… Các
nhà cung cấp khác đã sử dụng nhiều chiêu thức quảng cáo tiếp thị đa dạng, phong phú
và tiếp cận khách hàn hiệu quả.
Sự phối hợp với các công ty dọc trên địa bàn còn nhiều lúc chưa chặt chẽ nên đã để
xảy ra tình trạng một số họat động còn chồng chéo như: tuyên truyền quảng cáo các
dịch vụ. Việc tính cước dịch vụ còn có thời điểm chưa chính xác.
Ý thức kinh doanh, tinh thần trách nhiệm của một số bộ phận chưa cao, thiếu năng
động trong cơ chế thị trường, vẫn còn hiện tượng vi phạm nội quy cơ quan, kỷ luật lao
động.
Công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng tuy đã cố gắng nhưng vẫn còn nhiều bất cập:
chưa đủ kiến thức, năng lực bám sát thị trường, các giải pháp để thu hút khách hàng có
hiệu quả; chưa có giải pháp sử dụng CBCNV và đội ngũ thuê thu để làm tiếp thị cũng
như cộng tác viên của Bưu điện. Việc khảo sát thị trường tuy có chuyển động nhưng
nhìn chung chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng,
phân loại khách hàng còn yếu nên chưa có đối sách cụ thể với từng đối tượng.
Đội ngũ làm công tác đầu tư xây dựng cơ bản tuy đã có biến chuyển nhưng chưa đạt
yêu cầu. Công tác đề xuất phát triển mạng lưới ở một số khu vực chưa sát với thực tế
gây ra tình trạng thiếu số, cáp cụ bộ, phải bổ xung nhiều công trình nhỏ lẻ, làm phức
tạp quy trình triển khai thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản. Tiến độ một số công trình bị
chậm do phải chờ cáp từ các nhà máy sản xuất.
Thủ tục hành chính tuy đã đổi mới nhưng ở nhiều khâu còn chậm chạp, chồng chéo; sự
phối hợp giữa các bộ phận chức năng còn có lúc chưa đồng bộ.
4.2. Phương hướng giải quyết.
Ngoài những khó khăn vướng mắc gặp phải trong thời gian qua, trong thời gian tới khi
Việt Nam hội nhập sâu hơn và rộng hơn, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, thì BĐHN
nói chung và Công ty điện thoại Hà Nội 1 nói riêng sẽ còn gặp phải những thách thức
và khó khăn lớn hơn rất nhiều. Do đó Công ty cũng đã có những mục tiêu và giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả họat động trong thời gian tới.
 Mục tiêu:
Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng cao,
đáp ứng, cung cấp dịch vụ viễn thông cho sự phát triển kinh tế- xã hội-an ninh quốc
phòng, phòng chống thiên tai trên địa bàn.
Phát huy nội lực và những thế mạnh sẵn có của mình, đó là cơ sở hạ tầng hiện đại,rộng
khắp, nguồn nhân lực rồi rào, nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với sự phát triển của
Công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh và giữ vững ở mức cao thị phần
dịch vụ.

×