Tải bản đầy đủ (.pptx) (64 trang)

ĐỊA LÝ KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 64 trang )

Trường đại học Nông Lâm
Tp.HCM
Giảng viên
Th.s Trang Thị Huy Nhất
Môn:
ĐỊA LÝ KINH TẾ
DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Thị Lê Duyên
2. Hồ Thị Kim Thoa
3. Trần Ngọc Thiên Trang
4. Huỳnh Anh
5. Nguyễn Thị Thu Trang
Chủ Đề
ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
TỰ NHIÊN
I - Giới thiệu chung:
- Vùng bao gồm các tỉnh
Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,
An Giang, Đồng Tháp,
Hậu Giang.
- Tổng diện tích tự nhiên
39.734 km2 chiếm 12,2 %
diện tích tự nhiên của cả
nước.
/>al/nongthonvn
Thiên Trang
Vị trí địa lý:


- Nằm ở phần cuối bán đảo Đông Dương, liền kề với địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh nên có mối
quan hệ 2 chiều chặt chẽ, đa dạng.
- Giáp Campuchia và ở hạ lưu sông Mê Công nên sự giao lưu, hợp tác
với các nước trên bán đảo dễ dàng.
- Nằm gần đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình
Dương, gần Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, khu vực kinh tế
năng động của khu vực và thế giới. Đây là những thị thị trường và đối
tác đầu tư quan trọng đối với sự phát triển của vùng.
Thiên Trang
Địa hình
-
Được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ
nguyên thay đổi mực nước biển,qua từng giai đoạn kéo theo sự hình
thành những giồng cát dọc theo bờ biển.
-Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt
đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng
cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như
vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông
Hậu và bán đảo Cà Mau.
- Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m,
có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.
Thiên Trang
Bản đồ sông ngòi và địa hình ĐBSCL
Khí hậu
-
Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo
thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27
0C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch
nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn

thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng
5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của
cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu
như không có mưa.
- Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho
các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho
việc thâm canh, tăng vụ.
Thiên Trang
Đất đai
+ Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống
sống Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện
tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa
của cả nước.
+ Đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng
trũng trung tâm bản đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha
chiếm 40% diện tích toàn vùng.
+ Đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn
vùng.Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường.
+ Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than
bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể
khoảng 0,9% diện tích toàn vùng.

Thiên Trang
Tài nguyên nước
- Với hệ thống hạ lưu sông
Mê Kông ở Việt Nam là hai
nhánh sông Tiền và sông Hậu
tổng lượng nước sông Cửu
Long là 500 tỷ mét khối
- Chế độ thuỷ văn thay đổi

theo mùa. Mùa mưa,nước sông
mang nhiều phù sa bồi đắp cho
đồng bằng. Về mùa khô, lượng
nước giảm nhiều, làm cho thuỷ
triều lấn sâu vào đồng bằng
làm vùng đất ven biển bị
nhiễm mặn nghiêm trọng.
Thiên Trang
Tài nguyên biển
- Chiều dài bờ biển 732 km
với nhiều cửa sông và vịnh.
Biển trong vùng chứa đựng
nhiều hải sản quí với trữ
lượng cao: Tôm chiếm 50%
trữ lượng tôm cả nước, cá
nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài
ra còn có hải sản quí như
đồi mồi, mực…
- Trên biển có nhiều đảo,
quần đảo có tiềm năng kinh
tế cao như đảo Thổ Chu, Phú
Quốc

Thiên Trang
-
Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố
ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ
lượng 145 triệu tấn.
-
Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc

sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu
mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ
giác Long Xuyên.
-
Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối
khoáng…
Tài nguyên khoáng sản
Thiên Trang
KINH TẾ
Nguyễn Thị Lê Duyên
Nông nghiệp:
-
ĐBSCL là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển
ngành nông nghiệp ( mưa nhiều , nắng nóng ) đặc biệt là phát triển trồng
lúa nước và cây lương thực
- Kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành
vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Nhờ đó, khu vực nông nghiệp
tăng trưởng bình quân 6,9%/năm. Thu nhập mỗi hécta đất sản xuất nông
nghiệp từ hơn 20 triệu đồng trước đây nay tăng lên 39 triệu đồng.
-
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của
cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện
tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản
lượng thủy sản của cả nước.
Nguyễn Thị Lê Duyên
- Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền
Giang, là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước.
-
Năng suất lúa từ 4,3 tấn/ha tăng lên 6,3 tấn/ha, sản lượng lúa từ 12,8 triệu
tấn (năm 1995) tăng lên 24,5 triệu tấn (năm 2012). Hàng năm, Đồng bằng

sông Cửu Long xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo, trị giá trên 3 tỷ USD.
Nguyễn Thị Lê Duyên
Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số
lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao
Nguyễn Thị Lê Duyên
- Thủy sản là ngành phát triển mạnh,là vùng
nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước với gần
800.000ha. Các mặt hàng tôm, cá tra đã trở
thành một trong những ngành kinh tế chiến
lược của quốc gia. Sản lượng cá tra của
Đồng bằng sông Cửu Long đã vượt hơn 1
triệu tấn/năm, với kim ngạch xuất khẩu
khoảng 1,4 tỷ USD. Sản lượng tôm cũng
chiếm 80% và đóng góp 60% kim ngạch
xuất khẩu tôm của cả nước
- Kiên Giang có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn (năm
2000),An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản với 80000(năm 2000).
Nguyễn Thị Lê Duyên
Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Nuôi nhiều ở
Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
Nguyễn Thị Lê Duyên
Công nghiệp:
-
Tốc độ tăng GDP công nghiệp thời kì 1995 - 2000 đạt khoảng
13,1%, thời kì 2001 - 2010 đạt khoảng 13,9%
- Kinh tế có vốn dầu tư nước ngoài tăng bình quân 21,7%/năm.
- Toàn vùng hiện có 65 Khu công nghiệp được quy hoạch với
diện tích 26.511ha, trong đó có 52 khu đang hoạt động với diện
tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư
2,795 tỷ USD

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chú trọng phát
triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, tỉ trọng
ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm đạt 60 -
65% năm 2010, tăng tỉ trọng các ngành may mặc, dệt, da giày, cơ
khí, trong giá trị gia tăng công nghiệp.
Nguyễn Thị Lê Duyên
Nguyễn Thị Lê Duyên
- Chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành công nghiệp mũi nhọn. Tòan vùng hiện có 133 nhà máy chế
biến thủy sản với tổng công suất trên 690.000T/năm.
- Sản phẩm chủ yếu là cá tra fillet, tôm đông lạnh, mực, sản lượng năm 2008 đạt khoảng 597.600T,
tăng bình quân 21% trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008
Nguyễn Thị Lê Duyên
- Chế biến rau quả cũng là thế mạnh của vùng với sản lượng rau quả đóng hộp đạt
14.709T năm 2008. Trong đó Công ty CP rau quả Tiền Giang có tổng công suất
chế biến rau quả hộp, đông lạnh, cô đặc khoảng 15.000 T/năm.
- Ngành xay xát lương thực là ngành nghề truyền thống trong vùng,phân bố đều
khắp các tỉnh,thành phố với nhiều loại máy có công suất khác nhau phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng xay xát năm 2009 đạt 7.883.000T.
Nguyễn Thị Lê Duyên
- Sản phẩm công nghiệp nông thôn rất đa dạng về
mẫu mã, phong phú về chủng loại.Mỗi tỉnh đều có
những sản phẩm đặc trưng như: rượu đế Gò Đen
(Long An); bánh phồng Cái Bè, hủ tiếu Mỹ Tho,
Mắm tôm chà Gò Công (Tiền Giang); kẹo dừa,
bánh tráng Mỹ Lòng, Bánh phồng Sơn Đốc (Bến
Tre); Khô, mắm và đồ mộc (An Giang); Than
đước, ghe xuồng (Hậu Giang); Bánh pía, lạp
xưởng (Sóc Trăng)
Nguyễn Thị Lê Duyên
Công nghiệp dệt, may,

da
Công nghiệp vật liệu xây
dựng
Nguyễn Thị Lê Duyên

×