Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.23 KB, 18 trang )


CHUYÊN ĐỀ:
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM
Tài liệu tham khảo:

Phương pháp dạy học theo nhóm…

Dạy học hợp tác nhóm ở trường tiểu học

Tài liệu BDTX – Chu kì III - Tập 1.
(TS Ngô Thu Dung - Trường ĐHQG Hà Nội)
(Nguyễn Đại Hùng – giaovien.net)




TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM
 
1.Khái niệm:
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy
đặt học sinh vào môi trường học tập tích
cực, trong đó học sinh được tổ chức thành
các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm
học sinh được HS được thảo luận và
hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.


2. Mục đích và ý nghĩa của việc tổ chức
hoạt động theo nhóm.

Đem lại cho HS cơ hội được sử dụng


các kiến thức và kỹ năng mà các em được
lĩnh hội và rèn luyện.

Cho phép HS được diễn đạt những ý
tưởng, những khám phá của mình.

Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ
năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp,
đánh giá…).



Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ
năng giáo tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn
nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực
xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua
hoạt động nhóm các em có thể làm với nhau
những công việc mà một mình không thể làm
được.

Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình
thành và phát triển các mối quan hệ qua lại
trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết,
giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.




Tổ chức cho HS học tập theo nhóm
giúp các em HS nhút nhát, khả năng diễn

đạt kém,… có điều kiện rèn luyện, tập
dượt, từ đó khẳng định bản thân.

Khi dạy học theo nhóm, GV sẽ có dịp
tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo
của HS trong học tập.
3. Các nội dung hoạt động nhóm:

Điền thông tin vào chỗ trống

Ghép hoặc phân loại thông tin



Đọc, thảo luận một đoạn văn và trả lời câu
hỏi.

Vẽ một bức tranh, một biểu đồ, một bản đồ
dựa vào thông tin cho sẵn.

Đóng vai diễn tả hành động và xử lí tình
huống.

Thảo luận các ý kiến và chia sẽ quan điểm
từ một chủ đề.

Giải một bài tập

Dự đoán các vấn đề sẽ xảy ra tiếp theo …



4. Các dạng hoạt động nhóm:

Nhóm cùng nhiệm vụ: Là các nhóm được
giao cùng nhiệm vụ ( hay cùng chuỗi nhiệm vụ)

Nhóm khác nhiệm vụ: Là các nhóm được
giao nhiệm vụ khác nhau, theo những mức độ
khác nhau nhưng có liên quan với nhau.

Nhóm “Đường vòng”: Là các nhóm thực hiện
một chuỗi nhiệm vụ theo một trình tự khác
nhau, để cuối cùng các nhóm đều hoàn thành
tất cả các nhiệm vụ.


5. Các kiểu nhóm thường được tổ chức:
5.1. Nhóm lớn (5-6 HS), kiểu nhóm này có đặc
điểm nhu sau:

Tạo cho thành viên của nhóm niềm tin lớn về
kết quả làm việc.

Có khả năng hiểu đúng nhiệm vụ.

Thu hút được nhiều kinh nghiệm

Thời gian (để GV theo dõi, các nhóm trình bày)
ít hơn.


Quá trình ra quyết định chậm hơn do khó đạt
được sự đồng tình trong nhóm. GV khó khăn
trong quản lí.



5.2. Nhóm nhỏ (2-4 HS), có đặc điểm như
sau:

Có nhiều hoạt động hơn.

Ra quyết định nhanh hơn.

GV quản lí nhóm dễ dàng hơn.

Gv phải dành thời gian nhiều hơn cho các
nhóm (vì số nhóm nhiều).
Lưu ý: Số lượng thành viên trong nhóm
không nên quá 6 HS vì khi đó các em khó có
thể cùng tham gia hoạt động.


6. Các thành phần trong nhóm:

Trưởng nhóm: quản lí, chỉ đạo, điều khiển
hoạt động nhóm.

Thư kí: Ghi chép lại các kết quả công việc
của nhóm sau khi đạt đực sự thống nhất.


Báo cáo viên: trình bày trước lớp kết quả
thảo luận của nhóm.

Các thành viên khác trong nhóm có trách
nhiệm tham, gia tích cực vào các hoạt động
của nhóm.


7. Cách chia nhóm:

Gọi số: HS đếm từ 1 đến số nhóm dự kiến.

Chỉ định: GV đọc tên HS vào từng nhóm.

Biểu tượng: HS họp thành nhóm theo biểu tượng
của mình.

Chọn bạn: HS được phép chọn bạn để thành lập
nhóm.

Cố định: Là nhóm được hình thành và tổ chức ổn
định từ đầu đến cuối năm học.

Gần nhau: Chọn HS ngồi gần nhau lập thành một
nhóm.


8. Các yêu cầu để nhóm hoạt động có hiệu
quả:


Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và
hiểu công việc của nhóm, của bản thân.

Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và
tham gia vào các hoạt động của nhóm.

Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của
nhau, thoải mái khi phân tích và nói ra những
điều mình suy nghĩ.

Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng
với quyết định của nhóm.



Mọi người biết rõ việc cần làm, giúp đỡ
lẫn nhau, đều lo lắng tới công việc chung.

Vai trò của nhóm trưởng, thư kí, báo cáo
viên được thực hiện luân phiên.
9. Vai trò của giáo viên khi dạy học theo nhóm.

GV là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động, người cố vấn, gợi mở, khuyến khích và
hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinh nghiệm
giáo dục của mình.






Các kỹ năng sư phạm
Các kỹ năng sư phạm
mở rộng hơn bao gồm
mở rộng hơn bao gồm
các kỹ năng có liên
các kỹ năng có liên
quan tới việc đưa ra
quan tới việc đưa ra
các hình thức hoạt
các hình thức hoạt
động, hướng dẫn, hỗ
động, hướng dẫn, hỗ
trợ HS thực hiện hoạt
trợ HS thực hiện hoạt
động và phát triển kỹ
động và phát triển kỹ
năng phản ánh, trình
năng phản ánh, trình
bày các quan điểm
bày các quan điểm
của mình.
của mình.


10. Quản lí hoạt động nhóm:

Chuẩn bị đồ dùng dạy học, sắp xếp bàn ghế.

Giao nhiệm vụ cho HS ( bằng phiếu hoạt

động hoặc viết lên bảng).

Khẳng định sự nắm vững yêu cầu hoạt
động của từng nhóm học sinh.

Xác định thời gian hoạt động ( 5-7 phút)

Quan sát, phát hiện và hỗ trợ các nhóm
khó khăn.



Động viên, khuyến khích, khen ngợi nhằm
tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập.

Dáng điệu, cử chỉ phải thể hiện thái độ
thân mật, hợp tác, khuyến khích, đồng tình.

GV không nên nói trước toàn lớp trong khi
nhóm đang hoạt động. Nếu cần GV yêu cầu
HS dừng mọi hoạt động để tất cả cùng chú ý
nghe những điều mình muốn nói.


11. Tiếp nhận thông tin phản hồi.

Quy định thời gian trình bày, cách trình bày

Từng nhóm lên trình bày (nếu khác nhiệm
vụ), một số nhóm lên trình bày, các nhóm

khác nhận xét bổ sung (nếu cùng nhiệm vụ).

Động viên, khuyến khích nhóm và cá nhân
đồng thời đưa ra các câu hỏi có liên quan
đến nội dung hoạt động của nhóm.

Đưa ra ý kiến của mình và kết luận trước
lớp về những gì các em đã học được thông
qua các hoạt động.


CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ QUAN
TÂM THEO DÕI
KẾT THÚC

×