Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Ngày Số Pi: 3,14159

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.66 KB, 25 trang )


Ngày số pi
PI DAY
Học sinh Trường Maurice J. Tobin ở Boston (Mỹ)
lập hình chữ Pi (Ảnh: AP)


Thời điểm 1g59 của ngày 14-3 có ý nghĩa gì
với bạn?

Nếu không trả lời được câu hỏi này thì ắt hẳn
bạn không phải là fan của (số) Pi.

Người hâm mộ số Pi, Marc Umile đã viết dãy số mà
anh yêu thích lên mặt. (Ảnh: AP)

Số PI là gì?

Chính là tỉ số giữa chu vi
đường tròn và đường kính
của nó.

Dù đường tròn lớn bé ra
sao, tỉ số đó đều bằng
nhau.

Toán học gọi nó là "Pi", đó
là chữ cái đầu tiên của từ
"chu vi" trong tiếng Hy Lạp.



Ngày số Pi (Pi Day ) và ngày số Pi gần đúng
(Pi approximation day) là 2 ngày lễ dành cho
hằng số toán học π(pi).


Ngày số Pi được chọn vào ngày 14 tháng 3
hàng năm (14/3), bởi vì số pi được xác định 1
cách gần đúng bằng 3,14.

Một điều thú vị là
ngày 14/3 còn là
ngày sinh của nhà
Toán học và vật
Lý học Albert
Einstein


Ngày số Pi gần đúng là 22 tháng 7, bởi vì nhiều
người vẫn biểu diễn nó một cách xấp xỉ là 22/7
(hai hai phần bảy)


Phút Pi được chọn vào thời điểm tháng 3, ngày
14, lúc 1:59, và Giây Pi đã xảy ra vào tháng 3,
ngày 14, năm 1592, lúc 6:53:58, vì số Pi được
biểu diễn gần chính xác bằng 3,14159265358


Ngày Pi được tổ chức lần đầu tiên ở San
Francisco Exploratorium vào năm 1988, theo ý

tưởng của Larry Shaw.

Ngoài ra, một số nơi trên thế giới, người ta còn
tổ chức các lễ hội để ghi nhớ việc tìm ra số Pi
vào các ngày khác:


26 tháng 4: vào ngày này thì trái đất đã di
chuyển được 2 radians trong quỹ đạo của nó (25
tháng 4 trong năm nhuận); theo đó nếu lấy chiều
dài quỹ đạo chia cho quãng đường trái đất đã di
chuyển, chúng ta sẽ thu được số Pi gần đúng.

22 tháng 7: 22/7 - nó là một phân số có giá trị
xấp xỉ bằng Pi.


10 tháng 11: Ngày thứ 314 trong năm (9 tháng
11 nếu là năm nhuận)

21 tháng 12, 1:13 p.m.: Ngày thứ 355 trong năm
(20 tháng 12 trong năm nhuận), lúc 1:13 - Liên
tưởng bởi số gần đúng Pi của người Trung
Quốc 355/113

Trong ngày Pi năm 2004, Daniel Tammet đã tính
được giá trị của Pi với 22.514 chữ số thập phân

Số Pi được biểu diễn với 50 chữ số thập phân:
3.14159 26535 89793 23846 26433 83279

50288 41971 69399 37510.


Ngày 21/ 12 lúc 1:13 P.M được chọn là ngày số
Pi của Trung Quốc. Đơn giản vì ngày 21/12 là
ngày thứ 355 của 1 năm, mà phân số gần đúng
số Pi 355/113 là do người trung Quốc tìm ra….

Vì sao số Pi lại được tôn vinh?
Bạn sẽ ngạc nhiên hơn nếu biết được rằng có nhiều
ý kiến cho rằng hằng số Pi là 1 trong năm con số
tạo nên cả thế giới (Bốn hằng số còn lại là hằng
số e, số ảo i (căn bậc hai của -1), số 0 và sô 1)

Vì sao số Pi lại được tôn vinh?
Một trong những lý do sẽ khiến bạn tròn xoe đôi
mắt là bạn sẽ luôn tìm được ngày sinh của mình
(viết theo định dạng mmddyy) trong chuỗi số của
hằng số Pi. Đối với một số trường hợp, bạn
cũng có thể tìm kiếm vị trí của ngày sinh ở
ddmmyy, ddmmyyyy.
Không tin bạn thử vào trang web sau để kiểm tra
xem nhé
/>
/>
Nếu chẳng may ngày sinh của bạn không được
tìm ra, (Vd: 311299) thì bạn cũng đừng buồn và
vội cho là các nhà Toán học nói xạo nhé. Điều
này là bình thường thôi. Bởi vì , đến thời điểm
này, chương trình trên chỉ mới kiểm tra được

đến vị trí thứ 1.254.543 của số Pi mà thôi.

Trong khi đó, con số chính xác nhất của nó đến lúc
này được các nhà Toán học tìm ra gồm 6.4 tỷ
chữ số ở phần thập phân. Và, công việc này vẫn
đang tiếp tục vì như các bạn đã biết thì số Pi là
số thập phân vô hạn không tuần hoàn mà….


Nhớ số pi tới chữ số thứ 100.000

9 giờ sáng ngày 03/10/2006, Akira Haraguchi
bắt đầu đọc những chữ số 3,14159 đầu
tiên. Cứ 2 tiếng một lần, ông lại nghỉ lấy sức
chừng 10 phút. Liên tục như vậy cho đến 1
giờ 30 phút sáng hôm sau, ông Haraguchi
“chạm” tới chữ số thập phân thứ 100.000.


Tổng cộng, màn trình diễn trí nhớ siêu việt có
một không hai của ông Akira Haraguchi diễn ra
trong hơn 16 giờ đồng hồ. Suốt thời gian đó,
“diễn viên chính” không hề chợp mắt. Ngay cả
Hội đồng thẩm định thành tích cũng thức trắng
đêm trong Hội trường Nhà hát lớn thành phố
Kisarazu.


Thành tích phi thường của ông Akira Haraguchi,
60 tuổi, hiện đang làm công việc tư vấn ở ngoại

ô thành phố Tokyo khiến tất thảy người xem
không khỏi ngỡ ngàng.

“Ông Akira có một cách rất đặc biệt để nhớ
chính xác tới từng con số, đó là gắn những cái
tên cho mỗi bộ số riêng lẻ” - một thành viên
trong Ban giám khảo cho biết.


Trước đây ông Haraguchi đã từng lập thành tích
với việc đọc thuộc lòng số pi đến chữ số thứ
83.431 và được ghi danh vào Kỷ lục Guiness thế
giới.

“Thành tích lần này theo cảm nhận của tôi không
có gì thực sự đặc sắc. Những con số như thể từ
trong đầu cứ thế tuôn ra. Nhưng dù sao tôi cũng
khá hài lòng với con số tròn trĩnh 100.000” - trích
lời ông Akira phát biểu trước phóng viên đài
Kyodo News.

PI SONG
Bài hát về số Pi

/>•
/>v=VqpWETqoD5Q&feature=related


Nguyễn Đình Phú


THCS Bá Hiến – Bình Xuyên- Vĩnh Phúc

Sưu tầm và biên soạn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×