Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bạo lực gia đình ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.59 KB, 18 trang )

Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra ở nhiều nơi trong cả
nước. Tính chất của hành vi bạo lực rất nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi bạo
lực ngày càng đa dạng. Bạo lực gia đình đã gây tác động xấu đến đời sống xã hội, đến
cộng đồng và quan trọng hơn đó là sự vi phạm quyền con người.Thực trạng đó đòi hỏi
các Cơ quan bảo vệ pháp luật phải nhanh chống hoàn thiện cơ sở pháp lý. Công đồng xã
hội một nhiệm vụ cấp bách là làm gì để ngăn chặn và dần dần xóa bỏ hiện tượng tiêu cực
này trong gia đình nhằm tiến tới xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống bạo lực gia đình mặc dù đã được các quốc gia
trên thế giới cũng như nước ta quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn rất thấp vì bạo lực gia
đình vẫn còn được giữ kìn sau cánh cửa của mỗi gia đình. Hơn nữa, bạo lực gia đình là
một vấn đề xã hội với tính phổ biến cao; từ Phương Tây đến phương Đông, từ thành thị
đến nông thôn; Từ nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa cao; Từ
nhóm không có việc làm đến nhóm co` việc làm ổn định. Có thể xảy ra với tất cả các mối
quan hệ trong gia đình: Bạo lực giữa chồng và vợ, bạo lực giữa cha mẹ và con cái, bạo
lực giữa anh chị em với nhau,…Chính sự đa dạng , phức tạp và phổ biến của bạo lực gia
đình nên công tác phòng chống bạo lực gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy bạo lực gia đình là một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của nhiều đối
tượng nghiên cứu. Nhận thức được tính cấp thiết của đề tài nên người viết chọn đề tài:
“Bạo lực gia đình ở Việt Nam”. Do kiến thức cũng như số liệu nghiên cứu có hạn nên
bài tiểu luận đa số tập trung phân tích bạo lực gia đình giữa vợ và chồng trong gia đình
là chính. Các chủ thể còn lại chỉ giới thiệu và không có nhiều thông tin.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Một số khái niệm:
1.1. Khái niệm Gia đình:
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2005 thì : “Gia đình là tập
hợp những người gắng bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan
hệ nuôi dưỡng làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ giựa họ với nau theo luật
định”.


1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình:
Khái niệm bạo lực: Dưới góc độ Chính trị học thì bạo lực được hiều là: “Là
việc đe dọa hay sự dụng sức mạnh thể chất, quyền lực đồi với người khác
hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn
thương, tử vong, tổn hại về tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất
mát”.
Khái niệm bạo lực gia đình: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
1
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
Nói cách khác, Bạo lực gia đình là bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép
tình dục, dù đã sử dụng hay đe dọa sử dụng, trong quan hệ tình cảm hoặc quan
hệ gia đình. Bạo lực gia đình có thể là:
• Có thể bao gồm một hành động đơn lẻ; hoặc
• Bao gồm một hành động tạo nên một kiểu lạm dụng trong có cả hành
vi tấn công hoặc kiểm soát.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý. Mục đích của bạo lực gia đình là để thiết
lập và áp dụng quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Bạo lực được sử
dụng để đe dọa, xúc phạm hoặc làm nạn nhân khiếp sợ. Nam giới thường sử
dụng bạo lực nêu trên với vợ/bạn tình, bao gồm vợ hiện tại hoặc vợ cũ, bạn
gái hoặc đối tác hẹn hò.
2. Các dạng của bạo lực gia đình:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam quy định các hành vi sau
là hành vi bạo lực gia đình (khoản 1, Điều 2):
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng,
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và
e) con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
f) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
g) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
h) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác
i) trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
j) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả
năng của họ; kiểm soát
k) thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính;
l) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở;
2.1. Phân chia theo kiểu bạo hành:
Bạo lực thể chất:
• Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành
động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc
bị thiệt mạng.
• Trong các vụ bạo lực trên cơ sở giới tính đã được trình báo thì 16%-73%
phụ nữ cho biết họ đã từng bị bạo lực về thể chất.
2
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
• Nghiên cứu 465 cặp vợ chồng cho thấy 50% Nam giới cho biết họ đã từng
đánh vợ, 37% người vợ cho biết đã từng bị bạo lực. Điều này cho thấy
việc trình báo của phụ nữ về việc này là thấp hơn 8% so với thực tế.
Bạo lực
Bạo lực tâm lý/tinh thần

• Bao gồm những hành vi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm
thần của người bị bạo lực gia đình. Những hành vi lăng mạ, chửi bới, đe
dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và nghiêm cắm người phụ
nữ tham gia các hoạt động kinh tế hoặc xã hội khác.
• Những nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy bạo lực tinh thần xảy ra với tỉ lệ
cao hơn bạo lực về thể chất. Chiếm 19%-95%.
• Nghiên cứu năm 2006 trên 2000 phụ nữ có gia đình cho thất 25% các phụ
nữ này bị bạo lự tinh thần trong gia đình.
• Bạo lực tâm lý khó xác định được vì không có biểu hiện tổn thương bên
ngoài. Đôi khi khó phân biệt giữa những cãi cọ gây xúc phạm và bạo lực
tinh thần. Mỗi tình huống phải được đánh giá cụ thể dựa trên mối quan hệ
thực tế. Cần xem xét là giữa vợ với chồng có sự bất bình đẳng hay không,
mối quan hệ quyền lực, kiểm soát giữa vợ và chồng ra sao.
Bạo lực tình dục:
• Bao gồm các hành động như cưỡng ép quan hệ tình dục.
• Hiện có ít nghiên cứu về dạng bạo lực này, tuy nhiên theo khảo sát năm
2006 của Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội tại 8 Tỉnh/thành, có đến
30% phụ nữ được hỏi cho biết họ bị chồng cưỡng ép quan hệ tình dục.
• Số liệu của một trung tâm tư vấn ở huyện Cửa Lò, Nghệ An cho thấy 42
trong số 107 các vụ bạo lực gia đình là do bạo lực tình dục.
Bạo lực kinh tế
• Các hành động như cưỡng ép các thành viên trong gia đình lao động quá
sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của các
thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
• Ở Việt Nam hiện có ít nghiên cứu làm về dạng bạo lực này. Tuy nhiên
người viết cũng tìm được một số liệu nghiên cứu từ trung tâm tư vấn Đức
Giang cho thấy 11% (165/1884) các nạn nhân bị bạo lực kinh tế.
2.2. Phân chia theo nạn nhân:
Thứ nhất, Bạo lực với bạn tình hoặc vợ, đây là kiểm bạo hành chủ yếu
chiếm một phần khá lớn trong cuộc sống. Cũng giống như các kiểu bạo hành

ở trên hình thức bạo hành này chỉ tính chung là nhằm vào người phụ nữ.
Thứ hai, Bạo lực với trẻ em bao gồm các hành vi bạo lực như: tát, đánh
đập các hành vi làm đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.
Thứ ba, Bạo lực với người già là các hành vi như sử dụng sức khỏe để dọa
nạt , gây áp lực để làm theo ý mình, các hành vi gây tác động đến thể chất và
tinh thần.
3
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
Thứ tư, Bạo lực xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao
vậy kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động cộng đồng.
3. Khung pháp lí về phòng chống bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình là vấn đề quyền con người. Những quyền bị hành vi Bạo
lực gia đình câm phạm là những quyền cơ bản được pháp luật quốc tế bảo vệ, như
quyền được sống và toàn vẹn về thân thể, quyển không bị tra tấn và đối xử độc ác,
vô nhân đạo và hèn hạ. Quyền con người là quyền của mọi cá nhân trong xã hội
mà ở đó họ đang sống, không phân biệt giới, chủng tộc, giai cấp hay địa vị. Một
người phụ nữ cũng có quyền được sống mà không bị xâm hại như người đàn ông
bởi vì đơn giản họ là con người.
Việc chống lại mọi hình thức bạo lực gia đình vì mục tiêu bình đẳng, phát
triển và hòa bình đã trở thành chương trình hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế,
của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ đó hình thành nhiều văn bản pháp
luật quan trọng tạo hành lang pháp lí nhằm đem lại sự công bằng cho mọi thành
viên trong gia đình, là cơ sở vững chắc để gia đình phát triển.
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (1966) quy định rằng tất cả
mọi người đều có quyền được sống và không ai có thể bị tước đoạt quyền sống
một cách độc đoán. Công ước còn thừa nhận: nam giới và phụ nữ đến tuổi kết hôn
có quyền kết hôn và lập gia đình. Hôn thú chỉ được thành lập nếu có sự ưng thuận
tự do và đầy đủ của những người kết hôn.
Công ước chống tra tấn và các cách đối xử hoặc trừng phạt độc ác, vô nhân

đạo hoặc hèn hạ khác (1984) quy định rằng các quốc gia có nghĩa vụ phòng ngừa
tra tấn được thực hiện bởi các cá nhân. Tra tấn là những đau đớn hoặc đau khổ
nặng nề về tinh thần hoặc thể chất được thực hiện một cách cố ý bởi cơ quan
Chính phủ hoặc được đồng ý, cho phép cơ quan Chính phủ vì một mục đích trái
pháp luật.
Với mục đích thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề gia
đình. Làm rõ chức năng quản lý của Nhà nước về vấn đề phòng, chống bạo lực gia
đình, góp phần cũng cố và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ
và hạnh phúc Ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông quan Luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật này quy
định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống bạo
lực gia đình. Xử lí vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình. Luật này cò hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 2008.
4. Thống kê về tình hình bạo lực gia đình trên thế giới:
Như đã nêu ở phần giới thiệu, trọng tâm của cuốn tài liệu này là BLGĐ đối
với phụ nữ. Trên thực tế số nạn nhân của BLGĐ hầu hết đều là nữ. Dùsốliệu thống
kê cókhác nhau nhưng nghiên cứu cho thấy phụnữcóthểlànạn nhân của 95% các
vụBLGĐ. BLGĐ đối với phụnữthường được gọi là “bạo lực trên cơ sở giới” vì
nảy sinh một phần do địa vịgiới còn thấp của phụ nữ trong xã hội. Ở hầu hết các
4
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
nền văn hóa, mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực giữa nam và nữ, được tạo ra
và duy trì bởi những khuôn mẫu giới, lànguyên nhân cơ bản sâu xa của bạo lực đối
với phụ nữ.
Theo số liệu thống kê của tổ chức UNODC ( United Nations Office on
Drugs and Crime) Văn phòng Liên hiệp quốc về Ma túy và tội phạm thì: Trên
toàn cầu, tính trung bình thì cứ 3 phụ nữ thì ít nhất có 1 người trong đời từng bị
đánh, bị ép buộc quan hệ tình dục hoặc bị bạo lực theo hình thức khác bởi chồng

hoặc bạn tình của họ.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới: Phụ nữ tuổi từ 15 đến 44 có nguy cơ
bị hãm hiếp và bạo lực gia đình cao hơn nguy cơ bị ung thư, tai nạn xe máy, chiến
tranh và bện sốt rét.
Một vài nghiên cứu khác cho thấy rằng ½ trong tổng số phụ nữ bị sát hại
đã thiệt mang dưới tay chồng hoặc bạn tình (hiện tại hoặc trước kia của họ).
Theo tổ chức Y tế thế giới ở Australia, Cannada, Israel, Nam Phi và Mỹ thì có đến
40% - 70% số phụ nữ nạn nhân của các vụ giết người đã bị sát hại bởi chồng hoặc
bạn tình của mình.
Ở nhiều nước, trong các tiêu chí phân loại phụ nữ đến điều trị ở các phòng
cấp cứu của bệnh viện thì nạn nhân cùa bạo hành gia đình là đông nhất.
Hậu quả của bạo hành do chồng hoặc bạn tình gây ra ở Mỹ vượt quá 5,8 $
Tỉ đô la.
Ở Canada, Một nghiên cứu năm 1995 đã ước tính rằng chi phí trực tiếp
hàng năm do bạo lực với phụ nữ là 684 Triệu đô la Canada cho hệ thống tư pháp
hình sự, 187 triệu đô la cho cảnh sát và 294 triệu đô la cho cgi phí tư vấn và đào
tạo. Tổng cộng 1$ tỉ đô la Canada mỗi năm.
Ở Ấn Độ, mỗi năm có khoảng hơn 5000 phụ nữ bị cướp đi mạng sống cùa
mình vì nhà chống cho rằng của hồi môn không đủ.
Ở Băng–la-đét, theo thống kê tội giét vợ chiếm 50% trong số các vụ giết
người. Như vậy bạo lực gia đình đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền dược sống
của người phụ nữ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Thực trạng:
Bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng trước hết là do tác động tiêu cực
của một xã hội đang chứa đựng nhiều yếu tố bạo lực. Tác động tiêu cực của các
yếu tố bạo lực trong xã hội không những làm gia tăng của hành vi bạo lực trong
gia đình mà điều đáng quan tâm hơn là còn làm cho xã hội mất đi sự nhạy cảm
cần thiết đối với những hành vi bạo lực gia đình nói chung và đặc biệt là những
hành vi bạo lực gia đình trọng phạm vi quan hệ vợ chồng nếu như những hành vi

này chưa đến mức độ cực kỳ nghiêm trọng như là án mạng.
Bảng 1: Bạo lực gia đình gia tăng theo án hôn nhân gia đình
5
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
1.1. Bạo lực gia đình diễn ra ở nhiều nơi, mọi đối tượng và gây hậu quả nghiêm
trọng
Mặc dù chưa có số liệu đầy đủ trên quy mô cả nước về tình hình bạo lực gia
đình, song kết quả khảo sát của Uỷ ban về các vấn đề xã hội tại 8 tỉnh, thành
phố trong 2.000 người được phỏng vấn và các nghiên cứu khác cho thấy hằng
năm 23% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia
đình có hành vi bạo lực về tinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng
ép buộc quan hệ tình dục.
Bảng 2: Thống kê các dạng bạo lực trong bạo lực gia đình
Các dạng bạo lực Tỉ lệ
Thể chất 23%
Tinh thần 25%
Tình dục 30%
Các loại bạo lực xảy ra ở mọi vùng miền và ở các đối tượng khác nhau do
nhiều nguyên nhân. Báo cáo khảo sát tại 8 tỉnh cho thấy cho dù tình trạng bạo
lực gia đình khá phổ biến giữa vợ và chồng, song tình trạng con cháu ngược
đãi ông bà, bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái cũng khá nhiều. Theo báo cáo của
một trung tâm y tế Huyện ở Đồng bằng song Cửu Long, năm 2005 trung tâm
6
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
đã tiếp nhận 8 ca tử vong, trong đó là 50% là thanh niên, nguyên nhân chủ yếu
là do bố mẹ rầy la về quan hệ nam nữ, hoặc bố mẹ không đồng ý cho lấy đối
tượng mình yêu nên tự tử. Nghiên cứu tại một xã thuộc đồng bào dân tộc Tây
Bắc ở vùng cao có một vài trường hợp bố mẹ ép con cái lấy vợ, lấy chồng,

nhưng các cháu không đồng ý nên đã ăn lá ngón tự tử; hoa7c5 một vài trường
hợp vợ chồng cãi nhau rồi dẫn đến tự tử.
Báo cáo của công an huyện thuộc 1 tỉnh miền núi phía Bắc nơi có nhiều
người Mông sinh sống cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2006, kiểm tra 4 trong
số 9 xã có đồng bào Mông đã có 24 vụ tự tử bằng lá ngòn làm 11 người chết.
Cũng ở các xã này, trong giai đoạn 2001 – 2005, mỗi năm có 10-20 vụ tự tử
mà nguyên nhân chính là bị vợ ngược đã, vì chồng có vợ 2, hay tảo hôn…Bên
cạnh đó, tình trạng con cái say rựu về hành hung bố, mẹ già cũng không phải
là hiếm thấy ở các vùng. Thậm chí do bị hành hung quá mà cha, mẹ đã phải tự
tử, hoặc thậm chí giết con.
Bảng 1: Bạo lực gia đình xảy ra ở các vùng, các thành phần KT tại Đà Nẵng
1.2. Bạo lực vợ và chồng:
Bạo lực gia đình chủ yếu xảy ra trong mối quan hệ giữa vợ và chồng. Các
số liệu sau đây của một số sở ban ngành liên quan và của các nghiên cứu điểm
7
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
cũng cho phép phác họa bức tranh chung của vần đề Bạo lực giữa vợ và chồng
trong gia đình. Nhìn mặt bằng chung của cả nước, đang có những con số báo
động: Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, từ đầu năm 2000 đến cuối
năm 2005, các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ
thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình, trong đó có tới 39.730 vụ
ly hôn do bạo lực gia đình chiếm 53,1% tổng số vụ ly hôn. Riêng năm 2005,
có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình
chiếm tỷ lệ 60,3%. Chưa thấy có số liệu về phía Tòa án nhân dân tối cao,
nhưng qua số liệu của Bộ Công an nêu rõ trên toàn quốc cứ 2 -3 ngày lại có 1
người chết liên quan tới bạo lực gia đình, và giả định nếu tất cả số vụ án mạng
này đều được đưa ra xét xử ở các tòa án địa phương trong cả nước thì án hành
sự liên quan tới bạo hành trong gia đình cũng chỉ trên/ dưới 100 vụ mỗi năm.
Thực tế ở các cơ sở y tế, một số lượng bệnh nhân được đưa vào cấp cứu với

nhiều chấn thương nghiêm trọng mà xuất phát từ bạo lực gia đình.
*Bạo lực của chồng đối với vợ:
Theo nghiên cứu cùa WHO năm 1998, thì bạo lực của chồng đối với vợ
chiếm 95%. Như vậy bạo lực của chồng đối với vợ là phổ biến hơn cả. Nó xảy
ra ở cả miền núi và đồng bằng; cả thành thị và nông thôn. Khảo sát tại một
tỉnh tại đồng bằng Bắc Bộ cho thấy: 90% người chồng được hỏi thừa nhận có
đánh vợ, 86% có mắng chửi vợ.
Bạọ lực chồng đối với vợ diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức bạo lực
đa dạng, đan xen. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/1/2003 dẫn số
liệu như sau: trong 1.665 ca bạo lực trong gia đình, trong đó: 43,6% phụ nữ bị
bạo lực về thể xác; 55,3% bị bạo lực về tinh thần và 1,6% bạo lực về tình dục.
Trong những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau thỉ tỷ lệ bạo lực cũng có
sự khác nhau, nếu tính tất cả các ngược đãi, từ ngược đãi về thân thể và lời
nói, ngượi đãi về tinh thần và các ngược đãi liên quan đến tình dục thì có đến
khoảng 80% phụ nữ đã từng bị ngược đãi bởi chồng mình.
Thực trạng sử dụng các hình thức bạo lực đối với vợ có sự khác nhau tùy
thuộc vào lứa tuổi. Những phụ nữ có chồng ở nhóm tuổi >40 có tỷ lệ bị đánh
đập cao hơn (4,8%); 2,9% ở nhóm tuổi <33 tuổi và 2,1% ở nhóm tuổi 33 - 40
tuổi. Nhƣ vậy, bạo lực của chồng đối với vợ là tƣơng đối phổ biến và mức độ,
tần suất cũng nhƣ phạm vi xảy ra là khá rộng. Tuy nhiên, bạo lực của chồng
đối với vợ ở Việt Nam hiện nay vẫn còn mang tính chất riêng tư, ngầm ẩn
đằng sau cánh cửa mỗi gia đình. Vì vậy mà, các số liệu thống kê chỉ giống
như phần nổi của một tảng băng chìm, trên thực tế số vụ bạo lực trong gia
đình của chồng đối với vợ còn lớn hơn rất nhiều.
*Bạo lực của vợ đối với chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay.
Bạo lực của vợ đối với chồng hiện nay dành được nhiều sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Theo số liệu khảo sát của Tổ chức y tế thế giới (WHO)
thì chỉ có 5% là phụ nữ sử dụng những hành vi bạo lực đối với chồng mình vì
8
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -

5115776
mục đích tự vệ chính đáng. Theo thống kê, vợ bạo lực với chồng chủ yếu là do
yếu tố từ bên ngoài tác động mà ít khi là do tự bản thân của người phụ nữ
muốn thế. Trong một cuộc thảo luận nhóm nữ tại thị trấn Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ. Các chị em phụ nữ đã tâm sự: Cứ 3 trên 10 phụ nữ bị đánh. Chồng mắng
chửi vợ thường xuyên, vợ cãi, cằn nhằn. Chồng nói tục, vợ bực quá cũng có
lúc nói tục, chồng cáu hơn vợ. Có trường hợp vợ bị đánh nhiều quá cũng đánh
lại.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người phụ nữ có hành vi cư xử thô bạo
với chồng đều xuất phát từ sự tự vệ chính đáng hay theo kiểu tức nước vỡ bờ,
mà đó là hành vi cư xử thô bạo, không đúng mực với tư cách là người vợ,
người "xây tổ ấm" trong gia đình. Ở mỗi giới có những đặc trưng riêng trong
các hình thức bạo lực chủ yếu của mình. Nếu chủ thể bạo lực là người chồng
thì vợ sẽ luôn phải hứng chịu những trận đòn khủng khiếp, những đe doạ
mang tính chất nghiêm trọng, những thái độ tình cảm lạnh lùng, những cấm
đoán vô lý và cả sự ép buộc quan hệ tình dục mà vợ không muốn; nhưng nếu
phụ nữ là chủ thể của bạo lực thì chủ yếu là sự hành hạ về tinh thần từ những
lời nói không hay và tính nói nhiều của phụ nữ.
1.3. Bạo lực gia đình với trẻ em:
Tuy chưa có số liệu điều tra, thống kê số nạn nhân bạo lực gia đình trẻ em,
song những vụ bạo lực gia đình với trẻ em đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng
và phổ biến, gây hậu quả xấu về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần và sự phát
triển trí tuệ của trẻ; khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và bức xúc.
1.4 Bạo lực với nạn người già:
Ở Việt Nma hiện tượng bạo hành gia đình với nạn nhân là người già bao
gồm ông bà, cha mẹ vẫn còn hiếm do phong tục, truyền thống cũng như nhân
cách của người Việt. Tuy nhên hiện tượng này vẫn xuất hiện ở một số ít gia
đình, mang lại những hậu quả đáng buồn và bị xã hội lên án.
2. Hậu quả của bạo lực gia đình:
BLGĐ có thể ảnh hưởng vô cùng to lớn đến nạn nhân, gia đình và xã hội. Các

nạn nhân có thể bị tổn hại về thể chất, tinh thần và tài chính. Bạo lực còn đe dọa
sự bền vững của gia đình và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên gia đình,
kể cả những trẻ em phải chứng kiến bạo lực và lớn lên trong một môi trường xung
đột, không hạnh phúc. BLGĐ ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn, sức khỏe và trật
tự xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bởi chi phí y tế, nghỉ ốm và giảm
năng suất lao động của nạn nhân.
2.1. Về mặt thể chất:
Những nạn nhân bạo lực khi bị đánh đập thường để lại những hậu quả
dễ phát hiện trên thân thể như những vết thâm tím trên mặt, hay những say
chấn nghiêm trọng về xương, các bộ phận trên cơ thể khiến đau đớn về mặt
thể xác trong một thời gian dài, có thể bị tàn tật hoặc dẫn đến tử vong.
2.2. Về mặt tinh thần:
9
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
Ngoài việt gây đau đớn về mặt thề xác, những hành vi bạo lực còn để lại
vết thương tinh thần hằn lên cuộc sống gia đình. Bởi , không khí trong các
gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực rất căng thẳng. Người chồng hoặc vợ
luôn tỏ ra sợ sệt hoặc có thái độ chống đối, sẵn sang tự vệ đối với nhau.
Những tình cảm trước đây giờ trở thành sự khinh bỉ, ghê tởm. Những nạn
nhân phải sống trong hoàn cảnh bạo lực luôn tỏ ra rất sợ sệt và khép kín, tủi
thân, suy nhược, trầm cảm và có xu hướng muốn tự vẫn.
Nếu những vết thương đau đớn về mặt thể xác, theo thời gian nó sẽ lành
lặn và đi vào quên lãng thì nỗi đau tin thần nó mãi đeo đẳng đến hết cuộc
đời họ khi phải sống trong một gia đình ít thậm chí không có thâm chí
không có tình yêu thương mà nhiều bạo lực.
2.3. Về mặt kinh tế:
Điều đáng báo động các phí tốn về kinh tế do nạn bạo lực gây ra là rất
lớn, thể hiện qua tình trạng nghèo khổ, học vấn thấp trong những gia đình
xảy ra bạo lực. Đó là sự hạn chế năng lực, tính năng động và phát huy tiềm

năng tham gia sản xuất và hoạt động xã hội, các chi phí do dịch vụ xã hội, y
tế, hệ thống tòa án, cơ sở sử dụng lao động, thƣơng tích về ngƣời và kể cả
các đóng góp lao động tình nguyện cho các dịch vụ liên quan… Các phí tổn
trực tiếp (dịch vụ hỗ trợ), gián tiếp (giảm hiệu quả làm việc).
2.4. Hậu quả đối với xã hội:
Bạo lực trong gia đình ảnh hƣởng sâu sắc đến xã hội, vì gia đình là hạt
nhân của xã hội. Khi bạo lực xảy ra đồng nghĩa với việc là các giá trị tốt
đẹp của dân tộc được giữ gìn và lưu truyền trong gia đình qua các thế hệ bị
phá vỡ, chà đạp. Trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực giới trong gia
đình, là đối tượng xã hội chịu nhiều tác động và hậu quả lớn từ chính những
hành vi bạo lực của cha mẹ chúng. Khi trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực gia
đình của bố mẹ thì hơn 85% luôn có tâm trạng buồn phiền và lo sợ; 4,2%
không tôn trọng bố mẹ, thậm chí có 5,5% có mong ước bỏ nhà để thoát
khỏi tình trạng bạo lực hàng ngày.
Có thể nói, những hậu quả mà bạo lực giới trong gia đình để lại đối với
bản thân gia đình và cộng đồng là hết sức nghiêm trọng và đáng phải suy
ngẫm. Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những cảnh vợ
chồng nói chuyện với nhau bằng bạo lực; ngƣời thân trong cùng một gia
đình hằng ngày phải chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và
tinh thần mà những ngƣời gây ra nó không ai khác là chồng mình, là vợ
mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải
chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên,
trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà "bạo lực" không phải là
câu trả lời cho mọi vấn đề.
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA
ĐÌNH.
10
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
1. Nguyên nhân:

1.1. Nguyên nhân khách quan:
Những ảnh hưởng của nền văn hóa bản địa và tư tưởng Nho giáo đến quan hệ
bình đẳng trong gia đình Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình rất nhiều trường hợp
vị thế và vai trò của người phụ nữ được quyết định bởi chồng. Một nghiên
cứu cho thấy “Bạo lực gia đình củng như các dạng bất bình đẳng khác giữa
nam và nữ ở Việt Nam là do hơn 1000 năm lịch sử phong tục gia trưởng cho
phép nam giời kiểm soát phụ nữ”.
Một trong những lý giải cho sự yếu thế của phụ nữ trong gia đình là do
văn hóa phong kiến. Phong tục gia trưởng có nguồn gốc từ đạo Nho giáo và
kể từ khi còn nhỏ, nhiều người phụ nữ Việt Nam đã được giáo dục bởi giáo lý
Khổng Tử “Tam tòng” và “Tứ đức”. Theo giáo lý này người phụ nữ phải
phục tùng người đàn ông trong tất cả trường hợp và các giai đoạn của cuộc
đời mình, và giá trị của họ được đánh giá bởi khả năng hoàn thành công việc
nội trợ chăm chỉ và một người mẹ chăm con. Khi người phụ nữ không đáp
ứng các tiêu chuẩn này thì sẽ bị trừng phạt. Bạo lực gia đình được coi là một
trong những phương pháp hữu hiệu để trừng phạt người phụ nữ.
Do ảnh hưởng bởi tư tưởng gia trưởng trong thời gian dài, nhiều người Việt
Nam còn có tư tưởng gia trường khá cao, bất kể tuổi tác, giới tính, trình độ
học vấn và thu nhập.Trong một nghiên cứu của Uỷ ban gia đình và trẻ em có
tới 80,8% số người được hỏi tin vào giáo lí của phong tục gia trưởng, đặt biệt
số phụ nữ tin vào phong tục gia trưởng vẫn còn rất cao (74,2%). Thật ngạc
nhiên khi chúng ta biết rằng gần đây, có nhiều chiến dịch và chương trình
thúc đẩy nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tập trung vào phụ nữ.
Phân bố số người đồng ý về các biểu hiện phong tục gia trưởng
Tư tưởng gia trưởng Tỉ lệ phần
trăm
Đàn ông nên làm lãnh đạo trong xã hội 51,0
Phụ nữ nên làm hết việc nhà 33,2
Đàn ông chủ động trong mối quan hệ lãng mạn 63,4

Người chồng ra quyết định kinh tế gia đình 53,6
Vợ theo ý kiến chồng về công việc của mình 21,8
Ý kiến của chồng quan trọng hơn ý kiến của vợ khi 18,8
11
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
ra những quyết định quan trọng
Không vấn đề gì khi chồng sử dụng bạo lực với vợ
để bảo vệ quyền lực của mình.
7,5

Qua nghiên cứu, tư tưởng gia trưởng tồn tại trong nhiều người bất kể xã hội
hoặc kinh tế, tuổi tác, giới tình hay giáo dục, trong tư duy của Nam giới là họ
có đặt quyền và quyền quyết định của họ với phụ nữ và chắc chắn điều đó sẽ
làm ảnh hưởng đén hành vi của họ trong gia đình bao gồm cả việc sử dụng bạo
lực. Bên cạnh đó cũng có một số phát hiện thú vị từ nghiên cứu là nhiều phụ
nữ cũng có tư tưởng gia trưởng. Tuy phục tùng chồng nhưng cũng có nhiều
phụ nữ chống lại sự bạo lực từ người chồng. Về một số khía cạnh nào đó, đây
là một phản ứng tự vệ khỏi bạo lực của chồng mặc dù bị động.
Văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi″ bấy lâu nay khiến
cho người ta coi chuyện đánh con là bình thường là quyền của cha mẹ là cho
con lên người; do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền
trẻ em nói riêng; về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cộng
đồng, gia đình và chính bản thân các em đã dẫn tới mọi người vẫn cho rằng cha
mẹ có quyền dạy con bằng đòn roi, bằng sự xỉ nhục, hành hạ.
Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như:
cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu
thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Sự lan truyền
của văn hoá bạo lực, đồi truỵ qua nhiều kênh, đặc biệt là qua Internet … dẫn
đến các hành vi, hành xử tiêu cực, bạo lực mà nạn nhân thường là trẻ em và lẽ

tất nhiên sẽ tác động tới tư tưởng, đạo đức, lối sồng, nhân cách của trẻ em.
Nguyên nhân kinh tế:
Thực tiễn nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về "Bạo lực gia
đình đối với phụ nữ Việt Nam" cho thấy: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực
của người chồng đối với vợ là nguyên nhân kinh tế, chiếm tới 64,3%. Sự căng
thẳng thường xuyên trong gia đình đã gây sức ép nặng lên kinh tế cũng như
tâm lí gia đình.
Nghèo đói và bạo lực như một vòng lẩn quẩn bám lấy nhau, không tách rời.
Người nghèo đói làm tang nguy cơ bạo lực và bạo lực làm cho gia đình tang
nguy cơ nghèo đói.
Gia đình nghèo, kinh tế khó khăn cũng là nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình
vì kinh tế khó khăn sẽ gây ra nhiều áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn đến mâu
thuẫn trong gia đình, hậu quả trẻ em phải hứng chịu.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật:
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến bạo lực gia đình ở
nước ta hiện nay chưa thực sự hiệu quả: Trong những năm qua, Đảng và Nhà
12
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
nước đã ban hành nhiều văn bản và chính sách thể hiện rõ nguyên tắc bình
đẳng nam nữ, không phân biệt đối xử với phụ nữ với bất kì hình thức nào.Tuy
nhiên những văn bản này lại chưa đi sâu vào cuộc sống và hiệu quả mang lại
chưa cao. Công tác tuyên truyền trong phòng, chống bạo lực gia đình ở nước
ta vẫn chưa phát huy hết tính tích cực. Thiết nghĩ bạo lực gia đình có thể được
xóa bỏ hay không thì công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật là vô cùng
quan trọng và cần thiết.
1.2. Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, cả nam và nữ đều cho rằng bạo lực là điều khó tránh khỏi trong
đời sống gia đình “Bát nước có khi sánh” và “Mâm bát có khi xô”. Tuy nhiên,
sự phát triển của quy luật vợ chồng không nằm ngoài quy luật mâu thuẫn, có

điều nó không phải là mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được. Việc
giải quyết những mâu thuẫn này để xây dựng quan hệ ngày càng tốt đẹp này
không thể thông qua bạo lực, bạo lực chỉ làm tổn hại thậm chí dẫn đến tan vỡ
gia đình. Nhiều người ngộ nhận hoặc lẫn lộn bạo lực gia đình trong cuộc sống
riêng tư, họ cho rằng vợ chồng có thễ cãi cọ, đánh nhau, người ngoài không
có quyền can thiệp vì đó là cuộc sống riêng tư. Thực ra họ đã không hiểu rằng
quyền có cuộc sống không bao gồm trong đó quyền lạm dụng bạo lực đối với
những người thân trong gia đình.
Thứ hai, sự khủng hoảng các mối quan hệ trong gia đình: Trong thời gia
gần đây, trước sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường ảnh hưởng của nền
văn hóa phương Tây đã làm cho nhiều hệ giá trị truyền thống của gia đìnhViệt
Nam có nguy cơ bị bang hoại, “xói mòn”. Các mối quan hệ trong gia đình
giữa những người ruột thịt với nhau không còn bền chặt nữa mà nó trở nên
lỏng lẻo. Cùng với đó tình yêu thương và sự tin cậy lẫn nhau để gắn kết giữa
các thành viên trong gia đình cũng dần phai nhạt. Điều này, làm nảy sinh
những xung đột nhiều khi là gay gắt trong các mối quan hệ gia đình như cha
mẹ - con cái, vợ - chồng, anh – em…đặt biệt là trong mối quan hệ vợ chồng.
Thứ ba, từ phía người vợ: Đó là tư tưởng tự ti về thân phận của người phụ nữ
dẫn đến quyền hành tối cao của nam giới và địa vị phụ thuộc của người vợ
vào người chồng càng được bộc lộ rõ nên sự phản kháng của người vợ trước
những hành vi bạo lực của chồng đối với mình nhìn chung còn yếu ớt. Bên
cạnh đó, nhận thức của họ về pháp luật và cách xử lý các mối quan hệ gia
đình còn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng họ không biết cách tự bảo vệ mình
hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Điều đó càng làm cho bạo lực gia đình
có cơ hội phát triển trong bóng tối và trở nên đáng sợ hơn. Mặt khác, tình mẫu
tử cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều phụ nữ chấp nhận bị chồng hành hạ.
Mặc dù, bị đánh đập, hành hạ song nhìn chung hầu hết những người vợ đều
không muốn bị phá vỡ hạnh phúc gia đình vì họ không chiệu nỗi cảnh con cái
bị sống li tán hoặc bị sống xa mình.
13

Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
Thứ tư, Bạo lực gia đình là do rượu, ma túy và các tệ nạn xã hội khác: khi
sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy…nam giới thường có nguy cơ
giải quyết những khó khan bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người
thường lấy cớ say rượu, thua bạcđể đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa
tiền để đi uống rựu và cờ bạc. Tuy nhiên không ai lí giải được tại sao những
người có hành vi bạo lực đấy chì thực hiện với vợ, con mà không phải với
những người khác.
Bảng 4: Nguyên nhân bạo lực gia đình ở Đà Nẵng
2. Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình:
2.1. Nhóm giải pháp thiên về tuyên truyền, giáo dục:
*Gíao dục công dân:
Có thể tiến hành giáo dục công dân trong quá trình phòng chống bạo lực gia
đình trên một phạm vi rộng. Hầu như ở đâu có công dân/ công dân tương lai
sinh sống, lao động hay học tập - tức trong các đoàn thể và các cộng đồng đại
gia đình, tộc họ, khu dân cư, đồng hương đặc biệt là trường học - thì ở đó đều
có khả năng tiến hành giáo dục công dân về phòng chống bạo lực gia đình. Tuy
nhiên giữa giáo dục công dân về phòng chống bạo lực gia đình trong trường
học với giáo dục công dân về phòng chống bạo lực gia đình trong các đoàn thể
và các cộng đồng đại gia đình, tộc họ, khu dân cư, đồng hương có nhiều điểm
không giống nhau. Học sinh phổ thông và thậm chí cả sinh viên đại học nhìn
chung có thể là nạn nhân chứ chưa thể là thủ phạm của bạo lực gia đình - và
càng chưa thể là nạn nhân lẫn thủ phạm nếu giới hạn bạo lực gia đình chỉ trong
mối quan hệ vợ chồng, cho nên giáo dục công dân về phòng chống bạo lực gia
đình trong trường học chủ yếu là giáo dục từ xa. Trong khi đó thành viên của
các đoàn thể và các cộng đồng đại gia đình, tộc họ, khu dân cư, đồng hương
nhiều người có khả năng hoặc là nạn nhân hoặc là thủ phạm của bạo lực gia
đình, vì thế giáo dục công dân về phòng chống bạo lực gia đình trong những
môi trường này mang tính trực diện hơn.

*Huy động sức mạnh dư luận:
14
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
Tạo dư luận xã hội về phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình hiện nay
không phải là khó song cũng không hoàn toàn giản đơn bởi dư luận xã hội phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất, nội dung sự việc, hiện tượng xảy ra
trong cuộc sống, chất lượng thông tin, trình độ nhận thức của quần chúng, nếp
nghĩ, thói quen, phong tục tập quán của cộng đồng, vai trò của cá nhân lãnh
đạo và sức mạnh của cả tập thể. Đối với bạo lực gia đình, việc tạo dư luận xã
hội bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố đó. Một hiện tượng bạo lực xảy ra trong
một gia đình, tại một cộng đồng không phải là khó để nhận biết song để hiểu
đúng bản chất sự việc từ đó xác định thái độ, chính kiến thì không dễ dàng nếu
như không có sự chuẩn bị tư tưởng, tâm thế cho cả một cộng đồng. Nói một
cách khác, phải có một quá trình hình thành dư luận xã hội, từ đó sẽ góp phần
tạo một thói quen, một nếp sống, một thái độ sống cho cộng đồng.
Không phải lúc nào cũng có một dư luận xã hội đúng đắn về những vấn đề
chung và về vấn đề bạo lực gia đình. Chính vì vậy, nhất thiết phải định hướng
dư luận. Định hướng dư luận xã hội là quá trình làm cho dư luận diễn ra đúng
với quy luật trong đó phải tìm được con đường tối ưu để đưa dư luận xã hội đạt
hiệu quả cao nhất. . Như vậy, định hướng dư luận là quá trình tác động hợp quy
luật vào sự diễn biến của dư luận nhằm xác định phương hướng đúng của dư
luận đồng thời hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành dư luận tích cực có nghĩa là
dư luận phải khách quan chân thực, tập trung thống nhất và có tác dụng giáo
dục cao.
*Huy động nội lực của bản thân người bị hại:
Bản thân người bị hại - hơn ai hết - phải nhận thức sâu sắc về tính phi đạo lý
và tính phi pháp lý của hành vi bạo lực gia đình. Phi đạo lý tức là không thể
chấp nhận được về phương diện đạo đức. Phi pháp lý tức là không thể chấp
nhận được về phương diện pháp luật. Có nhiều hành vi bạo lực gia đình hoàn

toàn phi pháp lý (chẳng hạn đối với các trường hợp bạo hành về thể xác, nạn
nhân bị đánh đập nhục hình với tỷ lệ thương tật trên 11% hoặc các hành vi xúc
phạm nhân phẩm nghiêm trọng), có nhiều hành vi bạo lực gia đình mang tính
phi pháp lý (ít nghiêm trọng hơn các trường hợp vừa nêu), và cũng có không ít
hành vi bạo lực gia đình chỉ phi đạo lý (không đủ căn cứ pháp lý để buộc tội,
chẳng hạn như các trường hợp bạo hành về tinh thần hoặc bạo hành về tình
dục trong quan hệ vợ chồng). Đương nhiên đã phi pháp lý thì có nghĩa là phi
đạo lý. Nếu bản thân người bị hại không nhận thức đúng mức về tính phi đạo
lý và tính phi pháp lý của hành vi bạo hành gia đình dẫn đến tình trạng âm
thầm chấp nhậnvà cam chịu, không có ý thức phản kháng để tự bảo vệ mình thì
rất khó để cộng đồng có thể can thiệp có hiệu quả, càng rất khó để can thiệp
bằng con đường pháp lý. Thậm chí trong một số ít trường hợp, người bị hại còn
đứng về phía thủ phạm gây ra bạo hành đối với chính bản thân mình nhằm vô
hiệu hóa sự can thiệp của những người can ngăn.
2.2. Nhóm giải pháp áp dụng pháp luật:
15
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
Việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động về phòng chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết và sẽ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như thái độ ứng xử của
mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,
góp phần bảo vệ hạnh phúc, sự phát triển lành mạnh của mỗi gia đình.
Khi Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình được thông qua, người thực thi
pháp luật sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để tuyên truyền, hướng dẫn người dân,
đưa Luật này đi sâu vào cuộc sống. Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng
được cải thiện, nhiều gia đình vượt lên, thoát khỏi cảnh đói, nghèo và ý thức
gìn giữ hành phúc gia đình càng được chú trọng. Xử lý nghiêm các đối tượng
có hành vi bạo lực trong gia đình theo đúng quy định của pháp luật, xử lý
người vi phạm đồng thời răn đe, phòng ngừa những đối tượng khác. Ở đây

không phải là xử lý mà còn nhằm mục đích cao cả khác đó là giáo dục, ngăn
chặn, phòng ngừa bạo lực trong gia đình, để người người tuân thủ pháp luật và
luật thực sự bảo vệ lợi ích của mỗi người.
2.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các trung
tâm tư vấn về phòng, chống bạo lực giới trong gia đình:
Sự thành công của bất kỳ một chương trình hay biện pháp nào trong việc
phòng, chống bạo lực giới cũng đều có sự đóng góp và hợp tác của cả cộng
đồng xã hội, là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết là của các cơ quan
chức năng liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể và
các tổ chức phi chính phủ. Các biện pháp chủ yếu của nhóm này là giáo dục,
tuyên truyền, trợ giúp pháp lý về bạo lực gia đình và tư vấn về tinh thần, sức
khoẻ cho nạn nhân bạo lực giới. Để biện pháp này thực sự có hiệu quả trong
công tác phòng, chống bạo lực giới thì việc tập huấn nâng cao năng lực và kiến
thức về giới cho cán bộ làm công tác hoà giải là rất quan trọng. Đồng thời, thúc
đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống mới, làng văn hoá và gia đình văn
hoá. Xây dựng và nhân rộng các điển hình gia đình văn hoá; có động viên,
khen, chê kịp thời. Chính quyền, đoàn thể ở địa phƣơng cần có biện pháp ngăn
chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến đời sống của phụ nữ trong gia đình cũng
nhƣ các hủ tục tác động không tốt tới cuộc sống gia đình, nhất là ở nông thôn
và những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
KẾT LUẬN:
Các kết quả nghiên cứu từ đề tài này gợi ra rằng bạo lực trong gia đình là một
quá trình rất phức tạp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tính nghiêm trọng và tần số của
bạo lực rất khó đo lường vì bạo lực có thể có nhiều hình thức và với các mức độ căng
thẳng khác nhau. Ở Việt Nam bạo lực trong gia đình xảy ra như một phần “bình thường”
và chấp nhận được của các quan hệ vợ chồng. Đây là bản chất của mặt nhận thức đã
được “bắt rễ sâu”. Vấn đề cần đặt ra là làm cho cộng đồng phải ý thức được rằng bạo
16
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776

lực gia đình không phải là “chuyện nội bộ” và tạo ra nhận thức rằng vấn đề này đang
tồn tại và ngày càng có xu hướng gia tăng. Mặc dù bài báo cáo đã đưa ra nhiều giải
pháp khác nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy không nên độc tôn bất cứ một giải pháp nào
dẫu rằng đó là giải pháp tối ưu, bởi một giải pháp có thể tốt nhất nhưng không phải là
duy nhất, thậm chí chỉ có thể tốt nhất khi không phải là duy nhất. Chẳng hạn giáo dục
công dân là giải pháp có nhiều ưu thế nhưng cũng chỉ là một trong những giải pháp có
thể vận dụng được, vì thế để việc phòng chống bạo lực gia đình bằng con đường giáo
dục công dân thực sự có hiệu quả, cần phối hợp giải pháp này với các giải pháp khác,
giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản luật và tuyên truyền giáo dục pháp luật
Đồng thời cần nhận thức rằng đây là một vấn đề không hề đơn giản chút nào, bởi vì bạo
lực gia đình biểu hiện hết sức đa dạng, nguyên nhân và cách xử lý vấn đề này có sự đan
xen giữa các yếu tố luật pháp và đạo đức, truyền thống, đời sống tình cảm riêng tư của
các cá nhân, do vậy những nỗ lực của cộng đồng sẽ góp phần khai sang hơn trên con
đường phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1. Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình của Toà án nhân
dân Thành phố Hà Nội, 1995.
2. Vũ Công Giao (1999).Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ. Ý nghĩa và nội dung cơ bản. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4.
3. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1997).Thực trạng tình trạng bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình Việt Nam (Báo cáo kết quả nghiên cứu sau 8 năm thực
hiện Luật hôn nhân và gia đình của Viện kiểm soát).
4. Hoàng Thị Hoa. Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam nhìn từ góc độ triết học.
5. Thông tin khoa học xét xử của Tòa án nhân dân tối cao về xây dựng và áp
dụng thực tiễn Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007).
6. Nguyễn Trung Hải, Nguyễn Thùy Trang. Bạo lực gia đình- Mối quan hệ với
phong tục gia trưởng tại Việt Nam - />p_p_id=62_INSTA
7. Phùng Thủy . Ngăn chặn bạo lực gia đình.
/>dinh/item/130427

8. Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân và giải pháp của hiện tượng bạo lực
gia đình. />option=com_content&view=article&id=132:dau-la-nguyen-nhan-cua-blgd-voi-
tre-em&catid=34:tin-hot-ng-ca-hi&Itemid=53.
17
Tội phạm học – Bạo lực gia đình ở Việt Nam Nguyễn Thị Khánh Vi -
5115776
9. Bạo lực gia đình với trẻ em. />vu/cac-nhom-bao-luc-gia-dinh-nguyen-nhan-va-giai-phap-cua-hien-tuong-bao-
luc-gia-dinh.196.html
18

×