Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tài liệu tập huấn Thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam (dành cho giảng viên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 78 trang )




CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CHUNG
GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
_______________

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Dự án thành phần VNM0014







TÀI LIỆU TẬP HUẤN
“HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT
PHÕNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH”
(Tài liệu dùng cho giảng viên)













Hà Nội, 2011
MỤC LỤC

1

Trang
LỜI CẢM ƠN
2
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
4
PHẦN I: PHƢƠNG PHÁP ĐÀO TẠO/ TẬP HUẤN VỚI SỰ
THAM GIA CỦA NGƢỜI HỌC
9
Ngày 1: Đặc điểm học tập của người lớn và các phương pháp giảng dạy
có sự tham gia của người học
12
Ngày 2: Sử dụng phương pháp/công cụ trong giảng dạy có sự tham gia
và xây dựng giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia
20
Ngày 3: Thực hành giảng dạy có sử dụng phương pháp cùng tham gia
23
Ngày 4: Thực hành giảng dạy có sử dụng phương pháp cùng tham gia
25
TÀI LIỆU ĐỌC: Học tập của người lớn và phương pháp giảng dạy có
sự tham gia của người học
27
PHẦN II: CÁC BÀI GIẢNG MẪU SỬ DỤNG TRONG TẬP HUẤN
THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
36

Ngày 1: Khái quát chung về BLGĐ
40
Ngày 2: Luật pháp, chính sách về PCBLGĐ và khung hành động
45
Ngày 3: Trách nhiệm cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong xây dựng
kế hoạch hành động về PCBLGĐ
49
Phụ lục: Slides và Tài liệu phát tay
52

2
Lời cảm ơn

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình là một trong các sản phẩm của Dự án thành phần VNM0014, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch trong khuôn khổ Chương trình hợp tác chung về
bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc. Tài liệu được
biên soạn, chỉnh lý và hoàn thiện với sự tham gia của nhiều nhà khoa học,
các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam.
Chân thành cám ơn các cơ quan đã đóng góp ý kiến tư vấn cho kết cấu,
nội dung tài liệu nhằm đảm bảo tính khoa học, phù hợp thực tiễn trong công
tác phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam.
Chân thành cám ơn Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam và các
chuyên gia quốc tế của Chương trình chung về bình đẳng giới đã phối hợp và
hỗ trợ kỹ thuật để hoàn thành tài liệu này.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sơ suất, vì vậy rất
mong nhận được những ý kiến góp ý của quý bạn đọc để tài liệu ngày càng
hoàn thiện hơn.

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Dự án thành phần VNM0014

3
Chịu trách nhiệm nội dung

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Dự án thành phần VNM0014



Nhóm chuyên gia biên soạn

1. PGS. TS. Đào Văn Dũng
2. TS. Bùi Thị Xuân Mai
3. ThS. Nguyễn Mạnh Cường
4. ThS. Nguyễn Thị Thái Lan

Và sự hỗ trợ kỹ thuật của nhóm cán bộ Ban QLDA VNM0014,
nhóm cán bộ chƣơng trình Giới - Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam





4
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối cần được
quan tâm giải quyết bởi đây là vấn đề gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước
hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá
nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình cũng làm xói mòn các giá trị

truyền thống tốt đẹp, là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình
Việt Nam, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, tác động xấu đến môi
trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và
trật tự xã hội. Ngoài những hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình,
bạo lực gia đình còn gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội và
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Thiệt hại do bạo lực gia đình gây
ra cho nền kinh tế bao gồm những chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ nạn nhân,
chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến tình
trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân.
Chính vì vậy, công tác phòng, chống bạo lực gia đình là vấn đề có tính chất
chiến lược, là mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Chiến lược Xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 cũng đã xác định
mục tiêu tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình và giảm tỷ lệ bạo lực gia
đình, bình quân hàng năm từ 10-15%. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XII
(năm 2007), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về
việc phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình và xử lý
nghiêm minh, kịp thời các hành vi bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình ra đời đã tạo hành lang pháp lý tối cao cho các hoạt động phòng, chống bạo lực
gia đình ở Việt Nam.
Để góp phần đảm bảo cho Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đi vào cuộc
sống, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm, năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc đấu
tranh phòng, chống bạo lực gia đình, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác chung
giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc về bình đẳng giới, với sự hỗ trợ kỹ
thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, Dự án thành phần VNM0014,
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã biên soạn bộ tài liệu tập huấn “Hướng dẫn thực
hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”.
Cuốn tài liệu được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức
chung về phòng, chống bạo lực gia đình; công tác chỉ đạo, giám sát tổ chức thực
hiện Luật PCBLGĐ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức Đảng, Quốc hội và

cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị-xã hội.
Tài liệu tập huấn “Hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”
được biên soạn gồm hai cuốn: Cuốn 1 dành cho học viên với tiêu đề: “Tài liệu tập
huấn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam (dành cho học
viên)” và Cuốn 2 dành cho giảng viên với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn thực hiện Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam (dành cho giảng viên)”.


5
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU - CUỐN 2
Mục đích của tài liệu
- Cung cấp kiến thức, kỹ năng trong tập huấn cho nguời lớn theo
phương pháp cùng tham gia
- Hướng dẫn cách thức tổ chức, thực hiện quy trình giảng dạy những
nội dung cơ bản về hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Kết cấu cuốn 2
Cuốn 2 được thiết kế gồm các phần:
- Phần I được thiết kế cho chương trình tập huấn 4 ngày, bao gồm các
nội dung: lý thuyết và phương pháp giảng dạy/tập huấn theo phương pháp
cùng tham gia của người học, cách thức thiết kế giáo án bài giảng với phương
pháp cùng tham gia.
- Phần II được thiết kế cho chương trình tập huấn 3 ngày, bao gồm các
giáo án mẫu - là những kiến thức đã được thể hiện trong cuốn 1 (tài liệu dùng
cho học viên).
- Phụ lục là các slides trình chiếu đồng thời có thể làm tài liệu phát tay
cho mỗi nội dung bài giảng.
Đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng cuốn 2 là những người có khả năng trở thành giảng
viên, báo cáo viên cấp trung ương và cấp tỉnh về hướng dẫn Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình, bao gồm cán bộ các khối cơ quan:

- Cơ quan quản lý nhà nước: ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Lao
động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Tư pháp,
Thông tin-Truyền thông…
- Các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên
- Khối Cơ quan Đảng
- Cơ quan dân cử
Hướng dẫn sử dụng cuốn 2
Phần I: Phương pháp giảng dạy với sự tham gia của người học (TOT)
- Được sử dụng như tài liệu để nâng cao kỹ năng giảng dạy / tập huấn
theo phương pháp cùng tham gia.
- Các slides được thiết kế vừa để trình chiếu vừa có thể sử dụng như tài
liệu phát tay (trong trường hợp khoá tập huấn không có điều kiện về máy
chiếu ).
Phần II: Giáo án (mẫu) các chuyên đề trong cuốn 1.

6
- Các slides được thiết kế vừa để trình chiếu vừa có thể sử dụng như tài
liệu phát tay (trong trường hợp khoá tập huấn không có điều kiện về máy
chiếu ).
- Giáo án bài giảng được trình bày theo 2 cách khác nhau: 1 kiểu giáo
án bài giảng của phần phương pháp giảng dạy, 1 kiểu giáo án bài giảng của
phần các chuyên đề về PCBLGĐ. Học viên có thể chọn một trong hai mẫu
giáo án bài giảng để áp dụng tùy theo nhu cầu cá nhân.

Những điều giảng viên cần chú ý khi chuẩn bị tổ chức tập huấn
Khi chuẩn bị cho lớp tập huấn, giảng viên cần lưu ý chuẩn bị những
yếu tố sau đây:
1. Đánh giá nhu cầu tập huấn
- Đánh giá nhu cầu của người học

- Đánh giá trình độ nhận thức của người học về nội dung sẽ giảng dạy
- Đánh giá mong muốn của người học/tính cam kết khi tham gia khóa
học
- Cần xác định đối tượng người học (thành phần, giới tính, độ tuổi, kinh
nghiệm công việc…)
Những thông tin trên là yếu tố cần để giảng viên lượng giá đầu vào cho
một khóa tập huấn cũng như thuận lợi trong việc thiết kế chia nhóm thảo luận và
phát huy sự tham gia của người học, khai thác kinh nghiệm thực tiễn của người
học.
Có thể sử dụng phiếu hỏi, hoặc phỏng vấn sâu hoặc tìm hiểu trước khi
tiến hành tập huấn.
Số lượng học viên tham gia các khóa tập huấn theo phương pháp có sự
tham gia nên hạn chế tối đa là 30 học viên/khóa học, không nên quá đông vì
sẽ khó có sự tương tác của người học
2. Mục đích tập huấn, chương trình, tài liệu, giảng viên
Trên cơ sở lượng giá đầu khóa, giảng viên cần xác định mục tiêu khoá
tập huấn, chương trình tập huấn:
- Mục tiêu cần: đảm bảo tính cụ thể, vừa sức, khả thi, đo lường được và
có khung thời gian rõ ràng (SMART mục tiêu).
- Chương trình cần: nêu rõ thời gian, người thực hiện cho từng nội
dung, hoạt động diễn ra trong khóa tập huấn.
- Các tài liệu phát tay, tài liệu đọc, slide, câu hỏi thảo luận, bài tập tình
huống… cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành tập huấn.
- Giảng viên cần được xác định rõ ràng, được thông báo đầy đủ về học
viên, địa điểm và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện giảng dạy.

7
3. Địa điểm
Nên chọn địa điểm phù hợp với việc đi lại của người học, với yêu cầu
của khoá học, với điều kiện kinh phí và công tác tổ chức khóa học

Phòng học cần đủ lớn để thực hiện các hoạt động như trò chơi, làm việc
nhóm; song không nên quá lớn sẽ làm không gian loãng và ngược lại phòng
quá hẹp sẽ không đủ điều kiện thực hiện các hoạt động của khóa học.
4. Dụng cụ, thiết bị
Cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiên như: giấy khổ lớn (A0), bút dạ,
bút viết, giấy A4, vở ghi…Thiết bị có thể cần: máy tính, máy chiếu, bảng
foocmica…



8
Chữ viết tắt:

BLGĐ: Bạo lực gia đình
BĐG: Bình đẳng giới
PCBLGĐ: Phòng, chống bạo lực gia đình
LPCBLGĐ: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
HPN: Hội Phụ nữ
MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Uỷ ban nhân dân
TAND: Toà án nhân dân
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
VHTTDL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
LHQ: Đại hội đồng Liên hợp quốc























9
PHẦN I
PHƢƠNG PHÁP TẬP HUẤN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI HỌC
(Thời gian thực hiện: 04 ngày)

1. Mục tiêu: Sau khóa học, học viên có khả năng:
- Chỉ ra được đặc điểm học tập, các nguyên tắc học tập của người lớn
- Nêu được đặc điểm, yêu cầu của phương pháp giảng dạy có sự tham
gia của người học
- Thực hành một số phuơng pháp/công cụ sử dụng trong quá trình
giảng dạy
- Xây dựng được đề cương bài giảng theo phương pháp giảng dạy cho
người lớn và có sự tham gia của người học

- Thực hành thuyết trình bài giảng với phương pháp có sự tham gia của
người học
2. Nội dung và kế hoạch thực hiện tập huấn phƣơng pháp giảng
dạy

Buổi
Nội dung hoạt động
Thời gian
(phút)

Ngày 1

Sáng
Khai mạc
30
Lượng giá đầu khoá
15
Giới thiệu khoá học, tổ chức lớp
45
Đặc điểm và nguyên tắc học tập của người lớn
90
Giải lao
20
Chiều

Khởi động đầu giờ
15‟
Phương pháp tập huấn có sự tham gia của người học:
- Thảo luận lớp về các Phương pháp giảng dạy – 25‟
- Giảng viên tóm lược và giới thiệu sơ luợc các

phương pháp – 20 ‟
90
Giới thiệu chi tiết/làm mẫu 1 Phương pháp: ĐỘNG
NÃO – 45‟
Giải lao
20
Giới thiệu chi tiết /làm mẫu 2 Phương pháp:
THUYẾT TRÌNH + THẢO LUẬN NHÓM –
90‟(tiếp) (mỗi phương pháp 45 phút)
90

10
Tóm lược và lượng giá buổi học
15

Ngày 2

Sáng
Khởi động đầu giờ
15‟
Giới thiệu chi tiết /làm mẫu 2 Phương pháp: SẮM
VAI + NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG – 90‟(tiếp)
90

Giải lao
20

- Giới thiệu chi tiết /làm mẫu 1 Phương pháp: KỂ
CHUYỆN – 45‟(tiếp)
- Giới thiệu về xây dựng giáo án bài giảng - 45‟

90
Chiều
Khởi động đầu giờ
15‟
Làm việc theo nhóm; Thực hành xây dựng giáo án
bài giảng: làm việc theo nhóm – 90 „
90
Giải lao
20
Nhóm 1-2-3 Báo cáo: thực hành xây dựng giáo án
bài giảng: Báo cáo và chỉnh sửa giáo án bài giảng
với phương pháp cùng tham gia của người học (90)
Tóm lược bài và lượng giá buổi học
90


15
Sáng
Ngày 3

Khởi động đầu giờ

Nhóm 4-5 Báo cáo: thực hành xây dựng giáo án bài
giảng: Báo cáo và chỉnh sửa giáo án bài giảng với
phương pháp cùng tham gia của người học (90)
90
Giải lao

Làm việc theo nhóm: thực hành giảng dạy một nội
dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng

tham gia cho người lớn
90
Chiều
Khởi động đầu giờ
15
Làm việc theo nhóm thực hành giảng dạy một nội
dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng
tham gia cho người lớn (tiếp)
90
Giải lao

Nhóm 1-2: Trình diễn trước lớp giảng dạy một nội
dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng
tham gia cho người lớn (tiếp)
90
Tóm lược bài và lượng giá buổi học
15

11
Sáng
Ngày 4

Khởi động đầu giờ
15
Nhóm 3-4: Trình diễn trước lớp giảng dạy một nội
dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng
tham gia cho người lớn (tiếp)
90
Giải lao
20

Nhóm 5: Trình diễn trước lớp giảng dạy một nội
dung về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng
tham gia cho người lớn (tiếp)
Phản hồi cho giảng thử
90
Chiều
Khởi động đầu giờ

Đánh giá kết quả thực hành giảng dạy một nội dung
về PCBLGĐ có sử dụng phương pháp cùng tham gia
cho người lớn
90
Giải lao
20
Lượng giá cuối khoá học
60
Bế mạc
30

12
Ngày 1
Đặc điểm học tập của ngƣời lớn và
phƣơng pháp giảng dạy có sự tham gia của ngƣời học

1. Mục tiêu bài học
Các học viên sau khi học, sẽ có khả năng:
- Phân biệt được một số khác biệt cơ bản giữa học tập của người
lớn và trẻ em
- Liệt kê được các nguyên tắc học tập của người lớn
- Liệt kê được các công cụ/phương pháp cần được sử dụng và cách

sử dụng để thu hút sự tham gia của người học
- Thực hành được một số công cụ/phương pháp cụ thể
2. Nội dung
- Khai mạc, giới thiệu khoá học, lượng giá đầu khoá
- Đặc điểm và nguyên tắc học tập của người lớn
- Phương pháp tập huấn có sự cùng tham gia của người học (giới thiệu)
và thực hành 1 phương pháp/công cụ có sự tham gia của người học
3. Tài liệu và thiết bị tập huấn
- Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng).
- Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo.
- Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập
theo nhóm, câu hỏi trắc nghiệm
- Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu đa năng, sử dụng
phần mềm Power Point.
4. Tiến trình thực hiện:
(SÁNG NGÀY THỨ NHẤT)
Các bước tiến hành:
1. Khai mạc: ban tổ chức (30‟)
2. Lƣợng giá đầu khoá (15‟)
Giảng viên đề nghị các học viên làm phiếu lượng giá về kinh nghiệm
tập huấn và sử dụng phương pháp cùng tham gia. Phát tài liệu phát tay 1.1
(trắc nghiệm lượng giá).
Học viên thực hiện bài tập lượng giá về kiến thức kỹ năng tập huấn có
sử dụng phương pháp cùng tham gia cho người lớn.
Giảng viên thu lại, đánh giá và đưa ra phản hồi

13
Tài liệu (phát tay) 1.1. Trắc nghiệm lượng giá

Anh/chị hãy đánh dấu vào cột đúng hay sai tương ứng với các mệnh đề

sau đây theo cách hiểu của anh/ chị.

STT
Mệnh đề
Đúng
Sai
1.
Người lớn trong khoá tập huấn thường ít nhầm lẫn hay
hiểu sai lệch


2.
Đào tạo, tập huấn cho người lớn với phương pháp có
sự cùng tham gia nhấn mạnh tính chủ động của người
học trong sáng tạo sự lĩnh hội, xây dựng kế hoạch và
tổ chức thực hiện hơn là cung cấp kiến thức từ người
giảng viên tới người học


3.
Sự tiếp thu của người lớn sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi
được giảng viên hướng dẫn chi tiết


4.
Học viên chủ yếu nhận thông tin, kiến thức từ giảng
viên


5.

Đào tạo, tập huấn cho người lớn với phương pháp có
sự cùng tham gia là phương pháp giúp người học tự
giúp chính bản thân họ


6.
Nội dung chương trình khoá học được quyết định bởi
người tổ chức và giảng viên


7.
Sự tiếp thu kiến thức của người lớn trong khoá tập
huấn phụ thuộc vào kiến thức của giảng viên là chính


8.
Lên kế hoạch hành động sau khoá học là một mục tiêu
quan trọng của chương trình/khoá tập huấn cho người
lớn


9.
Những giải pháp cho vấn đề của người học được hình
thành trên cơ sở lời khuyên của giảng viên


10.
Trải nghiệm thực tiễn của học viên nên là cơ sở đầu
tiên của quá trình học tập tiếp theo





Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
S
Đ
S
S
Đ
S
S
Đ
S
Đ


14
3. Giới thiệu làm quen và thống nhất nội quy lớp học (45‟)
Giảng viên đề nghị các học viên và giảng viên giới thiệu nhanh tên, nơi
làm việc và mục đích/mong muốn từ khoá học. Có thể giới thiệu từng người

hay chia nhóm làm quen sau đó giới thiệu bạn của mình.
Sau khi giới thiệu xong giảng viên lấy ý kiến nhanh của lớp về một số
quy định trong lớp như:
- Thời gian bắt đầu, nghỉ giải lao và kết thúc
- Ý thức tôn trọng, lắng nghe, sự tham gia vào hoạt động của lớp: mọi
người lắng nghe ý kiến của nhau. Thay nhau báo cáo, làm trưởng nhóm, làm
thư ký
- Phân công trực nhật theo nhóm: có bảng phân công trực nhật ghi trên
giấy khổ lớn và dán lên tường để mọi người dễ theo dõi.
4. Đặc điểm và nguyên tắc học tập của ngƣời lớn - 90 phút
4.1. Thảo luận nhóm- (25’)
Giảng viên chia lớp học thành các nhóm nhỏ gồm từ 6-8 người một
nhóm và đề nghị học viên thảo luận (câu hỏi thảo luận nhóm được ghi ra
những mảnh giấy và phát cho từng nhóm).
Câu hỏi thảo luận như sau: “Nêu điểm khác biệt giữa phương pháp học
tập của trẻ em và của người lớn?”
Thời gian cho thảo luận nhóm là 20 phút
Việc chia nhóm có thể sử dụng các cách khác nhau. Giảng viên có thể
cho đếm theo số thứ tự từ 1 tới số nhóm định thành lập. Ví dụ muốn thành lập
4 nhóm thì yêu cầu học viên đếm từ 1 tới 4. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho tới
hết số người học trong lớp. Lưu ý khi chia nhóm cần đảm bảo tính đa dạng ví
dụ tỷ lệ nam, nữ trong nhóm, thành phần, vị trí công tác của các thành viên
trong nhóm (những người ở cùng cơ quan đôi khi không nên để ở cùng một
nhóm để kinh nghiệm của mỗi cơ quan sẽ được chia sẻ với những người ở cơ
quan khác).
Trong khi nhóm thảo luận, giảng viên đi vòng quanh để quan sát và
điều phối sự tham gia của các nhóm viên.
4.2. Nhóm báo cáo kết quả (45’)
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận (cần ấn định thời
gian báo cáo và kiểm soát không để cho nhóm báo cáo quá dài hoặc quá

ngắn).
4. 3. Giảng viên tổng hợp và bổ sung ý kiến (20’)
- Sau khi các nhóm báo cáo xong, hoặc mỗi nhóm báo cáo xong giảng
viên hỏi nhóm trình bày có bổ sung gì không, nếu không có ý kiến gì, các
nhóm khác có ý kiến gì không. Giảng viên nên lấy một bút màu khác để viết
các ý kiến đóng góp tiếp theo vào tờ giấy có ghi báo cáo kết quả nhóm. Sau

15
đó, giảng viên tóm lược và giới thiệu một số điểm khác biệt giữa học tập của
người lớn và trẻ em (chiếu slide 1.2).
- Giảng viên chiếu slides 1.3 và 1.4, trình bày đặc điểm về học tập của
người lớn qua “Mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm của người lớn”. Sau
đó, giảng viên tóm lược những thông tin mà các học viên chia sẻ về các yếu tố
giúp lớp học người lớn có hiệu quả.
- Giảng viên trình chiếu slide về nguyên tắc học tập của người lớn.
- Tài liệu phát tay

Slide 1.2: Sự khác biệt trong học tập giữa trẻ em và người lớn

Trẻ em
Ngƣời lớn
Mục tiêu
Thu nhận kiến
thức mới
Thu nhận kiến thức mới và kiểm nghiệm
lại những gì đã làm, ứng dụng vào thực
tiễn
Phương pháp
Hướng dẫn,
giảng giải

Sử dụng các công cụ để thu hút sự tham
gia, chia sẻ kinh nghiệm giữa người học và
người học, giữa giảng viên và người học
Giảng viên
Là người hướng
dãn, truyền dạt
Là người điều phối sự chia sẻ, sự tham gia
tích cực của người học, nêu vấn đề, phân
tích và tổng hợp
Người học
Lắng nghe là
chính
Lắng nghe, phản hồi và phản biện, gắn với
thực tiễn, lấy thực tiễn để soi sáng lý luận
Thời gian
Theo ấn định
Linh hoạt

Slide 1.3: Mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm của người lớn

Kinh nghiệm
Trải nghiệm (1)


Thực hành
áp dụng (4) Phân tích (2)


Tổng hợp và khái quát hoá (3)


16
Slide 1.4: Những nguyên tắc cơ bản trong học tập của người lớn

Những nguyên tắc cơ bản trong học tập của ngƣời lớn
1. Sự tiếp thu của người lớn sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi mục tiêu học tập
có liên quan đến và có ý nghĩa đối với cuộc sống và mục tiêu cá nhân
của họ.
Vì vậy, giảng viên cần tạo điều kiện để tìm hiểu ý nghĩa học tập của
từng cá nhân.
2. Khi bước vào một chương trình học tập, người lớn mang theo với mình
những nhu cầu cá nhân cấp bách, những vấn đề trong cuộc sống, những
tình cảm, những hy vọng và những mong muốn.
Vì vậy, giảng viên cần chấp nhận sự khác biệt của từng cá nhân
3. Khi bước vào một khung cảnh học tập, người lớn mang theo với mình
kinh nghiệm sống của cả một đời. Những kinh nghiệm ấy tạo nên con
người của họ.
Vì vậy, giảng viên cần tôn trọng và nuôi dưỡng những kinh nghiệm
sống của từng học viên trong suốt quá trình học tập .
4. Sự tiếp thu kiến thức hay kỹ năng không phải là một thứ thuốc mà ta có
thể tiêm vào cho người học. Sự tiếp thu này được nảy sinh ra từ những
kinh nghiệm thực tiễn của họ
Vì vậy, giảng viên cần tạo tình huống học tập dựa trên kinh nghiệm
của người học và học phải gắn liền với áp dụng thực tiễn
5. Người lớn mang đến với khung cảnh học tập những quan điểm riêng về
chính mình. Những quan điểm này ảnh hưởng đến quá trình học tập và
mức độ tiếp thu của họ.
Vì vậy, giảng viên cần khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau và cởi mở
6. Người lớn học tốt trong một môi trường an toàn với những thử thách
nhất định. Họ cũng học tốt khi cảm thấy được các học viên khác và
giảng viên chấp nhận và hỗ trợ.

Vì vậy, giảng viên cần tôn trọng và chấp nhận những nhầm lẫn, hiểu
biết mơ hồ của học viên.
7. Những giải pháp mà người lớn muốn tìm được phải được nảy sinh từ sự
hiểu biết và phân tích của riêng họ.
Vì vậy, giảng viên cần khuyến khích học viên năng động tham gia tích cực
8. Mỗi người có cách học tập khác nhau.
Vì vậy giảng viên cần tôn trọng sự khác biệt về phương pháp học của
mỗi người.


17
(CHIỀU NGÀY THỨ 1)

* Khởi động đầu giờ: giảng viên cho học viên chơi trò chơi để tạo sự
phấn khích trước khi bắt đầu học tập.
1. Thảo luận nhóm về trải nghiệm tham dự tập huấn có sử dụng
các phƣơng pháp cùng tham gia – 25‟
Giảng viên đề nghị cả lớp chia sẻ cảm nhận về trải nghiệm những khoá
tập huấn đã tham gia. Trong lớp có những học viên đã từng tham gia các khoá
học được sử dụng phương pháp cùng tham gia.
Câu hỏi:
- Anh/chị hãy chia sẻ nhận xét về những điều anh chị thích và không
thích từ khoá tập huấn đã tham dự gần đây. Điều gì khiến anh chị thích hay
không thích?
- Những phương pháp nào đã được giảng viên sử dụng trong khoá tập
huấn với phương pháp cùng tham gia? Anh chị thích điều gì hay không thích
điều gì ở phương pháp giảng dạy đó?
Học viên phát biểu ý kiến.
Giảng viên ghi lại các ý kiến đóng góp lên bảng về cảm xúc, suy nghĩ
và trải nghiệm của họ về những phương pháp trong khoá học họ đã được tham

dự.
Giảng viên gợi mở để lớp phát biểu càng nhiều càng tốt…
2. Giảng viên tóm lƣợc và giới thiệu sơ lƣợc về các phƣơng pháp –
20‟
Giảng viên bổ sung ý kiến, nhấn mạnh những kinh nghiệm của học
viên sau đó trình bày trên Slide 1.5; 1.6 về:
- Phương pháp giảng dạy với sự tham gia của người học
- Các phương pháp sử dụng trong giảng dạy để thu hút sự tham gia của
người học…
- Những điều cần lưu ý trong tập huấn sử dụng phương pháp cùng tham
gia
Tài liệu (phát tay)

Slide 1.5: Những điều cần chú ý trong giảng dạy/ tập huấn sử dụng
phương pháp có sự tham gia của người học

 Lấy học viên lớp học là trung tâm của việc học tập, nội dung học
được xác định theo nhu cầu của các học viên lớp học.
 Nhấn mạnh những kiến thức, kinh nghiệm hiện có của người học để
xác định các bước đi của chương trình học tập.

18
 Không nhấn mạnh việc chuyển giao kiến thức của người dạy mà nhấn
mạnh việc phát triển tính chủ động. Khả năng sáng tạo lĩnh hội, lựa
chọn xây dựng kế hoạch, tổ chức của người học.

 Cho phép họ tham dự vào xây dựng mục tiêu, nội dung và các hoạt
động của khoá học. Người học tham gia vào suốt quá trình học tập, từ
khâu đầu (xác định nhu cầu học tập, xây dựng nội dung chương trình)
đến khâu cuối (lượng giá kết quả học tập).

 Tạo môi trường học tập thoải mái, không quá lễ nghi, long trọng.
 Tạo bầu không khí để mọi người học hỏi lẫn nhau.
 Nhấn mạnh việc học qua hành động.
 Sử dụng các kỹ thuật như động bão (brainstorming), thảo luận, trò
chơi…và nhấn mạnh việc đạt được sự thông nhất và các kỹ thuật này
được các giảng viên điều phối.
 Nhấn mạnh sự chia sẻ thông tin. Giảng viên và cả học viên đều là
những chuyên gia.
 Nhấn mạnh việc xây dựng nhóm làm việc, hoạt động theo nhóm và
tranh thủ những mặt mạnh của nhóm. Sử dụng các kỹ thuật để tạo sự
tập hợp từ mỗi người để cùng nhau hoạt động tạo sự thay đổi tích cực.
 Lên kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề là một trong những vấn
đề trung tâm của cách tiếp cận này. Những thay đổi có được khi nhóm
đã lên được kế hoạch hành động và triển khai hoạt động.

Slide 1.6: Một số phương pháp thường được sử dụng trong tập huấn
cho người lớn với phương pháp cùng tham gia
Một số phương pháp thường được sử dụng trong tập huấn cho người
lớn với phương pháp cũng tham gia:
 Thuyết trình: Giảng viên là người chủ yếu nêu ra nội dung bài học,
giảng viên có thể giảng toàn bộ bài hay khuyến khích người học qua
các câu hỏi, phụ thuộc vào nội dung trình bày của giảng viên.
 Làm mẫu: Phương pháp trình diễn cách thực hiện một việc.
 Động não: Phương pháp thu thập ý kiến về một vấn đề.
 Thảo luận nhóm: Là hoạt động nhóm thảo luận để chia sẻ kinh
nghiệm, ý kiến hay giải quyết một vấn đề nhất định.
 Sắm vai: Phương pháp hoạt động nhóm trong đó hai hay nhiều người
đóng vai trong một đoạn kịch ngắn liên quan đến bài học.
 Nghiên cứu tình huống: Phương pháp đặt ra một tình huống dự trên
thực tế để dùng làm tài liệu phân tích thảo luận một kế hoạch hay một


19
giải pháp.
 Kể chuyện: là cách thức mà giảng viên yêu cầu người học kể lại câu
chuyện họ đã trải nghiệm về sự kiện nào đó sau phân tích câu chuyện
để rút ra kết luận.
3. Giới thiệu và làm mẫu phƣơng pháp “Động não” – 40‟
- Giảng viên giới thiệu chi tiết phương pháp “Động não” và làm mẫu
phương pháp này.
- Giảng viên làm mẫu các phương pháp.
- Giảng viên đề nghị các học viên trong nhóm cho ý kiến bổ sung.
- Giảng viên nhận xét và bổ sung thêm.
4. Giải lao: 20‟
5. Giới thiệu và thực hành 2 phƣơng pháp “Thuyết trình” và
“Thảo luận nhóm” – 90‟
- Giảng viên giới thiệu chi tiết 2 phương pháp Thuyết trình, Thảo luận
nhóm và làm mẫu phương pháp này.
- Giảng viên làm mẫu các phương pháp.
- Giảng viên đề nghị các học viên trong nhóm cho ý kiến bổ sung.
- Giảng viên nhận xét và bổ sung thêm.
6. Phản hồi ngày thứ nhất (15‟)
Giảng viên đề nghị các học viên góp ý kiến phản hồi cho nội dung,
phương pháp và tổ chức của ngày học thứ 1.
Phương pháp lấy ý kiến có thể sử dụng phỏng vấn hay đưa ra hình ảnh
các khuôn mặt vui, buồn, bình thường và cho lý do.
Hoặc sử dụng phiếu hỏi đề nghị ghi xuống 1 điều gì thích hay cần điều
chỉnh cho buổi sau.

20
Ngày 2

Sử dụng phƣơng pháp/công cụ trong giảng dạy có sự tham gia và
xây dựng giáo án bài giảng với phƣơng pháp cùng tham gia

1. Mục tiêu bài học
Các học viên sau khi học, sẽ có khả năng:
- Sử dụng một số công cụ/phương pháp cụ thể
- Mô tả được giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia
- Thực hành theo nhóm xây dựng giáo án bài giảng
2. Nội dung
- Thực hành được một số công cụ/phương pháp cụ thể
- Xây dựng giáo án bài giảng với phương pháp cùng tham gia
3. Tài liệu và thiết bị tập huấn
- Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng).
- Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo.
- Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập theo
nhóm, các ca điển cứu, các câu chuyện điển hình, các hòn sỏi hay đá để
dùng cho kể chuyện, tình huống để nghiên cứu.
- Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu sử dụng phần mềm
Power Point.
4. Các bƣớc tiến hành:
(SÁNG NGÀY THỨ 2)
Thực hành các phương pháp (tiếp) – 90’
* Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để
tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập
1. Giới thiệu và làm mẫu phƣơng pháp “Sắm vai, nghiên cứu tình
huống” – 45‟
Giảng viên giới thiệu chi tiết phương pháp Sắm vai, nghiên cứu tình
huống và làm mẫu phương pháp
- Giảng viên làm mẫu các phương pháp.
- Giảng viên đề nghị các học viên trong nhóm cho ý kiến bổ sung.

- Giảng viên nhận xét và bổ sung thêm.
2. Giải lao – 20‟
3. Giới thiệu và thực hành làm mẫu phƣơng pháp “Kể chuyện” –
45‟

21
- Giảng viên giới thiệu chi tiết phương pháp Kể chuyện và làm mẫu
phương pháp.
- Đề nghị mỗi học viên khi kể chuyện hãy lấy một hòn sỏi và cầm trong
tay. Khi kể chuyện xong thì cho hòn đá vào chỗ cũ (để ở giữa nhóm).
- Sau đó hỏi học viên về ý nghĩa của việc cầm sỏi/ đá và kể chuyện? Nó
có tác dụng gì khi cầm viên đá đó và kể chuyện.
- Đề nghị mọi người phân tích nhân vật trong câu chuyện được kể.
4. Giới thiệu xây dựng giáo án bài giảng với phƣơng pháp cùng
tham gia của ngƣời học và thực hành xây dựng giáo án bài giảng - 30
phút
- Giảng viên giới thiệu về giáo án bài giảng dùng trong giảng dạy với
phương pháp cùng tham gia.
+ Giới thiệu về yêu cầu, nội dung của một giáo án bài giảng.
+ Nhấn mạnh những nội dung cơ bản cần có trong một giáo án bài
giảng: bao gồm: Mục tiêu, thời gian trong toàn buổi học, thời gian cho mỗi
nội dung/ hoạt động. Các hoạt động trong buổi học, phương pháp, nguời chịu
trách nhiệm, học cụ cần thiết.
+ Giới thiệu một số mẫu giáo án bài giảng.
+ Giải thích mục tiêu của giáo án bài giảng.
+ Giải thích sự cần thiết và mục tiêu cần đạt của mỗi nội dung trong
giáo án bài giảng.
- Đề nghị mỗi học viên tự chọn một nội dung liên quan tới công tác
PCBLGĐ để trình bày và xây dựng giáo án bài giảng cho nội dung đó.


(CHIỀU NGÀY THỨ 2)
* Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để
tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập
1. Các học viên làm việc theo nhóm thực hành xây dựng kế hoạch
bài giảng của nhóm - 90 phút
- Chia 5 nhóm để thực hành theo nhóm việc xây dựng giáo án bài giảng
+ Mỗi nhóm sẽ lựa chọn chủ đề liên quan tới PCBLGĐ để thực hiện
xây dựng giáo án bài giảng có phương pháp cùng tham gia của người học trên
cơ sở hướng dẫn của giảng viên.
+ Trong khi học viên thực hành xây dựng giáo án bài giảng. giảng viên
đi vòng quanh quan sát để trợ giúp các nhóm.
2. Giải lao (20‟)
3. Báo cáo kết quả thực hành xây dựng giáo án bài giảng - 90‟

22
- Nhóm 1, 2, 3 lần lượt lên báo cáo, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết
quả làm việc của nhóm trong 15 phút
- Giảng viên lấy ý kiến đóng góp của cả lớp cho giáo án bài giảng của
mỗi nhóm. (10 phút/nhóm).
4. Phản hồi ngày học thứ 2 - 15‟
Giảng viên đề nghị các học viên cho ý kiến phản hồi về nội dung,
phương pháp và cách thức tổ chức của ngày học thứ 2.
Phương pháp lấy ý kiến: có thể sử dụng phát vấn hay đưa ra hình ảnh
các khuôn mặt vui, buồn, bình thường và cho lý do; hoặc sử dụng phiếu hỏi
đề nghị ghi xuống 1 điều gì thích hay cần điều chỉnh cho buổi sau.

23
Ngày 3
Xây dựng giáo án bài giảng và thực hành giảng dạy
với phƣơng pháp cùng tham gia (Tiếp)


1. Mục tiêu: Cuối buổi học, học viên có khả năng:
- Xây dựng được giáo án bài giảng theo phương pháp cùng tham gia
(tiếp)
- Thực hành giảng dạy một nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phuơng
pháp cùng tham gia
2. Nội dung:
- Thực hành xây dựng kế hoạch bài giảng (tiếp)
- Thực hành giảng dạy nội dung về thực hiện Luật PCBLGĐ
3. Dụng cụ cần thiết:
- Bảng, phấn (hoặc bút dạ bảng).
- Giấy A0, A4, A5, bìa màu, bút viết dạ, băng dính, kéo.
- Tài liệu phát tay cho học viên và tài liệu sử dụng cho các bài tập
theo nhóm.
- Máy chiếu, băng đĩa, máy tính và máy chiếu đa năng, sử dụng phần
mềm Power Point.
4. Tiến trình thực hiện:

(SÁNG NGÀY THỨ 3)
* Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để
tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập
1. Nhóm 4-5 lần lượt lên báo cáo, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết
quả làm việc của nhóm
- Giảng viên lấy ý kiến đóng góp của cả lớp cho giáo án bài giảng của
mỗi nhóm. (10 phút/nhóm).
2. Giải lao (20‟)
3. Thực hành giảng dạy nội dung về PCBLGĐ có sử dụng phƣơng
pháp cùng tham gia của ngƣời học (dựa trên kết quả thực hành xây dựng
giáo án bài giảng) - 90‟
- Lớp được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người để lựa chọn chủ đề

và thực hành diễn tập trong nhóm việc giảng dạy chủ đề đó với phương pháp
cùng tham gia.
- Chủ đề lựa chọn sẽ xoay quanh nội dung PCBLGĐ

24
(CHIỀU NGÀY THỨ 3)
* Khởi động đầu giờ: giảng viên hướng dẫn học viên chơi trò chơi để
tạo sự phấn khích trước khi bắt đầu học tập
1. Làm việc theo nhóm thực hành giảng dạy nội dung về PCBLGĐ
có sử dụng phƣơng pháp cùng tham gia của ngƣời học (90‟)
Các nhóm tiếp tục thảo luận theo nhóm và diễn tập góp ý trong nhóm
cho bài trình bày của nhóm mình để chuẩn bị cho trình diễn trước lớp
2. Giải lao (20‟)
3. Nhóm 1-2: trình diễn trƣớc lớp giảng dạy nội dung về PCBLGĐ
có sử dụng phƣơng pháp cùng tham gia của ngƣời học (90‟)
- Mỗi nhóm sẽ có ít nhất 30 phút để trình diễn một nội dung cụ thể có
sử dụng ít nhất một phương pháp cùng tham gia trong bài trình diễn của mình
để truyền tải nội dung nhóm đã lựa chọn.
- Các thành viên khác trong nhóm sẽ quan sát và cho ý kiến nhận xét
dựa trên câu hỏi gợi mở như sau:
Câu hỏi gợi ý cho ý kiến đóng góp sau mỗi ca thực hành thuyết trình
bài giảng (giảng thử)

Với người tham gia giảng thử:
 Liệt kê 3 điều anh/chị hài lòng với bài anh/ chị vừa giảng thử
 Liệt kê 3 điều anh/chị muốn điều chỉnh để lần sau giảng tốt hơn
Với người quan sát:
 Đưa ra 3 phương pháp được sử dụng trong ca giảng thử mà anh/chị
cho là hiệu quả nhất và giải thích vì sao?
 Điều gì anh/chị muốn học từ họ và vì sao?

 Đưa ra 3 phương pháp mà anh chị cho là ít hiệu quả nhất và anh
chị muốn điều chỉnh điều gì ở đó và vì sao?

4. Phản hồi ngày 3 - 15‟
Giảng viên đề nghị các học viên cho ý kiến phản hồi cho nội dung,
phương pháp và tổ chức của ngày học thứ 3
Phương pháp lấy ý kiến có thể sử dụng phát vấn hay đưa ra hình ảnh các
khuôn mặt vui, buồn, bình thường và cho lý do.
Hoặc sử dụng phiếu hỏi đề nghị ghi xuống 1 điều gì thích hay cần điều
chỉnh cho buổi sau.

×