Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Hanbok- trang phục truyền thống Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.31 KB, 16 trang )

Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
___________________________________________________________________________
HANBOK – TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích
Sinh viên thực hiện: Tạ Lệ Huyền 1H09
Nguyễn Thanh Hà 1H09
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Hơn một thập niên về trước, nhiều người trên thế giới hầu như biết rất ít về Hàn Quốc.
Nhưng trong những năm gần đây văn hóa Hàn Quốc đang có sức lan tỏa lớn, ảnh hưởng đến
các nền văn hóa khác nhau của Châu Á, nhất là các khu vực Đông Á và Đông Nam Á (sự
ảnh hưởng này thông qua các bộ phim, xu hướng thời trang…). Là những sinh viên khoa
Hàn Quốc, Đại học Hà Nội và với lòng yêu mến đất nước, văn hóa Hàn Quốc, chúng tôi
chọn Hanbok-trang phục truyền thống của Hàn Quốc như bước đầu tiên khám phá về nền
văn hóa muôn màu muôn sắc của đất nước tươi đẹp này. Hàn Quốc có rất nhiều nét văn hóa
truyền thống đặc trưng. Bên cạnh các nét văn hóa: Hanguel-bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc,
Kimchi và Bulgogi- các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhạc tế lễ Jongmyo và nhạc cụ
truyền thống, nhân sâm, núi Seoroksan, Sesi-tập quán truyền thống và các nghi lễ trưởng
thành, …thì Hanbok là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của nền văn hóa truyền thống
Hàn Quốc.
Là sinh viên năm nhất của khoa Hàn Quốc, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi đó
là Hanbok-trang phục truyền thống từ bao đời nay của người Hàn Quốc. Qua các phương
tiện thông tin và quá trình tìm hiểu của bản thân, chúng tôi thấy rằng đi dọc bất cứ đường
phố nào của Hàn Quốc, người ta cũng có thể thấy trang phục của người Hàn Quốc ngày nay
rất đa dạng, từ quần jeans, các mốt thời trang “hot” đến những bộ complê may đo và các mốt
thiết kế sang trọng.Tuy nhiên, trong tất cả những bộ trang phục được chiêm ngưỡng thì nổi
bật nhất là Hanbok, một bộ trang phục dân tộc được người Hàn Quốc mọi lứa tuổi mặc, đặc
1
1
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
___________________________________________________________________________


biệt là trong những ngày lễ hội truyền thống hay những buổi trình diễn nhạc Hàn Quốc. Vì
thế chúng tôi đã lựa chọn Hanbok làm đề tài nghiên cứu khoa học lần này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dưới con mắt nghiên cứu cứu và phê bình thì trang phục truyền thống của Hàn Quốc được nhìn
nhận và đánh giá từ nhiều góc độ phong phú. Với dung lượng có hạn của bài viết, chúng tôi sẽ nêu
ra những nét đặc trưng cơ bản nhất của loại trang phục truyền thống này. Đối tượng nghiên cứu của
bài nghiên cứu khoa học là Hanbok-trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Bài nghiên cứu này của
chúng toi sẽ làm rõ về sự ra đời, sự phát triển và những nét đặc trưng của Hanbok. Từ đó thấy được
giá trị văn hóa của Hàn Quốc thông qua bộ Hanbok. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng
phương pháp tổng hợp, khái quát và xử lí tài liệu, tiếp cận tư liệu từ sách báo, truyền hình, internet,
… sưu tầm hình ảnh có liên quan đến bài viết… Qua bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong
muốn giúp mọi người có cái nhìn hệ thống hơn và hiểu rõ hơn về trang phục truyền thống của Hàn
Quốc. Đặc biệt đây sẽ là nguồn tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa trang phục Hàn
Quốc.
3. Bố cục đề tài
Trong bố cục đề tài này chúng tôi sẽ nêu rõ về 3 phần nằm trong nội dung chính. Phần 1,
chúng tôi sẽ khái quát chung về Hàn Quốc và trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Trong
phần này chúng tôi sẽ nêu lên đặc điểm địa lí, khí hậu và sự ảnh hưởng của những yếu tốt
này đến trang phục đồng thời khái quát chung về trang phục truyền thống của người Hàn
Quốc. Phần 2 là những thông tin về lịch sử ra đời của Hanbok và sự phát triển của trang
phục này qua các thời đại. Cách phân loại, cách mặc Hanbok cũng như nét đặc trưng và ý
nghĩa của nó chúng tôi sẽ nêu rõ trong phần 3.
II. Phần nội dung
1. Khái quát chung về Hàn Quốc và trang phục truyền thống của người Hàn Quốc
1.1. Địa lí
Bán đảo Hàn Quốc nằm ở phía đông của đại lục châu Á với chiều ngang kéo dài từ 124
độ tới 131 độ kinh Đông, chiều dài từ 33 độ đến 43 độ vĩ bắc. Lãnh thổ gồm có bán đảo Hàn
với hơn 3200 đảo lớn nhỏ ven bờ biển. Tổng diện tích là 222154km
2
(bằng 675 diện tích Việt

Nam). Bán đảo Hàn có phía bắc giáp với Trung Quốc và Nga, đối diện với Nhật Bản qua
2
2
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
___________________________________________________________________________
một eo biển hẹp. Phía Bắc và phía đông của bán đảo Hàn có địa thế cao, phía Tây và phía
Nam thấp. Phần lớn các con sông đều chảy ra biển Tây và biển Nam. Ở ven bờ biển Tây và
biển Nam có các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. 70% diện tích lãnh thổ là rừng núi, phía Tây
dốc thoai thoải nhưng ngược lại ở phía Đông thì dốc dựng đứng.
Hàn Quốc nằm ở vùng khí hậu ôn đới và có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông thì lạnh và khô; màu
hè nóng ẩm; mùa xuân ấm áp và mùa thu thì khí hậu mát mẻ nhưng có phần hơi ngắn. Nhiệt
độ bình quân trong năm từ 10 đến 16 độ. Nóng nhất là vào tháng 8, nhiệt độ từ 23~27
0
C,
lạnh nhất vào khoảng tháng 1 từ -6~7
0
C. Vào mùa đông, có khi nhiệt độ xuống thấp tới
-10~15
0
C, mùa hè có khi nhiệt độ lên tới trên 30
0
C.
1
Chính điều kiện tự nhiên và khí hậu của Hàn Quốc là một trong những nhân tố tác làm
cho trang phục Hàn Quốc trở lên đa dạng về chất liệu. Ở Hàn Quốc, có những vùng khác
nhau nổi tiếng về loại vải riêng của mình. Hansan, ở phía Nam tỉnh Ch'ungch'ong, đã dệt nên
loại vải gai trắng nổi tiếng đến mức đã được tiến cống sang nhà Đường trong suốt thời
Korkyo (918-1392). Vải làm bằng sợi gai dầu ở tỉnh Andong cũng từng rất được ưa chuộng
bởi tầng lớp thượng lưu. Chất liệu vải và kỹ thuật sản xuất phản ảnh rất rõ nét văn hóa và xã
hội Hàn Quốc. Do Hàn Quốc có nhiều loại hình thời tiết nên trang phục của người dân xứ

Hàn được làm từ cả dây gai dầu, sợi gai, cotton, muslin, lụa và sa-tanh. Thời tiết lạnh hơn
cần có chất vải dày hơn, những người ở miền Bắc thì áo thường có cả lông nữa. Trong khi
đó, trang phục mùa hè dùng những chất liệu mỏng hơn để gió có thể lùa vào làm mát cơ thể.
Vào mùa thu, rất nhiều phụ nữ sẽ mặc quần áo làm từ lụa tơ, bởi khi đi lại, nó tạo nên tiếng
động xào xạc tựa như họ đang bước trên lá khô vậy.
1.2. Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc
Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây là sản phẩm
văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá
trình phát triển của lịch sử và là một trong những nét đặc trưng mang đậm cá tính, phẩm
chất, tinh hoa của dân tộc đó, để khi nhìn cách ăn mặc của họ chúng ta có thể dễ dàng biết
được họ thuộc quốc gia nào. Trang phục không chỉ đơn thuần là đồ để mặc mà nó còn thể
1 Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học, Lich sử Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc gia Seoul, trang 11 và 12.
3
3
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
___________________________________________________________________________
hiện cá tính của người mặc: dịu dàng, nhẹ nhàng hay thích sự phá cách, mạnh mẽ. Trang
phục khi đứng bên cạnh truyền thống được nâng lên một tầm cao mới. Trang phục truyền
thống ở đây có thể hiểu một cách khái quát là trang phục để mặc nhưng chứa đựng bên trong
đó là tinh thần dân tộc, linh hồn đất nước, cùng bao nét đẹp tâm hồn của người dân đất nước
đó. Bộ trang phục truyền thống mang đậm giá trị thiêng liêng, cao quý đã được đúc kết qua
bao biến động thăng trầm của lịch sử. Vì thế có thể gọi trang phục truyền thống là quốc
phục-biểu tượng trang phục của một quốc gia.
Hàn Quốc là một đất nước phát triển. Ở thành thị, hầu hết người Hàn Quốc đều ăn mặc
theo thời trang hiện đại của phương Tây. Những người lớn tuổi, đặc biệt là ở khu vực nông
thôn, vẫn còn ăn mặc quần áo truyền thống. Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc
được gọi là Hanbok. Hanbok được làm để phù hợp với lối sống sinh hoạt của người Hàn
Quốc nhưng có thể coi đó là một biểu trưng cho văn hoá Hàn Quốc. Hanbok được tạo nên
bởi các đường sọc thẳng được tạo hình rất đẹp đẽ, không những thế còn che lấp được những
khuyết điểm của thể hình.

Hanbok dành cho nam giới bao gồm baji (cái quần), áo khoác hoặc vest tay ngắn và
turumagi (áo khoác ngắn). Hanbok của nữ bao gồm ch’ima (váy) và Jeogori (áo khoác ngắn).
Sự cấu thành nên một bộ Hanbok cũng có nhiều yếu tố, đó là yếu tố lịch sử, yếu tố tự nhiên,
yếu tố tôn giáo và yếu tố con người.
4
4
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
___________________________________________________________________________

Một bộ Hanbok điển hình được may bằng vải trắng và thật rộng để được thoải mái và
mát mẻ. Bộ hanbok có thể mặc trong nhà rất thuận tiện. Với những người quen mặc Hanbok
hàng ngày, loại vải được chọn để may thường là vải bông hay vải lanh. Lụa là loại vải vóc
5
5
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
___________________________________________________________________________
của hoàng gia, chỉ được sử dụng trong những ngày có lễ hội đặc biệt. Quần áo mặc vào ngày
lễ được trang trí thêm những đường viền đầy màu sắc ở tay áo của trẻ con và phụ nữ.
Chẳng có gì khác thường khi ta thấy những cụ bà và cụ ông ở nông thôn mặc trang phục
truyền thống, cứ như họ vừa mới bước ra từ một bức ảnh chụp từ rất nhiều năm trước đây.
Một người đàn ông lớn tuổi điển hình thường có những cái cúc áo được làm bằng hổ phách
treo lủng lẳng trên áo, chân đi ủng cao su nhọn đầu mũi cong lên và đội một cái mũ cao gọi
là satkat đan từ lông bờm hoặc lông đuôi ngựa. Bên dưới chiếc nón dường như trong suốt đó
những người lớn tuổi thường để những bím tóc dài, quấn lại trên đỉnh đầu của họ. Đó là
trang phục ngày xưa còn ngày nay người Hàn mặc những bộ Hanbok đơn giản hơn ở những
phụ kiện nhưng lại cầu kì ở những đường thêu. Phụ nữ không còn đội Cheomo (Một loại nón
gần giống với nón quai thao của người con gái Việt, nhưng chủ yếu được dùng che mặt)
cũng như đeo dây tòn ten nữa, còn đàn ông cũng không đội mũ Katsat nữa. Hanbok của nữ
ngày nay càng độc đáo ở những đường thêu ở vạt áo, tay áo và cổ áo. Người ta thêu lên đó
đủ các hoa văn cũng như hình các con vật quý. Càng ngày sự thay đổi về kiểu dáng, màu

sắc, chất liệu vải càng phù hợp với người mặc. Nhưng do sự phát triển của công nghiệp hoá,
người Hàn không còn nhiều thời gian để mặc những bộ Hanbok cầu kì và nó cũng không
phù hợp với môi trưòng làm việc hiện đại nữa. Ngày nay, Hanbok tuy được may bằng những
chất liệu vải đẹp, độc đáo và khá đắt nhưng hầu chỉ được người Hàn mặc khi có lễ hội hoặc
vào những ngày đặc biệt. Hanbok được truyền tụng từ đời này sang đời khác và được gìn giữ
qua năm tháng. Nó thể hiện niềm tự hào của dân tộc, đất nước Hàn Quốc.
6
6

×