BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
CAO ĐÌNH SƠN
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY MẮC KHÉN (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC)) TẠI SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH LÂM SINH
MÃ SỐ: 62.62.02.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP
Hà Nội - 2014
Luận án được hoàn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Võ Đại Hải
Phản biện 1: …
Phản biện 2: …
Phản biện 3: …
Luận án sẽ được bảo vệ: Tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
………………………………………………………………
Vào hồi…….giờ………ngày…… tháng………năm………………
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Lâm
nghiệp.
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La,
là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt, hạt cây Mắc khén được ví như hạt Hồ
tiêu của vùng Tây Bắc. Đây là loại gia vị cay, thơm ngon gần giống như gia vị của hạt Hồ
tiêu, nó không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của ngườ
i dân thiểu số nơi
đây, đặc biệt là dân tộc Thái và H’mông, mang nét đặc thù về giá trị văn hóa, truyền
thống bản địa.
Hiện nay, quy mô thị trường sản phẩm hạt Mắc khén đang phát triển mạnh ở khu
vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, nhu cầu của người dân vùng Tây Bắc sử
dụng sản phẩm hạt Mắc khén rất nhiều chiếm chủ yếu tổng sản lượng M
ắc khén, đối với
các đồng bào dân tộc (Thái, H’mông, Kháng, Dao) 100% các hộ gia đình đều sử dụng hạt
Mắc khén trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh thị trường vùng Tây Bắc, thì thị trường
sản phẩm Mắc khén ngoài vùng Tây Bắc cũng đang có xu hướng phát triển như ở Thanh
Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang và các tỉnh Bắc Lào giáp biên giới
vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, hiện nay người dân chủ yếu thu hoạch sản phẩm Mắc khén từ
rừng t
ự nhiên mang về nhà sử dụng hoặc đem ra thị trường tiêu thụ. Việc gây trồng cây
Mắc khén còn rất nhỏ lẻ, chưa phát triển, các nguyên nhân chủ yếu là: Thông tin về loài
cây này còn rất hạn chế, thị trường sản phẩm hạt chưa được nghiên cứu và cập nhật; thiếu
các thông tin về đặc điểm lâm học của loài Mắc khén; thiếu hướng dẫn kỹ thuật gây trồng
Mắc khén; chư
a có mô hình trình diễn trồng Mắc khén để làm cơ sở nhân rộng.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây
trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC)) tại Sơn La” là rất
cần thiết vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần xây dựng cơ sở khoa họ
c cho việc gây trồng và phát triển loài cây Mắc
khén trở thành hàng hóa ở Sơn La.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hoàn thiện kỹ thuật gây trồng, phát triển loài cây Mắc khén đem lại hiệu quả kinh
tế cao và bền vững, góp phần vào việc tăng thu nhập và xói đói, giảm nghèo cho cộng
đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Về lý luận
- Xác đị
nh được các đặc điểm lâm học và giá trị sử dụng cây Mắc Khén tại Sơn La;
2
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật tạo cây con, gây trồng và khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh rừng có Mắc Khén phân bố tại Sơn La.
3.2. Về thực tiễn
Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc Khén tại tỉnh
Sơn La.
4. Những điểm mới của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn
diện về cây Mắc khén t
ừ các đặc điểm lâm học, nhân giống, gây trồng, thị trường và giá
trị sử dụng, chế biến.
- Xác định được các đặc điểm hình thái, cấu trúc, tái sinh, phân bố cây Mắc khén
tại Sơn La.
- Xác định được các biện pháp nhân giống, kỹ thuật gây trồng và các biện pháp sơ
chế sản phẩm từ hạt cây Mắc khén.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Loài cây Mắ
c khén.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về địa lý: 8/11 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La có phân bố cây Mắc khén, cụ
thể là: Thành phố Sơn La, các huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu,
Bắc Yên, Sông Mã và Mai Sơn.
* Về chuyên môn: Một số nội dung không thuộc phạm vi của luận án là: Nghiên
cứu đa dạng về mặt di truyền; các xuất xứ nguyên liệu phục vụ cho công tác nhân giống;
hiệu quả kinh tế c
ủa người trồng Mắc khén.
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Tên gọi, phân loại, mô tả hình thái, giải phẫu và vật hậu: Hệ thống phân loại
Takhtajan đã phân chi Zanthoxylum thuộc phân họ Rutoideae, bộ Zanthoxyleae; Mạng
lưới thông tin về tế bào thực vật đặt chi này trong họ Toddalioideae; một số nghiên cứu
trên thế giới cho biết, Mắc khén là loài cây đơn tính khác gốc, rụng lá, gỗ trung bình hoặc
lớ
n, cây có thể cao đến 35m, trên thân và cành có phủ nhiều gai ngắn, đáy rộng, cong,
nhọn, thẳng, lá mọc cách, kép lông chim một lần chẵn hoặc lẻ. cây Mắc khén ra hoa vào
tháng 10, quả chín vào tháng 12 đến tháng giêng năm sau.
Giá trị sử dụng: Theo Singh (2004), Chadha (2008), tại Ấn Độ lá, rễ, vỏ cây Mắc
khén được sử dụng chống lại bệnh sốt thông thường, sốt rét, rối loạn tiêu hóa, viêm phế
quản, bệnh hói đầu. Theo dân gian Trung Quốc vỏ cây và hạt cây Mắc khén
được sử
3
dụng trong chống các bệnh sốt, khó tiêu, và dịch tả. Tại Nêpan chiết suất vỏ, hạt cây Mắc
khén tạo ra một số loại thuốc chống nhiễm trùng, thuốc an thần, viêm khớp. Den Hertog,
W.H. and K.F. Wiersum (2000), người dân của bộ lạc Bhotiya khi lấy hạt cây Mắc khén
làm gia vị cho các món ăn truyền thống. Tại Lào, quả Mắc khén được sử dụng như một
dạng hạt tiêu, dầu từ hạt được chiết su
ất làm loại thuốc chống viêm răng, lá có thể được
sử dụng làm hoạt chất lên men của bia rượu. Tại Philippin, vỏ cây giã nát, trộn với dầu để
xoa bóp ngoài chữa các vết bầm dập, các chỗ đau. Người dân Ấn Độ sử dụng quả Mắc
khén làm thuốc chữa bệnh ăn khó tiêu, đau dạ dày, kích thích, chữa hen suyễn, viêm phế
quản, đau nhức răng, rối loạn nhịp tim và viêm khớ
p. Một số nơi ở đảo Java, người ta lấy
quả Mắc khén non để làm gia vị thay ớt và hạt tiêu. Người Mianma lại lấy lá non phơi
khô làm gia vị trong chế biến thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Theo Suresh
Lalitharani và cộng sự (2010), khi phân tích vỏ cây Mắc khén đã tìm được 15 hợp chất,
trong đó có một số chống ô xy hóa và kháng khuẩn tốt.
Đặc điểm phân bố, sinh thái: Tại Ấn Độ, cây Mắc khén phân bố ở
độ cao từ 1.000
- 2.000m so với mực nước biển. Nêpan, Mắc khén phân bố khá rộng ở độ cao từ 1.100 -
2.500m. Trung Quốc, cây Mắc khén phân bố ở những vùng cận nhiệt đới. Ở Lào, Mắc
khén mọc tự nhiên ở độ cao từ 1.000 đến 2.000m. Ở miền Bắc của Thái Lan, cây Mắc
khén có phạm vi phân bố từ độ cao 800m trở lên.
Chọn và nhân giống: Tại Nêpan và Thái Lan, phương pháp nhân giống cây Mắc
khén phổ biến là từ hạ
t.
Trồng vả chăm sóc rừng: Peter Hoare (1997), cho biết ở Thái Lan cây Mắc khén
được gây trồng tại một số tỉnh của miền Bắc trên đất canh tác nương rẫy. Tại Lào, cây
Mắc khén được trồng tại vườn nhà hoặc trồng ở các mô hình trang trại cùng với cây Cà
phê.
Về thị trường: Tại tỉnh Chiang Mai của Thái Lan những người nông dân và người
trung gian đưa hoặc thu mua sản phẩm quả Mắc khén từ những huyện
ở xa trung tâm để
bán cho các nhà cung cấp gia vị.
1.2. Trong nước
Tên gọi, phân loại, mô tả hình thái, vật hậu: Có nhiều tác giả cho biết, cây Mắc
khén hay còn có tên gọi khác là cây Sẻn hôi, Cóc hôi, Hoàng mộc hôi, Vàng me thuộc chi
Hoàng mộc (Zanthoxylum), họ Cam (Rutaceae), bộ Bò hòn (Sapindales). Theo Lê Mộng
Chân, Lê Thị Huyên (2000), Mắc khén có lá mọc cách, lá kép lông chim một lần lẻ hoặc
chẵn, cây có gai, hoa thường là đơn tính, khác gốc, lá noãn rời, quả đại kép. Theo Đinh
Công Hoàng (2011), cây Mắc khén khi nhỏ thì ngọn và cành non có mầu tìm nhạt, mép lá
4
có răng cưa, thân màu xanh nhạt mang nhiều gai nhỏ, cây non thường có gai nhọn từ gốc
tới ngọn.
Giá trị sử dụng: Cây Mắc khén chủ yếu mới được một số đồng bào dân tộc thiểu
số sử dụng theo kiểu truyền thống. Về mặt y học, theo Phạm Trần Cẩn (2002), hạt Mắc
khén tạo ra thuốc để chữa bệnh dạ dày. Đỗ Tất Lợi (1991) vỏ, h
ạt để phòng trừ phong
thấp, hoạt huyết và giảm đau. Lã Đình Mỡi, Trần Huy Thái (2002), cho biết tinh dầu từ
hạt cây Mắc khén được coi là có đặc tính chống viêm gan, giải cảm, sát trùng tốt, có tác
dụng diệt ký sinh trùng đường ruột mạnh hơn so với thuốc piperazine.
Về phân bố: Theo Phạm Hoàng Hộ, Mắc khén phân bố ở Biên Hòa (2002) và Mai
Châu - Hòa Bình. Theo Nguyễn Văn Huy (2002, 2003, 2004), Mắc khén thường phân bố
ở kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhi
ệt đới núi trung bình và núi cao, kiểu Rừng
kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi trung bình và núi cao. Theo Nguyễn Đăng
Hội (2011), khác với các loài cây gỗ rừng, ở Việt Nam cây Mắc khén thuộc loài tiên
phong phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ, mức độ chiếu sáng gần với điều kiện khu
vực trống trải.
Về chọn và nhân giống: Nguyễn Cảnh Sáng (2011), việc chọn cây mẹ lấy giống
c
ăn cứ vào 2 chỉ tiêu cơ bản là hình thái bên ngoài và phẩm chất cây. Kinh nghiệm từ
người dân tộc Thái và H’Mông vùng Tây Bắc nếu hạt được xử lý bằng phương pháp đốt,
sau đó ngâm nước nóng và ủ thì tỷ lệ nảy mầm sẽ đạt được khoảng 20 - 25%; theo Lò
Văn En (2011), Khi sử dụng phương pháp nhân giống từ hom cành tỷ lệ ra rễ cũng khá
thấp.
Trồng và chăm sóc rừng: Các tài liệu nghiên cứu về gây trồ
ng và chăm sóc rừng
cây Mắc khén ở Việt Nam còn rất hạn chế. Theo Nguyễn Thị Thu Hường (2005), người
dân tộc Thái ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa cây Mắc khén tái sinh dưới rừng
tự nhiên đem về trồng xung quanh đất nương rẫy. Cao Đình Sơn và các cộng sự (2010),
đã xây dựng một số mô hình gây trồng cây Mắc khén dưới tán rừng tự nhiên nghèo, nông
lâm kết hợp và vườn nhà tại Sơn La.
Sơ chế sản phẩm và thị trường: Nguyễn Cảnh Sáng (2011), Quả sau khi thu hái
loại bỏ hết tạp chất, ủ thành đống từ 2 - 3 ngày rồi đem ra phơi dưới nắng nhẹ. Theo Đinh
Công Hoàng (2011), chùm quả Mắc khén sau khi bẻ cành hoặc cắt từ trên cây xuống thì
tiến hành cắt cuống quả, phân loại và đựng vào trong bao tải hoặc xọt đựng. theo Cao
Đình Sơn, Vũ Văn Thuận (2010), quả Mắc khén t
ươi sau khi thu hoạch sẽ được các hộ
gia đình bán cho những người thu mua, thường là những người lái buôn nhỏ tại nhà, bán
cho cơ sở thu mua sản phẩm và đối tượng tiêu thụ trực tiếp. Tiêu thụ sản phẩm quả Mắc
5
khén tại vùng Tây Bắc thông qua một số kênh sau: Người dân sử dụng Mắc khén, các
quán ăn dân tộc, các cửa hàng làm thịt sấy, các khách du lịch.
1.3. Nhận xét và đánh giá chung
- Trên thế giới các công trình nghiên cứu về cây Mắc khén tuy không nhiều nhưng
cũng khá đa dạng và toàn diện về các mặt tên gọi, phân loại, giá trị sử dụng, đặc điểm
phân bố, sinh thái, chọn và nhân giống cho đến trồng và chăm sóc rừng, sơ chế sản phẩ
m
và thị trường. Những nghiên cứu liên quan đến đặc điểm lâm học của Mắc khén còn khá
ít và tản mạn, chưa có hệ thống, chỉ có một số công trình nghiên cứu ở Lào và Nêpan,
nhưng cũng còn rất sơ sài. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã tạo cơ
sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển loài cây này ở các nước trên thế
giới trong những năm qua.
- Ở n
ước ta, có thể nói thông tin về loài cây Mắc khén chưa nhiều, chủ yếu về tên
gọi, phân loại, mô tả hình thái, giá trị sử dụng, trong đó, các thông tin chủ yếu được
trích dẫn từ các tài liệu nước ngoài. Các kết quả nghiên cứu rất ít, việc gây trồng chủ yếu
ở quy mô nhỏ mang tính chất thử nghiệm, chưa có quy trình kỹ thuật gây trồng, kể cả từ
khâu tạo giống. Mặc dù là loài cây đa tác dụng và có giá trị nh
ưng hiện nay Mắc khén
vẫn chưa được phát triển sâu rộng ở Việt Nam do còn thiếu các thông tin, cơ sở khoa học
về chọn và nhân giống, lập địa gây trồng phù hợp, các yêu cầu sinh lý - sinh thái, sinh
trưởng, kỹ thuật gây trồng theo các phương thức khác nhau,… Xuất phát từ yêu cầu đó đề
tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén
(Zanthoxylum shetsa (Roxb.) DC)) tại Sơn La” là rất cần thiết và có ý ngh
ĩa khoa học và
thực tiễn.
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, cấu trúc, tái sinh cây Mắc
khén tại tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu đặc điểm vật hậu cây Mắc khén
- Nghiên cứu giá trị sử dụng của cây Mắc khén
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Mắc khén
- Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén
- Nghiên c
ứu thị trường và các biện pháp sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc
khén.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén bền vững
tại Sơn La.
6
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
- Kế thừa các thông tin và tài liệu đã có: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu liên quan.
- Cách tiếp cận: Hệ thống, có sự tham gia, theo khu vực và các dân tộc.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp kế thừa: Các báo cáo, các tài liệu khoa học đã công bố về
cây Mắc khén; số liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộ
i, tình hình gây trồng,
phát triển loài cây Mắc khén, thị trường và những khó khăn, tồn tại cần giải quyết.
2.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, cấu trúc và tái sinh
* Đặc điểm hình thái: Quan sát tại hiện trường, so sánh trên cơ sở các dữ liệu
ngoài thực địa, sau đó giải phẫu trong phòng thí nghiệm, so sánh các mẫu vật thu được
lưu giữ qua bộ tiêu bản và hình ảnh, phân tích, tổng hợp.
* Đặc điể
m phân bố và sinh thái: Tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, từ
đó lập 9 tuyến điều tra xuyên qua các dạng địa hình, các đai cao, các trạng thái rừng, tập
trung chủ yếu các khu vực có cây Mắc khén phân bố.
* Cấu trúc rừng tự nhiên có cây Mắc khén phân bố:
Điều tra cây gỗ lớn trên các đai cao < 700m, 700 - 1.000m và > 1000m, nơi có
Mắc khén phân bố, mỗi đai cao điều tra 3 ÔTC điển hình tạm thời, vị trí các ÔTC được
đị
nh vị bằng máy GPS, diện tích ÔTC là 2500m
2
(50m x 50m), trong ÔTC chia thành
mạng lưới 25 ô thứ cấp diện tích 100m
2
(10m x10m). Trong các ô thứ cấp xác định tên
cây và đo đếm toàn bộ theo các chỉ tiêu: D
1,3
; H
vn
; H
dc
; D
t
; L
t
. Vẽ trắc đồ đứng và ngang
theo băng 50m x 10m (theo Rollet, 1964).
- Xác định tổ thành loài cây gỗ ưu thế:
Trị số IV được tính theo công thức:
2
%%
(%)
GN
IV
+
=
(2.1)
N (cây/ha) = n
1
+ n
2
+ …. + n
n
(mật độ lâm phần). G (m
2
/ha) = Σg
1
+ Σg
2
+ …. +
Σg
n
(G là tổng tiết diện d
1,3
của các loài trong lâm phần); g
i
là tiết diện của loài i.
- Xác định mối quan hệ của Mắc khén với các loài cây ưu thế trong lâm phần:
()()
(
)
() ()() ()()
BPBPAPAP
BPAPABP
-1).( 1
=
ρ
(2.2)
Trong đó ρ là hệ số tương quan giữa 2 loài A và B.
Gi: + n
A
là số ÔTC chỉ xuất hiện loài A.
+ n
B
là số ÔTC chỉ xuất hiện loài B
+ n
AB
là số ÔTC đồng thời xuất hiện cả loài A và B.
7
+ n là tổng số ÔTC quan sát ngẫu nhiên.
Ta có:
()
n
n
BAP
AB
=.
;
()
n
nABn
AP
A
+
=
;
()
n
nABn
BP
B
+
=
* Đặc điểm tái sinh tự nhiên:
Trong mỗi ÔTC thiết lập 30 ô dạng bản (ÔDB) diện tích 4m
2
(2m x 2m). Các chỉ
tiêu xác định: Loài cây, H
vn
, phẩm chất cây, nguồn gốc cây tái sinh. Phẩm chất cây tái
sinh phân làm 3 cấp: Cây tốt (A), cây trung bình (B), cây xấu (C).
- Mật độ tái sinh được tính theo công thức:
4
30
1
10
120
)/( x
n
hacâyN
i
∑
= (2.3)
Trong đó: n
i
: là số cây trong ÔDB
- Xác định hệ số tổ thành loài cây tái sinh
(2.4)
Trong đó: A: Hệ số tổ thành cây tái sinh ; m: Số cá thể mỗi loài trong ô tiêu
chuẩn ; n: Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn
- Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao
Đề tài chia chiều cao theo 4 cấp: Cấp I (H < 1m); Cấp II (1,0 - 2,0m); Cấp III (2,0
- 3,0m); Cấp IV (> 3m). Số cây từng cấp chiều cao được tính như sau:
4
30
1
10
120
)/( x
n
hacâyN
i
∑
= (2.5)
Trong đó: n
i
là số cây từng cấp trong ÔDB
- Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc tái sinh
4
30
1
10
120
)/( x
n
hacâyN
i
∑
= (2.6)
Trong đó: n
i
là số cây của từng chấp lượng (A hoặc B hoặc C) hay hạt hoặc chồi
trong ÔDB.
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm vật hậu cây Mắc khén
Chia đai cao khu vực nghiên cứu thành 3 đai: i) < 700m; ii) từ 700 - 1000m và iii)
> 1000m. Trên mỗi đai độ cao quan sát 5 cây mẹ Mắc khén trung bình (cây tiêu chuẩn)
đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, trên mỗi cây mẹ đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn
trung bình ở 3 vị trí tán: Ngọn, giữa và dưới tán. Theo dõi, quan sát trong 3 năm.
2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu giá tr
ị sử dụng của cây Mắc khén
8
* Nghiên cứu kiến thức bản địa của một số cộng đồng dân tộc thiểu số trong sử
dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén:
Phương pháp sử dụng là Đánh giá nông thôn có sự tham gia, sử dụng bộ công cụ
PRA để phỏng vấn (hộ gia đình, các quán ăn dân tộc, các cửa hàng của người dân tộc
thiểu số chế biến có sử dụng gia vị quả Mắc khén).
* Phân tích hoạt tính có trong một số bộ phận cây Mắc khén:
- Tách tinh dầu và phân tích tinh dầu:
+ Phương pháp chưng cất tinh dầu: Bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.
+ Chiết, tách phân tích thành phần hóa học: Bằng máy sắc ký khí - khối phổ liên
hợp (GC/MS) .
- Phương pháp chiết, tách các chất từ quả:
140 g mẫu quả Mắc khén (ZRS) đã phơi khô và xay nhỏ được ngâm chiết bằng
MeOH-H
2
O (95 :5) ở nhiệt độ phòng, dung môi được cất loại dưới áp suất giảm (45-
50
0
C) thu được cao tổng metanol (ZRSM, 12,8g).
- Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết :
Hoạt tính kháng sinh với các chủng vi sinh; hoạt tính chống oxy hóa; hoạt tính gây
độc đối với các dòng tế bào ung thư người: KB (ung thư mô biểu bì), HepG2 (ung thư
gan), MCF7 (ung thư vú) và Lu (ung thư phổi).
- Xác định cấu trúc : Các cấu tử được tách ra từ các phân đoạn được xác định cấu trúc
hóa học bằng việc kết hợp các phươ
ng pháp phổ.
2.2.2.5. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Mắc khén
* Một số phẩm chất hạt giống Mắc khén
- Độ thuần của hạt: Độ thuần (độ sạch) của hạt được thí nghiệm ở 3 trạng thái vỏ
quả khác nhau và độ thuần xác định theo công thức:
100x=
tra kiÓmmÉu l−îng Khèi
khiÕttinhh¹t l−îng Khèi
(%) F (2.7)
- Khối lượng 1000 hạt: Thí nghiệm được rút ngẫu nhiên với 3 công thức ở 3 đai
độ cao (< 700m, 700 - 1000m, > 1000m), mỗi công thức 1000 hạt:
+ CT1: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả còn xanh.
+ CT2: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả chín.
+ CT3: Khối lượng hạt ở lô vỏ quả bắt đầu nứt.
- Kiểm nghiệm độ tốt, xấu của hạt:
Hóa chất: Dùng Xanhmetylen 1%. Dung lượng mẫu: 100 h
ạt thuần khiết.
- Kiểm nghiệm tỉ lệ nảy mầm: Tỷ lệ nảy mầm là tỉ số % số hạt đã nảy mầm so với
số hạt đem kiểm nghiệm. Công thức tính tỉ lệ nảy mầm:
9
100×=
N
n
E
(2.8)
E -Tỉ lệ nảy mầm (%); n- Số hạt đã nảy mầm; N- Số hạt đem kiểm nghiệm.
- Thế nảy mầm của hạt giống: Là tỷ lệ % số hạt nảy mầm trong thời gian đầu
(thường bằng 1/3 thời gian của quá trình nảy mầm) so với tổng số hạt đem kiểm nghiệm.
Công thức tính thế nảy mầm:
100
m
t
N
=
(2.9)
t : là thế nảy mầm (%).
m : là số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu của quá trình nảy mầm.
N: là số hạt đem kiểm nghiệm.
* Phương pháp nhân giống từ hạt:
- Phương pháp thu hái quả Mắc khén:
+ Đứng dưới đất, sử dụng sào dài trên đầu có gắn liềm hái để cắt cuống chùm quả
Mắc khén.
+ Sử dụng thang trèo lên cây, bẻ từng chùm quả hoặc dùng sào trên đầu có gắn
liềm hái để cắt cuống chùm quả Mắc khén.
- Phương pháp bảo quản quả Mắc khén:
+ Bảo quản lạnh: Hạt Mắc khén sau phơi khô được bảo quản trong điều kiện nhiệt
độ 5 - 10
0
C. Đánh giá tỷ lệ nảy mầm:
+) Sau khi chín thu hoạch.
+) Sau thời gian bảo quản 6 - 12 tháng.
+) Sau thời gian bảo quản 12 - 15 tháng
+ Bảo quản khô: Hạt Mắc khén sau phơi khô được bảo quản trong chum, vại, lọ
bịt kín.
+) Sau khi chín thu hoạch.
+) Sau thời gian bảo quản 3 - 6 tháng.
+) Sau thời gian bảo quản 6 - 12 tháng
- Xử lý hạt giống: Áp dụng 5 công thức xử lý hạt giống sau đây:
+ Thí nghiệm 1: Ngâm hạt trong nước lạnh.
+ Thí nghiệm 2: Ngâm h
ạt trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh = 45
0
C-50
0
C ).
+ Thí nghiệm 3: Ngâm hạt trong nước nóng (2 sôi, 1 lạnh = 70
0
C- 75
0
C)
+ Thí nghiệm 4: Đốt hạt trực tiếp.
+ Thí nghiệm 5: Đốt ủ hạt.
10
* Phương pháp nhân giống từ hom cành:
- Cách bố trí thí nghiệm: Bố trí 4 công thức, mỗi công thức thực hiện với dung
lượng mẫu là 30 hom, với 3 lần lặp.
+ Công thức 1: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 0,5%
+ Công thức 2: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 1%
+ Công thức 3: Hom giâm sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 1,5%.
+ Công thức 4: Hom giâm không sử dụng thuốc kích ra rễ.
* Phương pháp nhân giống cây Mắc khén bằ
ng nuôi cấy mô tế bào:
- Thí nghiệm 1: Tạo mẫu sạch cây Mắc khén in vitro từ chồi thực địa
Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu sống sót/tổng số mẫu cấy; tỷ lệ mẫu nhiễm khuẩn,
nấm/ tổng số mẫu cấy. Công thức khử trùng tốt nhất sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm
tiếp theo.
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tổ hợp IBA và BAP đến sự phát triển chồi bên cây
Mắc khén. Thời gian theo dõi: 2-3 tuần; Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu tạo chồi/tổng số
mẫu cấy; tốc độ phát triển chồi; chất lượng chồi.
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến khả năng kéo dài chồi của cây
Mắc khén: Thời gian theo dõi: 3-5 tuần; các chỉ tiêu theo dõi: Số chồi được kéo dài/ tổng
số cụm mẫu cấy; kích thước của chồi, chất lượng chồi.
- Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt
Mắc khén.
2.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển Mắc khén
- Nghiên cứu chế độ bón phân (Bón lót) cho cây Mắc khén:
Công thức 1: Bón lót NPK 50 gam/hố.
Công thức 2: Bón lót NPK 100 gam/hố.
Công thức 3: Bón lót NPK 150 gam/hố.
Công thức 4: Đối chứng, không bón phân.
- Các phương thức trồng cây Mắc khén: Bố trí 3 phương thức trồng:
Công thức 1: Trồng thuần loài.
Công thức 2: Trồng xen cây Cà phê.
Công thức 3: Trồng phân tán trong vườ
n rừng.
- Nghiên cứu phương thức làm giàu rừng bằng cây Mắc khén:
+ Làm giàu rừng theo rạch.
+ Làm giàu rừng theo đám.
11
- Phương pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có phân bố cây Mắc
khén: Không tác động; phát luỗng dây leo, cây bụi; vừa phát luỗng, vừa trồng bổ sung.
2.2.2.7. Nghiên cứu về thị trường và sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén
- Thị trường: Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm Mắc khén thông qua điều tra
khảo sát các đối tượng có liên quan.
Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được tính theo các công thức sau:
VA = GO - IC (2.10)
NVA = GO - IC - C
1
(2.11)
Trong đó: VA: Giá trị gia tăng; NVA: Giá trị gia tăng thuần; GO: Giá sản xuất;
IC: Chi phí trung gian; C
1
: Khấu hao tài sản cố định.
- Về tổ chức sản xuất: Từ thu hoạch, thu mua, sơ chế.
- Tiêu thụ sản phẩm: Marketing, hệ thống bán buôn, bán lẻ,
2.2.2.8. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng, phát triển cây
Mắc khén bền vững tại tỉnh Sơn La
- Phân tích SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, kết hợ
p với kinh nghiệm đã có.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, cấu trúc và tái sinh cây Mắc khén tại
tỉnh Sơn La
4.1.1. Đặc điểm hình thái
Thân cây Mắc khén phía trên gốc hình trụ tròn, phía gốc thân có múi tạo thành đế,
lá kép lông chim một lần lẻ, mỗi cành lá mang từ 5 - 9 đôi lá chét, phiến lá chét hình trái
xoan dày, hoa đơn tính khác gốc, quả nang hình cầu, đường kính trung bình từ 0,3 -
0,4cm, hạt Mắc khén hình bầu dục.
4.1.2. Phân bố t
ự nhiên của cây Mắc khén
Cây Mắc khén phân bố khá rộng nhưng không liên tục về vĩ độ, kinh độ và độ cao.
Theo vĩ độ, phân bố từ vĩ độ 20
0
51’45’’N (Mộc Châu) đến vĩ độ 21
0
55’N (Thuận Châu);
theo kinh độ, Mắc khén phân bố từ 103
0
07’E (Bắc Yên) đến 104
0
20' E (Mường La). Độ
cao Mắc khén phân bố từ 500m (Quỳnh Nhai) đến 1.500m (Mộc Châu); địa hình có phân
bố Mắc khén dốc, độ dốc từ 15
0
- 38
0
. Mắc khén phân bố ở các kiểu thảm thực vật thường
xanh, trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy.
4.1.3. Đặc điểm sinh thái
4.1.3.1. Chế độ khí hậu
12
Mắc khén có biên độ sinh thái tương đối rộng, có thể sống ở những nơi có điều
kiện khí hậu khắc nghiệt (5-6 tháng khô, hạn, kiệt). Vì vậy, xét về mặt khí hậu Mắc khén
có thể gây trồng ở nhiều vùng ở Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung.
4.1.3.2. Đặc điểm đất đai nơi Mắc khén phân bố
Cây Mắc khén chủ yếu sống trên đất feralit vàng xám và nâu xám. Hàm lượng cát
khá cao biến động từ 26,11% đế
n 53,65%, hàm lượng thịt biến động từ 26,75% đến
39,83%, hàm lượng sét biến động từ 10,93% đến 34,06. Hàm lượng mùn từ nghèo đến
trung bình, hàm lượng đạm trung bình, hàm lượng lân và kali giàu, Mắc khén thích hợp
với đất chua độ pH
KCL
từ 4,02 đến 4,6. Đất vùng Mắc khén phân bố chủ yếu phát triển
trên loại đá mẹ chính là đá phiến thạch sét, đá lẫn ít, tầng đất mỏng Mắc khén vẫn sinh
trưởng và phát triển tốt.
Bảng 4.1: Tóm tắt đặc điểm khí hậu khu vực Mắc khén phân bố
Địa điểm
Nhiệt độ TB
(
o
C)
Lượng mưa TB
(mm)
Độ ẩm KK TB
(%)
Chỉ số khô hạn
X =S.A.D
Thuận Châu 21,4 1.372 80 2.3.1
TP Sơn La 20,5 1.445 82 2.2.1
Quỳnh Nhai 26 2.280 86 2.3.1
Mường La 23,5 1.500 80 2.3.1
Mộc Châu 18,5 1.700 85 3.2.1
Bắc Yên 20,5 1.250 78 2.2.2
Sông Mã 21,5 1.325 82 2.3.1
Mai Sơn 20,5 1.440 84 2.3.1
Trung bình 21,55 1.539 82
(Nguồn: Các trạm quan trắc khí tượng ở tỉnh Sơn La từ 2006 - 2011)
4.1.4. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có Mắc khén phân bố
4.1.4.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ của rừng tự nhiên có Mắc khén phân bố
Tại khu vực nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nơi có loài Mắc khén phân bố có số
loài trong công thức tổ thành từ 11-12 loài, mật độ các loài thấp dao động trung bình từ
146-189 cây/ha, trong đó Mắc khén có mật
độ 34-58 cây/ha và là loài cây chiếm ưu thế
trong rừng. Số loài xuất hiện trong công thức tổ thành (IV> 5%) chỉ có từ 3-4 loài, trong
đó Mắc khén luôn chiếm ưu thế với hệ số tổ thành từ 23,42 - 30,54%.
4.1.4.2. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che rừng tự nhiên có Mắc khén phân bố
13
Các quần xã thực vật rừng nơi cây Mắc khén phân bố có độ tàn che thấp, từ 0,3 -
0,4. Các quần xã rừng ở khu vực đã có sự phân tầng thứ nhưng tầng A
2
thường chiếm tỷ
lệ thấp (dưới 30% số lượng cây trong rừng. Mắc khén là loài chiếm ưu thế ở các lâm
phần thuộc khu vực nghiên cứu và là loài cây tham gia đầy đủ vào tất cả các tầng tán của
rừng.
4.1.4.3. Mối quan hệ giữa Mắc khén với các loài cây ưu thế trong lâm phần
Kết quả kiểm tra quan hệ sinh thái cho từng cặp loài ưu thế theo tiêu chuẩn ρ và
χ
2
ta thấy: Mắc khén có quan hệ
ngẫu nhiên với các loài: Hông, Kháo lá nêm, Thôi
ba (sinh trưởng và phát triển các loài cây tồn tại độc lập với nhau); có quan hệ bài xích
ngẫu nhiên với loài Đáng chân chim; quan hệ tương hỗ với Vối thuốc.
4.1.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Mắc khén tại Sơn La
4.1.5.1. Tổ thành loài cây tái sinh
Tổ thành loài cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu khá đơn giản, dao động từ 3-7
loài, tổng số loài cây tái sinh trong cả 3 đai cao chỉ có 14 loài, các loài cây tái sinh chiếm
ưu thế chủ yếu là: Vố
i thuốc, Đỏ ngọn, Bùm bụp, Hoắc quang tía, Thành ngạnh… Số cây
Mắc khén tái sinh rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ.
4.1.5.2. Mật độ cây tái sinh
Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu dao động từ 1.666 - 2.750 cây/ha, trong
đó mật độ cây Mắc khén tái sinh thấp chỉ dao động trong khoảng 83-250 cây/ha và trong
tổng số 9 OTC điều tra thì Mắc khén tái sinh chỉ xuất hiện trong 5 OTC (4, 5, 7, 8, 9).
4.1.5.3. Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại Sơn La
Trong lâm phần rừng tự nhiên có loài Mắc khén phân bố theo các đai cao thì cây
tái sinh chủ yếu tập trung ở các cấp chiều cao >1m, mật độ cây tái sinh có chiều cao nhỏ
hơn 1m chỉ chiếm 20,95% tổng số cây trong lâm phần, điều này cho thấy phần lớn cây tái
14
sinh đã đạt chiều cao vượt khỏi sự chèn ép của cây bụi, thảm tươi và có khả năng phát
triển tham gia vào tầng cây cao trong tương lai.
4.1.5.4. Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc cây tái sinh
Nhìn chung, trong lâm phần rừng tự nhiên có Mắc khén phân bố theo đai cao tại
tỉnh Sơn La tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ rất lớn, trung bình 37,18% là
lớn hơn hẳn so với tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt và x
ấp sỉ bằng số cây tái sinh có
phẩm chất trung bình.
4.2. Đặc điểm vật hậu cây Mắc khén
4.2.1. Thời vụ ra chồi, nụ, hoa, quả và thời vụ quả chín, chu kỳ sai quả
Bảng 4.2: Quan hệ giữa các pha vật hậu loài Mắc khén với các yếu tố môi trường sống
Lịch thời gian và các chỉ số yếu tố môi trường theo pha vật hậu
Đặc điểm thuộc các
pha vật hậu
Pha sinh dưỡng Pha hình
thành nụ
Pha hoa nở Pha hình thành
quả
Ngày tháng 17/1 – 30/4 30/4 – 15/6 1/6 – 25/7 25/8 – 30/9
Thời gian kéo dài của
pha (ngày)
103 25 45 35
Nhiệt độ trung bình
của không khí (
0
C)
18,9 23,4 24,3 24,7
Độ ẩm của đất Khô Tương đối ẩm Ẩm Ẩm
Thời gian diễn ra các pha là tương đối dài do cây Mắc khén phân bố ở các đai cao
khác nhau, càng lên cao thời gian của các pha càng kéo dài hơn. Còn nhiệt độ và độ ẩm
của đất cũng phản ánh một cách khá chính xác đối với loài cây này, Mắc khén mang đặc
trưng là loài cây được phân bố ở những điều kiện ôn đới, chịu được những tháng khô,
hạn kéo dài.
Chu kỳ sai quả:
Số lượng quả trên một cành tại các điể
m ở các năm biến đổi từ 342.392 đến
513.589 quả/cành. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy: Xác suất kiểm tra
của F theo tiêu chuẩn Bonferroni đều cho kết quả lớn hơn 0,05 (SigF > 0,05), điều này
chứng tỏ số quả trên 1 cành ở các năm chưa khác nhau rõ rệt, đồng nghĩa với chu kỳ sai
quả của Mắc khén là hàng năm.
4.2.2. Hình thái vỏ quả và kích thước hạt
- Về đườ
ng kính hạt: Đường kính hạt dao động từ 3,1mm (CT3, đai 700 - 1.000m
và đai > 1.000m) đến 4mm (CT1, đai < 700m và đai > 1.000m).
15
- Về độ dày hạt: Độ dày của hạt biến động từ 3,3mm (CT3, đai 700 - 1.000m và
đai > 1.000m) đến 4,2mm (CT1, đai 700 - 1.000m).
4.3. Giá trị sử dụng của cây Mắc khén
4.3.1. Kiến thức bản địa của cộng đồng người Thái và H’Mông trong sử dụng các
sản phẩm từ cây Mắc khén
Đối với sản phẩm từ cây Mắc khén đã được các cộng đồng người dân tộc Thái và
H’Mông của tỉnh Sơn La s
ử dụng trong các món ẩm thực và chữa một số bệnh thông
thường ở người.
4.3.2. Kết quả phân tích hoạt tính có trong một số bộ phận cây Mắc khén và đề xuất
hướng sử dụng
Trong quả Mắc khén có 24 hợp chất và trong lá Mắc khén có 28 hợp chất. Trong
đó có 11 hợp chất thơm (trong quả có 6 hợp chất thơm, trong lá có 5 hợp chất thơm) rất
có giá trị như: Sabinene, phellandrene, terpinene, linalool,
Các hợp chất th
ơm chứa trong quả và lá Mắc khén có thể sử dụng làm gia vị trong
nhiều món thực phẩm khác nhau, để chế biến thuốc chữa một số loại bệnh ung thư ở
người như: Ung thư mô biểu bì, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú.
4.4. Các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Mắc khén
4.4.1. Phẩm chất hạt Mắc khén
4.4.1.1. Độ thuần hạt giống: Độ thuần của 3 lô hạt biến
động từ 82,6 - 89,6%, đây
là độ thuần khá cao ở cả 3 công thức hình thái vỏ quả xanh, vỏ quả chín và vỏ quả chín
nứt.
4.4.1.2. Khối lượng 1.000 hạt: Lô hạt vỏ quả còn xanh khối lượng trung bình 1.000
hạt biến động từ 33,31 - 37,04g; ở lô vỏ quả chín biến động từ 21,88 - 25,57g và ở lô vỏ
quả bắt đầu nứt biến động từ 10,42 - 12,05g.
4.4.1.3. Độ tốt xấu của hạt M
ắc khén
- Kết quả của việc mổ hạt xem phôi cho thấy, phôi của hạt Mắc khén rất nhỏ và
thường không đầy hết vỏ hạt, chính vì thế làm cho tỉ lệ mảy mầm của hạt Mắc khén là
tương đối thấp.
- Kiểm nghiệm độ tốt xấu của hạt bằng phương pháp nhuộm màu hạt: Trong 100
hạt mang đi kiểm nghiệm có 82% số hạt tốt (hạt còn s
ức sống) và 18% số hạt không còn
sức sống.
4.4.1.4. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén
Qua 5 phương pháp xử lý hạt, phương pháp đốt ủ hạt cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất,
đạt 28,1%.
4.4.1.5. Thế nảy mầm của hạt Mắc khén:
16
Sau 25 ngày từ khi gieo, tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén chỉ đạt được 0,07% so
với 28,1% số hạt nảy mầm sau 80 ngày (ngày kết thúc quá trình nảy mầm), điều đó
chứng tỏ sức nảy mầm của hạt cây Mắc khén là rất chậm.
Cây Mắc khén trong giai đoạn vườn ươm có tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình,
do hạt Mắc khén có chứa phôi rất nhỏ, hàm lượng ch
ất dinh dưỡng để nuôi phôi không
nhiều.
4.4.2. Nhân giống từ hạt
4.4.1.1. Thu hái quả Mắc khén
- Dùng sào dài có gắn liềm hái để cắt cuống chùm quả Mắc khén xuống.
- Đối với những cây cao thì tiến hành dùng thang để trèo lên cây bẻ cành, chùm quả,
kết hợp với sào gắn lưỡi hái để thu hái quả.
4.4.2.2. Phương pháp bảo quản
- Bảo quản khô: Cho hạt vào lọ sành, hoặc chum, vại kín sau đó dùng nilon hoặc
vải bọc kín và buộ
c lại để nơi thoáng mát.
- Bảo quản lạnh: Duy trì ở nhiệt độ 5
0
C là hiệu quả nhất.
4.4.2.3. Xử lý hạt
Cách đốt ủ hạt cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 28,1%. Tạo một hố sâu 5 - 7cm, rải
một lớp cát dày 2 - 3cm, cho hạt Mắc khén lên và rải thêm một lớp cát dày 2 - 3cm lên
trên rồi lấy rơm đốt ủ trong vòng 2 - 3h.
4.4.1.4. Tiêu chuẩn cây xuất vườn
- Trồng cây tập trung dưới tán rừng:
Tuổi cây: 6 đến 12 tháng tuổi (từ khi cấy cây vào bầu); chiều cao cây: 20cm trở
lên; đường kính cổ rễ: 2mm trở
lên; cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.
- Trồng cây phân tán xung quanh vườn hộ gia đình, trên nương rẫy:
Tuổi cây: 12 đến 18 tháng tuổi; chiều cao cây: 50 cm trở lên; đường kính cổ rễ:
3mm trở lên; cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.
4.4.3. Nhân giống bằng hom cành
Mắc khén là loài cây giâm hom khó ra rễ nên phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật
tỷ mỷ, kết hợp với sử dụng chất kích thích ra rễ mới thành công được. Đề tài sử dụng
chất kích thích ra rễ IBA ở 3 nồng độ khác nhau ( 0,5%, 1% và 1,5%). Kết quả phân tích
thống kê cho thấy, tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của hom ở các công thức thí nghiệm là có sự
khác nhau rõ rệt (Sig. < 0,05). Với tiêu chuẩn Duncan cũng cho biết ở nồng độ IBA 1,5%
tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của hom Mắc khén đều đạt cao nhất.
4.4.4. Nhân giống cây Mắc khén bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
4.4.4.1. Tạo nguồn mẫu sạch để nhân giống cây Mắc khén
17
Mẫu cây Mắc khén được thu thập từ thực địa vẫn được đánh giá là rất khó khử
trùng do là cây lâu năm, sống trong tự nhiên nên các bào tử nấm, vi khuẩn xâm nhập vào
sâu trong mô dẫn của cây. Bên cạnh đó, việc khử trùng hầu như chỉ có tác dụng ở bề mặt
mô cấy, do đó khả năng tái nhiễm đối với vi khuẩn và nấm sau khử trùng là rất cao. Kết
quả khử trùng cây Mắc khén cũng cho th
ấy, cây Mắc khén là một loài cây khó khử trùng
và nhạy cảm với các chất khử trùng.
4.4.4.2. Ảnh hưởng của tổ hợp IBA và BAP đến khả năng phát triển chồi
Tỷ lệ chồi được phát triển của các công thức thí nghiệm là 100% nhưng tốc độ
phát triển chồi ở các công thức lại có sự khác biệt rõ rệt, dao động từ 0,2cm - 1,43cm. Sự
tăng nồng độ BAP từ 0 cho đến 2,1mg/l tỷ lệ
thuận với kích thước của chồi đạt được, khi
nồng độ BAP tiếp tục tăng đến 4mg/l thì lại làm cho kích thước của các chồi đạt được bị
giảm dần. Ở tổ hợp 0,5mg/l IBA và BAP ở các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt
đến khả năng phát triển của chồi Mắc khén.
4.4.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến khả năng kéo dài của chồi
Các nồng độ GA
3
khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự kéo dài của chồi. Ở
có bổ sung 0,7mg/l GA3 kéo dài chồi cao nhất thì chất lượng chồi là tốt, mập mạp, lá
xanh, sức sống tốt.
4.4.4.4. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt
Ở thời gian khử trùng 45 phút cho tỉ lệ số hạt nảy mầm cao nhất 20% và tỉ lệ số
hạt bị nhiễm thấ
p nhất 8,89%.
4.5. Kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén
4.5.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây Mắc khén
* Sinh trưởng về đường kính D
1.3
, chiều cao H
VN
và đường kính tán (D
T
) trong các
công thức bón phân
Sinh trưởng
3.1D của cây Mắc khén tại các công thức bón phân dao động từ
9,13cm (CT: Không bón phân NPK) đến 9,66cm (CT: Bón NPK 150 gam/hố); sinh
trưởng về chiều cao vút dao động từ 6,3m (CT: Không bón phân NPK) đến 6,84m (CT:
Bón NPK 150 gam/hố); sinh trưởng đường kính tán dao động từ 3,3m (CT: Không bón
phân NPK) đến 3,79m (CT: Bón NPK 150 gam/hố). Kết quả kiểm tra phương sai đa biến
cho ta thấy: Ở các công thức bón phân khác nhau chưa có sự sai khác rõ rệt đến chỉ tiêu
tổng hợp về sinh trưởng
3.1D ,
VN
H và
T
D ( Sig. > 0,05). Tuy nhiên, khi kiểm tra riêng lẻ
các chỉ tiêu cho kết quả: Ở các công thức bón phân khác nhau có sự sai khác rõ rệt sinh
trưởng về
3.1D
và
VN
H
, còn ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sinh
trưởng
T
D
là không rõ. Tiêu chuẩn Duncan cho biết: Ở công thức bón phân NPK 150
18
gam/hố đều cho sinh trưởng về 3.1D ,
VN
H và
T
D
trội nhất. Như vậy, khi bón lót phân
NPK cũng có những ảnh hưởng nhất định đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Mắc
khén.
* Sản lượng quả Mắc khén trong các mô hình bón phân
Sản lượng quả được thu hoạch năm thứ 4 sau khi trồng trung bình/1 cây cao nhất ở
công thức bón phân NPK 150 gam/hố (đạt 5,23 kg/cây), tiếp đến ở công thức bón phân
NPK 100 gam/hố (đạt 4,34 kg/cây), ở công thức bón phân NPK 50 gam/hố (đạt 4,28
kg/cây) và thấp nhấ
t ở công thức bón phân NPK 50 gam/hố (đạt 3,1 kg/cây).
4.5.2. Các phương thức trồng cây Mắc khén
* Sinh trưởng về đường kính D
1.3
, chiều cao H
VN
và đường kính tán (D
T
) trong các
phương thức trồng:
Ở các phương thức trồng khác nhau có sự sai khác tổng hợp đến sinh trưởng
3.1D ,
VN
H và
T
D
( Sig. = 0,00 < 0,05). Khi kiểm tra ảnh hưởng riêng lẻ của các phương thức
đến sinh trưởng
3.1D
,
VN
H
và
T
D cũng cho thấy ảnh hưởng là rất rõ rệt. Tiêu chuẩn
Duncan cho biết: Ở phương thức trồng cây Mắc khén thuần loài cho sinh trưởng về
3.1D
,
VN
H trội nhất, còn ở phương thức trồng cây Mắc khén xung quanh vườn rừng cho sinh
trưởng
T
D trội nhất.
* Sản lượng quả Mắc khén trong các phương thức trồng
Bảng 4.3: Sản lượng quả cây Mắc khén trong các phương thức trồng
Phương thức trồng
Sản lượng bình
quân/cây (kg)
Mật độ cây
trồng (cây)
Sản lượng
(kg)
Trồng cây Mắc khén thuần loài 4,34 980 4.253
Trồng cây Mắc khén xen cây Cà phê 1,2 480 576
Trồng cây Mắc khén xung quanh
vườn rừng
4,97 240 1.192
4.5.3. Kỹ thuật trồng bổ sung làm giàu rừng tự nhiên bằng cây Mắc khén
Sau 2 năm trồng bổ sung làm giàu rừng tự nhiên, sinh trưởng của cây Mắc khén được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4: Sinh trưởng của cây Mắc khén trong các phương thức làm giàu rừng
D
00 (cm)
H
vn
(m)
TT Phương thức làm giàu rừng
Tỷ lệ
sống (%)
D
S%
H
S%
1 Theo băng 90,91 4,84 23,82 1,68 24,71
19
2 Theo đám 65,92 5,13 19,33 1,83 24,55
4.5.4. Kỹ thuật khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có cây Mắc khén phân bố
Sau 2 năm khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, sinh trưởng của cây Mắc khén được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5: Sinh trưởng của cây Mắc khén trong các mô hình khoanh nuôi,
xúc tiến tái sinh
D
00 (cm)
H
vn
(m)
TT
Phương thức khoanh nuôi,
xúc tiến tái sinh
Tỷ lệ sống
(%)
3.1
D
S%
VN
H
S%
1 Không tác động 97,21 6,21 18,34 1,55 25,66
2 Phát luỗng dây leo, cây bụi 96,14 8,18 16,03 2,0 20,44
3 Phát luỗng dây leo, cây bụi
và trồng bổ sung
97,03 8,41 12,64 2,04 19,73
4.6. Thị trường và các biện pháp sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén
4.6.1. Thị trường sản phẩm từ hạt cây Mắc khén
4.6.1.1. Kênh lưu thông, tiêu thụ sản phẩm
Qua điều tra khảo sát ở địa bàn tỉnh Sơn La cho thấy có 2 kênh lưu thông các sản
phẩm hạt cây Mắc khén: Trực tuyến và không trực tuyến.
Hình 4.2: Sơ đồ các kênh lưu thông trực tuyến sản phẩ
m hạt Mắc khén
Hình 4.3: Sơ đồ kênh lưu thông sản phẩm hạt Mắc khén không trực tuyến
4.6.1.2. Nhu cầu thị trường sản phẩm
Sản phẩm
hạt Mắc
khén
Người sử dụng
SP hạt Mắc
khén
Các quán ăn,
quán chế biến
Sản phẩm
hạt Mắc
khén
Tư thương
Các đại lý nhỏ
- Các quán ăn,
quán chế biến.
- Người sử
dụng sp
20
* Nhu cầu của người dân và hộ gia đình:
Nhu cầu của người dân Sơn La sử dụng sản phẩm Mắc khén rất nhiều, đối với
đồng bào dân tộc (Thái, H’mông, Kháng, Khơ mú) 100% các hộ gia đình đều sử dụng
sản phẩm, đối với dân tộc Kinh đã có 83,3% số hộ sử dụng sản phẩm Mắc khén, các hộ
chưa sử dụng hầu hết mới chuyển từ
các tỉnh miền xuôi lên chưa thực sự thích ứng với
loại gia vị này.
* Nhu cầu của các quán ăn dân tộc và cửa hàng sấy thịt khô:
Tính trung bình, lượng quả khô Mắc khén được tiêu thụ bởi các quán ăn dân tộc
khoảng 70kg/quán/năm. Các quán ăn chủ yếu mua sản phẩm từ người dân mang tới bán
trực tiếp hoặc mua tại các chợ.
* Nhu cầu của các cửa hàng sấy thịt khô:
Tính trung bình, mỗi c
ửa hàng thịt sấy tiêu thụ khoảng 54 kg quả Mắc khén/năm.
Nguồn sản phẩm chủ yếu thu mua từ người dân và từ thương lái. Đặc biệt ở thành phố
Sơn La có cửa hàng chuyên cung cấp thịt sấy cho các nhà hàng, khách sạn, cung cấp cho
các bữa tiệc hàng năm đã sử dụng sản phẩm Mắc khén từ 120 - 130 kg quả khô.
* Nhu cầu của khách tham quan du lịch:
Số lượng khách thăm quan du lịch đã mua s
ản phẩm Mắc khén tương đối nhiều,
sản phẩm mà các khách du lịch mua là các quả khô đóng gói, như vậy gia vị Mắc khén
không chỉ hợp với khẩu vị người tiêu dùng ở tỉnh Sơn La, mà còn dần là hương vị ưa
thích với cả những người tiêu dùng ở các tỉnh khác khác. Điều đó chứng tỏ sản phẩm
Mắc khén có thể phát triển ở thị trường của các tỉ
nh khác và được người tiêu dùng chấp
nhận.
3.6.1.3. Giá cả sản phẩm
Tại thời điểm điều tra: Quả tươi giá từ 28.000 - 40.000đ/kg; quả phơi khô giá từ
giá 75.000 - 95.000đ/kg; quả phơi khô nghiền thành bột giá từ 120.000đ - 150.000đ/kg.
4.6.2. Các biện pháp sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén
4.6.2.1. Các biện pháp sơ chế sản phẩm
Chùm quả Mắc khén sau khi bẻ cành hoặc cắt t
ừ trên cây xuống thì tiến hành cắt
cuống chùm quả, phân loại và đựng vào trong bao tải hoặc xọt chuyên dụng. Quả Mắc
khén sau khi thu hái thường được phơi dưới nắng nhẹ 2 - 3 ngày để vỏ quả tự nứt, trong
quá trình phơi tiến hành đảo để vỏ quả được phơi khô hoàn toàn. Khi quả Mắc khén nứt
thì tiến hành vò nhẹ để hạt bung hết ra, sau đó tiến hành tách vỏ quả và hạt ra, sẩy hạt
s
ạch sẽ rồi đem bảo quản hoặc chế biến.
4.6.2.2. Chế biến sản phẩm hạt cây Mắc khén
21
* Quy trình chế biến hạt Mắc khén:
Hình 4.4: Quy trình chế biến hạt Mắc khén
* Chuỗi giá trị sản phẩm hạt Mắc khén:
Hình 4.5: Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm Mắc khén
4.7. Các biện pháp kỹ thuật gây trồng, phát triển cây Mắc khén bền vững tại tỉnh
Sơn La
- Xác định rõ và cụ thể lập địa nơi trồng rừng (vi mô) phù hợp với loài cây Mắc
khén và mục tiêu sản phẩm. Vùng trồng cây Mắc khén nên tập trung tại các huyện Thuận
Châu, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã.
- Quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý kết hợp với xây dựng các cơ sở chế biến sản
phẩm tập trung cho từng địa phương trong tỉnh Sơn La.
- Ở mỗi khu vực trong tỉnh cần có quy hoạch thành các vùng nguyên liệu bền
vững.
- Nguồn giống, vật liệu giống phải có chứng chỉ, ngu
ồn gốc rõ ràng, không sử
dụng cây con xô bồ; chú ý ứng dụng công nghệ cao trong tạo và nhân giống cây Mắc
khén. Đối với nhân giống bằng hạt nên sử dụng phương pháp đốt ủ hạt trước khi gieo
ươm.
Quả tươi
Phơi khô
Sấy
Tách hạt
Chế biến
• Chế biến tinh
•
Ch
ế biếnvỡ
10 kg
4 kg
1,5 kg
1,5 kg
Hiệu suất
Người
nông dân
thu hoạch
ả hẩ
Người thu
mua
Cơ sở thu
mua sản
p
h
ẩ
m
Chợ
Cửa hàng
Đại lý
Người dân
tiêu thụ
Nhà hàng
Khách du
l
ị
ch
Chế biến
sản phẩm
22
- Kỹ thuật trồng rừng cây Mắc khén và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá,
điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các tiến bộ kỹ
thuật, trong đó khâu giống là khâu quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
- Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc
thực hiện phươ
ng thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám,
theo lô, theo khoảnh, kết hợp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh,
- Sản phẩm quả Mắc khén sau khi thu hoạch xong được tiến hành qua 2 giai đoạn:
Phơi khô đều sản phẩm, loại bỏ các tạp chất, làm sạch sản phẩm.
- Nâng cao công nghệ chế biến sản phẩm để cung cấp cho thị trường tiêu thụ.
- Quan tâm thị trường tiêu thụ sản phẩ
m.
- Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối và bán sản phẩm.
- Xây dựng và phát triển công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thân cây Mắc khén phía trên gốc hình trụ tròn, lá kép lông chim một lần lẻ,
chiều dài từ 7-14cm, rộng 4-8cm, mỗi cành lá mang từ 5 - 9 đôi lá chét, hoa đơn tính
cùng gốc, quả nang hình cầu, đường kính trung bình từ 0,3 - 0,4cm.
- Mắc khén phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên tái sinh nghèo và rừng phụ
c hồi
sau nương rẫy, ở độ cao từ 500m (Quỳnh Nhai) đến 1.500m (Mộc Châu); địa hình dốc,
độ dốc từ 15
0
- 38
0
.
- Mắc khén phân bố tự nhiên ở Sơn La nơi có nhiệt độ trung bình năm là 21,55
0
C,
lượng mưa bình quân năm là 1.539mm, có thể sống ở những vùng có 2 - 3 tháng khô, 2 -
3 tháng hạn và 1 - 2 tháng kiệt. Mắc khén chủ yếu sống trên đất feralit vàng xám và nâu
xám, thành phần cơ giới từ sét đến thịt, có biên độ sinh thái tương đối rộng, đất chủ yếu
phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, đá lẫn ít.
- Tổ thành rừng tự nhiên nơi có Mắc khén phân bố có số loài trong công thức tổ
thành từ 11-12 loài, mật độ các loài th
ấp, dao động trung bình từ 146-189 cây/ha, trong
đó Mắc khén có mật độ 34-58 cây/ha và là loài cây chiếm ưu thế trong rừng.
- Rừng tự nhiên nơi có cây Mắc khén phân bố đều có độ tàn che từ 0,3 - 0,4, rừng
đã có sự phân tầng thứ nhưng tầng A
2
thường chiếm tỷ lệ thấp. Mắc khén có quan hệ
ngẫu nhiên với các loài: Hông, Kháo lá nêm, Thôi ba; quan hệ bài xích ngẫu nhiên với
loài Đáng chân chim; quan hệ tương hỗ với Vối thuốc.
- Tổ thành cây tái sinh kém đa dạng, thành phần chủ yếu là những cây tiên phong
ưa sáng, mọc nhanh, trong đó hệ số tổ thành Mắc khén tham gia tương đối thấp dao động
từ 0,3 - 1,4. Mật độ cây tái sinh dao động từ 1.666 - 2.750 cây/ha, trong đó mật độ cây
Mắc khén tái sinh thấp,
động trong khoảng 83-250 cây/ha.
23
- Chu kỳ sai quả của Mắc khén hàng năm. Hạt Mắc khén có đường kính dao động
từ 3,1 - 4mm, độ dày từ 3,3 - 4,2mm. Hạt Mắc khén có độ thuần cao từ 82,6 - 89,6%,
khối lượng của 1.000 hạt từ 10,42 - 12,05g. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén rất thấp dao
động từ 0 - 28,1%, sức nảy mầm của hạt Mắc khén là rất chậm.
- Người dân tộc Thái sử dụng quả Mắc khén làm gia vị
trong các món ăn: Rau
nộm, nậm pịa, cá pỉnh tộp, thịt chó, thịt nướng, măng lay chẳm chéo, Sử dụng quả Mắc
khén chữa bệnh thủy đậu và dị ứng. Người dân tộc H’Mông sử dụng quả bột quả Mắc
khén làm gia vị trong các món ăn đặc trưng như: Muối chấm xôi nếp nương, gà đen, Sử
dụng quả Mắc khén chữa bệnh đau lưng và dị ứng.
- Quả và lá Mắc khén lần lượt có 24 và 28 hợp chất thơm. Thành phần chất trong
cặn MeOH thu được từ mẫu quả
và lá khi chiết có chứa một lượng đáng kể hydrocarbon.
Từ cặn dịch chiết ZRS (ZRSH + ZRSE) bằng sắc ký lọc gel trên sephadex LH-20 và sắc
ký cột nhanh đã xác định được các chất: TB-S1, TB-S2, TB-S3. Tinh dầu từ quả Mắc
khén có thể sử dụng để chế biến thuốc chữa một số loại bệnh ung thư ở người như: Ung
thư mô biểu bì, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú.
- Phương pháp xử lý
đốt ủ hạt đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 28,1. Cây Mắc khén
khi ươm trong vườn được 6 tháng có chiều cao trên 20cm, đường kính cổ rễ 2mm trở lên
là đạt tiêu chuẩn đem trồng.
- Sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 1,5% có tỷ lệ hom sống và ra rễ cao
nhất (đạt 67% và 37,78%). Sử dụng ngâm mẫu trong dung dịch kháng sinh 4 giờ → Khử
trùng cồn 70
0
C(1 phút) → H
2
O
2
12% (10 phút) → Javel 40% (10 phút) → HgCl
2
0,12%
(10 phút) cho tỉ lệ mẫu sạch cao nhất đạt 83,33%. Tổ hợp 0,5mg/l IBA và BAP ở các
nồng độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phát triển của chồi Mắc khén. Bổ
sung 0,7mg/l GA3 sẽ kéo dài chồi cao nhất.
- Sản lượng quả được thu hoạch năm thứ 4 sau khi trồng trung bình/1 cây cao nhất
ở CT bón phân NPK 150 gam/hố (đạt 5,23 kg/cây) so với CT bón phân NPK 100 gam/hố
(đạt 4,34 kg/cây), CT bón phân NPK 50 gam/hố (đạt 4,28 kg/cây) và CT bón phân NPK
50 gam/hố (đạt 3,1 kg/cây).
- Sau 4 năm tr
ồng, phương thức trồng phân tán Mắc khén xung quanh vườn rừng
cho sản lượng quả bình quân/cây/năm đạt cao nhất (4,9 kg) so với trồng cây Mắc khén
thuần loài (4,34 kg) và trồng cây Mắc khén xen Cà phê (đạt 1,2 kg).
- Sau 2 năm trồng bổ sung làm giàu rừng bằng cây Mắc khén, phương thức làm
giàu rừng theo đám cho sinh trưởng đạt cao hơn (D
00
=5,13cm, H
VN
=1,83m) so với
phương thức làm giàu rừng theo băng (D
00
=4,84cm, H
VN
=1,68m)
- Sản phẩm hạt Mắc khén thu hái về có thể được sử dụng trực tiếp hoặc bán cho
các hộ dân, các nhà hàng hoặc bán cho các tư thương thông qua các kênh tiêu thụ trực
tuyến và không trực tuyến.