Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần cho trẻ dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 153 trang )


1
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam . 3

1.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em trên thế giới. 3

1.1.2. Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt Nam. 5

1. 2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng 8

1.2.1- Nguyên nhân trực tiếp 8

1.2.2. Nguyên nhân quan trọng 12

1.2.3. Nguyên nhân cơ bản . 13

1.3. Vai trò của vi chất dinh dưỡng đến tăng trưởng ở trẻ em . 15

1.3.1. Sắt và sự phát triển của cơ thể . 15

1.3.2. Vai trò của kẽm với sự phát triển trẻ em. 16

1.3.3. Vai trò của Vitamin A với sự phát triển của trẻ em. 22



1.4. Giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng thấp còi ở trẻ em. 24

1.4.1. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe 24

1.4.2. Biện pháp can thiệp y tế tới tình trạng dinh dưỡng trẻ em 24

1.4.3. Các giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm 25

1.4.4.Giải pháp bổ sung ngao cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ. 28

1.5.Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. 30

1.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi 30

1.5.2. Các nghiên cứu can thiệp khẩu phần ăn của trẻ. 33

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 35

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 35

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 37


2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu 38

2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 42

2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 44

2.3.1. Đánh giá tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi 44

2.3.2. Xét nghiệm hoá sinh máu và vi chất dinh dưỡng . 46

2.3.3. Một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ SDD . 47


2
2.4. Quá trình tổ chức nghiên cứu 48

2.4.1. Tập huấn cho các cán bộ tham gia nghiên cứu 48

2.4.2. Tổ chức khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em . 49

2.4.3. Triển khai nghiên cứu can thiệp. 50

2.5. Xử lý và phân tích số liệu. 55

2.6. Các biện pháp khống chế sai số 58

2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 58

2.8. Tính khả thi tính khoa học và nhu cầu thực tiễn 60


2.8.1. Tính khả thi 60

2.8.2. Tính khoa học 60

2.8.3. Nhu cầu thực tiễn 60

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62

3.1. Tình hình SDD ở trẻ dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan ở vùng ven biển Tiền Hải,
Thái Bình 63

3.2. Tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở trẻ thấp còi 25-48 tháng tuổi chọn từ đối tượng
điều tra ban đầu. 73

3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
25-48 tháng tuổi tại một số trường mầm non Tiền Hải Thái Bình 77

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 95

4.1. Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven
biển Tiền Hải, Thái Bình . 95

4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải Thái
Bình . 95

4.1.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi tại tiền Hải
Thái Bình . 100

4.2. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ SDD thấp còi 25 đến 48 tháng tuổi chọn từ

đối tượng điều tra ban đầu . 106

4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần lên tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em
25-48 tháng tuổi ăn bán trú tại một số trường mầm non huyện Tiền Hải, Thái Bình 111

4.4. Những ưu điểm và tính mới của nghiên cứu 125

4.5. Những hạn chế của nghiên cứu 125

KẾT LUẬN 127

KIẾN NGHỊ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CC
CC/T
Chiều cao
Chiều cao theo tuổi
CN
CN/T
CN/CC
Cân nặng
Cân nặng theo tuổi
Cân nặng theo chiều cao
CT Can thiệp
ĐC Đối chứng

CSHQ Chỉ số hiệu quả
IGF-1 Insulin-like Growth Factor -1 (Hormon tăng trưởng IGF-1).
HAZ
Hb
Height-for-Age Zscore (Chỉ số Z-score chiều cao/tuổi)
Hemoglobin
HQCT Hiệu quả can thiệp
NCHS

NCDDKN
SDD
SD
TE
UNICEF

UNU
National Center for health Statistic
Trung tâm Thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
Suy dinh dưỡng
Độ lệch chuẩn
Trẻ em
The United Nations Children's Fund
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
Đại học liên hợp quốc
WAZ Weight-for-Age Zscore - Chỉ số Z-score cân nặng/tuổi
WHZ Weight-for-Height Zscore - Chỉ số Z-score cân nặng/chiều cao
WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
X


Số trung bình


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Giá trị trung bình của một số chất dinh dưỡng của ngao 53
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 62

Bảng 3.2. Tỷ lệ % SDD thể nhẹ cân theo nhóm tuổi và giới tính 63

Bảng 3.3. Tỷ lệ % SDD thể thấp còi theo nhóm tuổi và giới tính 64

Bảng 3.4. Tỷ lệ SDD thể gầy còm theo nhóm tuổi và giới tính 65

Bảng 3.5. Phân tích tỷ lệ SDD theo 3 chỉ tiêu nhân trắc 67

Bảng 3.6. Đặc điểm mắc thấp còi phối hợp với các thể SDD khác 67

Bảng 3.7. Mô hình hồi quy logistic xác định liên quan một số yếu tố KTXH và
SDD thấp còi 68

Bảng 3.8. Mô hình hồi quy logistic xác định mối liên quan một số yếu tố
môi trường với SDD thấp còi 69

Bảng 3.9. Mô hình hồi quy về mối liên quan một số yếu tố cá nhân với SDD
thấp còi 70

Bảng 3.10. Tần số tiêu thụ thực phẩm thường xuyên của trẻ trong tháng qua 72


Bảng 3.11. Giá trị trung bình của Hb và kẽm ở trẻ em 25-48 tháng tuổi
SDD thấp còi. 73

Bảng 3.12. Tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ em 25-48 tháng tuổi theo nhóm
thấp còi đơn thuần và thể SDD phối hợp. 73

Bảng 3.13. Liên quan giữa thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ em từ 25 đến 48
tháng tuổi bị SDD thấp còi với một số yếu tố kinh tế xã hội 74

Bảng 3.14. Liên quan giữa thiếu máu, thiếu kẽm với một số yếu tố của trẻ 75

Bảng 3.15. Liên quan giữa thiếu máu, thiếu kẽm ở TE từ 25 đến 48 tháng
tuổi SDD thấp còi với một số yếu tố của bà mẹ khi mang thai 76

Bảng 3.16. Đặc điểm của đối tượng tham gia 2 nhóm can thiệp 77

Bảng 3.17. Đặc điểm khẩu phần ăn của trẻ 2 nhóm xã trước can thiệp 78

Bảng 3.18. Hiệu quả các biện pháp can thiệp lên cân nặng và tình trạng
SDD nhẹ cân 79

Bảng 3.19. Hiệu quả can thiệp lên cân nặng và tình trạng SDD nhẹ cân theo
nhóm tuổi 80

Bảng 3.20. Hiệu quả các biện pháp can thiệp lên chiều cao và tình trạng SDD
thấp còi 81


5
Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp lên chiều cao và tình trạng SDD thấp còi theo

nhóm tuổi 83

Bảng 3.22. Hiệu quả các biện pháp can thiệp lên chiều cao và tình trạng
SDD thấp còi theo giới tính 84

Bảng 3.23. Hiệu quả các biện pháp can thiệp lên chiều cao và tình trạng
SDD thấp còi theo tình trạng dinh dưỡng ban đầu 85

Bảng 3.24. Hiệu quả can thiệp đối với nồng độ Hb, kẽm huyết thanh và
IGF1 qua các thời điểm can thiệp. 87

Bảng 3.25
.
Hiệu quả can thiệp giảm

tỷ lệ thiếu máu và thiếu kẽm 89

Bảng 3.26. Một số chỉ số dinh dưỡng và cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ trước
sau can thiệp nhóm tuổi 25-36 tháng 91

Bảng 3.27. Một số chỉ số dinh dưỡng và cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ trước
sau can thiệp nhóm tuổi 37-48 tháng 92

Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp khẩu phần ăn của trẻ 93



6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3. 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính 63

Biểu đồ 3.2. Phân bố giá trị của HAZ theo giới của từng nhóm tuổi 64

Biểu đồ 3.3. Mức độ SDD thấp còi ở từng nhóm tuổi 65

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ SDD (CN/T, CC/T và CN/CC) theo nhóm tuổi 66

Biểu đồ 3.5.Tỷ lệ SDD và thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 60 tháng tuổi 66

Biểu đồ 3. 6. Tỷ lệ SDD thấp còi theo cân nặng sơ sinh 71

Biểu đồ 3. 7. Chỉ số hiệu quả tình trạng SDD sau 12 tháng can thiệp 82

Biểu đồ 3.8. Diễn biến tỷ lệ SDD (CN/T, CC/T và CN/CC) qua các thời
điểm can thiệp 86

Biểu đồ 3.9. Nồng độ Kẽm trung bình trước, sau can thiệp ở 2 nhóm 88

Biểu đồ 3. 10. Tỷ lệ thiếu kẽm và thiếu máu trước, sau can thiệp 90


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ các dữ liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy
tình hình suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em các khu vực đã có sự thay đổi rõ
rệt. SDD thể nhẹ cân đã giảm nhanh song thể thấp còi vẫn còn cao và
thường kèm theo thiếu vi chất. Năm 2011 tỷ lệ SDD thấp còi trên thế giới
là 27,5%, ở các nước châu Á là 26,8% [135]. Theo báo cáo của Viện Dinh
dưỡng Quốc gia tỷ lệ SDD thể thấp còi Việt Nam năm 2012 vẫn còn cao

chiếm 26,7% trẻ ở dưới 5 tuổi [67].
Hiện nay, SDD thể vừa và nhẹ rất phổ biến và có ý nghĩa sức khoẻ
quan trọng vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và
tử vong so với trẻ em không bị SDD. Thiếu dinh dưỡng và thường xuyên
mắc bệnh nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao mà
còn gây tổn thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ, do đó làm chậm
quá trình phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ [95]. Hậu quả của SDD gây
ra các tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe không chỉ ở hiện tại mà còn
tác động đến cả thế hệ sau.
Nguyên nhân của SDD rất đa dạng và phức tạp. Có thể do trẻ không
được nuôi dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn của trẻ thiếu cả về số lượng và chất
lượng, trong đó thiếu các chất như protein, chất béo, vitamin, vi chất, acid
amin, các chất cung cấp năng lượng. Kết quả nghiên cứu về khẩu phần ăn
của vùng nông thôn nước ta cho thấy lượng protein động vật và vi chất
dinh dưỡng mới chỉ đạt khoảng 30% đến 50% nhu cầu của trẻ. Vấn đề môi
trường ô nhiễm, các bệnh nhiễm trùng của trẻ, nhận thức của bà mẹ và
người nuôi trẻ, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng có tác
động đáng kể đến tình trạng SDD của trẻ [36],[39],[45]. Nhiều nghiên cứu
can thiệp phòng chống SDD bằng bổ sung vi chất và đa vi chất trong đó có

2
kẽm đã đạt được kết quả tốt cải thiện được tình trạng SDD thấp còi
[16],[34],[41].
Tiền Hải là huyện ven biển có nhiều các thủy hải sản như tôm, cua,
ngao sò, cá , trong đó ngao, sò có chứa các chất đạm, chất béo các
vitamin, chất khoáng như canxi, sắt, kẽm với hàm lượng cao hơn nhiều so
với các thực phẩm khác [65].
Với giả thiết nếu sử dụng ngao bổ sung vào khẩu phần của trẻ có thể
sẽ làm tăng thêm nhiều vi chất quan trọng và lượng protid đáng kể để phục
hồi SDD, nhất là SDD thấp còi. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài

"Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả cải thiện khẩu phần
cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình".
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số
yếu tố liên quan ở vùng ven biển Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2011.
2. Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm ở trẻ em thấp còi 25-48 tháng
tuổi chọn từ đối tượng điều tra ban đầu.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần lên tình trạng
dinh dưỡng cho trẻ em 25-48 tháng tuổi ăn bán trú tại một số trường mầm
non huyện Tiền Hải, Thái Bình.

3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em trên thế giới.
Từ 576 cuộc điều tra đại diện của các quốc gia và vùng lãnh thổ
trong giai đoạn 1990 đến 2010 cho thấy năm 1990 trên thế giới tỷ lệ trẻ
dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi chiếm khoảng 40% tương ứng là 253,1
triệu trẻ. Vùng châu Mỹ La tinh và Caribe là 24,6% (13,7 triệu). Tỷ lệ SDD
thấp còi châu Á năm 1990 là 48,4% (188,7 triệu). Các quốc gia đang phát
triển là 44,6% (248,4 triệu); các quốc gia phát triển 6,1% (4,7 triệu). Đến
năm 2010 trên toàn cầu, thấp còi ở trẻ em đã giảm từ 39,7% xuống còn
26,7%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn 21,8% vào năm 2020. Tuy nhiên,
mức độ giảm tỷ lệ SDD thấp còi có sự khác nhau rõ rệt giữa các khu vực. Ở
châu Phi tỷ lệ thấp còi hầu như ít thay đổi. Sau 20 năm, tỷ lệ SDD thấp còi
vẫn dao động trong mức 40%, trong khi đó châu Á có những chuyển biến
mạnh mẽ, giảm đáng kể tỷ lệ SDD thấp còi từ 49% năm 1990 xuống còn
28% trong năm 2010. Tuy nhiên, ở đa số các nước đang phát triển, thấp còi
vẫn còn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn hiện
nay [85],[86]. Khoảng 80% trẻ dưới 5 tuổi thấp còi trên thế giới nằm ở 14

quốc gia trong đó 4 nước là Đông Timor, Burundi, Niger và Madagascar có
tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi cao nhất (hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi bị
SDD thấp còi). Đến năm 2012 tỷ lệ thấp còi chung toàn thế giới khoảng
25,0%, tương đương với 162 triệu trẻ; trong đó 56% ở Châu Á, 36% ở châu
Phi [147].
Tỷ lệ SDD trên thế giới hiện giảm bình quân khoảng 0,7%/năm. Khu
vực châu Mỹ Latinh và vùng Carribe đạt mức giảm 0,6%/năm và khu vực
châu Phi chỉ đạt được mức giảm 0,3%/năm [147]. Diễn biến tỷ lệ SDD thể

4
thấp còi cho thấy tốc độ giảm suy SDD không hoàn toàn song hành với
mức tăng trưởng kinh tế, ở một số quốc gia tuy kinh tế tăng trưởng không
cao nhưng tỷ lệ SDD thể thấp còi giảm nhanh do tiến hành các can thiệp có
hiệu quả. Khi tỷ lệ SDD thấp còi càng xuống thấp thì tốc độ giảm sẽ càng
chậm lại.
Tỷ lệ thấp còi giảm trong 2 thập kỉ qua và một vài khu vực đã đạt được
những tiến bộ đáng kể. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có tỷ lệ thấp
còi giảm nhanh nhất. Khu vực này đã giảm được 30% SDD thấp còi, từ
42% năm 1990 xuống còn 12% năm 2011. Thành tựu này chủ yếu là do sự
cải thiện từ Trung Quốc. Tỉ lệ thấp còi ở Trung Quốc đã giảm trên 30%
năm 1990 xuống 10% năm 2010 [85],[147]. Tỉ lệ thấp còi ở Mỹ Latinh và
vùng Caribe giảm gần một nửa trong thời gian này. Khu vực phía Nam
Châu Á và Trung Đông và khu vực phía bắc Châu Phi cũng giảm được hơn
1/3 tỉ lệ thấp còi từ năm 1990. Tuy nhiên, sự tiến bộ trong giảm thấp còi ở
tiểu vùng Sahara Châu Phi chỉ giảm 7%, từ 47% năm 1990 xuống 40%
năm 2011. Hơn 1/3 các nước tiểu vùng Sahara Châu Phi vẫn có tỉ lệ thấp
còi rất cao, Tây Phi và Trung Phi giảm rất ít 5%, từ 44% năm 1990 xuống
39% năm 2011, toàn thế giới giảm 14%, từ 40% năm 1990 xuống 26% năm
2011 [136].
Nhìn chung xu hướng tỷ lệ SDD thể thấp còi ở các nước đang phát

triển sẽ tiếp tục giảm từ 29,8% năm 2000 xuống khoảng 16,3% năm 2020;
Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các vùng. Ở Châu Phi sẽ có mức độ giảm ít
hơn rất nhiều từ 34,9% xuống còn 31,1% trong khoảng 20 năm tới, nhưng
số lượng sẽ tăng từ 44 triệu trẻ năm 2000 lên 48 triệu vào năm 2020 do
tăng dân số. Ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Carribe, cả tỷ lệ và số lượng trẻ
SDD thể thấp còi sẽ tiếp tục giảm trong cùng một chu kỳ thời gian. Nhưng
trong khi tỷ lệ SDD thấp còi đang giảm chậm thì sự gia tăng số trẻ em dưới

5
5 tuổi trong các nước kém phát triển đã làm cho số lượng trẻ em bị thấp còi
trong nước kém phát triển giảm chậm hơn so với tỷ lệ [85],[136].
1.1.2. Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt Nam.
SDD protein năng lượng ở trẻ em vẫn đang là một thách thức đối với
công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với những định hướng chiến lược
Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 cùng sự chung tay của cộng
đồng đã yêu cầu giảm tỷ lệ SDD là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự
phát triển kinh tế, xã hội [6]. Trong những năm gần đây các thể SDD nặng
đã giảm rất nhiều, hiện nay SDD chủ yếu là thể nhẹ và vừa, số trẻ em SDD
gầy còm cấp tính đã hạ thấp đáng kể, nhưng tỷ lệ thấp còi vẫn còn rất cao.
SDD thấp còi là hậu quả của thiếu dinh dưỡng kéo dài, ảnh hưởng đến sự
phát triển chiều cao của trẻ em. Trong mấy thập kỷ qua, tỷ lệ SDD trẻ em
dưới 5 tuổi ở Việt Nam đã có những mức giảm mạnh tương đương với xu
hướng giảm tỷ lệ SDD trong khu vực [24],[67].
Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 59,7% năm
1985 xuống 56,5% năm 1990 và 36,5% năm 2000, đến năm 2005 tỷ lệ
SDD thể thấp còi là 29,6% (theo quần thể tham chiếu NCHS). Tuy nhiên
kết quả cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp còi thay đổi 31,9% năm 2009 và 29,3%
năm 2010 [66] (do từ năm 2006 sử dụng quần thể tham chiếu của WHO
[144]). Mặt khác giảm SDD thể thấp còi là một thách thức, khó hơn rất
nhiều so với giảm SDD thể nhẹ cân [23],[27],[40]. Nếu như năm 1999, tỷ

lệ SDD nhẹ cân và thấp còi không có sự khác biệt đáng kể thì sau hơn 1
thập kỷ, 2 tỷ lệ này có sự chênh lệch rất rõ ràng. Từ năm 1999 đến năm
2010 trong cả nước tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm xuống một cách bền vững
từ 36,7% xuống còn 17,5%, đến năm 2012 là 16,2%. Tuy nhiên tỷ lệ SDD thể
thấp còi giảm chậm hơn từ 38,7% năm 1999 xuống 29,6% năm 2005. Đến năm

6
2006 và 2007 tỷ lệ SDD thấp còi tăng lên 31,9% và 33,9% là do thay đổi
việc áp dụng chuẩn từ quần thể tham khảo của Mỹ sang áp dụng chuẩn của
WHO năm 2006 và tiếp tục giảm xuống 29,3% năm 2010 và đến năm 2012
là 26,7% [67].
SDD thấp còi theo tuổi.
Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi khác nhau theo lứa tuổi. Các nghiên cứu
đã chỉ ra rằng tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi là thấp nhất đối với
cả 3 thể (thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm), sau đó tăng nhanh và thời
kỳ trẻ 6-24 tháng tuổi, là thời kỳ trẻ có nguy cơ bị SDD cao hơn do đây là
thời kỳ trẻ cai sữa, ăn sam có nhiều ảnh hưởng đến lượng thức ăn hấp thụ
được của trẻ và cũng là thời kỳ trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Sức miễn
dịch tự nhiên giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn và mẹ bắt đầu đi
làm cũng là những lý do dẫn đến tỷ lệ SDD tại nhóm 6-24 tháng tuổi cao
[22],[25],[35]. SDD thể nhẹ cân tăng nhanh trong năm đầu tiên, tiếp tục
tăng trong năm thứ 2 và đạt tỷ lệ cao nhất lúc trẻ được 36 đến 41 tháng
tuổi. SDD thấp còi xuất hiện sớm ngay trong 6 tháng tuổi đầu tiên, tăng
nhanh từ 6 đến 23 tháng tuổi và gần như đi ngang, thậm chí giảm đi vào 54
đến 59 tháng tuổi [66].
Tỷ lệ SDD thể thấp còi bình quân chung cả nước năm 2010 là 29,3%,
có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng sinh thái ở Việt Nam. Tỷ lệ SDD thể
thấp còi cao nhất là ở vùng Tây nguyên (35,2%), Miền núi và Trung du
phía Bắc (33,7%), Bắc miền Trung và ven biển miền Trung (31,4%). Thấp
nhất ở đồng bằng sông Hồng (25,5%) và Đông Nam Bộ (19,2%). Một số

tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ SDD cao như Lào Cai 40,7%, Hà Giang
38%, Cao Bằng 35% [66]. Đặc biệt, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu
dân tộc thiểu số tỷ lệ SDD thấp còi rất cao, có thể lên tới 60% trong nghiên

7
cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái [54]. Nghiên
cứu của Trần Thị Lan ở nhóm tuổi 12-36 tháng dân tộc Pako và Vân Kiều ở
Quảng Trị cũng cho biết tỷ lệ SDD thấp còi chiếm tới 66,5% [41]. Như
vậy, mặc dù tỷ lệ SDD thấp còi chung ở nước ta hiện nay được đánh giá ở
mức trung bình theo khuyến nghị của WHO nhưng cá biệt vẫn còn những
vùng có tỷ lệ thấp còi ở mức cao và rất cao. Sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa
các vùng miền là rất rõ ràng.
Tỷ lệ thấp còi cũng có sự khác biệt khá lớn giữa thành thị và nông
thôn. Ở vùng thành thị vào năm 2006 tỷ lệ thấp còi đã gần về điểm đầu của
mức trung bình theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (22,6%), trong khi
ở nông thôn tỷ lệ này vẫn còn ở điểm giữa của mức cao (34,8%) [66].
Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh tại Hà Nội năm 2011 cho thấy tỷ lệ SDD
trẻ em ở thể nhẹ cân là 8,6%, thể thấp còi là 17,8% và thể gầy còm là 2,9%
[18]. Kết quả của Vũ Quỳnh Hoa năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng cho kết quả tương tự [21]. Trong khi đó, các nghiên cứu ở những
vùng nông thôn khác nhau trên toàn quốc đều cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi
chiếm khoảng 1/3 số trẻ dưới 5 tuổi [28],[32],[55]. Nguyên nhân là do sự
bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, trình độ dân trí và khoảng cách
giàu nghèo ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi so với các
thành phố lớn và các khu đô thị [66].
Tình hình SDD thấp còi tại tỉnh Thái Bình và huyện Tiền Hải.
Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy tình trạng SDD trẻ em của
tỉnh Thái Bình còn rất cao, năm 1991 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (CN/T) là
58,5%, và thấp còi (CC/T) là 59,9% mặc dù Thái Bình là vựa lúa của miền
bắc là tỉnh đồng bằng sông Hồng [36]. Năm 2006 kết quả nghiên cứu tại

huyện Tiền Hải cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 22,6%, về nhận thức của

8
bà mẹ có con SDD có tới 51% bà mẹ vẫn cho là con phát triển bình thường
[57]. Năm 2010 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của Thái Bình giảm xuống còn
17,3%, SDD thấp còi là 26,7% cao hơn so với tỷ lệ chung của vùng đồng
bằng sông Hồng là 25,5% [66].
1. 2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng
SDD do tác động của nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với y tế,
lương thực thực phẩm và thực hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình. Các
nguyên nhân gồm: nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân quan trọng, nguyên
nhân cơ bản và nó ảnh hưởng đến SDD nói chung và SDD thấp còi ở các
cấp độ khác nhau.
1.2.1- Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD ở trẻ là thiếu ăn về số lượng, không
đảm bảo chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó, chất lượng
khẩu phần ăn cần xem xét hơn là số lượng khẩu phần, trong đó vai trò của
protein động vật chất béo, vitamin, vi chất, acid amin và acid béo cần thiết.
Nếu khẩu phần ăn của trẻ không đảm bảo đủ nhu cầu protein trẻ sẽ chậm
tăng cân, rồi giảm cân dẫn đến chậm phát triển chiều cao, trong trường hợp
thiếu protein kéo dài thì trẻ sẽ bị thấp còi [39],[40],[146].
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc đã coi nuôi con bằng sữa mẹ là một
trong bốn biện pháp bảo vệ sức khỏe trẻ em, do sữa mẹ là thức ăn tốt nhất
cho trẻ. Trong thời gian 4-6 tháng đầu sau sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, có tỷ lệ các
chất dinh dưỡng cân đối và dễ hấp thu, đặc biệt là protein và vitamin A.
Thêm vào đó, sữa mẹ được xem là yếu tố khởi đầu, phát triển thành phần vi
khuẩn chí đường ruột [89]. Sữa mẹ chứa oligosaccharides làm tăng sự phát
triển của các loài vi khuẩn bifidobacteria, đây là loại vi khuẩn có mặt sớm


9
trong đường tiêu hóa. Và sự có mặt của chúng trong đường tiêu hóa là tốt
cho sức khỏe của trẻ. Hệ vi sinh vật của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ không
những có nhiều vi khuẩn bifidobacteria mà còn chứa ít các vi khuẩn gây
bệnh có hại so với trẻ bú sữa ngoài, điều này giải thích tại sao tỷ lệ mắc
mới của bệnh nhiễm khuẩn là thấp ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ [114]. Sữa
mẹ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên rất nhiều nghiên
cứu đã chứng minh tình trạng thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt,
kẽm, và vitamin nhóm B trong sữa mẹ và thực phẩm bổ sung [8],[30]. Trẻ
dưới 6 tháng tuổi (nhóm đang được bú sữa mẹ) vẫn bị thiếu vitamin A tiền
lâm sàng tồn tại với mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [8]. Do vậy bổ sung
vitamin A liều cao được khuyến nghị từ 6 tháng tuổi [40].
Kiến thức thái độ của bà mẹ về giá trị của sữa mẹ cũng làm ảnh
hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ như: việc lo ngại cho con bú
làm cho bộ ngực xấu đi và sữa non là không tốt, chỉ có sữa ổn định là sữa
tốt cho sức khỏe, một số còn cho rằng sữa non là bẩn cần vứt bỏ đi . Một lý
do khác ảnh hưởng đến nuôi con bằng sữa mẹ là do mẹ thiếu sữa, thiếu sữa
khiến bà mẹ phải cai sữa cho con trước 6 tháng tuổi, việc thiếu sữa xảy ra
phổ biến ở các bà mẹ ở thành phố do căng thẳng công việc, do phải đi làm
sớm, số lần cho trẻ bú ít đi là nguyên nhân gây thiếu sữa ở các bà mẹ [89].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khẩu phần ăn của trẻ ở nông thôn Việt
Nam chỉ đáp ứng khoảng 30- 50% nhu cầu protein động vật và vi chất dinh
dưỡng [39],[40],[48]. Kết quả điều tra về tình trạng thiếu đa vi chất dinh
dưỡng ở trẻ nhỏ tại các vùng nông thôn Việt Nam của Nguyễn Văn Nhiên
và cộng sự cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm, selenium, magnesium, và đồng theo
thứ tự là 86,9%, 62,3%, 51,9%, và 1,7%,. Mặt khác, 55,6% trẻ bị thiếu máu
và 11,3% số trẻ bị thiếu vitamin A. Thiếu đồng thời từ 2 vi chất dinh dưỡng
trở lên chiếm tới 79,4% trẻ [121]. Người ta đã ước tính có khoảng 600-700

10

triệu người trên toàn thế giới bị thiếu sắt [145]. Thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ
nhỏ có thể dẫn tới chậm phát triển cả về tinh thần và thể chất và ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe [83],[131]. Ở Việt Nam, một số điều tra về thiếu máu do
thiếu sắt ở trẻ em tại một số vùng nông thôn (Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội)
của tác giả Lê Thị Hợp và cộng sự [98], nghiên cứu của Berger, Khúc Thị
Tuyết Hường, Trần Thị Lan cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em Việt Nam
vẫn còn ở mức rất cao [32],[41],[72].
Năm 2006, tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em chung toàn quốc là
29,2%, tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm 6-12 tháng tuổi, tới 56,9%; có xu
hướng giảm khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng tuổi, 38% ở
nhóm 24-36 tháng tuổi. Khi chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, cho ăn
dặm chưa đúng cách làm trẻ bị thiếu các thức ăn nguồn gốc động vật là
những nguồn quan trọng cung cấp sắt dẫn đến thiếu máu [100]. Trong
những trường hợp nhu cầu sắt lớn hơn bình thường khi đó sữa mẹ thường
không đủ thỏa mãn nhu cầu sắt của cơ thể trẻ, những trẻ này cần được bắt
đầu bổ sung sắt sớm, tối thiểu là từ 2 tháng tuổi, tốt nhất là trong suốt sáu
tháng đầu đời [145].
Ở Việt Nam, kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thiếu
kẽm ở trẻ sơ sinh cao tới 30-40% [31]. Các tác giả Berger và cộng sự năm
2004 đã đánh giá tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em tại cộng đồng, dựa vào nồng độ
kẽm huyết thanh thấp (<10,7 µmol/L) dao động trong khoảng 25 - 40% tùy
theo địa phương và nhóm tuổi nghiên cứu [72]. Trong Chiến lược toàn cầu
về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ WHO và UNICEF đã đưa ra chương
trình các khuyến nghị về việc áp dụng phương pháp bổ sung đa vi chất dinh
dưỡng hàng ngày thay vì bổ sung sắt để phòng thiếu máu do thiếu sắt ở giai
đoạn trẻ dưới 2 tuổi [135].

11
Mắc các bệnh tật và nhiễm khuẩn.
Vòng xoắn giữa bệnh nhiễm trùng và SDD đã gây lên hậu quả tình

trạng SDD càng nặng thêm. Người ta ước đoán nhiễm trùng ảnh hưởng đến
30% sự giảm chiều cao của trẻ. Tỷ lệ SDD của trẻ tăng lên rõ rệt vào những
mùa có các bệnh nhiễm trùng ký sinh trùng như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô
hấp, sốt rét [58].
Thiếu vitamin A tiền lâm sàng vẫn ảnh hưởng đến khoảng 140-250
triệu trẻ em ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và tình trạng
này liên quan đến tỷ lệ tử vong và mắc bệnh còn cao. Châu Phi có số trẻ
trước tuổi học đường bị quáng gà cao nhất (2,55 triệu), và chiếm gần một
nửa số trẻ bị quáng gà trên toàn cầu [82],[104],[121].
Tiêu chảy làm cho trẻ mất nước và một số chất dinh dưỡng quan trọng
như kẽm và đồng. Nếu không được bù nước và các chất dinh dưỡng này,
trẻ có thể bị mất nước nghiêm trọng, SDD, chậm tăng trưởng và tử vong
trong các trường hợp nguy hiểm. Trong một nghiên cứu theo chiều dọc ở
Philippin, trẻ em được theo dõi từ khi sinh ra cho đến 24 tháng tuổi, người
ta thấy tác động tích lũy của nhiễm khuẩn đường hô hấp kèm theo sốt đến
nguy cơ SDD thấp còi cũng tương tự như tác động của bệnh tiêu chảy. Có
mối quan hệ “liều đáp ứng” giữa gánh nặng tiêu chảy tích lũy (ví dụ như số
ngày bị tiêu chảy) và khả năng bị thấp còi lúc 24 tháng tuổi [88].
Ở Indonesia, hiệu quả của việc bổ sung Vitamin A liều cao đối với sự
tăng trưởng tuyến tính ở trẻ tiền học đường phụ thuộc vào mức độ của tình
trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp [101]. Năm 2010 về đánh giá tình trạng
carotenoid và retinol huyết thanh và thiếu máu ở 682 trẻ nhỏ ở các vùng
miền núi phía Bắc của Việt Nam, tác giả Nguyễn Công Khẩn, Phan Văn
Huân và cộng sự đã phát hiện thấy tỷ lệ thiếu máu và thiếu vitamin A ở

12
những vùng này vẫn rất cao và đưa ra khuyến nghị về các nghiên cứu trong
tương lai cần xác định xem nếu tăng tiêu thụ tiền vitamin A - carotenoids
thì có giảm được tỷ lệ thiếu máu ở trẻ nhỏ hay không [102]. Các bệnh lý
khác như dị tật bẩm sinh, tim tiên thiên, các bệnh của các cơ quan bộ phận

khác trong cơ thể cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và
làm cho trẻ bị SDD.
1.2.2. Nguyên nhân quan trọng: Do sự bất cập trong dịch vụ chăm
sóc bà mẹ trẻ em, kiến thức chăm sóc của người nuôi trẻ, nước sạch vệ sinh
môi trường.
Người ta thấy rằng tình trạng thiếu dịch vụ chăm sóc y tế, vệ sinh
môi trường kém, không có hệ thống nước sạch, dẫn đến bệnh tật phát sinh
và không được ngăn chặn đẩy lùi sẽ làm tăng tỷ lệ SDD của trẻ [120]. Một
tình trạng tiền lâm sàng có xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển là
bệnh đường ruột do môi trường (EE - environmental enteropathy) hay còn
gọi là bệnh đường ruột nhiệt đới. Loại bệnh này không có biểu hiện ra bên
ngoài nhưng có thể làm rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng do làm thay đổi
cấu trúc và chức năng của ruột non. Có giả thiết cho rằng EE gây ra tình
trạng chậm tăng trưởng và có thể làm giảm hiệu quả của các can thiệp dinh
dưỡng. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng việc tiếp xúc liên tục với vi
khuẩn gây bệnh có thể làm cho trẻ mắc bệnh EE và hạn chế khả năng hấp
thu tốt và sử dụng tối đa các chất dinh dưỡng từ thức ăn dù trẻ có bị tiêu
chảy hay không [108].
Sự khác biệt về tỷ lệ SDD nhất là SDD thấp còi tại các vùng có điều
kiện kinh tế xã hội khác nhau đã phản ánh tình trạng an ninh thực phẩm hộ
gia đình ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
năm 2010 bị SDD thấp còi của vùng Đông Nam Bộ là 19,2% trong đó

13
thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 7,8%, trong khi vùng Tây Nguyên là 35,2%,
vùng trung du miền núi phía Bắc là 33,7% [66].
Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của bà mẹ và người chăm sóc
trẻ có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống SDD trẻ em
[4],[20],[42]. Mặc dù kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ khá
tốt, nhưng vẫn tồn tại khoảng cách giữa kiến thức và thực hành. Các hoạt

động cần chú trọng tới việc tác động tới các niềm tin về kết quả của nuôi
dưỡng trẻ nhỏ, niềm tin về khả năng thực hiện thực hành nuôi dưỡng trẻ
nhỏ, và nhận thức về chuẩn mực xã hội và ủng hộ của gia đình, xã hội
[57],[59].
1.2.3. Nguyên nhân cơ bản: Do cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thấp
kém, tình trạng nghèo đói lạc hậu và mất bình đẳng về kinh tế.
Thực tế thống kê của các nước trên thế giới về tình hình SDD cho
thấy như tỷ lệ SDD thấp còi chung của châu Phi là khoảng 40%. SDD là
hậu quả của đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả
mất bình đẳng về kinh tế. Với cấu trúc chính trị xã hội và cơ sở hạ tầng
kinh tế thấp kém là nguyên nhân cơ bản của SDD. Ở một đất nước có nền
kinh tế chậm phát triển thì dẫn đến kinh tế thấp kém, kinh tế thấp kém dẫn
đến vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo tỷ lệ đói nghèo cao
làm cho không có khả năng đảm bảo lương thực thực phẩm cho con người
và đối tượng dễ bị tổn thương nhất là bà mẹ trẻ em. Ngay cả các cấu trúc
kiến trúc chính trị xã hội cũng ảnh hưởng đến tình trạng SDD như phong
tục tập quán lạc hậu làm cho đời sống sinh hoạt lạc hậu, kiêng khem quá
mức, coi thường ngược đãi phụ nữ trẻ em các hiểu biết về khoa học y tế
chăm sóc sức khỏe thấp kém dẫn đến cuộc sống phó mặc vào tự nhiên làm
tác động xấu đến đời sống sức khỏe mà bà mẹ trẻ em là đối tượng bị ảnh

14
hưởng nhiều nhất đến sức khỏe bệnh tật phát sinh và dẫn đến bị SDD và tử
vong. Khủng hoảng kinh tế làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực và
khả năng cung cấp các dịch vụ y tế dinh dưỡng tại các nước đang phát triển
càng trở lên khó khăn [40].
Sơ đồ1.1: Mô hình nguyên nhân SDD
An ninh thực
phẩm hộ gia đình
Thực hành chăm

sóc bà mẹ,
trẻ em
Hệ thống chăm sóc
sức khỏe, nước và
vệ sinh môi trường

Yếu tố văn hóa và tín ngưỡng
Trình độ học vấn và nguồn nhân lực
Các nguyên tắc đạo đức
Khung luật pháp
Tài nguyên thiên nhiên
Ảnh hưởng của môi trường
Cơ sở hạ tầng

Biểu
hiện

Nguyên
nhân
trực tiếp


Nguyên
nhân quan
trọng
Nguyên
nhân cơ
bản

T

ình

tr
ạng

dinh dưỡng
bà mẹ
Các bệnh nhiễm trùng
Khẩu phần ăn
Tăng trưởng,
phát triển của
trẻ sơ sinh
Tăng trưởng và
phát triển của
trẻ nhỏ

Ngu
ồn: Shrimptom & Kachondham, 2003



15
1.3. Vai trò của vi chất dinh dưỡng đến tăng trưởng ở trẻ em.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy
tình trạng thiếu dinh dưỡng trẻ em kéo dài đồng thời thiếu nhiều vi chất
dinh dưỡng, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc cơ thể và sự phát
triển trí tuệ của trẻ hiện tại cũng như sau này [15],[99],[110]. SDD và thiếu
vi chất ở trẻ em là nguyên nhân tử vong của hơn 3 triệu trẻ em hàng năm
hay chiếm tới 45% nguyên nhân tử vong trẻ trong năm 2011 [74]. Vì vậy,
thực hiện các can thiệp bổ sung đa vi chất và bổ sung sớm có tác dụng cải

thiện đáng kể lên tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ
[43],[44],[49],[50].
1.3.1. Sắt và sự phát triển của cơ thể.
Nhu cầu sắt hàng ngày đối với trẻ bú mẹ: 1 mg/kg/ngày từ 4-6 tháng,
trẻ có cân nặng sơ sinh thấp: 2-4 mg/kg/ngày từ 1 tháng đến 12 tháng, cho
tới liều tối đa có thể 15mg/ngày. Bổ sung sắt đường uống đạt hiệu quả cải
thiện nồng độ hemoglobin ở nhóm trẻ 0-59 tháng tuổi thiếu máu hoặc thiếu
sắt. Ở nhóm trẻ thiếu máu hoặc thiếu sắt, nồng độ hemoglobin đã được cải
thiện khi bổ sung sắt [133],[149]. Việc bổ sung phối hợp các vi chất hoặc
biện pháp tăng cường vi chất vào thực phẩm giúp hỗ trợ hấp thu và giảm tỷ
lệ thiếu máu ở trẻ nhỏ [17],[34],[35].
Kết quả của một số nghiên cứu khác cũng cho thấy vai trò của sắt và
sự miễn dịch của cơ thể. Các tác giả nhận thấy rằng khi bệnh nhân bị thiếu
máu nặng có thể giảm khoảng 20% tế bào bạch cầu. Người ta cũng thấy có
sự giảm của bạch cầu trung tính trong trường hợp thiếu sắt; thiếu sắt làm
tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ em. Nhiều nghiên cứu đã
cho thấy những trẻ bị thiếu máu vừa và nặng có chỉ số thông minh và các

16
chức năng khác thấp hơn trẻ bình thường. Thiếu máu làm giảm sự tập trung
và ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ [126],[129],[133].
1.3.2. Vai trò của kẽm với sự phát triển trẻ em.
Vai trò của kẽm bắt đầu được đánh giá và ghi nhận từ năm 1869 trên
sinh vật thực nghiệm nhưng phải 1 thế kỷ sau đó vấn đề thiết yếu của kẽm
đối với con người và nguy cơ thiếu hụt kẽm mới chỉ được công nhận sau
một khám phá của Prasad [125],[130]. Trong 50 năm qua, hàng ngàn công
trình nghiên cứu đã cho thấy sự thiếu hụt kẽm ở người là khá phổ biến.
Thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng đến gần 2 tỷ người trên thế giới. Nguyên
nhân do khẩu phần nghèo kẽm hoặc hàm lượng phytat cao trong thực phẩm
dẫn tới ức chế hấp thu kẽm [125].

Sự hấp thu kẽm
Trong điều kiện tiêu chuẩn, tỷ lệ hấp thu kẽm khoảng 33%, tỷ lệ hấp
thu tuỳ thuộc nhiều vào các điều kiện như hàm lượng kẽm trong thức ăn,
nguồn gốc thức ăn và sự có mặt của các chất kích thích hay ức chế sự hấp
thu kẽm. Hàm lượng kẽm trong thức ăn càng thấp thì tỷ lệ hấp thu càng
cao. Lượng kẽm dự trữ trong cơ thể càng thấp thì sự bài tiết kẽm nội sinh
càng hạn chế. Cơ chế và vai trò bài tiết kẽm nội sinh chưa được nghiên cứu
kỹ nhưng có sự liên quan giữa sự bài tiết kẽm với vai trò của tuỵ và các tế
bào ruột. Người ta thấy rằng hàm lượng kẽm tá tràng cao hơn hàm lượng
kẽm trong thức ăn. Điều đó chính là sự bài tiết kẽm của niêm mạc ruột, sau
khi đã bài tiết kẽm ra ngoài lòng ruột, niêm mạc ruột lại tái hấp thu lại một
phần lượng kẽm đó để giữ cân bằng. Tại tá tràng 40-70% lượng kẽm được
hấp thu [76].
Một số yếu tố đóng vai trò ức chế và một số khác có vai trò kích thích
hấp thu kẽm. Phytat được chứng minh nhiều trên thực nghiệm làm giảm

17
mức độ hoà tan kẽm nên ảnh hưởng xấu đến hấp thu kẽm. Sắt vô cơ có thể
làm giảm hấp thu kẽm, nhiều nghiên cứu còn chứng tỏ sắt hem cũng có tác
dụng ức chế hấp thu kẽm tương tự. Canxi làm tăng bài tiết kẽm và do đó
làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm. Mức độ hoà tan của kẽm có một vai trò rất
quan trọng trong hấp thu kẽm. Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp
protein vận chuyển retinol trong gan (RBP) và có tác dụng làm tăng hiệu
quả bổ sung vitamin A trong điều trị hội chứng thiếu vitamin A tương ứng
với nồng độ RBP tăng. Ngược lại thiếu vitamin A cũng ảnh hưởng đến hấp
thu kẽm do giảm tổng hợp protein vận chuyển kẽm ở ruột [76].
Nhu cầu kẽm được khuyến nghị hàng ngày ở trẻ nhỏ từ 0 đến 4 tháng
tuổi là 1,25 mg/ ngày; ở trẻ 5-12 tháng tuổi là 1,1mg/ ngày; ở trẻ trai từ 1-
10 tuổi là 1,6 mg/ ngày; ở trẻ gái từ 1-9 tuổi là 1,55 mg/ ngày, tuy nhiên tùy
vào tỷ lệ hấp thu mà lượng kẽm khuyến nghị dùng hàng ngày có thể tăng từ

2,5 lần đến 10 lần. Ngưỡng nồng độ kẽm huyết thanh ở trẻ em thấp khi
hàm lượng kẽm huyết thanh dưới 70 µg/dl [78].
Vai trò của kẽm trong hoạt động của các enzym:
Kẽm có một vai trò sinh học không thể thiếu đối với sức khỏe con
người. Nó tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau, là chất
xúc tác không thể thiếu được của ARN- polymerase trong quá trình nhân
bản ADN và tổng hợp chất protein. Đây là chức năng quan trọng giúp kích
thích tăng trưởng của trẻ em. Kẽm vừa là cấu trúc, vừa tham gia duy trì
hàng loạt các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Kẽm có độ tập trung cao
trong não nên thiếu kẽm có thể dẫn đến các rối loạn dẫn truyền thần kinh.
Kẽm tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành
phần của hormon một số tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận,
sinh dục. Kẽm còn có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các tổn thương do

18
nhiễm trùng và nhiễm các độc tố, bảo vệ tế bào niêm mạc, giúp mau lành
vết thương [76].
Vai trò của kẽm và mối liên quan với IGF-1 tới tăng trưởng và phát triển
Kẽm có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng này
có thể giải thích nhiều tác dụng như: tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein,
tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormon tăng trưởng (GH-
Growth Hormon); hormon IGF-1. Một số nghiên cứu đã chứng tỏ rằng kẽm
có tác dụng kích thích tăng trưởng ở trẻ nhờ tác dụng trung gian làm tăng
hormon tăng trưởng giống insulin trong máu (IGF-1). IGF-1với nhiều
nhóm có cấu trúc polypeptid có liên quan tới quá trình tăng sinh và biệt hóa
tế bào lần đầu tiên được đề cập tới như những yếu tố kích thích tăng
trưởng. Cơ chế hoạt động của IGF-1cũng giống như các yếu tố có cấu trúc
polypeptid khác là gắn với những thụ thể đặc hiệu của tế bào để thúc đẩy
quá trình vận chuyển chất qua màng tế bào [76].
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả của việc

bổ sung kẽm đến sự tăng trưởng của trẻ em. Việc can thiệp của kẽm thử
nghiệm đầu tiên đã không thành công trong việc cải thiện chiều cao của
những nam sinh đang độ tuổi đến trường. Bởi vì kẽm được bổ sung thêm
đã được hấp thu kém khi hấp thu cùng với tỉ lệ xơ sợi cao, chất phytate cao
trong các bữa ăn ở Trung Đông, hay do nghiên cứu không đủ thời gian
[130]. Trong những năm 1970 và 1980 đã có một vài nghiên cứu về ảnh
hưởng của bổ sung kẽm cho trẻ thấp còi ở Mỹ và Canada. Nhóm Hambidge
đã nghiên cứu tại Denver, Colorado và đưa ra nhận xét những đứa trẻ ở gia
đình có thu nhập thấp và trung bình có nồng độ kẽm trong tóc thấp, kém
cảm nhận hương vị và chán ăn [96]. Hambidge và CS thấy rằng 35% trẻ 3
đến 5 tuổi thuộc trong trường chương trình trẻ có thu nhập thấp của thành
phố Denver có chiều cao theo tuổi thấp hơn hoặc dưới 10% giá trị của quần

19
thể tham khảo [97]. Ở Trung Quốc trẻ em từ 1 đến 6 tuổi tăng trưởng chậm
được bổ sung kẽm 1-2 mg/ ngày trong 6 tháng kết quả tăng cân và chiều
cao rõ rệt [80].
Tác giả Brown và cộng sự đã tiến hành phân tích tổng hợp 33 nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng kết quả cho thấy bổ sung kẽm có ý nghĩa trong
việc phát triển chiều cao, với mức tăng trung bình khoảng 0,22 SD. Ở
những nghiên cứu bổ sung kẽm cho trẻ SDD thấp còi mức tăng trung bình
là 0,49 SD [77]. Hiệu quả bổ sung kẽm trong phát triển chiều cao có thể do
kẽm đã tác động lên hormon điều chỉnh tăng trưởng, hoặc tác động lên
ngon miệng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
Tại Bangladesh nghiên cứu bổ sung kẽm 70mg hàng tuần trong 12
tháng cũng cho thấy giảm có ý nghĩa thống kê tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và
nhiễm trùng khác ở trẻ em [70],[71]. Nghiên cứu cộng đồng của Nguyễn
Xuân Ninh và cộng sự năm 1996 bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 đến 36 tháng
tuổi bị SDD có kết quả tăng mức cân và chiều cao tốt hơn. Tác giả còn
nhận thấy trẻ được bổ sung kẽm có mức hormon tăng trưởng (IGF-1) trong

máu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng và cho rằng vai trò
kích thích tăng trưởng của kẽm được thông qua mức IGF-1 trong máu. Mặc
dù xương cần có những dưỡng chất thành phần như các amino acid,
calcium, phosphor và magne, rối loạn hoạt động các hooc-mon có vai trò
điều hòa tạo thành xương ở đĩa xương tăng trưởng có thể hạn chế tăng
trưởng xương [122]. IGF-1 là chất đưa tin quan trọng của tín hiệu dinh
dưỡng dẫn đến xương dài ra. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, ở những
trẻ thiếu hụt kẽm, IGF-1 nhạy với tình trạng kẽm của cơ thể, bổ sung kẽm
dẫn đến tăng trưởng chiều cao đáng kể [111],[128].
Một số nghiên cứu đánh giá tác dụng của kẽm đơn độc hoặc kết hợp
đối với tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, kết quả cho thấy bổ sung kẽm đơn

×