Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

TIẾT 47- ĐỊA LÍ TỈNH BẮC NINH: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.66 KB, 22 trang )


NhiÖt liÖt chµo mõng c¸c thÇy c«
gi¸o vµ c¸c em häc sinh ®Õn tham
dù tiÕt häc
Địa lí tỉnh Bắc Ninh
NGUYỄN QUẢNG LONG -THCS PHONG KHÊ- TP BẮC NINH

Tiết 47- Vị trí địa lí - điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên
I- VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHÍ
HÀNH CHÍNH
1- Vị trí và lãnh thổ :
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng nằm
từ 20 độ58 phút Bắc - 21 độ16 phút Bắc, 105 độ 54
phút Đông - 106 độ 18 phút Đông,

Vị trí tỉnh Bắc Ninh trong cả nước
Diện tích gần 804 km2

Nhỏ nhất cả nước

Tỉnh Bắc Ninh tiếp giáp với tỉnh nào?

Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc,
liền kề với thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường giao
thông quan trọng của quốc gia đi qua, nối liền tỉnh
với trung tâm kinh tế, văn hoá , thương mại của
vùng
- Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao
lưu và phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh



2- Sự phân chia hành chính


Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành
lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh
Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh
năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng
Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay.

Năm 1895 tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang.

Năm 1905 tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc
nhập vào tỉnh Vĩnh Yên.

Năm 1950 Bắc Ninh có 9 huyện: Gia Bình, Gia Lâm, Lang
Tài, Quế Dương, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Võ
Giàng, Yên Phong.

Ngày 20/04/1961 tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.

Ngày 05/07/1961 hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ
Giàng thành huyện Quế Võ.

Từ ngày 27/10/1962 đến ngày 6/11/1996 tỉnh Bắc Ninh hợp
nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, sau đó lại
tách ra như cũ từ ngày 1/1/1997.

Ngày 14/03/1963, hai huyện Tiên Du, Từ Sơn của tỉnh Hà

Bắc hợp nhất thành huyện Tiên Sơn.

ĐẾN THỜI ĐIỂM 15/9/2003 ĐẾN NAY CÁC
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH GỒM?

Bắc Ninh bao gồm 01
thành phố, 01 thị xã và 06
huyện:

Thành phố Bắc Ninh

Thị xã Từ Sơn

Huyện Gia Bình

Huyện Lương Tài

Huyện Quế Võ

Huyện Thuận Thành

Huyện Tiên Du

Huyện Yên Phong

II-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1-Địa hình :

Địa hình của tỉnh này tương đối
phẳng,cóhướng dốc chủ yếu từTây Bắc

xuốngĐông Nam và từ Tây sang Đông, được
thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông
Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng
thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình
trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ
cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồi núi
chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích,
chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.

Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố
dân cư và phát triển KT-XH ?

Đặc điểmnổi bật của địa hình là đồng bằng chiếm
diện tích lớn trong tổng số diện tích đất tự nhiên của
tỉnh nên có điều kiệnsản xuất lương thực , thực
phẩm nuôi một số dân đông.

Bắc Ninh là một tỉnh đông dân, phân bố rộng khắp
và cũng là vùng nông nghiệp trù phú từ lâu đời

2- Khí hậu:
Bắc Ninh thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
và khô rõ rệt.

Một số yếu tố khí hậu cơ bản của Bắc Ninh
Yếu tố
khí hậu
1995 1996 1999 2000 2001
Nhiệt độ 23,6 23,5 24,3 24,2 23,6
Số gìơ

nắng
1327 1398 1431 1400 1442
Lượng
mưa-
mm
1240 1598 1558 1278 2043
Ẩm(%) 79 79 79 80 84
L.bốc hơi
75 74 80 95 82

Bắc Ninh có nền nhiệt độ cao 23,3, tổng nhiệt
trên 7500 độ C, lượng mưa TB 1400-1600 mm

Kiểu khí hậu 4 mùa với mùa đông lạnh làm cho khí
khí hậu BN dịu hoà, thích hợp với nhiều loại cây
trồng và gia súc cũng thích hợp với điều kiện sinh lí
của con người

Sông Cầu nước chảy lơ thơ

Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh

Sông Thái Bình


3- Về đặc điểm thuỷ văn:

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc,
mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2
km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm

sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

_ Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất
Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³.
Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là
9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông
Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa
trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.

_ Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km
với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu
lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu
có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao
nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn
mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).


Sông Thái Bình:

Thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có
chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài 17 km.

Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các
vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói
mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm
lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông
rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là
một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất.
Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch

sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm
1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại
Cát Khê là 5000 m3/s


Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông
ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông
Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi,
sông Đại Quảng Bình
-
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và
điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu
lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³,
trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là
176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào.
-
Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng
nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày,
tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có
bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ
nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho
cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có
các hoạt động của đô thị.



4-Tài nguyên thiên nhiên - môi trường:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh qui
về các dạng sau:


4.1. Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh
là 803,87 km², trong đó đất nông nghiệp
chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất
chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% & đất
chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung tiềm
năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn. Riêng đất
đô thị là 1.158,9 ha chiếm 1,44% diện tích tự
nhiên thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh và 6 thị
trấn với qui mô dân số khoảng 90.500 dân.


4.2. Tài nguyên rừng:

Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là
rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha
phân bố tập trung ở Quế Võ ( 317,9 ha ) và Tiên Du
( 254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³,
trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916
m³.


4-3. Tài nguyên khoáng sản:

Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu
chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói,
gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và
Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh,

đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu
- Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ
lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn
ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.

Trân trọng cám ơn quí thầy cô giáo
đến dự tiết giảng hôm nay

×