NGƯỜI THỰC HiỆN
Viết chuyên đề: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Dạy minh hoạ Nguyễn Thanh Xuân
MỤC LỤC
A: PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài.
II- Mục đích nghiên cứu.
III- Đối tượng nghiên cứu.
IV- Phương pháp nghiên cứu.
B: PHẦN NỘI DUNG
C: PHẦN KẾT LUẬN
I.Những vấn đề chung
II.Những vấn đề cụ thể
I- Lý do chọn đề tài.
1- Cơ sở lý luận.
Theo những người soạn sách ngữ
văn THCS việc đưa văn bản nhật dụng
vào dạy trong nhà trường “ Là một việc
làm cấp thiết và hợp lý. Không phải
chỉ với nền giáo dục Việt Nam mà đối
với nền giáo dục của tất cả các nước
trên thế giới”.
Mục đích của việc đưa văn bản nhật
dụng vào giảng dạy cho học sinh là để
“ Đưa học sinh trở lại với những vấn
đề vừa quen thuộc vừa gần gũi hàng
ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài trọng đại
mà tất cả chúng ta đều quan tâm và
hướng tới”.
Những vấn đề này: “ Phần cứng
của chương trình có thể chưa đáp
ứng hết, sẽ được các văn bản nhật
dụng bổ sung và hoàn chỉnh”.
Cùng với việc đổi mới nội dung
chương trình học phổ thông ở mọi
ngành học cấp học, văn bản nhật
dụng lần đầu tiên được đưa vào
chương trình ngữ văn THCS từ lớp 6
đến lớp 9 với ý nghĩa là những tiết học
chính khoá. Mặc dù tỷ lệ còn khiêm
tốn so với các loại văn bản khác song
lại hết sức quan trọng và có ý nghĩa
thực tiễn cao.
2- Cơ sở thực tiễn.
Qua khảo sát sau 8 năm thực hiện
chương trình đổi mới nội dung, phương
pháp và thay SGK Ngữ văn bậc THCS
chúng tôi thấy rằng chỉ có 55 % số giờ
giảng của giáo viên đạt yêu cầu. Về phía
học sinh qua khảo sát khối lớp 7 với 43 học
sinh đạt kết quả như sau:
-
Bài dễ hiểu: 07 học sinh
( chiếm tỷ lệ 16,2%)
-
Bình thường: 20 học sinh
( chiếm tỷ lệ 46,5%)
-
Khó hiểu, khó tiếp thu: 16 học sinh
( chiếm tỷ lệ 37,3%)
Nguyên nhân :
Đây là loại văn bản lần đầu tiên được
đưa vào giảng dạy trong chương trình nên
còn mới lạ với cả thầy và trò.
Một phần nữa là do các yếu tố khác
trong đó có một yếu tố rất cơ bản đó là
chưa có một phương pháp, một hướng đi
phù hợp cho việc giảng dạy loại văn bản
này.
→ Một số ý kiến về việc dạy văn bản
nhật dụng trong chương trình Ngữ văn
THCS.
II- Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện nghiên cứu chuyên đề
này, hy vọng rằng sáng kiến của tôi sẽ
có ý nghĩa gợi ý một hướng khai thác
các văn bản nhật dụng trong giờ dạy
đọc hiểu văn bản, trên cơ sở đó bước
đầu đưa ra một số định hướng về
phương pháp hướng dẫn học sinh đọc
hiểu văn bản, một số phương pháp dạy
học Ngữ văn thường được sử dụng khi
dạy văn bản nhật dụng.
III- Đối tượng nghiên cứu.
Chuyên đề tập trung khảo sát 9
văn bản nhật dụng:
1. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
3. Cổng trường mở ra.
4. Mẹ tôi.
5. Cuộc chia tay của những con búp bê.
6. Ca Huế trên sông Hương.
7. Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
8. Ôn dịch thuốc lá.
9. Bài toán dân số.
IV- Phương pháp nghiên cứu.
Thống kê
Phân loại
So sánh
Phân tích
Tổng hợp.
A: PHẦN MỞ ĐẦU
B: PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung:
Một là: Dạy văn bản nhật dụng phải
theo đúng đặc điểm của văn bản nói
chung: khi dạy văn bản nhật dụng phải
chú ý đến các đặc điểm của văn bản
nói chung.
Về nội dung: Mang đến cho người
đọc một thông tin đầy đủ về sự vật, sự
việc, hiện tượng, đồng thời gửi gắm ở
đó một ý tưởng của người viết. Có thể
là một sự mong muốn, một lời kêu gọi,
khuyến cáo, một lời cảnh báo, nhắc
nhở hay một bức thông điệp về cuộc
sống…
Xét về nội tại, văn bản đó bao giờ
cũng gồm các ý, các luận điểm, các tiểu
chủ đề được sắp xếp với nhau liền
mạnh theo một trình tự hợp lý về nội
dung ý nghĩa, cùng hướng về một mục
đích chung
Hai là: Văn bản nhật dụng mang
những đặc điểm chung của văn bản song
đồng thời có những dặc điểm riêng, khác
biệt với các loại văn bản khác. Do vậy dạy
văn bản nhật dụng phải làm nổi bật các
đặc điểm của văn bản nhật dụng trong
những mối quan hệ và điều kiện cụ thể:
1. Văn bản nhật dụng là văn bản
có ý nghĩa thời sự và xã hội:
Văn bản nhật dụng dịch từ tiếng
Anh Everyday – Texs là một loại văn
bản có ý nghĩa thời sự và xã hội.
Đây là loại văn bản có nội dung đề
cập tới những vấn đề thường nhật của
đời sống con người, những vấn đề đang
được xã hội quan tâm và hướng tới.
Tính thời sự và tính vĩnh cửu là hai
mặt của một quá trình thống nhất, được
hiểu theo một ý nghĩa tương đối đó là
một vấn đề bức xúc nóng bỏng mà cả
xã hội quan tâm. Là cái được đặt ra
hàng ngày đối với tất cả mọi người, cái
mà tất cả mọi người đều phải hướng tới
không chỉ cho hôm nay mà cả mai sau.
Không chỉ cho một người hoặc một cá
thể mà cho tất cả xã hội.
Ví dụ: Học bài “ Thông tin về ngày
trái đất năm 2000 ” ( Ngữ văn 8)
không chỉ giúp học sinh thấy được
tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao
bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng
và vận động mọi người cùng thực
hiện khi có điều kiện mà còn qua đó
giúp các em có những suy nghĩ, việc
làm tích cực về vấn đề xử lý rác thải
sinh hoạt một vấn đề khó giải quyết
và nan giải nhất trong nhiệm vụ bảo
vệ môi trường hiện nay.
Ví dụ: Học bài: “ Cầu Long Biên -
chứng nhân lịch sử” không phải chỉ
để biết lịch sử một chiếc cầu mà
quan trọng hơn qua đó giúp học sinh
biết trân trọng truyền thống, thành
quả lao động của nhân dân, của
những người lao động xây dựng nó,
đi xa hơn là đánh thức ở học sinh
những rung cảm nghệ thuật tinh tế
sâu sắc trước những sự vật, tưởng
như vô tri, vô giác của quê hương
đất nước mình.
B: PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung:
1. Văn bản nhật dụng là văn bản
có ý nghĩa thời sự và xã hội:
2. Vì văn bản nhật dụng xuất hiện,
tồn tại ở tất cả các kiểu văn bản,
tất cả các thể loại, tất cả các
phương thức biểu đạt… Nó có thể
là văn bản văn chương hoặc
không phải văn bản văn chương.
Do vậy phải chú ý làm nổi bật hình
thức tồn tại của nó:
Dạy văn bản nhật dụng phải xem xét
đến yếu tố thể loại, yếu tố kiểu văn bản và
phương thức biểu đạt của nó và trên cơ
sở đó mà hướng tới những vấn đề cần
thiết về nội dung. Nói cách khác, là phải
chú ý làm nổi bật hình thức, biểu hiện của
văn bản nhật dụng.
Giáo viên phải có những câu hỏi để
học sinh phát hiện thể loại, kiểu văn bản
hay phương thức biểu đạt để rồi từ đó có
cách khai thác, phân tích văn bản một
cách hợp lý trong những điều kiện nhất
định.
Ví dụ 1: Hoặc khi dạy bài “ Cổng
trường mở ra” ( Ngữ văn 7): có đoạn tự
sự kết hợp với miêu tả là: Cái ấn tượng
khắc sâu mãi trong lòng một con người
về cái ngày “ Hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ
muốn nhẹ nhàng cẩn thận và ghi vào
lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó
trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo
rực những cảm xúc bâng khuâng xao
xuyến. Do vậy, phải hướng học sinh tới
việc nhận biết các đoạn miêu tả và tự sự
đó, hướng dẫn học sinh khai thác bình
giá để chỉ ra cái hay cái đẹp và tác dụng
của chúng đặt trong mối quan hệ với thể
loại Tập làm văn: miêu tả, kể chuyện
mà các em đã được học ở mọi phương
diện như cách dùng từ ngữ, biện pháp
nghệ thuật, ngôi kể, lời kể…
Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Ôn dịch, thuốc lá”
( Ngữ văn 8) văn bản chủ yếu sử dụng
phương thức thuyết minh kết hợp với
lập luận cho thấy: tác hại nguy hiểm của
nạn hút thuốc lá. Vì vậy, trong quá trình
phân tích, khai thác phải chú ý đến sự
kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức
lập luận và thuyết minh của văn bản.
Chúng ta hoàn toàn có quyền dạy
văn bản nhật dụng theo kiểu văn, với
trình tự từ văn ra ý hoặc ngược lại, hoặc
kết hợp. Căn cứ vào nội dung của từng
đoạn, từng phần văn bản, giáo viên hoàn
toàn có quyền hướng dẫn học sinh phân
tích, bình giá từ ngữ, hình ảnh, câu,
đoạn, biện pháp nghệ thuật, cách lập
luận một cách linh hoạt, sáng tạo.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “ Ca Huế trên Sông
Hương” ( Ngữ văn 7) một văn bản thuộc
thể loại ký ghi lại những điều mắt thấy
tai nghe và những nhận xét cảm xúc
đậm chất trữ tình. Dạy bài này đương
nhiên phải chỉ ra sự huyền diệu, thơ
mộng của một đêm ca Huế, tài hoa của
ca công, nhạc công, tâm hồn phong phú
của mỗi con người Huế.
Ví dụ 4: Dạy bài “ Ôn dịch, thuốc lá”
( Ngữ văn 8) giúp học sinh khai thác cần
thấy được sức mạnh của cách lập luận
sắc sảo, so sánh lời của người xưa nói
về binh pháp với mức độ và kiểu cách
phá hoại sức khoẻ của khói thuốc lá “
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà
Vua nếu giặc đánh như vũ bão thì không
đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như
tằm ăn dâu”
B: PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung:
1. Văn bản nhật dụng là văn bản có
ý nghĩa thời sự và xã hội:
2. Vì văn bản nhật dụng xuất hiện,
tồn tại ở tất cả
3. Một trong những đặc điểm của
văn bản nhật dụng là có tính liên
thông với nhiều vấn đề, nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Mặt khác do
yêu cầu về tính thời sự, tính xã hội
cho nên dạy văn bản nhật dụng cần
phải có sự liên hệ với những vấn đề
có liên quan:
Mục đích của việc dạy văn bản nhật
dụng là “ Đưa học sinh hoà nhập với xã
hội”
Vì vậy khi dạy văn bản nhật dụng
không thể không liên hệ với những vấn
đề có liên quan. Có thể đó là vấn đề môi
trường,văn hoá xã hội, tôn giáo…
Ví dụ: Khi dạy bài “ Thông tin ngày trái
đất năm 2000” (Ngữ văn 8) cần liên hệ
với các hoạt động hạn chế sử dụng, và
xử lý rác thải sinh hoạt bảo vệ môi
trường ở địa phương. Đối tượng để thực
hiện các mối liên hệ đó là thầy cô giáo,
đặc biệt là các em học sinh cá thể, hoặc
nhóm, hoặc tập thể theo kiểu có định
hướng hoặc tự do trình bày quan điểm
chính, sự liên hệ này giúp cho học sinh
tự bộc lộ, làm cho giờ học dân chủ, thoải
mái, sinh động. Đây cũng là con đường
ngắn nhất để học sinh hoà nhập thực
tiễn cuộc sống.
3. Một trong những đặc điểm của
văn bản nhật dụng là có tính liên
thông
4. Văn bản nhật dụng có nhiều từ ngữ
khó do vậy phải chú ý hướng dẫn học
sinh tìm hiểu chú thích và giải nghĩa
từ khó:
Việc cho học sinh tìm hiểu chú
thích, giải mã các thông tin khó hiểu là rất
cần thiết. Giáo viên cần phải linh hoạt tuỳ
thuộc vào từng bài, từng đối tượng học
sinh, có thể do trò thực hiện hoặc thầy
thực hiện, có thể thực hiện sau phần đọc
hiểu văn bản, cũng có thể kết hợp trong
quá trình khai thác, thâm nhập tác phẩm.
Ví dụ: Dạy bài “ Ôn dich, thuốc lá”
( Ngữ văn 8) có thể cho các em xem tranh
cổ động chống hút thuốc lá, các số liệu về
những ca tử vong do hút thuốc lá, ý kiến
của các nhà chuyên môn… Làm được
như vậy cũng là một cách đề giúp đỡ cho
giờ dạy văn bản nhật dụng thành công.
B: PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
1. Thống kê những văn bản nhật
dụng được dạy trong chương trình
Ngữ văn THCS:
Lớp
TT
Tên văn bản
nhật dụng
Tiết
(PPCT)
Chủ đề
Thể
loại
Phương thức
biểu đạt
6
1
2
3
Cầu Long Biên Chúng nhân
lịc sử
Động Phong Nha
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
123
129
126
Di tích lịch sử
Danh lam thắng
cảnh
Thiên nhiên, môi
trường
Ký
Thuyết
minh
Thư từ
Tự sự, miêu tả
Miêu tả, thuyêt
minh
Tự sự, miêu tả,
biểu cảm
7
1
2
3
4
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những
con búp bê.
Ca Huế trên sông hương.
1
2
5,6
113
Nhà trường, giáo
dục.
Vai trò của người
phụ nữ.
Quyền trẻ em
Văn hoá.
Báo chi
Thư từ
Truyện
Bút ký
Tự sự, biểu cảm.
Tự sự, biểu cảm.
Tự sự, miêu tả,
biểu cảm.
Tự sự, biểucảm.
8
1
2
3
Thông tin ngày trái đất năm
2000
Ôn dịch, thuốc lá.
Bài toán dân số.
39
45
9
Môi trường
Bài trừ tệ nạn dịch .
Dân số.
Báochí
Báochí
Báochí
Thuyết minh.
Thuyết minh, lập
luận.
Lập luận, tự sự.
9
1
2
3
Phong cách Hồ Chí Minh .
Đấu tranh cho một thế giới
hoà bính.
Tuyên bố thế giới về quyền
trẻ em.
1,2
6,7
11,12
Danh nhân Việt
Nam.
Bảo vệ hoà bình
chống chiến tranh.
Quyền con người.
Nghị luận
Nghị luận.
Nghị luận
Lập luận, biểu
cảm.
Lập luận, biểu
cảm.
Lập luận, biểu
cảm.
B: PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
1. Thống kê những văn bản nhật
dụng được dạy trong chương trình
Ngữ văn THCS:
2. Một số phương pháp dạy học Ngữ
văn thường được sử dụng khi dạy
văn bản nhật dụng.
2.1- Đọc và tìm hiểu văn bản:
Chương trình Ngữ văn THCS nhấn
mạnh “ Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ
năng cho học sinh là làm cho học sinh có
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…”.
Giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn đọc
cho học sinh làm sao cho các em đọc với
sự vận động của tư duy, tình cảm.
Vấn đề đặt ra trước hết phải là đọc
đúng: đúng từ ngữ, câu cú, nhịp điệu…
Sau đọc đúng là đọc diễn cảm thể hiện nội
dung tư tưởng của tác phẩm, tình cảm và
thái độ của nhân vật.
Trong bài văn nhật dụng giáo viên
cần căn cứ vào thể loại và phương thức
biểu đạt của văn bản mà hướng dẫn học
sinh đọc. Bản thân chủ đề, nội dung văn
bản nhật dụng đã có sức hấp dẫn kích
thích hứng thú người đọc.
Ví dụ1: Khi đọc văn bản
“Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”
(ở lớp 6). Giáo viên cần căn cứ vào đặc
trưng của thể loại hồi ký, phương thức tự
sự mà gợi ý chó các em đọc với giọng
biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “
Tôi” và những cảm nghĩ của người khác.
Ví dụ 2: Khi hướng dẫn đọc “ Thông tin
ngày trái đất năm 2000” dựa vào đặc trưng
của văn bản thuyết minh giáo viên có thể
hướng dẫn đọc phần sau của văn bản: cần
nhấn mạnh rành rọt từng điểm kiến nghị,
hoặc đọc với giọng khẩn thiết của một lời
kêu gọi ở đoạn sau.
Tìm hiểu chú thích: vì văn bản nhật
dụng sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên
môn nên trước khi hướng dẫn học sinh
tìm hiểu chú thích giáo viên cần tim hiểu
các từ ngữ chuyên môn qua từ điển hoặc
tham khảo các nhà chuyên môn.
Ví dụ: Đi - Ô - Xin, Plaxtic, miễn dịch…
hoặc Ni - Cô- Tin, Ôxit- Cacbon…
B: PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
1. Thống kê những văn bản nhật
dụng được dạy trong chương trình
Ngữ văn THCS:
2. Một số phương pháp dạy học Ngữ
văn thường được sử dụng khi dạy
văn bản nhật dụng.
2.1- Đọc và tìm hiểu văn bản:
2.2- Phương pháp vấn đáp tìm tòi:
Đây là phương pháp sử dụng hệ
thống câu hỏi để gợi cho học sinh tìm tòi,
suy nghĩ nhằm đạt được mục tiêu bài học.
Người ta chia ra làm 3 dạng câu hỏi
Đối với giờ học văn bản nhật dụng có
thể kết hợp các nhiệm vụ cụ thể của mỗi
bài theo đặc trưng thể loại và phương
thức biểu đạt, các từ ngữ hình ảnh nghệ
thuật … mà xây dựng hệ thống câu hỏi
như sau:
Câu hỏi vừa tạo ấn tượng thẩm mỹ
vừa khám phá bởi chất của văn bản.
Câu hỏi tái hiện kết hợp phát hiện
dụng ý nghệ thuật của văn bản
Câu hỏi gợi tìm, sáng tạo kết hợp
khái quát nội dung nghệ thuật của văn
bản.
Câu hỏi vấn đáp tái hiện ( câu hỏi
không cần suy luận chỉ cần tái hiện )
Câu hỏi vấn đáp nhằm giải thích,
minh hoạ ( làm sáng tỏ một vấn đề có
dẫn chứng minh hoạ )
Câu hỏi vấn đáp tìm tòi ( nhằm trao đổi
tìm lời đáp).
Câu hỏi tìm hiểu mối quan hệ giữa
các yếu tố trong và ngoài văn bản có
liên quan.
Ví dụ: Dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” ở lớp
8 có thể sử dụng các dạng câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Em hiểu như thế nào về nhan
đề? Dấu phẩy đặt ở vị trí giữa “Ôn dịch”
và “Thuốc lá” có ý nghĩa gì?
Câu hỏi 2: Có thể chia văn bản ra làm 3
hay 4 phần? Em hãy xác định nội dung của
từng phần?
Câu hỏi 3: Tác giả đã đưa ra các dẫn
chứng nào để nói về tác hại của khói
thuốc lá? Các dẫn chứng này có thuyết
phục người nghe không?
B: PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
1. Thống kê những văn bản nhật
dụng được dạy trong chương trình
Ngữ văn THCS:
2. Một số phương pháp dạy học Ngữ
văn thường được sử dụng khi dạy
văn bản nhật dụng.
2.1- Đọc và tìm hiểu văn bản:
2.2- Phương pháp vấn đáp tìm tòi:
2.3-Vận dụng dạy học giải quyết
vấn đề
Giáo viên cần hướng học sinh vào
việc giải quyết các tình huống có vấn đề.
Đối với các văn bản nhật dụng, cần
hướng học sinh đến những vấn đề vừa có
tính thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài, vĩnh
cửu. Hai mặt dường như là đối lập thực ra
là thống nhất ấy chính là vấn đề, là tình
huống mà các em cần giải quyết.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mẹ tôi” ở lớp 7, giáo
viên có thể đặt câu hỏi để hướng học sinh
đến tình huống có vấn đề.
+ Tại sao người bố lại viết thư?
+ Qua văn bản này tác giả muốn nói
với chúng ta điều gì?
2.4- Sự vận dụng thuyết trình và
giảng bình:
Đối với văn bản nhật dụng cần vận
dụng thuyết trình và giảng bình nên xác
định và chỉ ra đặc điểm nghệ thuật, cái
hay, cái đẹp của văn bản. Từ đó lựa chọn
những chi tiết hay, đẹp, gợi cảm để bình.
Vẻ đẹp của nội dung sẽ tăng lên gấp bội
nếu có những lời bình của giáo viên và
học sinh về hình thức nghệ thuật chuyển
tải nó.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Cuộc chia tay
của những con búp bê” ở lớp 7 đây là câu
chuyện thể hiện được nỗi đau tinh thần
của những đứa trẻ mà vì bố, mẹ chia tay
trở thành nạn nhân của cuộc chia ly đau
đớn. Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh
hiểu, cảm nhận được tình cảm anh em
trong sáng, thân thiết, sự gắn bó máu thịt
và tấm lòng nhân hậu, vị tha của hai anh
em Thành - Thuỷ. Tuy nhiên để các em học
sinh có thể khái quát được ý nghĩa sâu
sắc của tình cảm, tấm lòng vị tha, nhân
hậu, trong sáng, cao đẹp của hai anh em
như các biện pháp nghệ thuật, cách kể
chuyện của tác giả thì những lời bình của
giáo viên rất quan trọng.
B: PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
1. Thống kê những văn bản nhật
dụng được dạy trong chương trình
Ngữ văn THCS:
2. Một số phương pháp dạy học Ngữ
văn thường được sử dụng khi dạy
văn bản nhật dụng.
2.1- Đọc và tìm hiểu văn bản:
2.2- Phương pháp vấn đáp tìm tòi:
2.3-Vận dụng dạy học giải quyết
vấn đề
2.4- Sự vận dụng thuyết trình và
giảng bình:
2.5 Dạy học hợp tác trong nhóm:
Hợp tác trong nhóm còn gọi là
phương pháp cùng tham gia
Đối với phần văn bản nhật dụng với
mục tiêu là quan tâm đến sự bức xúc, sự
tập kết gắn với đời sống, đưa học sinh trở
lại vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi
hàng ngày. Vì vậy tổ chức dạy học hợp tác
trong nhóm để phát huy được cá nhân,
tích cực sáng tạo sẽ rất có hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc chia tay của
những con búp bê” Ở lớp 7 có thể giao
nhiệm vụ cho từng nhóm các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tại sao văn bản lại có tên
“Cuộc chia tay của những con búp bê ” ?.
Câu hỏi 2: Đây có phải là những cuộc
chia tay bình thường không ? Vì sao?
Câu hỏi 3: Qua văn bản này người viết
muốn gửi gắm điều gì?
Câu hỏi 4: Nhóm em có suy nghĩ gì về
tình cảm con người, tình anh em ruột thịt ?
2.6- Dạy học phân hoá:
Đây là phương pháp phân hoá học
sinh theo từng đối tượng tốc độ trên cơ
sơ kết hợp giữa dạy học đại trà với mũi
nhọn, phổ cập với nâng cao
Đối với phần văn bản nhật dụng, nội
dung mới, khó nhưng rất gần gũi có thể
phù hợp với các đối tường học sinh . Khi
tổ chức phương pháp này giáo viên có
thể kết hợp với phương pháp vấn đáp, tìm
tòi để đặt câu hỏi phù hợp từng đối tượng
mà vẫn phát huy được vốn sống, năng
lực, sở trường của các nhân học sinh .
Ví dụ: Dạy bài “ Cổng trường mở ra” ở lớp
7 có thể đặt câu hỏi như sau:
Chi tiết nào diễn tả nỗi mừng vui, hy
vọng của người mẹ? (mức độ nhận biết
học sinh yếu). Theo em vì sao người mẹ
trằn trọc không ngủ được? (mức độ phân
tích cho học sinh khá giỏi).
B: PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II.NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
1. Thống kê những văn bản nhật
dụng được dạy trong chương trình
Ngữ văn THCS:
2. Một số phương pháp dạy học Ngữ
văn thường được sử dụng khi dạy
văn bản nhật dụng.
2.1- Đọc và tìm hiểu văn bản:
2.2- Phương pháp vấn đáp tìm tòi:
2.3-Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
2.4-Sự vận dụng thuyết trình và giảng bình:
2.5 Dạy học hợp tác trong nhóm:
2.6- Dạy học phân hoá:
2.7- Việc vận dụng các phương pháp dạy
học vào dạy phần văn bản nhật dụng
chương trình Ngữ văn THCS không nằm
ngoài các phương pháp dạy học Ngữ
văn nói chung:
Sử dụng những phương pháp nhằm
tăng cường khả năng tự tìm tòi, suy nghĩ,
sáng tạo và tự bộc lộ của học sinh.
Vận dụng các phương pháp không
nằm ngoài quan điểm tận dụng khả năng
tích hợp của nội dung chương trình với
Tiếng việt, Tập làm văn.
Trong giờ dạy văn bản nhật dụng
giáo viên có thể dựa vào nội dung văn
bản; các phương pháp mà vận dụng một
vài hoặc tất cả các phương pháp dạy học.
Chú trọng đến năng lực thực hành,
chẳng hạn: tổ chức, khuyến khích các em
thảo luận, sáng tác, viết báo, viết thư UPU,
vẽ tranh…
Động viên học sinh đào sâu suy nghĩ
về những vấn đề cụ thể như đọc sách báo,
sưu tập tranh ảnh, viết bài theo chủ đề,
thuyết minh một vấn đề. Sử dụng triệt để
các phương tiện dạy học, khai thác tốt
tranh ảnh , phát huy tác dụng của kênh
hình (băng hình, đĩa VCD…), tổ chức thi vẽ
gắn với chủ đề mà văn bản đề cập. Chẳng
hạn: Khi học bài “ Ca Huế trên sông
Hương ”có thể cho các em xem băng hình
ca Huế. Khi học bài “ Ôn dịch, thuốc lá ”
cho học sinh xem tranh áp phích cấm hút
thuốc lá và nghe những ý kiến (qua băng
cát – xét) của các nhà chuyên môn về tác
hại của thuốc lá.
Xây dựng chuyên đề này tôi rất quan tâm đến vị trí của môn Ngữ văn
với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết
quả học tập các môn khác và các môn khác cũng có thể góp phần giúp học
tập môn Ngữ văn. Bản thân môn Ngữ văn ở vị trí đó tự nó cũng toát lên yêu
cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống . Mà phần
văn bản nhật dụng là nội dung cụ thể, thiết thực phục vụ, đáp ứng yêu cầu
ấy. Trong quá trình thực hiện, tổ chức, hướng dẫn học sinh học phần văn
bản này thưc tế cho thấy có thú vị, hấp dẫn song cũng có những vấn đề còn
lúng túng. Đổi mới các phương pháp dạy học là tất yếu nhưng ở đây không
phải là một cuộc cách mạng. Đổi mới phải trên cơ sở kế thừa. Điều đáng nói
là các phương pháp này không phải là bất biến nó luôn vận động linh hoạt,
đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức và phải có cái tâm
yêu nghề, say mê với nghề.
Chỉ có tài năng và tâm huyết của người thầy mới tạo ra phương pháp hữu
hiệu nhất. Đúng như quan điểm của nhà giáo dục người Pháp ở thế kỷ XVIII
là J.J ROUSSENAU “Vấn đề không phải là đưa chân lý đến cho học sinh mà
phải làm thế nào để cho học sinh có thể biết cách tìm chân lý.”
Trong khuân khổ hạn hẹp của chuyên đề tôi thấy còn nhiều vấn đề
cần phải bàn thêm và bổ sung, cần có sự đóng góp giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo đồng nghiệp.
C. KẾT LUẬN
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !