Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên Đề môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.91 KB, 14 trang )

Sở GD&ĐT Cao Bằng
Trờng THPT Hà Quảng
______________
Chuyên đề
Con ngời nông thôn trong truyện ngắn của Nam Cao
Ngời thực hiện: Mã Thị Lý
Đơn vị: Trờng THPT Hà Quảng
Năm học: 2008 - 2009
Hà Quảng, tháng 12 năm 2008
A- Phần mở đầu
1. Tên chuyên đề:
"Con ngời nông thôn trong truyện ngắn Nam Cao"
2. Lý do chọn chuyên đề:
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một trong những giai đoạn văn
học đạt đợc nhiều thành tựu xuất sắc nhất, trong đó thành tựu nổi bật và có giá trị
to lớn là phản ánh trung thực, hiện thực xã hội Việt Nam thời kỳ này. Trong hoàn
cảnh chung của giai cấp trớc cách mạng Tháng 8, nông thôn Việt Nam luôn tràn
ngập không khí nặng nề của ách áp bức bóc lột, của bọn thực dân Nhật - Pháp
cũng nh bọn phong kiến tay sai trong nớc, nông thôn Việt Nam hiện lên thật thảm
hại với số phận đau thơng của những ngời dân bị áp bức. Họ không những bị bóc
lột về thể xác mà còn bị tha hoá về tinh thần. Vậy tôi mạnh dạn chọn chuyên đề
này với hi vọng phần nào giúp các em hệ thống hoá lại kiến thức trong một giai
đoạn lịch sử, đồng thời tạo điều kiện cho các em biết vận dụng những kiến thức đó
vào viết văn một cách có hiệu quả hơn.
3. Mục đích chuyên đề:
Việc cải cách sách giáo khoa đợc tiến hành đại trà bắt đầu từ năm 2002 -
2003, mục đích của lần đổi mới này là đổi mới phơng pháp dạy học nhằm mục
đích cuối cùng là "Tích cực hoá hoạt động của học sinh". Đó là phơng pháp tích
cực là một thuật ngữ để chỉ phơng pháp dạy học theo hớng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của ngời học. Song song với việc đổi mới phơng pháp, nội
dung dạy học, quá trình tích cực hoá của học sinh học tập văn học không thể tách


rời hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Mặt khác, tìm hiểu một tác phẩm văn học phải
gắn vào một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Qua đó giúp học sinh thấy đợc mối
quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống.
4. Phạm vi áp dụng:
Thực hiện đối với học sinh lớp 9,10, 11 và 12.
2
B- Quá trình thực hiện:
Những thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi: Giáo viên là ngời sống và làm việc trong nhà trờng có bề dày
thành tích, đồng nghiệp, bạn bè động viên khích lệ, một số học sinh có ý thức vơn
lên trong học tập.
2. Khó khăn: Trờng THPT Hà Quảng là một trờng miền núi, địa bàn rộng tập
trung học sinh ở nhiều nơi đến học, cơ sở vật chất còn cha đủ, đặc biệt là tài liệu,
sách giáo khoa, tham khảo còn thiếu nhiều. Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế
còn khó khăn, phụ huynh cha thực sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của
con em mình. Học sinh còn phải lao động giúp gia đình nên thời gian học tập còn
ít, các em cha coi trọng môn văn, cha chăm chỉ đầu t học tập. Qua mỗi năm sau
khi kiểm tra lại thấy nhiều sách bị hỏng, thiếu cha phù hợp với thực tiễn nên việc
học tự học, nghiên cứu, mở rộng kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế, không
minh hoạ đợc một số kiến thức mở rộng đợc trong sách giáo khoa...
C- Nội dung chuyên đề:
I/ Đề tài con ngời nông thôn trong truyện ngắn của Nam Cao:
1. Tại sao Nam Cao lại quan tâm đến đề tài " con ngời nông thôn"?
Nh chúng ta đã biết, Nam Cao sinh trởng trong một gia đình trung nông ở
làng quê nghèo thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ. Gia đình Nam Cao sống cũng chật
vật, khó khăn nh bao gia đình nơi đây. Có thể nói trong cuộc đời ngăn ngủi của
mình, Nam Cao đã phần lớn sống gắn bó với làng quê. Học hết bậc thành chung
nhng vì ốm không thi đậu, Nam Cao theo ngời nhà vào Sài Gòn làm th ký cho một
cửa hiệu may. Sau trận ốm nặng Nam Cao trở về làng. Khi thi đậu, Nam Cao đợc
mời dạy ở một trờng t tại Hà Nội. Nhng đợc ít lâu sau trờng phải đóng cửa, Nam

Cao lại sống vật vả, đợc giác ngộ cách mạng và tham gia sinh hoạt ở lò văn hoá
cứu quốc. Khi cơ sở văn hoá cứu quốc ở Hà Nội bị khủng bố, nhà văn về làng
tham gia phong trào cách mạng ở địa phơng. Thời gian này nhà văn sống với ngời
vợ lam lũ trong một căn nhà nhỏ ở giữa xóm bãi - nơi tập trung những ngời lao
động vất vả ăn thuê làm mớn. Chính sự gắn bó với làng quê, sống giữa những ngời
lao động nghèo khổ, Nam Cao đã thấu hiểu đợc những nối đau, tủi cực của họ dới
3
ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến. Sống giữa những ngời nông dân
nghèo khổ, biết bao cảnh tợng ngang trái thơng tâm để lại cho Nam Cao những ấn
tợng sâu sắc, đã giúp nhà văn có cái nhìn sắc sắc về bản chất cuộc sống của con
ngời ở nông thôn.
Hơn nữa, để có đợc thành công trong việc phản ánh chân thực bức tranh nông
thôn, chúng ta không thể không nhắc tới yếu tố quan trọng đó là tình cảm yêu th-
ơng gắn bó của tác giả với làng quê cũng nh con ngời nơi đây. Sự gắn bó cảm
động với bà con nông dân quê hơng là một tình cảm nổi bật trong con ngời Nam
Cao. Nhà văn lớn lên trong sự yêu thơng đùm bọc của những ngời nong dân khổ
ruột thịt. Đó là bà ngoại nhà văn, ở goá năm hăm hai tuổi, suốt đời vất vả cực nhọc
nuôi con, nuôi cháu; đó là ngời mẹ hiền lành lam lũ, ngời vợ chịu thơng, chịu khó
của nhà văn, đó là ngời dì nuôi đã bế ẵm nhà văn khi còn bé... Tất cả những con
ngời ấy đã đợc nhà văn đa vào tác phẩm của mình. Hình ảnh làng quê và bà con
nông dân nghèo khổ ở quê hơng luôn sống trong lòng nhà văn, đã nâng đỡ, an ủi
nhà văn những khi bi quan, bế tắc. Nhà văn muốn biết về họ để thể hiện hết những
tình cảm và sự gắn bó tha thiết của mình với họ. Nếu nh không có tình cảm yêu
thơng, gắn bó với những ngời xung quanh chân chất Nam Cao đã không làm xúc
động ngời đọc những trang viết của mình.
Nh vậy, có thể nói Nao Cao đều với đề tài nông thôn là một tất yếu bởi không
chỉ do điều kiện, hoàn cảnh sống gần gũi với ngời nông dân mà trong con ngời nhà
văn còn có một tình cảm sâu sắc, sự cảm thông, yêu thơng, gắn bó với những con
ngời nghèo khổ nơi này. Chính vì thế mà nhà văn luôn đi sâu, đi sát vào những
khía cạnh tởng nh nhỏ nhặt, đơn lẻ nhng lại phản ánh đúng nhất, thật nhất những

đau khổ nhiều mặt không chỉ về thể xác mà cả về tinh thần của những ngời con
chịu bao tầng áp bức bóc lột của chế độ xã hội Việt Nam thời kỳ tiền cách mạng.
2. Sự khác biệt của Nam Cao so với các nhà văn khác trong việc khắc hoạ
những con ngời nông thôn Việt Nam:
Viết về đề tài nông thôn Việt Nam, văn học giai đoạn 1930 - 1945 đã có
những tác phẩm đồ sộ tởng không ai vợt nổi nh: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Bớc
đờng cùng" của Nguyễn Công Hoan... Thế nhng Nam Cao không hề bị lu mờ bởi
các bậc đàn anh đó, nhà văn vẫn khẳng định đợc chỗ đứng của mình bằng một
4
cách khác chú ý đi đâu vào những mâu thuẫn đỉnh điểm của xã hội nông thôn thời
kỳ trớc cách mạng đó là mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân. Chị Dậu trong "Tắt
đèn" bị đẩy vào con đờng bị bần cùng hoá là do chế độ su thuế bất công và sự
tham lam độc ác của vợ chồng Nghị Quế. Anh Pha bị đẩy vào "Bớc đờng cùng",
bị phá sản cũng chỉ vì sự bóc lột, lừa gạt, cớp ruộng đất của vợ chồng Nghị Lại,
cũng nh thủ đoạn kiếm chác của bọn cờng hào ở nông thôn trong mùa su thuế. Ng-
ời nông dân trong các tác phẩm này là nạn nhân trực tiếp của chế độ su thuế bất
công. Thông qua các tác phẩm đó chúng ta đều thấy toát lên tiếng kêu cứu đói,
tiếng kêu giải thoát ngời nông dân khỏi con đờng bị bần cùng hoá.
Khác với các bậc đàn anh chị đi trớc, Nam Cao không chỉ phản ánh nỗi khổ
bị bần cùng hoá của ngời nông dân mà nhà văn còn giúp ta thấy đợc sự đau khổ
của những kiếp ngời bị lu manh hoá. Tác giả không đi vào việc dựng lên một bức
tranh khái quát với những cảnh hà hiếp, cớp đoạt, đánh đập, cùm kẹp, những cảnh
bán vợ, đợ con, tan cửa nát nhà của biết bao gia đình nông dân lao động mà nhà
văn chỉ trình bày những mẩu đời, những cảnh tợng rất tủi cực trong cuộc sống của
ngời nông dân dới chế độ cũ. Nhà văn chỉ quan tâm khắc hoạ những mảnh đời
riêng lẻ, phản ánh những cái hàng ngày "Tởng chừng đơn giản" nhng qua đó lại
giúp chúng ta thấy đợc tội ác vô cùng to lớn của chế độ thực dân nửa phong kiến
thời bấy giờ. Sự áp bức bóc lột của chúng ta đẩy ngời nông dân đến bến bờ cứu đói
mà quan trọng hơn nhà văn còn cho thấy sự băng hoại nhân cách của con ngời, bắt
nguồn từ cái đói, cái đói mà Nam Cao phản ánh không phải là cái đói đơn thuần

mà còn là vấn đề nhân cách. Do đó nội dung t tởng mà các tác phẩm của Nam Cao
cất lên đó là "Hãy cứu lấy nhân cách con ngời". Nhà văn cho thấy tội ác của bọn
thực dân phong kiến không chỉ ở chỗ đẩy con ngời vào bớc đờng cùng mà tán ác
hơn chúng còn cớp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của con ngời. Đó chính là sự sâu
sắc và khác biệt của ngòi bút Nam Cao trong việc phản ánh khía cạnh này.
II/ Con ngời nông thôn trong truyện ngắn của Nam Cao:
1. Ngời nông dân trong sáng tác của Nam Cao là những con ngời bị dồn
nén, xô đẩy vào ngõ cụt cuộc đời. Sự bế tắc đã làm con ngời méo mó đi, dị dạng
đi cả về tâm hồn và thể xác.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×