TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỬ NHÂN TIN HỌC
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM
(ỨNG DỤNG DESKTOP)
Đơn vị thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Thái Dư Trần Minh Trí – DTH051110
An Giang, 04/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỬ NHÂN TIN HỌC
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM
(ỨNG DỤNG DESKTOP)
Đơn vị thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Thái Dư Trần Minh Trí – DTH051110
An Giang, 04/2009
LỊCH LÀM VIỆC
Họ và tên sinh viên: Trần Minh Trí
Cơ quan thực tập: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thái Dư
Thời gian thực tập, từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày 06 tháng 04 năm 2009.
Tuần Nội dung công việc được giao
Tự nhận xét
về mức độ
hoàn thành
Nhận xét
của GV
hướng dẫn
Chữ ký của
GVHD
1
Từ ngày
02/02/2009
Đến ngày
07/02/2009
• Trao đổi với giảng viên
hướng dẫn về những công
việc sẽ thực hiện.
• Tiến hành khảo sát, lấy
dữ liệu, biểu mẫu thực tế tại
trường PT.
Hoàn thành
2
Từ ngày
09/02/2009
Đến ngày
14/02/2009
• Phân tích yêu cầu.
• Mô hình hóa.
Hoàn thành
3
Từ ngày
16/02/2009
Đến ngày
21/02/2009
• Thiết kế CSDL.
• Trao đổi với GVHD để
hoàn chỉnh CSDL.
Hoàn thành
4
Từ ngày
23/02/2009
Đến ngày
28/02/2009
• Thiết kế giao diện.
Hoàn thành
5
Từ ngày
02/03/2009
Đến ngày
07/03/2009
• Viết Code.
Hoàn thành
6
Từ ngày
09/03/2009
Đến ngày
14/03/2009
• Viết Code.
Hoàn thành
7
Từ ngày
16/03/2009
Đến ngày
21/03/2009
• Viết Code.
Hoàn thành
8
Từ ngày
23/03/2009
Đến ngày
28/03/2009
• Nộp bản nháp.
• Kiểm thử chương trình.
Hoàn thành
9
Từ ngày
30/03/2009
Đến ngày
06/04/2009
• Hoàn chỉnh và nộp bản
chính.
• Kết thúc thực tập.
Hoàn thành
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và Ban giám hiệu trường
Phổ thông Thực hành Sư phạm, Đại học An Giang đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tổ bộ môn Tin học, Khoa Kỹ
thuật - Công nghệ - Môi trường, trường Đại học An Giang đã tận
tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt
những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thái Dư đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện dề tài.
Con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, cha mẹ đã chăm
sóc, nuôi dạy con nên người.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ
và động viên em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng
cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý thầy cô
và các bạn.
An Giang, tháng 04 năm
2009
Sinh viên thực hiện
Trần Minh Trí
MỤC LỤC
Phần A. TỔNG QUAN 1
I. Giới thiệu cơ quan thực tập 1
1. Chức năng và nhiệm vụ 1
2. Cơ cấu tổ chức 1
II. Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài 1
III. Tổng quan về trường Phổ thông Thực hành sư phạm 2
1. Lịch sử thành lập 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ 3
3. Cơ cấu, tổ chức và cơ sở vật chất 4
Phần B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
I. Nghiên cứu mô hình học và dạy trong nhà trường PT 6
1. Tổng quan về mô hình quản lý học và dạy 6
2. Các đối tượng quản lý cơ bản 7
3. Các mô hình quản lý điểm học sinh 8
3.1 Điểm tĩnh 8
3.2 Điểm động 9
4. Những khái niệm cơ bản của mô hình quản lý học và dạy 9
4.1 Hệ đào tạo 9
4.2 Chương trình môn học 11
4.3 Lớp học và môn học 11
4.4 Tiêu chuẩn phân loại học lực và danh hiệu thi đua 11
II. Đánh giá, xếp loại học sinh 12
1. Tiểu học 12
1.1 Mục đích đánh giá, xếp loại 12
1.2 Nguyên tắc đánh giá, xếp loại 12
1.3 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm 13
1.4 Đánh giá và xếp loại học lực 13
1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại 15
2. Trung học cơ sở và Trung học phổ thông 16
2.1 Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại 16
2.2 Đánh giá và xếp loại loại hạnh kiểm 16
2.3 Đánh giá và xếp loại học lực 17
2.4 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại 21
Phần C. PHÂN TÍCH 22
I. Khảo sát hiện trạng 22
1. Mô tả hiện trạng 22
2. Mô tả các công việc chính trong năm học 22
II. Phân tích yêu cầu 22
1. Yêu cầu chức năng 22
2. Yêu cầu phi chức năng 23
III. Mô hình hóa 24
1. Mô hình Use-Case 24
1.1 Xác định Actor và Use-Case 24
1.2 Mô hình Use-Case 25
1.3 Đặc tả Use-Case 28
2. Sơ đồ tuần tự 43
2.1 Sơ đồ tuần tự Đăng nhập 43
2.2 Sơ đồ tuần tự Quản lý người dùng 44
2.3 Sơ đồ tuần tự Quản lý học sinh 46
2.4 Sơ đồ tuần tự Nhập điểm 48
3. Sơ đồ lớp 49
Phần D. THIẾT KẾ 50
I. Thiết kế dữ liệu 50
II.Thiết kế giao diện 60
Phần E. TỔNG KẾT 73
I. Kết quả đạt được 73
II. Hướng phát triển 73
PHỤ LỤC 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP 5
Hình 2: Mô hình lõi của dạy và học 6
Hình 3: Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường 7
Hình 4: Mô hình điểm “tĩnh” 8
Hình 5: Mô hình điểm “động” 9
Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà trường PT 10
Hình 7: Sơ đồ Use-Case Tổng quát 25
Hình 8: Sơ đồ Use-Case Quản lý niên học 26
Hình 9: Sơ đồ Use-Case Quản lý quy định 26
Hình 10: Sơ đồ Use-Case Quản lý giáo viên 27
Hình 11: Sơ đồ Use-Case Quản lý học sinh 27
Hình 12: Sơ đồ Use-Case Quản lý lớp-môn 28
Hình 13: Sơ đồ tuần tự đăng nhập 43
Hình 14: Sơ đồ tuần tự quản lý người dùng 44
Hình 15: Sơ đồ tuần tự Thêm người dùng 44
Hình 16: Sơ đồ tuần tự Xóa người dùng 45
Hình 17: Sơ đồ tuần tự Cập nhật người dùng 45
Hình 18: Sơ đồ tuần tự quản lý học sinh 46
Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm học sinh 46
Hình 20: Sơ đồ tuần tự xóa học sinh 47
Hình 21: Sơ đồ tuần tự cập nhật học sinh 47
Hình 22: Sơ đồ tuần tự nhập điểm học sinh 48
Hình 23: Sơ đồ lớp 49
Hình 24: Giao diện khởi tạo kết nối 60
Hình 25: Giao diện đăng nhập 60
Hình 26: Giao duện chính 61
Hình 27: Giao diện quản lý niên học 62
Hình 28: Giao diện quản lý thời gian từng học kỳ 63
Hình 29: Giao diện quản lý học sinh 64
Hình 30: Giao diện thông tin học sinh 65
Hình 31: Giao diện quản lý tổ chuyên môn 66
Hình 32: Giao diện quàn lý giáo viên 67
Hình 33: Giao diện thông tin giáo viên 68
Hình 34: Giao diện quản lý lớp học 69
Hình 35: Giao diện thông tin lớp học 70
Hình 36: Giao diện nhập hạnh kiểm học sinh 71
Hình 37: Giao diện nhập điểm học sinh 72
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
Phần A. TỔNG QUAN
∗ ∗ ∗
I. Giới thiệu cơ quan thực tập:
Tên cơ quan: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường.
Địa chỉ: 25, Võ Thị Sáu, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Ngày thành lập: ngày 14 tháng 5 năm 2001.
Trưởng khoa: ThS. Trương Đăng Quang.
Phó trưởng khoa: ThS. Đoàn Thanh Nghị, ThS. Nguyễn Trần Nhẫn Tánh.
1. Chức năng và nhiệm vụ:
Đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các ngành Công nghệ thông tin
và Kỹ thuật môi trường nhằm ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh
vực có liên quan, qua đó đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh An
Giang nói riêng và khu vựa đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Ngoài công tác giảng dạy, các cán bộ của Khoa còn tập trung vào công
tác nghiên cứu khoa học (ưu tiên nghiên cứu các lĩnh vực mang tính ứng dụng cao
vào đời sống của người dân tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long). Hiện nay Khoa
đang có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về việc ứng dụng tin học, công nghệ
thông tin trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ … và
xây dựng các mô hình quản lý áp dụng công nghệ mới trong xử lý môi trường.
2. Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay Khoa được phân chia thành 3 bộ môn: Bộ môn Tin học, Bộ môn Kỹ thuật
và Bộ môn Môi trường & Phát triển bền vững; với 2 ngành đào tạo là Tin học và Kỹ
thuật môi trường.
Về mặt nhân sự: tính đến tháng 1 năm 2009, Khoa có 43 giảng viên, nhân viên;
trong đó có: 1 chuyên viên chính, 35 giảng viên, 2 chuyên viên, 1 kỹ thuật viên, 1
nhân viên.
Về trình độ: Khoa hiện có 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 2 giảng viên đang
nghiên cứu sinh, 7 giảng viên đang học cao học và 14 giảng viên có trình độ kỹ sư
và cử nhân.
II. Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang
làm thay đổi toàn bộ thế giới. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, y tế…
dần dần được tin học hóa và làm cho công việc trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn.
Đặc biệt trong công tác giáo dục, việc tin học hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới
quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân
lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết
định sự phát triển CNTT của đất nước.
Ngày 30/09/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số
55/2008/CT-BGDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
1
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
giáo dục giai đoạn 2008-2012. Theo đó, năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy
mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Trên tinh thần đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện Chỉ thị và chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc địa phương triển khai thực hiện
chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”. Các đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm đẩy
mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực
và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường.
Ngày 06 tháng 06 năm 2008, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số
134/QĐ-UBND về việc thành lập Trường Phổ thông Thực hành sư phạm trực thuộc Trường
Đại học An Giang - trường Phổ thông đa cấp đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả
nước. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm có 3 cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở đến
trung học phổ thông. Ngoài các hoạt động giáo dục phổ thông thường xuyên, trường còn tổ
chức các hoạt động kiến tập, thực tập cho sinh viên của Trường Đại học An Giang theo yêu
cầu đào tạo giáo viên phổ thông và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu
khoa học giáo dục.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu được đặt ra là xây dựng một phần mềm quản lý dạy và học
sao cho phù hợp với đặc thù của nhà trường. Khác với những phần mềm trước đây, phần mềm
Quản lý học sinh Trường Phổ thông THSP phải quản lý quá trình học và dạy của học sinh và
giáo viên một cách toàn diện nhất trên cả 3 cấp học dựa trên các mô hình của hệ thống giáo
dục Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, phần mềm cũng phải cập nhật những quy chế mới nhất
trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo Quyết định Số 51/2008/QĐ-BGDĐT cũng như có
tính linh hoạt, mềm dẻo và tiến hóa để thích nghi với những thay đổi trong việc đánh giá, tính
điểm học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong thời gian sắp tới.
III. Tổng quan về Trường Phổ thông Thực hành sư phạm:
1. Lịch sử thành lập:
Trường Thực hành Sư phạm tiền thân là Cơ sở Thực hành Sư phạm (chỉ có cấp Tiểu
học) thuộc Trung học Sư phạm. Trường được thành lập vào năm 1989 theo ý tưởng của
thầy Nguyễn Trường Cửu, Hiệu trưởng Trường Trung học Sư phạm. Khi mới thành lập
thầy Nguyễn Trường Cửu và cô Nguyễn Thị Thức trực tiếp chỉ đạo và quản lý.
1. Năm học đầu tiên: 1989-1990 trường có 5 lớp với 130 học sinh.
2. Năm học 1990-1991: 7 lớp - 157 học sinh.
3. Năm học 1991-1992: 9 lớp - 185 học sinh.
4. Từ năm học 1992 đến 1995. Số lượng học sinh từ 185 em tăng lên 227 em.
Đến năm 1996, Trường Trung học Sư phạm sát nhập với Trường CĐSP An Giang.
Trường thuộc khoa Mầm non do Cô Nguyễn Thị Thức chủ nhiệm khoa quản lý dưới sự
chỉ đạo sâu sát của Ban Giám hiệu Trường CĐSP An Giang gồm có thầy Hà Duy Long -
Hiệu trưởng, thầy Hoàng Xuân Quảng - Phó Hiệu trưởng, thầy Hồ Văn Các - Phó Hiệu
trưởng. Kể từ lúc này nhà trường đi vào một chu kì phát triển mới tăng về cả số lượng lẫn
chất lượng, từ 9 lớp tăng lên 10 lớp và số lượng học sinh toàn trường tăng lên từ 227 em
tăng lên 350 em. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, có nhiều kinh nghiệm và tâm
huyết với nghề.
Đầu năm 2000, Trường ĐHAG An Giang được thành lập. Do thay đổi về mặt tổ chức,
ngày 17 tháng 7 năm 2000 cơ sở được bàn giao về Phòng Giáo dục TP. Long Xuyên quản
2
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
lý. Trường mang tên Trường Thực hành Sư Phạm do thầy Nguyễn Bá Khỏa làm Hiệu
trưởng, cô Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, Phó Hiệu trưởng.
Học sinh Trường Thực hành Sư phạm là hình ảnh thu nhỏ của truyền thống hiếu học,
vinh dự, tự hào thay các thế hệ học sinh trưởng thành từ mái trường này. Nhiều học sinh
đã thành đạt và có việc làm ổn định. Và các thế hệ học sinh nối tiếp nhau làm rạng rỡ tên
trường trên lĩnh vực “học sinh giỏi” cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. Dạy các em
là những người thầy, người cô mẫu mực như cô Trương Thị Thu Minh, cô Trương Kim
Bé…và rất nhiều thế hệ thầy cô có công xây dựng truyền thống “dạy tốt, học tốt“ của
trường. Nhiều thầy cô đều đạt giáo viên dạy giỏi cấp TP, cấp tỉnh như: thầy Võ Hữu
Phước, cô Huỳnh Xuân Loan, cô Huỳnh Hải Yến, cô Lã Thị Lan, cô Trần Thị Lệ Tuyền,
cô Lê Thị Yến Ngọc
Năm 2003, do nhu cầu về cơ sở vật chất của Trường Đại học nên nhà trường bàn giao
toàn bộ cơ sở cho Đại học An Giang theo Quyết định số 202/QĐUB ngày 17 tháng 6 năm
2003 của UBND TP. Long Xuyên. Giáo viên và học sinh của nhà trường được điều động
về các trường tiểu học TP. Long Xuyên. Nhiều thầy cô giáo của trường giữ cương vị Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học trong TP. Long Xuyên như: Thầy Nguyễn
Bá Khỏa, thầy Nguyễn Thanh Tùng, thầy Lê Văn Điền, cô Nguyễn Thị Ngọc Xuyến.
Hiện nay trước nhu cầu cấp bách trong việc đào tạo và đổi mới phương thức đào tạo,
để đạt được các tiêu chí giáo dục của Unessco: “Học để biết, học để làm, học để hoà nhập
với cộng đồng và học để tự khẳng định mình”. Vì vậy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang đã
ra quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 6 tháng 6 năm 2008 thành lập Trường Phổ thông
Thực hành sư phạm có nhiều cấp học theo đề nghị của Trường Đại học An Giang.
Sự ra đời của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm phù hợp với xu hướng của nền
giáo dục hiện đại trong thời kì hội nhập.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ:
2.1 Mục tiêu:
Hoạt động dạy và học của Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm nhằm hướng tới các
mục tiêu:
Phát triển sự hài hoà giữa trí tuệ, nhân cách, văn hoá, tài năng và sức
khoẻ.
Học lực bền vững, tự tin, giàu cá tính.
Thực hiện phương châm cá thể hoá trong giáo dục và tập thể hoá trong hoạt động.
Có khả năng tự phát triển.
2.2 Nhiệm vụ:
Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, vừa
làm chức năng của một trường học và giáo dục theo kế hoạch, mục tiêu,
chương trình giáo dục phổ thông quy định, vừa đảm nhận chức năng thực hành
sư phạm cho trường Đại học An Giang.
Tổ chức các hoạt động kiến tập, thực tập theo yêu cầu về đào tạo giáo viên phổ
thông về đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức các hoạt động chuyển giao và nghiên cứu khoa học giáo dục.
3
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
3. Cơ cấu, tổ chức và cơ sở vật chất:
Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc trường đại học An Giang là trường Phổ
thông đa cấp đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Trường được thành
lập theo Quyết định, số 1134/QĐ-UBND vào ngày 06 tháng 06 năm 2008 của UBND
Tỉnh An Giang.
Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm thuộc Trường Đại học An Giang là cơ sở giáo dục
công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm là đơn vị sự nghiệp có thu, có quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
trường Đại học An Giang về mặt hành chính và tài chính, chịu sự lãnh đạo của Sở Giáo dục
và Đào tạo về mặt chuyên môn.
Trường có cơ sở vật chất hiện đại, sẽ là nơi ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới
một cách mạnh mẽ phương pháp giáo dục, các phương pháp dạy học và luôn cập nhật
những tri thức mới của thời đại.
Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo năng động, sáng tạo, có trình độ, tay
nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục và giảng dạy. Ngoài những
giáo viên cơ hữu, trường còn mời các giảng viên từ Trường Đại học An Giang và
những giáo viên giỏi từ các trường phổ thông trong tỉnh và khu vực, cùng tham gia
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới các phương pháp dạy
và học.
Trường sẽ được xây dựng theo mô hình của trường học chất lượng cao:
Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường thân thiện và đa chiều.
Đội ngũ học sinh năng động, có năng lực tự giải quyết vấn đề
trong học tập và các lĩnh vực của cuộc sống.
Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có năng lực sư phạm, có khả
năng đổi mới, đáp ứng được các nhu cầu học tập của học sinh.
Môi trường giáo dục mở nhằm huy động được nhiều sự cộng
tác của cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Ngoài các hoạt động giáo dục phổ thông thường xuyên, trường còn tổ chức các hoạt
động kiến tập, thực tập cho sinh viên của Trường Đại học An Giang theo yêu cầu đào
tạo giáo viên phổ thông và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa
học giáo dục.
Trường sẽ áp dụng bộ tiêu chí quản lý chất lượng giáo dục gồm 4 lĩnh vực do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
Trường là nơi đầu tiên ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục vào quá
trình giáo dục dạy và học phù hợp với thực tiễn của nhà trường, đồng thời nhà trường
tổ chức các hoạt động nghiên cứu về khoa học giáo dục. Các kết quả nghiên cứu đã
được áp dụng có hiệu quả sẽ được chưyển giao cho các cơ sở giáo dục khác có quan
tâm.
Năm học 2009 – 2010: Trường có 51 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó 100%
giáo viên đạt chuẩn trở lên, 85% trên chuẩn, 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học,
85% giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ. Trình độ học vấn: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học,
Cao đẳng, và Trung học.
4
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
Địa chỉ trụ sở chính: 25 Võ Thị Sáu, Phường Đông Xuyên, Thành Phố Long Xuyên,
Tỉnh An Giang.
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Trường PT THSP
Phần tiếp theo sẽ trình bày những lý thuyết cơ bản để xây dựng chương trình.
*
* *
5
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
Phần B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
∗ ∗ ∗
I. Nghiên cứu mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường PT:
1. Tổng quan về mô hình quản lý học và dạy:
Trong một nhà trường, việc “học” của học sinh không thể tách rời việc “dạy” của
giáo viên. “Học” và “dạy” là hai công việc được tiến hành thường xuyên và đều đặn
nhất trong suốt quá trình “sống” của một nhà trường. Không nên và không thể tách rời
các công việc trên. Không nên tách làm các chương trình nhỏ riêng biệt, ví dụ quản lý
Điểm Học sinh, quản lý nhân sự Giáo viên, quản lý nhân sự Học sinh, Những
chương trình nhỏ như vậy có thể dễ dàng thiết kế và cài đặt, tuy nhiên chúng có thể
tạo ra các rào cản cho việc tạo ra một mô hình quản lý thống nhất “học” và “dạy”
trong một nhà trường. Đối với người quản lý nhà trường (chẳng hạn Hiệu trưởng), rõ
ràng toàn bộ hoạt động của trường đều xoay xung quanh 2 đối tượng chính là “Học
sinh” và “Giáo viên”, và động tác chính của các đối tượng này là “học” và “dạy”.
Như vậy ngay từ đầu chúng ta có thể thấy mô hình bắt buộc và tối thiểu phải quản
lý của một nhà trường được mô tả trong sơ đồ sau đây:
Hình 2: Mô hình lõi của dạy và học
Tất cả chúng ta đều phải thống nhất với quan điểm là để quản lý việc “học” và
“dạy” trong nhà trường, đơn vị quản lý trực tiếp, quan trọng nhất phải là “nhà trường”.
Không có một cấp quản lý nào khác có thể trực tiếp, sâu sát, thực tế với từng học sinh,
từng giáo viên, từng tiết học như nhà trường. Hay nói một cách khác mô hình quản lý
việc “học” và “dạy” phải nhằm vào đối tượng chính nhất là Nhà trường, hay cụ thể
hơn là Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhà trường. Như vậy đầu tiên và trước hết, mô
hình quản lý “học” và “dạy” trong nhà trường phải được thiết kế dành cho Hiệu
trưởng và Ban giám hiệu, những người đang trực tiếp quản lý hàng ngàn học sinh,
hàng trăm giáo viên trong phạm vi trường của mình.
6
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
2. Các đối tượng quản lý cơ bản:
Từ hình 1 với mô hình lõi, chúng ta đã thấy 2 đối tượng chính cần phải quản lý là
Học sinh và Giáo viên. Quan hệ trực tiếp giữa Học sinh và Giáo viên thông qua các
Môn học mà học sinh phải “học” và giáo viên phải “dạy”. Việc phân công việc cụ thể
được thể hiện bằng Thời khóa biểu mô tả rằng giáo viên sẽ dạy môn học gì tại Lớp
học cụ thể nào. Kết quả việc học tập của học sinh và dạy của giáo viên thể hiện bởi
các giá trị Điểm. Như vậy, Điểm là một trong các yếu tố quan trọng nhất của mô hình
quản lý của chúng ta. Hiện tại chúng ta chưa có một phương thức đánh giá nào khác
ngoài Điểm, do vậy trong một thời gian khá dài trước mắt, Điểm vẫn là một đại lượng
quản lý quan trọng. Mô hình các đối tượng quản lý cơ bản của phần mềm được mô tả
trong hình sau:
Hình 3: Các đối tượng quản lý cơ bản trong nhà trường
7
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
3. Các mô hình quản lý điểm học sinh:
3.1 Điểm “tĩnh”:
Như đã trình bày ở trên, trong mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường,
điểm vẫn là đối tượng quan trọng nhất cần lưu trữ và quản lý. Khi nhắc đến bài
toán quản lý điểm, chắc hẳn tất cả chúng ta đều có một suy nghĩ nhanh rằng công
việc “quản lý” này thật là đơn giản: chỉ là việc nhập một số điểm bằng giá trị số,
sau đó thực hiện một số tính toán (bằng các phép cộng, nhân và chia), sau đó in ra
kết quả. Suy nghĩ này hoàn toàn không sai và được hầu hết các mô hình quản lý
điểm hiện nay áp dụng, các giá trị điểm của học sinh được lưu trữ cùng với 3 thuộc
tính quan trọng khác là Môn học, Loại điểm (hệ số điểm) và Tên học sinh. Mô
hình quản lý điểm như vậy gọi là mô hình điểm “tĩnh”.
Hình 4: Mô hình điểm “tĩnh”
Những đặc thù và hạn chế của mô hình điểm “tĩnh”:
Các điểm “tĩnh” chỉ mang thông tin một chiều, đó là vế “học” của học sinh
mà không có (hoặc rất ít) thông tin về phía “dạy” của giáo viên, hay nói
cách khác, các điểm này chỉ mang một nửa thông tin của quá trình “học”
và dạy”. Các giá trị điểm thiếu các thông tin quan trọng của việc “dạy”
như: điểm của giáo viên nào, điểm được cho trong hoàn cảnh nào, bài học
nào, nhận xét trực tiếp của giáo viên đối với điểm này ra sao, Các thông
tin này góp phần quan trọng vào việc đánh giá chất lượng học của học sinh.
8
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
Các giá trị điểm này hoàn toàn không mang các thông tin về thời gian xuất
hiện điểm, do đó không phản ánh được tính liên tục hay quá trình học tập
của học sinh. Đặc thù này làm cho các điểm chỉ có ý nghĩa thuần tuý về
mặt “trị số”, “điểm tĩnh” và nó mang lại không nhiều thông tin cho người
quản lý. Đối với hệ thống các giá trị điểm này, ý nghĩa của phần mềm chỉ
nổi bật ở khía cạnh tính toán nhanh mà thôi.
Với mô hình các điểm “tĩnh” như vậy, việc quản lý “học” chỉ là công việc
“đã rồi”. Công việc kiểm soát, nhận xét, tính toán sau khi điểm đã có và chỉ
mang ý nghĩa thống kê.
3.2 Điểm “động”:
Điểm “động” là điểm học sinh được nhập với các thông tin của điểm “tĩnh”
cùng với các thông tin như thời gian nhập điểm, giáo viên, nhận xét điểm, Khái
niệm điểm “động” xuất hiện nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình điểm
“tĩnh” trên đây. Các điểm này luôn được cập nhật và mang đầy đủ các thông tin
liên quan đến quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
Hình 5: Mô hình điểm “động”
4. Những khái niệm cơ bản của mô hình quản lý học và dạy trong nhà trường:
4.1 Hệ đào tạo:
Hệ đào tạo là một khái niệm quan trọng của mô hình quản lý học và dạy trong
nhà trường, dùng để xác định các qui tắc chính nhằm tính toán điểm trung bình và
phân loại học lực học sinh. Mỗi lớp học trong trường sẽ phải gắn với một Hệ đào
tạo nhất định. Do đó, rất nhiều đối tượng quản lý khác trong nhà trường phụ thuộc
vào khái niệm Hệ đào tạo này.
9
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa hệ đào tạo và các đối tượng khác trong nhà
trường phổ thông
Một số hệ đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
STT Mã hệ đào tạo Mô tả
1 TCVN
Mô hình các trường THPT cũ với mô hình điểm TB theo
kiểu cũ.
2
TIEUHOC
Mô hình các trường Tiểu học theo mô hình mới, hiện đang
áp dụng tại tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc.
3
THCS
Mô hình áp dụng cho tất cả các trường THCS trên toàn
quốc.
4
THPT-A
Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí
điểm phân ban A theo mô hình cũ.
5
THPT-C
Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí
điểm phân ban C theo mô hình cũ.
6
THPT-KT
Mô hình các nhà trường và lớp học theo chương trình thí
điểm THPT Kỹ thuật.
7
THPT
Mô hình các trường THPT phân ban mới, áp dụng đại trà
cho tất cả các trường THPT trên toàn quốc.
Theo quy định mới nhất do Bộ GD và ĐT ban hành: từ năm học 2008-2009,
trên toàn quốc chỉ còn lại 4 hệ đào tạo sau: TIEUHOC, THCS, THPT và THPT-
KT.
4.2 Chương trình môn học:
10
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
Chương trình môn học là bộ khung xương chính của mọi chương trình giảng
dạy cụ thể trong nhà trường phổ thông. Mỗi chương trình môn học cụ thể sẽ gắn
liền với 3 thông tin chính: Môn học, Khối lớp và Hệ đào tạo. Với mỗi môn
học/khối lớp có thể tồn tại nhiều Chương trình môn học khác nhau, ví dụ Chương
trình Cơ bản, Chương trình nâng cao.
Mỗi chương trình môn học sẽ bao gồm một dãy các bài học (tiết học) có thứ tự
với tổng thời gian giảng dạy đúng bằng số tiết đã được quy định cho chương trình.
Thông tin mỗi bài học bao gồm Tên bài học, số tiết dạy được phân bổ, hình thức
dạy (lý thuyết, bài tập, thực hành, ), thông tin nội dung chi tiết của bài học và các
tài liệu giảng dạy liên quan khác.
4.3 Lớp học và Môn học:
Lớp học là một trong những đơn vị quản lý cơ bản nhất của một trường học.
Mỗi học sinh sẽ được học trong một lớp học nhất định và kế thừa hoàn toàn những
thuộc tính của lớp học. Một lớp học thuộc một khối lớp duy nhất và một hệ đào tạo
nhất định (Tiểu học, THCS hay THPT phân ban mới…). Ngoài ra, một lớp học
còn có các thông tin quan trọng khác như giáo viên chủ nhiệm, ca học (sáng,
chiều, cả ngày), tiêu chuẩn phân loại học lực, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, …
Mỗi lớp học trong một năm học xác định sẽ phải học một số môn nào đó. Theo
quyết định 51/2008 của Bộ GD và ĐT thì có 2 cách đánh giá môn học: bằng điểm
hoặc bằng nhận xét kết quả học tập.
Lớp học và môn học có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các thuộc
tính quan trọng của môn học như hệ số môn, thời gian học (1 học kỳ hay cả năm),
cách tính TB môn theo từng học kỳ, cách tính TB môn cả năm, … đều phụ thuộc
vào việc môn học đó được dạy cho lớp học nào.
4.4 Tiêu chuẩn phân loại học lực và Danh hiệu thi đua:
Tiêu chuẩn phân loại học lực:
Tiêu chuẩn phân loại học lực (TCPLHL) là một tập hợp những quy tắc qui
định cách tính và xét phân loại học lực cho từng học sinh trong nhà trường.
Khái niệm TCPLHL có mối quan hệ logic chặt chẽ với 2 khái niệm Lớp học và
Hệ đào tạo. Như đã đề cập ở trên, mỗi Lớp học phải thuộc về một Hệ đào tạo
nhất định. Nhưng mỗi Hệ đào tạo lại có một hay nhiều TCPLHL khác nhau.
Do đó, việc xét phân loại học lực phải được tiến hành theo từng lớp học. Nghĩa
là, mỗi Lớp học chỉ được áp dụng bởi một TCPLHL duy nhất và tất cả học
sinh thuộc lớp đó sẽ được xét phân loại học lực theo các thuộc tính của
TCPLHL tương ứng.
Một số quy định phân loại học lực của Bộ Giáo Dục và Đào tạo:
Việc phân loại học lực học sinh sẽ dựa trên các điểm TB môn học của
học sinh và phân thành 5 mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém, ký
hiệu lần lượt là G, Kh, TB, Y, K. Các mức này được đánh dấu từ mức 0
đến 4. Giỏi tương ứng với mức 0, Kém tương ứng với mức 4.
Việc phân loại sẽ dựa trên một số tiêu chí, điều kiện. Các điều kiện này
được mô tả riêng cho từng mức phân loại. Quy định việc xét phân loại học
lực theo quy tắc như sau: nếu học sinh không đạt được các tiêu chí mức K
thì sẽ xét tiếp các tiêu chí mức K+1.
11
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
Các tiêu chí phân loại học lực của mỗi mức được chia làm 2 loại:
+ Loại I (các tiêu chí bắt buộc): Đây là những tiêu chí mà học sinh bắt
buộc đạt được ở mỗi mức phân loại. Theo quy định hiện thời thì các tiêu
chí bắt buộc này bao gồm: yêu cầu điểm TB các môn và yêu cầu điểm TB
môn của một số môn quan trọng đặc biệt, ví dụ môn Toán, Ngữ Văn.
+ Loại II (các tiêu chí có thể xét khả năng nâng bậc): Đây là những tiêu
chí dùng để xét bình thường nhưng nếu việc phân loại lệch so với các tiêu
chí loại I quá 2 bậc thì được phép xét nâng bậc. Ví dụ một HS với các tiêu
chí loại I được xếp loại Khá, nhưng theo tiêu chí loại II sẽ bị phân mức
Yếu. Khi đó có thể xét nâng phân loại học lực cho học sinh này là Trung
bình. Theo quy định hiện hành thì các tiêu chí loại này bao gồm điểm TB
môn của tất cả các môn học của HS không được phép nhỏ hơn một giá trị
điểm nào đó (điểm khống).
Tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua:
Tiêu chuẩn xét Danh hiệu thi đua (TCDHTD) đóng vai trò tương tự như
TCPLHL, là những quy tắc được dùng để xét danh hiệu thi đua cho học sinh
trong nhà trường. Mỗi lớp học sẽ được áp dụng bởi một TCDHTD duy nhất
dùng để xét danh hiệu thi đua cho các học sinh trong lớp học này. Mỗi
TCDHTD sẽ bao gồm một hay nhiều Danh hiệu thi đua (Giỏi, Tiên tiến), mỗi
danh hiệu thi đua sẽ gắn liền với các tiêu chí tương ứng.
II. Đánh giá, xếp loại học sinh:
1. Tiểu học:
1.1 Mục đích đánh giá, xếp loại:
Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động
giáo dục.
Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính
tích cực, sáng tạo, tự tin cho học sinh tiểu học.
Khuyến khích học sinh học tập liên tục, đảm bảo sự công bằng trong giáo
dục đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi giáo dục tiểu học.
1.2 Nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
Kết hợp đánh giá định tính và định lượng trong đánh giá và xếp loại.
Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh;
xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.
1.3 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm:
Nội dung đánh giá:
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện bốn nhiệm vụ của
học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau:
1. Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo; lễ phép trong giao tiếp hằng ngày;
đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
12
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
2. Thực hiện nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; tích cực tham
gia các hoạt động học tập; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ; ăn uống
hợp vệ sinh.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường,
lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng; bước đầu biết giữ
gìn và bảo vệ môi trường; thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật
tự xã hội.
Cách đánh giá:
Học sinh thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học
theo quy định: đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện đầy đủ (Đ).
Học sinh chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh
tiểu học theo quy định: đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện chưa
đầy đủ (CĐ).
Thời điểm đánh giá:
Học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào cuối học kỳ I và cuối năm học. Đánh
giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên, giáo viên cần chú ý đến quá trình tiến
bộ của học sinh (đánh giá cuối năm là quan trọng nhất).
1.4 Đánh giá và xếp loại học lực:
Đánh giá bằng điểm số:
Các môn học đánh giá bằng điểm số gồm có: Toán, Tiếng Việt, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn.
Các môn học này cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các
lần kiểm tra.
Đánh giá bằng nhận xét:
Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Thể dục, Tự nhiên và
Xã Hội, Nghệ thuật (các lớp 1, 2, 3); Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật,
Kĩ thuật (các lớp 4, 5).
Các môn học đánh giá bằng nhận xét theo 2 mức:
- Loại Hoàn thành (A): đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng
của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm
học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học
tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được giáo
viên đánh giá là Hoàn thành tốt (A
+
).
- Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được những yêu cầu theo quy định, đạt
dưới 50% số nhận xét trong từng học kì (hay cả năm học).
Đánh giá thường xuyên:
Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới hình thức kiểm tra thường xuyên
(KTTX) gồm: kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập
thực hành, kiểm tra viết (dưới 20 phút).
Số lần KTTX tối thiểu của các môn học trong một tháng như sau:
13
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
- Tiếng Việt: 4 lần
- Toán: 2 lần
- Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn khác: 1 lần
- Môn Lịch sử và Địa lí: 1 lần cho mỗi phân môn
Kết quả KTTX của các môn học đánh giá bằng điểm số không tham gia vào
quá trình tính toán để thành điểm học lực môn.
Đánh giá định kì:
Đánh giá định kì được tiến hành dưới hình thức kiểm tra định kì (KTĐK) gồm:
- Kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận trong thời gian 1 tiết
đối với các môn đánh giá bằng điểm số.
- Kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành
đối với các môn đánh giá bằng nhận xét.
Số lần KTĐK của các môn học như sau:
- Môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm có 4 lần KTĐK: giữa học kỳ I, cuối học kỳ I,
giữa học kỳ II và cuối học kỳ II.
- Môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, các môn học và nội dung tự chọn khác mỗi
năm có 2 lần KTĐK vào cuối HK I và cuối HK II.
Đánh giá và xếp loại học lực đối với từng môn học:
Học sinh được xếp loại học lực từng môn mỗi năm học 3 lần: học lực môn học
học kỳ I (HLM.KI), học lực môn học học kỳ II (HLM.KII) và học lực môn học cả
năm (HLM.N).
Các môn học đánh giá bằng điểm số:
- Môn Tiếng Việt, môn Toán:
+ Điểm HLM.KI là trung bình cộng của điểm kiểm tra định kì giữa học kì I
(KTĐK.GKI) và điểm kiểm tra định kì cuối học kì I (KTĐK.CKI).
+ Điểm HLM.KII là trung bình cộng của điểm kiểm tra định kì giữa học kì II
(KTĐK.GKII) và điểm kiểm tra định kì cuối học kì II (KTĐK.CKII).
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII.
- Môn Lịch sử và Địa lí:
+ Điểm HLM.KI là trung bình cộng của điểm KTĐK.CKI của 2 phân môn
Lịch sử và Địa lí.
+ Điểm HLM.KII là trung bình cộng của điểm KTĐK.CKII của 2 phân môn
Lịch sử và Địa lí.
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII.
- Môn Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn khác:
+ Điểm HLM.KI chính là điểm KTĐK.CKI.
+ Điểm HLM.KII chính là điểm KTĐK.CKII.
14
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
+ Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.KI và điểm HLM.KII.
Các môn học đánh giá bằng nhận xét:
- HLM.KI chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I.
- HLM.KII chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm.
- HLM.N chính là HLM.KII.
Xếp loại học lực môn:
- Loại Giỏi: điểm học lực môn đạt từ 9 đến 10
- Loại Khá: điểm học lực môn đạt từ 7 đến 9
- Loại Trung bình: điểm học lực môn đạt từ 5 đến 7
- Loại Yếu: điểm học lực môn đạt dưới 5
1.5 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại:
Xét lên lớp:
Học sinh được lên lớp thẳng khi có đủ 2 điều kiện:
Có điểm KTĐK.CKII các môn học (được đánh giá bằng điểm số) đạt
từ 5 trở lên.
HLM.N các môn học (được đánh giá bằng nhận xét) đạt loại hoàn
thành (A) trở lên.
Thi lại, xét lên lớp sau thi lại:
Học sinh phải thi lại các môn có điểm KTĐK.CKII dưới 5; nếu điểm
trung bình cộng các môn thi lại đạt 5 trở lên (làm tròn 0,5 thành 1), trong đó
không có môn dưới điểm 4 thì được lên lớp.
Mỗi học sinh có quyền được ôn tập và kiểm tra lại nhiều nhất là 3
lần/1 môn học (được đánh giá bằng điểm số) vào thời điểm cuối năm học hoặc
sau hè.
Điểm HLM.N của các môn học Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin
học và các nội dung tự chọn khác được dùng để khen thưởng, động viên học
sinh, không tham gia xét lên lớp.
Xét khen thưởng:
Xét khen thưởng cho những học sinh được lên lớp thẳng theo các mức sau:
Học sinh Giỏi: cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ
bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của các môn học: Toán, Tiếng
Việt (ở lớp 1, 2, 3); Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, 5)
đạt loại Giỏi, điểm HLM.N của các môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét
đạt loại Hoàn thành (A).
Học sinh Tiên tiến: cho những học sinh được nhận xét thực hiện đầy
đủ bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của một trong các môn học
đánh giá bằng điểm số đạt loại Giỏi, các môn còn lại đạt loại Khá trở lên, các
môn (phân môn) đánh giá bằng nhận xét đạt HLM.N loại Hoàn thành (A).
2. Trung học cơ sở và trung học phổ thông:
15
Phần mềm quản lý học sinh trường PT THSP
2.1 Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi
năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ.
Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa trên
cơ sở sau đây:
Mục tiêu giáo dục của cấp học;
Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học;
Điều lệ nhà trường;
Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm nguyên tắc khách quan,
chính xác, công bằng, công khai, đúng chất lượng; tuy không căn cứ kết quả
xếp loại học lực để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hoặc ngược lại nhưng cần chú
ý đến tác động qua lại giữa hạnh kiểm và học lực.
2.2 Đánh giá và xếp loại hạnh kiểm:
Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm:
Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn
bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia
lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), trung bình
(viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại
hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:
Loại tốt (*):
a) Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường;
thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với
các bạn, được các bạn tin yêu;
b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản
dị, khiêm tốn;
c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập;
d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về
trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các
hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động
của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
Loại khá: thực hiện được những quy định (*) trên đây nhưng chưa đạt đến
mức của loại tốt; đôi khi có thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi thầy giáo, cô
16