Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Slide luat Giao dịch điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.7 KB, 70 trang )

LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Hoa
Luật Giao dịch điện tử
1. Khái quát khung pháp lý về giao dịch
điện tử trên thế giới
2. Tìm hiểu khung pháp lý về giao dịch điện
tử của Việt Nam
Khái quát khung pháp lý về
giao dịch điện tử trên thế giới
1.1. Khung pháp lý về GDĐT trong khuôn
khổ của Liên Hợp Quốc
1.2. Khung pháp lý về GDĐT ở một số nước
a. Liên minh Châu Âu
b. Hoa Kỳ
c. Một số nước Châu Á
Khung pháp lý về GDĐT trong
khuôn khổ của Liên Hợp Quốc
 Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL
(Model Law on Electronic Commerce)
 Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL
(Model Law on Electronic Signature)
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL
(Model Law on Electronic Commerce)
- Ban hành 12/12/1996
- Mục tiêu: đưa ra một hệ thống các quy tắc
được thừa nhận trên phạm vi quốc tế về việc
công nhận giá trị pháp lý của thông điệp được
lưu chuyển bằng phương tiện điện tử
- Luật mẫu là cơ sở định hướng giúp các nước
thành viên của LHQ tham khảo khi xây dựng
đạo luật của mình.


- Luật mẫu gồm 17 điều khoản
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL
(Model Law on Electronic Commerce)
 Một số nội dung quan trọng:
- Khẳng định giá trị pháp lý của các giao
dịch điện tử;
- Khẳng định thông tin điện tử đáp ứng đòi
hỏi của một văn bản viết;
- Khẳng định giá trị tương đương của chữ ký
điện tử so với chữ ký viết truyền thống;
- Quy định sự hình thành và hiệu lực của
hợp đồng điện tử.
Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL
(Model Law on Electronic Signature)
- Ban hành ngày 29/09/2000
- Mục tiêu: hướng dẫn các quốc gia thành viên
trong việc xây dựng khung pháp lý thống nhất
để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về
chữ ký điện tử.
- Kết cấu gồm 2 phần:
+ Phần 1: Luật mẫu về chữ ký điện tử
+ Phần 2: Hướng dẫn thi hành Luật
mẫu về chữ ký điện tử
Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL
(Model Law on Electronic Signature)
 Một số nội dung quan trọng:
- Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
- Bảo đảm tính trung lập của công nghệ sử dụng
- Những điều kiện để một chữ ký điện tử được
xem là có đủ tính an toàn và độ tin cậy

- Quy định trách nhiệm của các bên liên quan
- Không phân biệt đối xử đối với chữ ký điện tử
nước ngoài
Khái quát khung pháp lý về
giao dịch điện tử trên thế giới
1.1. Khung pháp lý về GDĐT trong khuôn
khổ của Liên Hợp Quốc
1.2. Khung pháp lý về GDĐT ở một số nước
a. Liên minh Châu Âu
b. Hoa Kỳ
c. Một số nước Châu Á
Khung pháp lý về GDĐT ở một số nước
a. Liên minh Châu Âu
- Chỉ thị số 2000/31/CE về TMĐT đưa ra
những quy định về nghĩa vụ của mỗi nước
thành viên trong việc thúc đẩy thương mại
điện tử phát triển và về giao kết hợp đồng
điện tử
- Chỉ thị của EU về chữ ký điện tử ngày
13/12/1999
Khung pháp lý về GDĐT ở một số nước
b. Hoa Kỳ
- Luật Thống nhất về Giao dịch điện tử
(Uniform Electronic Transactions Act – UETA)
+ Thừa nhận giá trị pháp lý của HĐ điện tử như HĐ
truyền thống,
+ Đưa ra quy định về trình tự giao kết HĐ điện tử.
- Luật Chữ ký điện tử trong Thương mại Quốc gia
và Quốc tế năm 2000 (E-Sign): tạo ra khung
pháp lý cho các DN Hoa Kỳ sử dụng chữ ký số

trong giao dịch điện tử
Khung pháp lý về GDĐT ở một số nước
c. Một số nước Châu Á
 Singapore:
- Luật Giao dịch điện tử năm 1998 (Electronic Transaction
Act 1998)
 Hàn Quốc:
- Luật khung về Giao dịch điện tử năm 1999 (Electronic
Transaction Basic Act – ETBL)
- Luật Chữ ký điện tử năm 1999 (Electronic Signature Act
– ESA)
 Malaysia:
- Luật Chữ ký số năm 1997 (Digital Signature Act)
Luật Giao dịch điện tử
1. Khái quát khung pháp lý về giao dịch
điện tử trên thế giới
2. Tìm hiểu khung pháp lý về GDĐT của
Việt Nam
Khung pháp lý về GDĐT của
Việt Nam
1. Tổng quan
2. Tìm hiểu Luật Giao dịch điện tử
năm 2005
Tổng quan
- 24/11/2000: Thủ tướng Chính phủ ký Hiệp định khung
ASEAN về Thương mại điện tử (e-ASEAN), cam kết phát
triển thương mại điện tử và tham gia không gian điện tử
trong khối ASEAN.
- Năm 2002: hầu như chưa có văn bản pháp lý nào về
giao dịch điện tử

- 15/09/2005: Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai
đoạn 2006-2010 được thông qua
- Các chính sách khác
Kế hoạch tổng thể phát triển
TMĐT giai đoạn 2006-2010
 Quan điểm:
- TMĐT góp phần quan trọng tăng trưởng
thương mại, nâng cao sức cạnh tranh
- DN là lực lượng nòng cốt ứng dụng và
phát triển
- Nhà nước tạo môi trường và hỗ trợ
- Chủ động hợp tác, thu hút công nghệ
- Song hành với CNTT
Kế hoạch tổng thể phát triển
TMĐT giai đoạn 2006-2010
 Mục tiêu
- 60% DN lớn tiến hành giao dịch B2B
- 80% DN vừa và nhỏ hiểu biết và ứng dụng
TMĐT
- 10% hộ gia đình, cá nhân mua sắm qua mạng
(B2C và C2C)
- Ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm Chính phủ
(B2G)
- Đến năm 2010, các cơ quan CP phải đưa hết các dịch
vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế
điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục xuất nhập khẩu
điện tử, thủ tục liên quan tới đầu tư và đăng ký kinh
doanh điện tử, các loại giấy phép thương mại chuyên
ngành, thủ tục giải quyết tranh chấp.
Các chính sách khác

 Chiến lược phát triển công nghệ thông
tin và truyền thông
 Kế hoạch tổng thể phát triển chính phủ
điện tử đến năm 2010
 Chiến lược phát triển công nghiệp
phần mềm
 Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
CNTT để hội nhập
Tổng quan
- Luật Giao dịch điện tử
- Các Luật khác có liên quan
- Các văn bản dưới luật
Luật Giao dịch điện tử
- Khởi thảo từ 3/2004
- 29/11/2005: Quốc hội thông qua Luật
Giao dịch điện tử đầu tiên của Việt Nam
- 01/03/2006: Luật Giao dịch điện tử chính
thức có hiệu lực
- Gồm 8 chương, 54 điều
Các Luật khác
- Luật Thương mại (2005)
- Bộ luật Dân sự (2005)
- Luật Công nghệ thông tin (2006)
- Luật Sở hữu trí tuệ (2005)
- Luật Hải quan sửa đổi (2005)
- Luật Kế toán (2003)
Các văn bản dưới luật
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại
điện tử (09/06/2006)
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành Luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số (15/02/2007)
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện
tử trong hoạt động tài chính (23/02/2007)
- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện
tử trong hoạt động ngân hàng (08/03/2007)
Khung pháp lý về GDĐT của
Việt Nam
1. Tổng quan
2. Tìm hiểu Luật Giao dịch điện tử
năm 2005
Luật Giao dịch điện tử (VN, 2005)
 Chương I: Những quy định chung
 Chương II: Thông điệp dữ liệu
 Chương III: Chữ ký điện tử và chứng thực chữ
ký điện tử
 Chương IV: Giao kết và thực hiện HĐ điện tử
 Chương V: Giao dịch đtử của cơ quan Nhà nước
 Chương VI: An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật
trong GDĐT
 Chương VII: Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
 Chương VIII: Điều khoản thi hành
Luật Giao dịch điện tử (VN, 2005)
 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Luật này quy định về giao dịch điện tử
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; lĩnh
vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh
vực khác do pháp luật quy định.
- Các quy định của Luật này không áp dụng
đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở

hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về
thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly
hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, thương phiếu
và các giấy tờ có giá khác.

×