BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
GIẢNG VIÊN CỐT CÁN CẤP TỈNH VỀ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA
MÔN GDCD Ở THCS
Hà Nội, tháng 8 - 2010
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng:
- Hiểu được mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn
- Có ý thức tham gia xây dựng nội quy lớp tập huấn và cam kết thực
hiện bản nội quy đã được xây dựng.
- Có thái độ thân thiện, cởi mở, hợp tác với GV và các HV khác trong
lớp tập huấn
II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN
- Giấy A4, các phiếu giấy nhỏ, bút viết
- Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo
- Máy chiếu đa năng
- File trình chiếu mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN
Hoạt động 1: Giới thiệu làm quen
* Mục tiêu:
- Giúp các HV trong lớp làm quen với nhau và với GV
- Tạo không khí thân thiện, cởi mở, thoải mái trong lớp học
* Phương pháp tập huấn: Chia sẻ theo nhóm đôi sau đó theo lớp
* Sản phẩm cần đạt:
- HV biết tự giới thiệu về mình và giới thiệu về bạn mình với lớp.
- Bước đầu biết được tên một số thành viên trong lớp.
* Cách tiến hành:
- HV trao đổi theo nhóm đôi, tìm hiểu các thông tin về người bạn cùng
nhóm:
+ Tên
+ Nghề nghiệp và nơi công tác
+ Một năng lực/sở thích của bản thân
+ Một đôi nét về gia đình riêng ( nếu muốn chia sẻ)
2
- Lần lượt từng cặp HV sẽ giới thiệu (một cách ngắn gọn) về bạn của mình
với cả lớp.
Lưu ý: GV và người trợ giảng có thể thực hành làm mẫu trước để cả lớp
cùng quan sát và học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của HV
* Mục tiêu: Giúp GV biết được các nhu cầu, mong đợi của HV về lớp tập
huấn để có phương án tập huấn cho phù hợp.
* Phương pháp tập huấn: động não viết
* Sản phẩm cần đạt: Phiếu ghi các nhu cầu, mong đợi của HV
* Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi HV một phiếu giấy và yêu cầu HV ghi vắn tắt nhu cầu,
mong đợi của mình về lớp tập huấn.
- HV ghi phiếu theo yêu cầu
- GV thu lại các phiếu và đề nghị 2 HV thay mặt lớp đọc nội dung các phiếu
cho cả lớp cùng nghe. Trong khi đó, GV hoặc 1 HV khác sẽ ghi tóm tắt các
ý kiến lên giấy A0 (trừ các ý trùng lặp) theo mẫu sau:
NHU CÂU, MONG ĐỢI
Vê nội dung Về phương
pháp
Về phương tiện Về các đ/k tập
huấn khác
- GV tổng kết lại các nhu cầu, mong đợi của HV vê từng vấn đề. Có thể hỏi
thêm HV xem họ còn có ý kiến nào khác nữa không.
3
Hoạt động 3: Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn
* Mục tiêu: Giúp HV nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn
* Phương pháp tập huấn: Thuyết trình
* Sản phẩm cần đạt: File trình chiếu về mục tiêu, nội dung và phương pháp
tập huấn
* Cách tiến hành
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn (bằng lời kết hợp
với sử dụng File trình chiếu).
- Hướng dẫn HV so sánh, đối chiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập
huấn (vừa được nghe GV trình bày) với nhu cầu, mong đợi của cả lớp, xem
nhu cầu nào đã được đáp ứng, nhu cầu nào chưa.
Lưu ý: HV có thể có nhu cầu được học những nội dung nằm ngoài khuôn
khổ khóa tập huấn, hoặc đòi hỏi những đ/k tập huấn vượt quá khả năng cho
phép. Trong những trường hợp này, GV cần phải giải thích rõ phạm vi nội
dung tập huấn hoặc điều kiện thực tế của lớp tập huấn để HV hiểu và chấp
nhận.
Hoạt động 4: Xây dựng Nội quy lớp tập huấn
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HV tham gia vào việc xây dựng Nội quy lớp tập
huấn và cam kết thực hiện bản Nội quy
* Phương pháp tập huấn: Động não
* Sản phẩm cần đạt: Bản Nội quy lớp tập huấn do HV xây dựng
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Để lớp tập huấn đạt kết quả tốt, mỗi người (HV, GV, Ban
tổ chức) nên và không nên làm gì?
- Yêu cầu HV suy nghĩ nhanh, lân lượt mỗi người nêu 1 ý kiến ngắn gọn,
hoặc là đối với HV, hoặc đối với GV hay Ban tổ chức lớp học. Lưu ý: ý kiến
người sau không được trùng với ý kiến người trước đã nêu.
GV hoặc 2 HV ghi nhanh các ý kiến vào giấy A0 theo mẫu:
Yêu cầu đ/v học viên Yêu cầu đ/v giảng viên Yêu cầu đ/v BTC
4
-… -…
-…. -….
- … - …
-… -…
- Sau các ý kiến của HV, GV, BTC cũng nêu yêu cầu của mình
- GV tự điểm lại các yêu cầu đối với GV, loại ra các yêu cầu không phù hợp
và cam kết thực hiện các yêu cầu còn lại.
- Hướng dẫn HV cùng điểm lại các yêu cầu đối với HV và thảo luận lớp:
+ Các bạn có cam kết thực hiện những điều mà chính các bạn vừa đặt ra
không?
+ Ai sẽ là người giám sát việc thực hiện Nội quy?
+ Đối với những người thực hiện tốt/vi phạm Nội quy thì nên có hình thức
khen thưởng/kỉ luật như thế nào?
- Tổ chức bầu lớp trưởng, lớp phó và phân công nhóm trực nhật từng buổi
học/ngày học.
- Yêu cầu HV dán bản Nội quy vào vị trí mà cả lớp cùng quan sát được
- GV kết luận: Đây là bản Nội quy do chính chúng ta xây dựng và cam kết
thực hiện. Tất cả các thành viên trong lớp sẽ có trách nhiệm tự giám sát việc
thực hiện bản Nội quy này để lớp tập huấn của chúng ta thu được kết quả
tốt.
IV. PHỤ LỤC
5
Phụ lục 1.1:
MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN
Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng:
- Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và
giáo dục KNS cho HS phổ thông.
- Hiểu được nội dung, phương pháp giáo dục KNS cho
HS qua môn học/HĐGDNGLL do mình phụ trách.
- Có kĩ năng soạn bài và kĩ năng dạy bài giáo dục KNS
trong môn học/HĐGDNGLL mà mình phụ trách.
- Nghiêm túc, tự tin trong quá trình GD KNS cho HS.
Phụ lục 1.2:
NỘI DUNG TẬP HUẤN
Bài mở đầu: Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập
huấn
Bài 1: Quan niệm về kĩ năng sống
Bài 2: Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS
phổ thông
Bài 3: Phương pháp giáo dục KNS cho HS phổ thông
Bài 4: Giáo dục KNS cho HS qua môn …………./HĐGDNGLL
Bài 5: Thực hành soạn bài và giảng thử
Bài tổng kết và giải đáp thắc mắc
Phụ lục 1.3:
6
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo phương pháp cùng
tham gia. Điều đó có nghĩa là trong quá trình tập huấn, HV sẽ
được tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động tập huấn,
cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm về KNS và
GD KNS của bản thân,… để thông qua đó, HV sẽ cùng nhau
xây dựng và chiếm lĩnh được các nội dung tập huấn dưới sự
hướng dẫn, giúp đỡ của GV.
Lợi ích của phương pháp tập huấn cùng tham gia :
- HV sẽ tích cực, tự giác, hứng thú học tập hơn
- Tăng cường sự tương tác giữa HV với HV, HV với GV
- HV sẽ dễ tiếp thu, nhớ lâu và vận dụng được những điều
đã được học
Một số phương pháp tập huấn cụ thể : Động não, nghiên cứu
tài liệu, thảo luận nhóm/lớp, thuyết trình, thực hành, trò chơi,
….
BÀI 1
7
QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng:
- Nêu được quan niệm về KNS
- Giải thích được sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HS phổ thông.
II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN
- Tài liệu “Hướng dẫn giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ
thông”, Phần I, Mục I- Quan niệm về KNS
- Các phiếu giấy, bút viết(Dùng cho HĐ 1)
- Giấy A0, bút dạ (Dùng cho HĐ 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN
Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm về KNS
* Mục tiêu: HV biết được quan niệm về KNS
* Phương pháp tập huấn:động não, nghiên cứu tài liệu
* Sản phẩm cần đạt:
Phiếu ghi quan niệm về KNS của HV
* Cách tiến hành:
- GV viết từ KNS lên bảng và yêu cầu HV mỗi người cho một ví dụ cụ
thể về KNS.
- HV nêu ví dụ, GV ghi nhanh lên bảng.
- Hỏi: Vậy theo anh/chị, KNS là gì?
- HV suy nghĩ nhanh và ghi ý kiến của mình ra phiếu giấy.
- GV thu lại các phiếu và đề nghị hai HV thay mặt lớp lần lượt đọc các
ý kiến. GV ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng, trừ các ý trùng lặp.
- GV hướng dẫn HV phân tích các điểm chung và điểm khác biệt giữa
các ý kiến. Sau đó yêu cầu HV đọc tài liệu Hướng dẫn GD KNS cho
HS phổ thông, mục I và so sánh quan niệm về KNS được trình bày
trong tài liệu với ý kiến của HV trong lớp.
- Kết luận: Có nhiều quan niệm về KNS. Bản chất của KNS là khả năng
làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác,
8
với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HS phổ
thông
* Mục tiêu: HV giải thích được sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HS phổ
thông
* Phương pháp tập huấn: Thảo luận nhóm
* Sản phẩm cần đạt: Kết quả thảo luận của các nhóm về sự cần thiết phải
GD KNS cho HS phổ thông
* Cách tiến hành:
- GV chia HV thành các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về sự cần
thiết phải giáo dục KNS cho HS phổ thông.
- HV làm việc theo nhóm và ghi kết quả ra giấy A0
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Trao đổi chung cả lớp:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một người thiếu KNS?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiều người trong XH thiếu KNS?
- Kết luận: Giáo dục KNS cho HS phổ thông là rất cần thiết vì:
+ KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
+ Đặc điểm lứa tuổi HS phổ thông
+ Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường
+ Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
+ Giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông là xu thế chung của
nhiều nước trên thế giới.
Bài 2
9
MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG GD KNS CHO HỌC SINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi được tập huấn bài/nội dung này, HV có khả năng:
- Xác định được mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho HS trong trường
phổ thông.
- Hiểu nội dung GD KNS cho HS trường phổ thông.
- Biết cách thực hiện mục tiêu GDKNS qua các nội dung GS KNS
phù hợp với HS trường phổ thông.
II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN
Bảng, phấn/bút, giấy khổ lớn
Tài liệu tham khảo về GDKNS
Phiếu giao nhiệm vụ hoạt động 2,3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, nguyên tắc GD KNS cho HS
* Mục tiêu: Học viên xác định được mục tiêu và nguyên tắc GDKNS
cho HS trong trường phổ thông
* Phương pháp tập huấn: KT đọc hợp tác
* Sản phẩm cần đạt:
- Phiếu ghi kết quả làm việc cá nhân về MT và nguyên tắc GD KNS.
- Các ý kiến, câu hỏi cần được giải đáp về MT và các nguyên tắc GD
KNS
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học viên đọc tài liệu về mục tiêu và nguyên tắc GD
KNS và tóm tắt ý chính của phần đọc theo gợi ý :
a/ Bạn suy nghĩ gì về MT GD KNS cho HS trong nhà trường PT ?
10
b/ Bạn hiểu thế nào về các nguyên tắc GD KNS cho HS trong nhà
trường PT ?
- HV làm việc cá nhân, tóm tắt ý chính theo cách hiểu của mình.
- HV chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích
cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc.
- HV nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có).
* Kết luận:
a/ Mục tiêu GD KNS :
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên
cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực;
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình
huống và hoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
b/ 5 nguyên tắc GD KNS :
- Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự đọc
tài liệu. Cần tổ chức cho HS tham gia các HĐ, tương tác với GV và với nhau
trong quá trình GD
- Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm &
thực hành
- Tiến trình: GD KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà
đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thứcàhình thành thái độà thay đổi hành
vi.
- Thay đổi hành vi: Mức độ cao nhất của GD KNS là giúp người học thay
đổi hành vi theo hướng tích cực.
11
- Thời gian: GD KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng
sớm càng tốt đối với trẻ em.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung GD KNS cho HS
* Mục tiêu: Học viên xác định được nội dung GD KNS cho HS trong
trường phổ thông
* Phương pháp tập huấn: thảo luận nhóm
* Sản phẩm cần đạt: Kết quả thảo luận về nội dung GD KNS cần hình
thành ở HS
* Cách tiến hành:
- GV chia học viên thành 5 nhóm. Đại diện từng nhóm lên bốc thăm
phiếu giao việc. Mỗi nhóm nhận một phiếu ghi tên các KNS cụ thể cần tìm
hiểu (mỗi nhóm tìm hiểu 4 KNS cụ thể).
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận theo các vấn đề sau:
+ Nội dung và ý nghĩa của từng KNS cụ thể
+ Liệt kê một số biểu hiện về mặt hành vi thể hiện từng KNS (Ví dụ:
kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông, đặt mục tiêu …)
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận trên giấy khổ lớn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác đặt
câu hỏi chất vấn, góp ý, bổ sung.
* Kết luận:
- Nội dung GDKNS trong trường phổ thông gồm 21 kĩ năng sống cơ
bản như sau:
Tự nhận thức
Xác định giá trị
Kiểm soát cảm xúc
Ứng phó với căng thẳng
12
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Thể hiện sự tự tin
Giao tiếp
Lắng nghe tích cực
Thể hiện sự cảm thông
Thương lượng
Giải quyết mâu thuẫn
Hợp tác
Tư duy phê phán
Tư duy sáng tạo
Ra quyết định
Giải quyết vấn đề
Kiên định
Quản lí thời gian
Đảm nhận trách nhiệm
Đặt mục tiêu
Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Nội dung GDKNS ở trong từng bậc học có các biểu hiện khác nhau
thay đổi theo lứa tuổi, theo kinh nghiệm xã hội, theo trình độ học vấn của
từng cá nhân người học. Mỗi KNS có những cách thức hình thành và phát
triển chuyên biệt khác nhau
- Các KNS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau phát triển
tuy rằng khác nhau: hướng nội, hướng ngoại. Khi người học đã giải quyết
một vấn đề nào đó thì họ cũng tự nhận thức về bản thân rõ hơn, đa dạng hơn
13
IV. PHỤ LỤC (Bao gồm các tài liệu phát tay, các phiếu bài tập cá nhân,
các phiếu giao việc,… )
Hoạt động 2:
Nhiệm vụ: nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung và ý nghĩa của từng KNS cụ thể
- Liệt kê một số biểu hiện về mặt hành vi của từng KNS (Ví dụ: kiểm
soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông, đặt mục tiêu ? …)
14
BÀI 3
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO HS
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi được tập huấn bài này HV có khả năng:
- Phân biệt được quan điểm dạy học(QĐDH), phương pháp dạy học
(PPDH) và kĩ thuật dạy học ( KTDH).
- Biết được một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực
(PPDH và KTDHTC) có thể sử dụng để giáo dục kĩ năng sống (GD KNS ).
- Vận dụng được một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực
trong dạy học bộ môn nhằm GD KNS cho HS .
II. PHƯƠNG TIỆN TẬP HUẤN
- Tài liệu “Hướng dẫn GD KNS cho HS trong nhà trường phổ thông”
- Các phiếu giấy nhỏ, giấy A4, bút viết (cho HĐ1)
- Giấy Ao, A4; bút dạ (dùng cho HĐ 2 và HĐ 3)
- Phiếu học tập ( dùng cho hoạt động 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN
Hoạt động 1: Tìm hiểu về PPDH và các cấp độ của PPDH
* Mục tiêu: HV có khái niệm về PPDH, QĐDH và KTDH.
* Phương pháp tập huấn: Động não, HV làm việc cá nhân, báo cáo trong 1
phút, lắng nghe/phản hồi tích cực.
* Sản phẩm cần đạt: Nhận thức của HV về PPDH và và các cấp độ của
PPDH (QĐDH, PPDH và KTDH), bản ghi các ý kiến của HV về QĐH,
PPDH và KTDH
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi động não: Dựa vào hiểu biết của bản thân, Anh/ Chị hãy
cho biết PPDH là gì?
- HV suy nghĩ và ghi ý kiến của mình ra giấy A4.
- GV thu bản ghi ý kiến của HV và đề nghị 1HV thay mặt lớp lần lượt đọc
các ý kiến, 1 HV khác ghi lại các ý chính lên bảng, không ghi ý trùng lặp
15
- GV hướng dẫn HV phân tích các điểm chung và điểm khác biệt giữa các ý
kiến và yêu cầu HV đọc tài liệu ( Phần thứ nhất- IV.4, mục 4.2), đối chiếu
các ý kiến của HV với khái niệm PPDH trong tài liệu
- GV yêu cầu HV tiếp tục đọc tài liệu ( Phần thứ nhất- IV.4, mục 4.2), so
sánh sự khác nhau giữa QĐDH, PPDH và KTDH.
- HV đọc tài liệu và ghi ý kiến của mình ra giấy A4.
- GV yêu cầu một số HV trình bày ý kiến trước lớp ( mỗi người trình bày 1
phút), các HV khác lắng nghe và góp ý kiến.
* Kết luận:
- PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và
HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
- Quan điểm về PPDH, PPDH cụ thể và KTDH là 3 cấp độ của PPDH:
+ Cấp độ vĩ mô là quan điểm về PPDH.
+ Cấp độ trung gian là PPDH cụ thể.
+ Cấp độ vi mô là Kĩ thuật dạy học .
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số PPDH và KTDHTC
* Mục tiêu: HV biết được một số PPDH và KTDHTC có thể sử dụng để
giáo dục kĩ năng sống (GD KNS ) cho HS.
* Phương pháp tập huấn: PPDH nhóm, KTDH “ các mảnh ghép”, lắng
nghe/phản hồi tích cực.
* Sản phẩm cần đạt: Nhận thức của HV về một số PPDH và KTDHTC,
phiếu học tập của cá nhân, bản ghi ý kiến thảo luận của các nhóm (trên giấy
Ao)
* Cách tiến hành:
- Vòng 1:
+ Bước 1: GV chia HV trong lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm:
Nhóm 1, 2 tìm hiểu về các PPDHTC ( Nhóm 1: từ PPDH số 4.3.1 đến
4.3.3; nhóm 2: từ PPDH số 4.3.4 đến 4.3.6) và hoàn thành phiếu học tập số
1.
16
Các nhóm 3, 4, 5 và 6 tìm hiểu về các KTDHTC và hoàn thành phiếu
học tập số 2.
Nhóm 3: Tìm hiểu một số KTDHTC ( từ KTDH số 4.4.1 đến số 4.4.4)
Nhóm 4: Tìm hiểu một số KTDHTC (từ KTDH số 4.4.5 đến số 4.4.9)
Nhóm 5: Tìm hiểu một số KTDHTC (từ KTDH số 4.4.10 đến số 4.4. 14)
Nhóm 6: Tìm hiểu một số KTDHTC (từ KTDH số 4.4.15 đến số 4.4. 19)
+ Bước 2: HV làm việc cá nhân : Đọc tài liệu GD KNS trong nhà trường
phổ thông ( Phần thứ nhất- IV.4, mục 4.3 và 4.4 ) và hoàn thành phiếu học
tập số 1, 2.
+ Bước 3: Thảo luận nhóm ( mỗi cá nhân trong nhóm sẽ ghi lại những ý
kiến chung đã thống nhất trong nhóm về PPDH và KTDH được phân công
tìm hiểu để trình bày trong nhóm ở vòng 2).
- Vòng 2:
+ Bước 1: Thành lập nhóm mới: Mỗi nhóm mới sẽ bao gồm 6 thành viên từ
6 nhóm của vòng 1 (1 HV của nhóm 1, 1 HV của nhóm 2, 1 HV của nhóm
3 ).
+ Bước 2 : GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Từng thành viên của nhóm sẽ trình bày lại kết quả thảo luận ở vòng 1
Các thành viên trong nhóm lắng nghe, thảo luận về toàn bộ các PPDH
và KTDH được đề cập trong tài liệu.
+ Bước 3: HV thảo luận nhóm. Kết quả thảo luận nhóm được trình bày
trên giấy A0 theo mẫu phiếu học tập số 1 và 2.
+ Bước 4: GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận
(1 nhóm trình bày về PPDH, 2 nhóm trình bày về KTDH); các nhóm khác
lắng nghe, góp ý và bổ sung.
* Kết luận:
- Mỗi QĐDH sẽ có một số PPDH tương ứng nhằm thực hiện QĐDH và mỗi
PPDH có thể có những KTDH tương ứng, các KTDH này có tác dụng nâng
cao hiệu quả của PPDH.
17
- Mỗi PPDH có đặc điểm (bản chất) và quy trình thực hiện khác nhau, việc
sử dụng các PPDH theo một quy trình hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
của PPDH.
- Mỗi PPDH có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vì vậy trong dạy học,
GV cần sử dụng phối hợp nhiều PPDH khác nhau nhằm phát huy ưu điểm
và khắc phục nhược điểm của các PPDH.
- Đồng thời với việc sử dụng các PPDHTC, cần sử dụng các KTDHTC
nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của PPDH.
Hoạt động 3: Thử vận dụng một số PPDH và KTDHTC để GD KNS
* Mục tiêu: HV hiểu rõ hơn về các PPDH và KTDHTC, tăng cường năng
lực vận dụng PPDH và KTDH TC của HV để GD KNS
* Phương pháp tập huấn: Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ, lắng nghe/ phản hồi
tích cực.
* Sản phẩm cần đạt: Bài tập vận dụng của cá nhân HV.
* Cách tiến hành:
- HV làm việc cá nhân (suy nghĩ):
+ Lựa chọn 1 nội dung (một phần của 1 bài bất kì)
+ Xác định KNS có thể giáo dục, lựa chọn PPDH, KTDHTC có thể sử
dụng để giáo dục KNS đó.
+ Trình bày việc vận dụng PPDH và KTDH vào nội dung đã lựa chọn
nhằm GD KNS đã xác định (trên giấy A4).
- HV thảo luận cặp đôi và điều chỉnh, bổ sung bản ghi của cá nhân.
- GV yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước toàn lớp
( chia sẻ), các HV khác lắng nghe, trao đổi và bổ sung.
* Kết luận:
- GV nhận xét những ưu điểm và hạn chế qua phần trình bày của HV.
- Lưu ý : các PPDH và KTDH được sử dụng phải dựa trên các KNS đã được
xác định và phải nhằm hình thành/ rèn luyện được các KNS đó.
18
V. PHỤ LỤC
Phụ lục 3.1
Phiếu học tập số 1
1. Anh/ Chị hãy đọc mục 4.3 và hoàn thành nội dung của bảng sau:
Số TT Tên PPDH Những KNS có thể hình thành khi sử dụng
PPDH đó
2. Trong dạy học, Anh/ Chị đã sử dụng những PPDH nào trong số các PPDH
nêu trên? PPDH nào Anh/ Chị chưa từng nghe nói đến?
Phụ lục 3.2
Phiếu học tập số 2
1. Anh/ Chị hãy đọc mục 4.4 và hoàn thành nội dung của bảng sau:
Số TT Tên KTDH Những KNS có thể hình thành khi sử
dụng KTDH đó
2. Trong dạy học, Anh/ Chị đã sử dụng những KTDH nào trong số các
KTDH nêu trên? KTDH nào Anh/ Chị chưa từng nghe nói đến?
Bài 4
19
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng :
- Phân tích được khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.
- Nêu được mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.
- Phân tích được chương trình tích hợp giáo dục KNS để nắm được những
nội dung giáo dục KNS và các PP/KTDH tích cực được sử dụng để giáo dục
KNS qua môn GDCD trường THCS.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Tài liệu “Giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông” (Tài
liệu bồi dưỡng GV) Phần II - Giáo dục KNS trong môn GDCD trường
THCS.
- Sách giáo khoa môn GDCD các lớp 6, 7, 8, 9.
- Các phiếu học tập
- Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD trường
THCS
Mục tiêu : HV nêu được khả năng giáo dục KNS và các KNS có thể giáo
dục qua môn GDCD trường THCS.
Phương pháp/kĩ thuật tập huấn: KT Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ, KT Trình
bày trong 1 phút.
Sản phẩm cần đạt :
Kết quả làm việc của HV (phiếu học tập số 1) về khả năng GD KNS
trong môn GDCD và các KNS có thể tích hợp qua môn GDCD trường
THCS.
20
Cách tiến hành :
- HV làm việc cá nhân : Đọc tài liệu Bồi dưỡng Phần II- Giáo dục
KNS quan môn GDCD trường THCS, mục I và hoàn thành phiếu bài tập số
1.
- HV thảo luận cặp đôi để điều chỉnh, bổ sung phiếu học tập mà cá
nhân đã thực hiện.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
Mỗi cặp nêu ý kiến về khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD và
các KNS có thể tích hợp, sử dụng KT trình bày 1 phút. GV yêu cầu 1 HV
ghi tóm tắt các ý kiến của các nhóm lên bảng.
- HV cả lớp lắng nghe, trao đổi, bổ sung.
Kết luận :
GV chốt lại :
1. Môn GDCD trường THCS là môn học có nhiều khả năng giáo dục KNS,
thể hiện :
- Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo
dục kĩ năng sống, phù hợp với trọng tâm của giáo dục kĩ năng sống là quá
trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học
để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của
người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
- Một trong những đặc điểm của môn GDCD trường THCS là sự tích
hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn
đề xã hội. Vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục KNS vào môn GDCD là
điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.
- Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu
cầu của nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển
của trẻ. Giáo dục KNS giúp HS có những kĩ năng thiết thực để sống an toàn,
21
lành mạnh, có hiệu quả, do đó HS hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn
mực một cách chủ động, tự giác.
2. Có rất nhiều KNS có thể tích hợp qua môn GDCD trường THCS (nêu một
số KNS tiêu biểu).
Hoạt động 2 : Tìm hiểu Mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường
THCS.
Mục tiêu : HV nêu được mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường
THCS.
Phương pháp/kĩ thuật tập huấn : KT Đọc hợp tác
Sản phẩm cần đạt :
Kết quả làm việc của HV (phiếu học tập số 2) : Tóm tắt mục tiêu giáo
dục KNS qua môn GDCD trường THCS
Cách tiến hành :
- GV chia HV thành nhóm 6 người
- Yêu cầu HV đọc mục II (Mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD
trường THCS) và hoàn thành phiếu học tập số 2.
- HV chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm, giải thích thắc mắc cho
nhau, thống nhất với nhau ý chính của phần đọc.
- HV nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có).
Kết luận : Giáo dục KNS trong môn GDCD trường THCS nhằm giúp HS :
- Hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân các
em có thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em.
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình
huống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hóa; có kĩ
năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến
22
cuộc sống an toàn và lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống có trách
nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
- HS có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưu thích
lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành
mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động để có được các kĩ năng và
quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chương trình tích hợp giáo dục KNS qua môn
GDCD trường THCS.
Mục tiêu : HV phân tích được nội dung, địa chỉ giáo dục KNS và các
PP/KTDH được sử dụng qua các bài trong chương trình môn GDCD trường
THCS.
Phương pháp/kĩ thuật tập huấn : Thảo luận nhóm, KT các mảnh ghép.
Sản phẩm cần đạt :
- Kết quả làm việc của HV trên phiếu học tập số 3.
- Kết quả thảo luận nhóm nhận xét, bổ sung nội dung, địa chỉ giáo dục
KNS và PP/ KTDH qua các bài (trên giấy khổ lớn).
Cách tiến hành :
- GV chia HV thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
Nhóm 1 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 6
Nhóm 2 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 7
Nhóm 3 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 8
Nhóm 4 : Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 9
- HV làm việc cá nhân và hoàn thành phiếu học tập số 3
- Thảo luận nhóm, sau đó mỗi cá nhân trong nhóm sẽ ghi lại những ý kiến
chung đã thống nhất về CTTH GD KNS của lớp được phân công.
- Thành lập nhóm mới, các nhóm mới sẽ bao gồm các thành viên của 4
nhóm cũ ở vòng 1.
23
- Mỗi thành viên của nhóm trình bày lại kết quả thảo luận ở nhóm cũ.
- Thảo luận về các ý kiến đã trình bày để bổ sung, điều chỉnh chương trình
(thêm, bớt bài nào, KNS nào, PP/KTDH nào …), ghi kết quả thảo luận trên
giấy khổ lớn theo mẫu phiếu học tập số 4.
- GV yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, lớp nhận xét, bổ
sung.
Kết luận :
- Tất cả các bài trong chương trình GDCD THCS đều có khả năng giáo dục
KNS mà không cần đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội
dung môn học.
- Giáo dục KNS phải thông qua việc áp dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy
học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy học, qua hoạt động HS mới có cơ
hội để rèn luyện, hình thành KNS.
IV. PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4
Phiếu học tập số 1 (Dành cho hoạt động 1)
24
Đọc mục 1 Tài liệu GDKNS trong môn GDCD trường THCS và dựa
vào kinh nghiệm dạy học của bản thân, anh/ chị hãy trả lời 2 câu hỏi :
1. Khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD thể hiện như thế nào ?
2. Các KNS có thể hình thành qua môn GDCD trường THCS ?
Phiếu học tập số 2 (Dành cho hoạt động 2)
Đọc mục 2 Tài liệu GDKNS trong môn GDCD trường THCS, anh/
chị nêu tóm tắt mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD trường THCS.
Phiếu học tập số 3 (Dành cho hoạt động 3)
Anh/chị hãy tìm hiểu chương trình tích hợp giáo dục KNS (mục 3 Tài liệu
GDKNS trong môn GDCD trường THCS) và cho hoàn thành những việc
sau:
1. Nêu mối quan hệ giữa KNS cần giáo dục cho HS và PP/KTDH để thực
hiện. Phân tích mối quan hệ đó trên một ví dụ cụ thể.
2. Những ý kiến đề nghị chỉnh sửa, bổ sung (thêm hoặc bớt bài nào, KNS
nào, PP/KTDH nào …)
Phiếu học tập số 4 (Dành cho hoạt động 3)
Anh/ chị hãy thảo luận và hoàn thành bảng theo mẫu sau (Trên giấy Ao)
Lớp Đề nghị thêm Đề nghị bớt
Tên bài: Tên bài:
25