Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

PP ON TAP HOA 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.52 KB, 8 trang )


SỞ GD - ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
Thị xã Quảng Trị, tháng 4 năm 2010


MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN TẬP
THI TỐT NGHIỆP 12
TỔ : HOÁ TRƯỜNG THPT
NGUYỄN HUỆ

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nhiều năm qua kết quả học tập của học sinh
trường THPT Nguyễn Huệ đã có nhiều chuyển biến, kết
quả các kỳ thi tốt nghiệp đạt khá tốt trong khối bán công,
song ở đó vẫn có nhiều may rủi. Vậy làm thế nào để có
một kết quả thực sự cao hơn, chắc chắn hơn, đó là một
vấn đề đặt ra cho nhà trường cũng như tổ bộ môn Hoá
chúng tôi. Mỗi thành viên trong tổ bộ môn chúng tôi đều
trăn trở để tìm tòi mọi biện pháp để giúp cho các em có
một phương pháp học tốt hơn. Bằng kinh nghiệm giảng
dạy của mỗi thành viên trong tổ, tổ đưa ra những kinh
nghiệm để giúp cho các em ôn thi bộ môn Hoá được tốt
hơn để vững vàng bước vào kỳ thi với kết quả cao nhất.

II/ THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở LỚP 12
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ.
1/ Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và sở trong những năm qua trường THPT
Nguyễn Huệ luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất
lượng đào tạo học sinh. Cụ thể nhà trường đã thành lập các tổ chuyên môn để sinh
hoạt, trao đổi rút kinh nghiệm các giờ dạy, thao giảng khuyến khích sử dụng công nghệ


thông tin trong giảng dạy, hợp đồng giáo viên có chất lượng cao. Đầu tư cơ sở vật chất
thiết bị đầy đủ.
2. Tình hình học tập của học sinh:
- Học sinh chất lượng đầu vào thấp, khả năng tiếp thu của các em rất kém, phần lớn
các em đã bị mất gốc kiến thức, đặc biệt là các môn tự nhiên không có cả kĩ năng bình
thường nhất, đó là cộng, trừ, nhân, chia.
- Ảnh hưởng của xã hội tác động -> lười học bài, thích chơi hơn là học bài ở nhà.
- Điều kiện kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng đến học tập của các em.
3. Với thực trạng như vậy: yêu cầu đặt ra đối với bộ môn là:
- Dạy như thế nào để học sinh yếu thích môn học của mình, học sinh có hứng thú để
học.
- Dạy như thế nào để học sinh biết phương pháp học tập bộ môn và biết tự học ở nhà
- Dạy như thế nào để học sinh có thể làm được bài kiểm tra, để làm được các đề thi tốt
nghiệp.
- Dạy và ôn tập như thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh bán công.

III/ NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CỦA BỘ MÔN
- Học sinh phải nắm được: Tính chất của các chất từ đó vận dụng
vào để tính toán lượng chất trên các phản ứng.
- Học sinh phải biết: Công dụng của các chất đó trong thực tế, và
biết sử dụng. Có các câu hỏi vận dụng vào thực tế.
VD: + Kim loại nào sau đây được dùng để làm giấy gói thực phẩm
A. Na B. Sn C. Al D. Zn
+ Kim loại nào sau đây dùng để làm cá vi mạch điện tử
+ Kim loại nào dùng để các tia phóng xạ
- HS phải biết nguyên liệu và nguyên tắc điều chế các chất.
- HS biết giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên.
- Đặc thù của bộ môn: có lý thuyết - có thực hành - có tính toán
Học sinh không thể chỉ đơn thuần chỉ biết lý thuýêt hoặc chỉ biết
tính toán mà học sinh không thể không thực hành. Vì có nhiều

câu hỏi hỏi về các hiện tượng.
VD: Có hiện tượng gì khi cho từ từ dung dịch NaOH (hoặc NH3)
đến dư vào các muối nhôm.

IV/ KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
- Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm ôn tập khối 12.
1. Phần giảng dạy ở trên lớp:
- GV: Cần làm rõ trọng tâm của bài, bằng nhiều cách khác nhau
phải bắt học sinh làm việc, tuỳ theo đối tượng tuỳ câu hỏi có mức
độ khó khác nhau.
- Đối với những bài có nội dung dài thì nên lập bảng kiến thức
hoặc sơ đồ hoá để học sinh dễ tiếp thu.
- GV phải thường xuyên kiểm tra miệng, và kiểm tra vở bài tập
của học sinh để bắt buộc học sinh phải soạn và học bài ở nhà.
- Cuối tiết học phải giao nhiệm vụ về nhà: VD bại học hôm nay
còn phần ứng dụng, các em về đọc SGK giờ sau cô hỏi, và đọc
bài tiếp theo phần củng cố phải cho học sinh trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm nói lên trọng tâm của bài dạy.
2. Hướng dẫn học sinh phương pháp học:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×