Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.91 KB, 36 trang )

Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển của một nền kinh tế hiện đại, hoạt động của
các Ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan
trọng , mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động nền kinh tế. một yếu tố
có vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng
thương mại là huy động vốn , phải huy động được vốn mới có vốn để cho
vay, đầu tư ,mở rộng kinh doanh ,tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và quy
mô, thực hiện các loại hình kinh doanh dịch vụ đa năng trên thị tường, tiến
hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả , khẳng định chữ tín, nâng cao
thanh thế trên thương trường. Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng
thương mại phải trải qua nhiều công đoạn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Hoạt động huy động vốn tạo nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại đóng
vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Nguồn vốn quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại là tiền gửi của
khách hàng. Hoạt động đặc trưng của Ngân hàng thương mại là mở các tài
khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó
ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư.
Vì vậy, vốn tiền gửi tạo nên một nguồn vốn quan trọng để ngân hàng cho
vay và đầu tư. nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của
nguồn vốn
nguồn vốn nói
chung và
nguồn tiền gửi
nguồn tiền gửi của Ngân hàng thương mại nói riêng đối với nền
kinh tế và hoạt động của ngân hàng, cùng với những kiến thức thu được
trong thời gian thực tập tại ngân hàng ngoại thương đề tài trong chuyên đề
này của tôi là:
Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
Để có được caí nhìn rõ ràng nhất cho vấn đề mà đề tài này đề cập
đến ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của


chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chuyên đề tốt nghiệp 
Chương I: Huy động tiền gửi trong hoạt động của Ngân hàng
thương mại
Chương II: Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
Chương III: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tại Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam.
Chuyên đề tốt nghiệp 
Chương I
Huy động nguồn tiền gửi trong hoạt động
Của Ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Mô hình kinh tế mà thế giới đang trải qua là mô hình kinh tế sản xuất
hàng hoá, trong mô hình đó chứng kiến một sự lên ngôi, một sự thống trị của
một yếu tố đối với toàn nền kinh tế đó là
thị trường tài chính
thị trường tài chính . Với vai trò tập
trung và điều phối vốn thị trường tài chính đã tạo điều kiện cho sù ra đời ,hoạt
động , mở rộng của tất cả các thành viên trong nền kinh tế ,thúc đẩy mạnh mẽ
sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của một quốc gia. Trong thị trường tài chính,
các trung gian tài chính đóng vai trò kênh dẫn vốn từ những người cho vay tới
những người vay. Do chuyên môn hoá và đa năng hóa hoạt động, các trung
gian tài chính góp phần giảm chi phí thông tin và giao dịch cho nền kinh tế, đẩy
mạnh quá trình luân chuyển vốn cho đầu tư phát triển. Các trung gian tài chính
thực hiện chức năng tạo vốn, huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế;
tài trợ, cung ứng vốn cho phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc thực hiện
các chức năng này, các trung gian tài chính đem lại lợi Ých cho chính mình,
cho những khách hàng của mình và cho nền kinh tế.

Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng
nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng, thị phần, quy mô trong hệ thống tài
chính
Luật Các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này
để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ tiền tệ”.Trong giáo trình lý thuyết tiền
tệ – ngân hàng của HVNH (Nxb thống kê - 2004) định nghĩa :”Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua
việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu .”Như vậy người ta phân
biệt NHTM với các hình thức ngân hàng khác ở chổ NHTM là ngân hàng kinh
doanh tiền gửi là chủ yếu, và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn,chính hoạt động
đó đã tạo điều kiện để NHTM có thể làm tăng bội số tiền gửi của khách hàng
trong hệ thống ngân hàng của mình.
Với sự phát triển của thế giới ngày nay các NHTM đóng vai trò vô cùng
quan trọng ,không chỉ là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế mà còn là cầu nối
giữa các doanh ngiệp với thị trường giữa nền tài chính quốc gia với nền tài
chíng quốc tế và là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
1.2 . Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mai
+Nghiệp vụ tài sản có: phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng nhằm
đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận (ngân hàng cho vay hay đầu tư
vào thị trường )
+ Nghiệp vụ tài sản nợ : phản ánh nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
thương mại bao gồm nhữnh khoản ngân hàng nợ thị trường và vốn của ngân
hàng.
+ Nghiệp vụ đầu tư tài chính:Các ngân hàng thươn mại đầu tư bằng vốn
của mình thông qua các hoạt động hùn vốn , góp vốn ,kinh doanh chứng
khoán
+ Các nghiệp vụ khác : Như kinh doanh ngoại tệ vàng bạc đá quý
,GTCG

2. Huy động tiền gửi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương
mại
2.1. Vai trò của nguồn tiền gửi trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
Với chức năng làm trung gian tín dụng, thanh toán, hoạt động ngân hàng
có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thực tế số tiền
Chuyên đề tốt nghiệp 
mà ngân hàng cho vay có nguồn gốc phần lớn từ tiền gửi của khách hàng. Vì
vậy, tiền gửi là mục tiêu tăng trưởng quan trọng hàng năm của các ngân hàng .
Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, nên vốn không chỉ là phương
tiện mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Tiền gửi thường chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại. Vì vậy quy mô
tiền gửi sẽ quyết định chủ yếu đến các khoản tín dụng và đầu tư, tới quy mô và
phạm vi hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, sự tăng trưởng tín dụng, mở rộng
đầu tư của một ngân hàng thể hiện nguồn vốn dồi dào, năng lực tài chính vững
mạnh và nâng cao uy tín, vị thế, sức cạnh tranh trên thương trường.
Quy mô và cơ cấu tiền gửi quyết định quy mô và cơ cấu cho vay và đầu
tư của một ngân hàng, qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận, khả năng cạnh tranh của
ngân hàng. Nguồn tiền gửi phải có tốc độ tăng trưởng theo kịp với tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang có
những chuyển biến mạnh mẽ: tốc độ tăng GDP đạt 7,7% (năm 2004), GDP/ đầu
người tăng lên đáng kể, khoảng 400 USD năm 2004. Nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân cư cần được thu hót và huy động hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển
kinh tế – xã hội. Để có thể thu hót được nguồn tiền gửi từ dân cư, ngân hàng
cần khẳng định uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng, nâng cao chất lượng
dịch vụ theo hướng đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các ngân hàng
quản lý nguồn vốn này với mục tiêu an toàn và sinh lợi, đem lại sự thuận tiện
cho khách hàng người gửi tiền.
Lịch sử ngành ngân hàng đã hình thành hoạt động cho vay dùa trên tiền
gửi của khách hàng, các ngân hàng tạo được lợi nhuận lớn bằng cách mở rộng
thu hót tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền để cho vay và thanh toán. So với các

nguồn huy động khác, tiền gửi là nguồn vốn rẻ nhất có chi phí huy động thấp.
Nguồn tiền gửi vẫn là nguồn huy động chính của các ngân hàng vì nguồn vốn
nhàn rỗi của nền kinh tế nằm phân tán trong dân cư: các cá nhân, hộ gia đình,
các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội là rất lớn. Với các hình thức huy
Chuyên đề tốt nghiệp 
động đa dạng, phong phú, từ đơn giản đến hiện đại, đáp ứng được các luồng
tiền trong dân cư, tiền gửi đã trở thành công cụ đắc lực, có ý nghĩa quan trọng
tạo nguồn vốn cho ngân hàng.
2.2. Các loại tiền gửi trong Ngân hàng thương mại
2.2.1. Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán)
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục
đích thanh toán, chi trả cho hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi thường xuyên
trong kinh doanh. Các khoản thu bằng tiền của người gửi được nhập vào tài
khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn
thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng. Cùng với sự phát triển của công
nghệ thông tin, ngày càng có nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng
séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ…
Đặc điểm của tiền gửi thanh toán là khách hàng có thể rót ra bất cứ lúc
nào bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Vì vậy, đây là nguồn vốn biến động nhất
của ngân hàng. Tiền gửi thanh toán có mức lãi suất thấp hoặc không được trả
lãi tuỳ theo chính sách quản lý lãi suất của Ngân hàng Nhà nước mỗi nước hoặc
trình độ cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Tiền gửi thanh toán có 2 loại:
Tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường: khách hàng chỉ được thanh
toán trong phạm vi số dư.
Tài khoản vãng lai: khách hàng được cho phép thấu chi - chi trội trên số
dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán.
Ngoài ra còn có tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền gửi với
mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán, và khi cần
khách hàng có thể rót ra để chi tiêu.
Các loại tiền gửi khác: Tiền gửi uỷ thác (để đầu tư, cho vay), tiền gửi ký

quỹ để thực hiện các dịch vụ thanh toán L/C, séc…thường được hưởng lãi suất
không kỳ hạn.
Chuyên đề tốt nghiệp 
2.2.2. Tiền gửi phi giao dịch (tiền gửi có kỳ hạn)
a) Tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức xã hội
Là loại tiền gửi được sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng
về thời gian rút tiền (thời gian đáo hạn), do vậy là nguồn ổn định hơn tiền gửi
không kỳ hạn. Hình thức tiền gửi này không nhằm mục đích thanh toán và
được hưởng lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán. Khi rút tiền trước thời hạn,
khách hàng có thể hưởng lãi suất theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, hoặc
không hưởng lãi, hoặc bị phạt lãi suất tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng
trong từng thời kỳ.
b) Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Thực chất đây là nguồn tiền gửi có kỳ hạn, nhưng được xếp vào khoản
mục tiền gửi tiết kiệm do đặc thù sở hữu là các cá nhân , hé gia đình, mục đích
chính là an toàn và sinh lợi; mỗi người được mở một sổ tiết kiệm và sử dụng
khoản tiền này cho mét nhu cầu về tài chính được dự tính trong tương lai.
c) Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng khác
Nhiều Ngân hàng thương mại gửi tiền ở các Ngân hàng thương mại khác
(ngân hàng đại lý) để thực hiện các nghiệp vụ: thanh toán hộ, phát hành hộ các
chứng chỉ tiền gửi, giao dịch ngoại tệ, giúp mua bán chứng khoán, tư vấn đầu
tư, cho vay hợp vốn, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…(hoạt động
ngân hàng vãng lai).
d) Tiền gửi của khu vực công
Là nguồn tiền gửi của Chính phủ, Kho bạc , NHNN, các Bộ…thường
được gửi ở các ngân hàng lớn, có uy tín, thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có cổ
phần của Nhà nước. Quy mô nguồn này không lớn so với tổng nguồn tiền gửi
song thể hiện chính sách của Chính phủ trong từng thời kỳ, thể hiện mức tiết
kiệm của khu vực công.
Chuyên đề tốt nghiệp 

2.3. Đặc điểm của nguồn tiền gửi
Đặc điểm chung của tiền gửi là phải được thanh toán khi khách hàng
yêu cầu, ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn. Vì vậy, ngân hàng
thường khó dự tính được chính xác việc thay đổi quy mô và kết cấu của nguồn
tiền gửi. Nhu cầu rút tiền của khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng cá
nhân thường nhạy cảm và khó xác định. Ngân hàng phải đáp ứng cầu thanh
khoản - nhu cầu thanh toán của khách hàng bao gồm cả yêu cầu chi trả và vay
hợp pháp. Đồng thời phải đảm bảo tính thuận tiện, nhanh chóng trong quá trình
chi trả.
Quy mô của tiền gửi là rất lớn so với các nguồn khác. Mặc dù tiền gửi
phải hoàn trả theo yêu cầu, nhưng nó tương đối ổn định và là nguồn vốn dồi
dào trong dân cư. Trong khi đó, các khoản đi vay phải trả lãi suất cao hơn so
với tiền gửi cùng kỳ hạn . Các khoản vay Ngân hàng Nhà nước và vay ngân
hàng khác thường có thời hạn ngắn chỉ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán tức
thời ,và phụ thuộc nhiều vào tình trạng của nền kinh tế.
Dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi: Ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng
phải thực hiện dự trữ bắt buộc và mua bảo hiểm tiền gửi theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc và quan tâm tới
khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới, huy động mới, tính thanh khoản của tài sản
nắm giữ để đảm bảo khả . Dù trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi làm tăng giá
thành của đồng vốn huy động, tuỳ theo loại kỳ hạn và tăng thêm chi phí quản
lý.
Kỳ hạn: Nguồn tiền gửi gắn liền với kỳ hạn danh nghĩa: tiền gửi không
kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…Kỳ hạn của nguồn phản ánh tính
ổn định của nguồn vốn, liên quan tới kỳ hạn sử dụng vốn, chi phí nguồn vốn.
Tuy nhiên ngân hàng thường cố gắng duy trì thời gian mà khoản tiền tồn tại
liên tục tại một ngân hàng_ đó là kỳ hạn thực tế. Nguồn tiền có kỳ hạn dài hơn
được tạo ra bởi sự tiếp nối liên tục của các khoản tiền gửi trong ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp 
Nhng ngun vi k hn danh ngha ngn hn cú th tn ti an xen trong

nhiu nm tr thnh ngun cú k hn thc t trung v di hn.
2.4. Cỏc nhõn t nh hng n huy ng tin gi ca Ngõn hng thng
mi
2.4.1.Nhõn t t phớa ngõn hng
* Uy tớn, quy mụ ngõn hng:Trong nn kinh t th trng tn ti
v phỏt trin thỡ uy tớn trờn thng trng l iu trng yu.To c s tin
tng t phớa bn hng l nn tng ngõn hng thc hin quan h giao dch,
m phỏn vi cỏc i tỏc. Uy tớn v lch s hot ng to nờn hỡnh nh quen
thuc v s tin tng ni
khỏch hng, nh ú thu hút cng nhiu khỏch hng n giao dch.
* a dng hoỏ danh mc sn phm tin gi: S cnh tranh trong lnh
vc dch v ti chớnh ang ngy cng tr nờn quyt lit khi ngõn hng v cỏc
i th cnh tranh m rng danh mc dch v, ỏp ng nhu cu a dng ca
ngi gi tin. Sn phm dch v ca ngõn hng cung ng cng a dng s
cng ỏp ng c nhu cu ca ụng o khỏch hng. Ngõn hng cng cn cú
nhng chớnh sỏch phự hp a dng húa cỏc dch v i ụi vi nõng cao cht
lng ca cỏc hot ng ny.
* Nhõn s :Trỡnh , nng lc cỏn b trờn phng din qun lý v
nghip v l mt trong nhng nhõn t quan trng nh hng n hot ng
ca Ngõn hng thng mi. V phng din qun lý, nh ngõn hng a ra cỏc
Chuyờn tt nghip
Ngân hàng
Uy tín, quy mô, đa
dạng hoá, nhân lực,
công nghệ, mạng l ới
Ngân hàng
Uy tín, quy mô, đa
dạng hoá, nhân lực,
công nghệ, mạng l ới
Khách hàng

Thu nhập, chi
tiêu, trình độ
Khách hàng
Thu nhập, chi
tiêu, trình độ
Nền kinh tế
ổn định vĩ mô, lãi
suất, tỷ giá, cạnh
tranh
Nền kinh tế
ổn định vĩ mô, lãi
suất, tỷ giá, cạnh
tranh
huy động
tiền gửi
huy động
tiền gửi
Mô hình các nhân tố tác động đến HĐTG
của NH
biện pháp huy động và điều phối nguồn vốn một cách hợp lý, với mục tiêu an
toàn và sinh lợi. Về phương diện nghiệp vụ, các cán bộ, nhân viên ngân hàng
cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, có phong cách, thái độ phục vụ văn minh lịch
sự, tạo nên hình ảnh một ngân hàng luôn vì lợi Ých khách hàng . Văn hoá kinh
doanh , hệ thống các chuẩn mực về tinh thần hay vật chất quy định mối quan
hệ, thái độ, hành vi ứng xử của các thành viên phải được xây dựng mang những
nét đặc trưng mà riêng ngân hàng có.
* Công nghệ : Nếu như yếu tố con người có vai trò quyết định tới chất
lượng phục vụ thì công nghệ của ngân hàng có tác động trực tiếp tới quá trình
đưa dịch vụ tới khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Thay thế cho hệ thống dùa trên lao động thủ công, xu hướng hiện đại hoá công

nghệ hiện nay là sử dụng hệ thống tự động và điện tử, đặc biệt là trong việc
nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Trong lĩnh vực huy động tiền
gửi, nhiều loại hình dịch vụ mới đang được phát triển với sự trợ giúp của công
nghệ hiện đại: giao dịch qua Internet, ATM, thẻ thông minh…giúp cho công
tác huy động ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
giúp cho các ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh và tăng cường hội nhập vào
cộng đồng ngân hàng quốc tế.
* Hoạt động Marketing : Hoạt động Marketing của ngân hàng cần
được triển khai một cách đồng bộ: nghiên cứu thị trường, chiến lược sản phẩm,
giá cả, xúc tiến hỗn hợp…Trong đó, hoạt động quảng cáo nhằm mở rộng sự
hiểu biết của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và ngân hàng, thuyết phục họ sử
dụng sản phẩm dịch vụ và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.
Thông qua tiếp thị, quảng cáo những sản phẩm tiền gửi của mình ra thị trường,
công tác Marketing đã thực hiện một bước quan trọng trong việc thu hót khách
hàng lùa chọn sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
* Lãi suất : Mục đích của mỗi khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là
khác nhau. Nếu như khách hàng là doanh nghiệp thì mục đích chính của họ
Chuyên đề tốt nghiệp 
thường là thanh toán qua ngân hàng. Với đối tượng khách hàng cá nhân: nhóm
khách hàng có thu nhập trung bình và thấp thì vấn đề lãi suất là vấn đề họ quan
tâm hàng đầu. Nhóm khách hàng thu nhập cao thì chủ yếu chú trọng tới sự
phục vụ và tiện lợi của dịch vụ ngân hàng. Khi đã xác định được mục đích của
mỗi khách hàng thì ngân hàng sẽ đưa ra những loại sản phẩm khác nhau, qua
đó ngân hàng cần phân đoạn thị trường thật hiệu quả , cung cấp các mức giá
phù hợp mới có thể đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
* Mạng lưới, địa điểm ngân hàng : Mạng lưới huy động rộng địa điểm
pù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giảm chi phí đi lại, thời gian
giao dịch. Mạng lưới chi nhánh kết hợp với uy tín và mức độ thâm niên cao của
một ngân hàng cho phép ngân hàng đó có được mối quan hệ rộng khắp, mở
rộng giao dịch kinh doanh, tạo nên ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Hiện nay hệ thống giao dịch tự động ngày càng có nhiều lợi thế hơn
trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên mạng lưới
chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong những kênh giao dịch hiện nay của
Ngân hàng thương mại.
* Chính sách tín dụng
Ngân hàng huy động vốn là để cho vay và đầu tư. Vì vậy ngân hàng
muốn có hiệu quả trong huy động vốn đều phải dùa trên chính sách tín dụng rõ
ràng, thích hợp, được tính toán cụ thể, chặt chẽ, dùa trên cung cầu về vốn trong
xã hội, với mục đích thu lợi nhuận tối đa. 2.4.2. Các nhân tố từ phía khách
hàng : Các yếu tố thuộc về tâm lý, thãi quen, phong tục của người dân tác động
rất lớn đến hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng. Các tiêu chí về độ
tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập, môi trường làm việc…liên quan đến việc lùa
chọn sử dụng các hình thức dịch vụ ngân hàng. Thông thường các khách hàng
trẻ tuổi có tâm lý thích khám phá mới lạ nên các dịch vụ có ứng dụng khoa học
công nghệ như Internet, mạng di động rất thu hót khách hàng trẻ hơn. Khách
Chuyên đề tốt nghiệp 
hàng có học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng các kênh giao dịch điện tử.
Đối với các tổ chức kinh tế, thời vụ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp
đến quy mô các khoản tiền gửi tại các ngân hàng.
2 4.3. Các nhân tố từ phía nền kinh tế
* Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô : Công cụ chính sách tiền tệ: Hiện
nay Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản lãi suất cơ bản có tính
chất dự báo, định hướng cung cầu về vốn để cho các Ngân hàng thương mại
làm cơ sở để xác định các mức lãi suất của mình. Ngân hàng Nhà nước sử dụng
hợp lý các công cụ khác của chính sách tiền tệ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá
hối đoái…nhằm điều tiết lượng tiền cung ứng, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho các tổ chức tín dông.
* Môi trường pháp lý
Nghiệp vô huy động vốn chịu tác động trực tiếp của các luật như: Luật
Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Bộ Luật Dân sự…bao gồm

các quy định về tỷ lệ huy động vốn so với vốn tự có, quy định việc phát hành
kỳ phiếu, trái phiếu, các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ,
hạn mức…tác động đến quy mô, cơ cấu nguồn vốn nói chung và riêng đối với
tiền gửi.
Các Luật khác có tác động gián tiếp như Luật Đầu tư nước ngoài khi
Chính phủ có sự khuyến khích đầu tư nước ngoài, nguồn vốn nước ngoài vào
trong nước sẽ rất dồi dào là cơ sở để tăng trưởng nguồn vốn của các Ngân hàng
thương mại.
* Môi trường kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng một cách trực tiếp đối với mọi
hoạt động của ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động huy động tiền gửi.
Môi trường kinh tế – chính trị ổn định sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào
ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn nên ngân
Chuyên đề tốt nghiệp 
hàng có thể thu hót vốn nhiều hơn. Mức sống của người dân được nâng cao, thu
nhạp tăng lên là điều kiện để gia tăng tiết kiệm và mở rộng huy động vốn của
ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, môi trường đầu tư
thuận lợi thúc đẩy huy động vốn của ngân hàng.
* Điều kiện thị trường cạnh tranh
Các NHTM ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng nước
ngoài, đặc biệt là từ sau việc ký kết hiệp định Việt – Mỹ cho phép các ngân
hàng Mỹ mở chi nhánh tại Việt Nam và trong khoảng thời gian 8 – 10 năm có
thể thực hiện các nghiệp vụ như đối với các ngân hàng Việt Nam. Các ngân
hàng nước ngoài có rất nhiều lợi thế kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền
tệ, lợi thế lớn nhất của các ngân hàng nước ngoài là uy tín quốc tế lớn, nguồn
vốn dồi dào và chất lượng dịch vụ và phục vụ hoàn hảo.
Không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước, ngân hàng
đang phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác như các công ty tài chính,
công ty bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển…với các dịch vụ cung cấp tương tự
ngân hàng.

Chuyên đề tốt nghiệp 
Chương II
Thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam
1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1.1. sự hình thành và phát triển
Sau 2 Nghị định 171/CP và 115/CP (30/10/1962) của Chính phủ, Ngân
hàng Ngoại thương được thành lập ngày 1/4/1963, chính thức ra mắt và hoạt
động với chức năng một ngân hàng thương mại giao dịch trong và ngoài nước.
Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước về ngoại hối được bàn
giao từ Cục ngoại hối sang Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Khi được thành lập, NHNT VN hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
NHNN theo mô hình ngân hàng một cấp, và là ngân hàng duy nhất phục vụ
kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước, cũng như độc quyền
về kinh doanh ngoại hối.
21/9/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra Quyết định số
286_QĐ/NH thành lập lại một lần nữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho
phù hợp với Luật Doanh nghiệp theo mô hình Tổng công ty Nhà nước 90. Do
tính đặc thù của một ngân hàng lớn, 28/3/1996 Thủ tướng Chính phủ đã ra
Quyết định số 186/TTg xếp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vào danh sách
“các doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt”.
1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng ngoại thương việt nam trong các
năm 2003 ,2004 và 2005
Thương hiệu Vietcombank đã được biết đến tại thị trường trong nước và
quốc tế trong hơn 4 thập kỷ nay với hình ảnh một ngân hàng giữ vị trí hàng đầu
về vốn, công nghệ và dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.
Chuyên đề tốt nghiệp 
Vietcombank cũng là ngân hàng đi đầu góp phần thực hiện các chủ
trương, giải pháp thuộc chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhất là
chính sách tiền tệ đối ngoại như chính sách tỷ giá, chính sách quản lý và thu hót

các nguồn ngoại tệ về xuất khẩu, dịch vụ đối ngoại, kiều hối và các nguồn
ngoại tệ trong dân cư, hướng các hoạt động đầu tư tín dụng phục vụ các chương
trình mục tiêu kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tính đến cuối
tháng 12/2004 đạt gần 120.000 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với cuối năm 2003,
vượt hơn 6% so với kế hoạch. Trong đó, VND là gần 47.000 tỷ, tăng 13%, vốn
ngoại tệ đạt hơn 73.000 tỷ đồng, tăng gần 29%. Những nhân tố thuận lợi khách
quan làm tăng vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương là nguồn
thu ngoại tệ từ xuất khẩu và kiều hối tăng mạnh, lãi suất USD tăng, kinh tế ổn
định.
Vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế trong năm 2004 của Ngân
hàng Ngoại thương tăng gần 17% so với cuối năm 2003, đạt khoảng hơn
88.500 tỷ đồng (chiếm hơn 82% tổng nguồn), vốn huy động có kỳ hạn tăng hơn
14% so với cuối năm 2003 và đạt trên 46.800 tỷ quy VND. Tỷ lệ an toàn vốn
của Ngân hàng Ngoại thương trong năm qua được cải thiện một bước: tăng lên
khoảng 7%.
Doanh sè thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương trong
năm 2004 đạt hơn 16.400 triệu USD, tăng hơn 32% so với năm 2003: Doanh sè
thanh toán xuất khẩu tăng hơn 22% và chiếm gần 27% thị phần của cả nước.
Trong khi đó, doanh sè thanh toán nhập khẩu tăng hơn 39% và chiếm gần 30%
thị phần của cả nước. Năm 2004, tổng thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương
đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với năm 2003. Lãi trước thuế (chưa
trích lập dự phòng) đạt khoảng 2000 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2003.
2 . Thực trạng công tác huy động tiền gửi tại Ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp 
2.1. Quy mụ ngun tin gi ca Ngõn hng Ngoi thng Vit Nam qua
cỏc nm 2002 - 2005
Bng 2: Quy mụ ngun tin gi ca NHNT VN (n v: t VN)
Nm
2003 2004 2005

Quy mụ tin gi 81.862 101.942 123.679
% so vi nm n-1 126,6 % 124,5 % 121.322%
% so vi tng NV 84 % 82 % 85%
Ngun: Bỏo cỏo ti chớnh NHNT VN cỏc nm 2003, 2004, 2005
Tin gi luụn chim t trng ln nht trong c cu tng ngun vn:
khong 80% v tng trng n nh trong 3 nm 2002 2004, cựng vi tng
quy mụ tng ngun vn. Tng ngun tin gi nm 2002 cú gim nh so vi
nm 2001 do khon rỳt 235 triu USD ca phớa Nga vo 31/12/2002 do vic
chm dt Liờn doanh Nh mỏy lc du Dung Qut. Trong nm 2003 v 2004
ngun tin gi u t tc tng trng nhanh, t 26,6% nm 2003 v
24,5% nm 2004. Ngõn hng Ngoi thng ó ỏp dng mụ hỡnh qun lý vn
tp trung, t ú trung ng cú th tớch t c s vn ln hn, sc tham
gia u t vo cỏc d ỏn trng im ln ca Nh nc, ng thi cú th iu
ho vn t chi nhỏn tha sang chi nhỏnh thiu, nõng cao hiu qu s dng vn.
* C cu ngun tin gi theo i Tng huy ng
Chuyờn tt nghip
Biểu đồ phản ánh
quy mô nguồn
tiền gửi của Ngân
hàng Ngoại thơng
qua những năm
2002, 2003, 2004
Bảng 3: Cơ cấu nguồn tiền gửi theo đối tượng huy động(Tỷ VND)
Năm
Đối tượng
2003 2004 2005
NHNN& KBNN 5.947 6.847 7.765
Ngân hàng khác 4.105 6.551 7.332
Dân cư và TCKT 71.810 88.544 97.254
Tổng 81.862 101.942 112.351

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT VN
Biểu đồ cơ cấu nguồn tiền gửi của Ngân hàng NgoạthươngViệtNam
phân loại theo đối tượng huy động
Các đối tượng huy động của ngân hàng rất đa dạng và khả năng huy
động đối với mỗi nguồn cũng khác nhau.
Chiến lược của Ngân hàng Ngoại thương là tăng tỷ lệ huy động vốn, đặc
biệt là tỷ lệ huy động vốn từ nền kinh tế. Từ năm 2002 – 2004, tiền gửi của dân
cư và tổ chức kinh tế (tiền gửi của khách hàng) tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam chiếm 87,2% (năm 2002), 87,7% (năm 2003), và 86,8% (năm 2004)
trong tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi huy động từ các tổ chức
Chuyên đề tốt nghiệp 
kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của dân cư, và có xu hướng
tăng nhanh hơn.
a) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng nhanh đã làm thay đổi tỷ số
tương quan giữa vốn tổ chức kinh tế và vốn dân cư từ 59/41 năm 2003, sang
61/39 ở thời điểm hiện nay. Cụ thể năm 2003 tăng 18,3% so với năm 2002,
năm 2004 tăng 20,9% so với năm 2003.
Trong thời gian qua nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng
Ngoại thương luôn tăng trưởng nhanh, phần lớn là vốn gửi không kỳ hạn nhằm
mục đích thanh toán. Một số doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn là Tổng công
ty Dầu khí, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Bảo
Việt, Xuất nhập khẩu xăng dầu…
b) Tiền gửi của dân cư
Ngân hàng Ngoại thương trong những năm qua đã đạt được những thành
công trong việc thu hót nguồn tiền gửi của các cá nhân trong xã hội. Hiện nay
Ngân hàng Ngoại thương cũng như nhiều ngân hàng khác đang có xu hướng
đầu tư chuyển dần sang mô hình ngân hàng bán lẻ, tăng cường khả năng huy
động vốn trong dân cư thông qua các sản phẩm mang tính dịch vụ trên nền tảng
công nghệ hiện đại như: ATM, thanh toán trên môi trường trực tuyến…

Chuyên đề tốt nghiệp 
Bảng 4: Tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế
Đơn vị: tỷ quy VND
Năm 2003 2004
2005
Tiền gửi của khách hàng 71.810 88.544
104.536
3
Trong đó
Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng
VND
22.948 30.640
41.424
Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng
ngoại tệ
19.033 24.926
32.927
Tiền gửi tiết kiệm bằng VND 7.536 7.956
8.643
Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ 20.881 22.756
23.689
Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng
VND
317 351
364
Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng
ngtệ
1.095 1.915
2.666
Tiền gửi của khách hàng xếp theo loại

tiền
Tiền gửi của khách hàng bằng VND 30.801 38.947
46.631
Tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ 41.009 49.597
54.332
Tiền gửi của khách hàng xếp theo kỳ
hạn
Không kỳ hạn 35.003
Có kỳ hạn 36.807
Tổng 71.810 88.544
2683.84
83
Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT VN
Vốn huy động từ dân cư đến 31/12/2004 đạt 34.276 tỷ quy VND, với tốc
độ tăng là 10,8% so với năm 2003, thấp so với mức tăng trung bình của nguồn
vốn. Trong đó, vốn VND tăng 9,4%, vốn ngoại tệ tăng 9,5%.
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 45,7% (năm 2002), tăng lên
48,7% (năm 2003) và 49,2% (năm 2004) trong tổng nguồn tiền gửi của khách
hàng. Tốc độ tăng tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn so với mức tăng vốn huy động
Chuyên đề tốt nghiệp 
nên tỷ trọng vốn có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động giảm từ 54,3%
(năm 2002) xuống còn 51,3% (năm 2003) và 50,8% (năm 2004).
c) Tiền gửi của các ngân hàng khác
Tiền gửi của các ngân hàng khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng
nguồn vốn và không ổn định, nhưng đây là nguồn vốn có chi phí thấp so với
các nguồn tiền gửi khác. Các ngân hàng sử dụng nguồn tiền gửi này nhằm tăng
cường hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, thông qua thanh toán bù trừ,
thanh toán điện tử liên ngân hàng
d) Tiền gửi của NHNN & Kho bạc Nhà nước
Tiền gửi của NHNN và Kho bạc Nhà nước tiếp tục tăng trong những

năm vừa qua, thể hiện uy tín và vai trò của Ngân hàng Ngoại thương trong hệ
thống Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam. NHNT đã thu hót được
một lượng tiền gửi lớn từ ngân sách Nhà nước, với chi phí thấp và ổn định, Ýt
rủi ro. Năm 2002, nguồn tiền gửi của NHNN và Kho bạc Nhà nước chiếm
3,8% tổng nguồn tiền gửi; năm 2003 chiếm 7,2%; năm 2004 tỷ trọng giảm,
chiếm 6,7% nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối.
2.2. Các hình thức huy động tiền gửi của Ngân hàng Ngoại thương trong
thời gian qua
a) Dịch vụ tiết kiệm : NHNT không thu phí khi khách hàng gửi và rút tiền.
Việc gửi tiền của khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật và được NHNT
mua bảo hiểm tiền gửi. Khách hàng có thể dễ dàng dùng Sổ tiết kiệm để vay
thế chấp, cầm cố hoặc chiết khấu
Loại tiền gửi: Đồng Việt Nam và ngoại tệ (áp dụng cho 3 loại ngoại tệ:
Đô-la Mỹ, Bảng Anh, Euro), khách hàng không phải xuất trình nguồn gốc
ngoại tệ.
Hình thức gửi: Tiền mặt, séc du lịch, chuyển khoản
Chuyên đề tốt nghiệp 
Kỳ hạn gửi: có và không kỳ hạn theo yêu cầu của khách hàng.
Mức gửi: lần đầu tiên tối thiểu 100.000 Đồng hoặc ngoại tệ có giá trị
tương đương 50 USD. Các lần gửi sau không quy định mức tối thiểu, không
hạn chế mức tối đa. Nếu có nhu cầu rút tiền đột xuất trước hạn, khách hàng vẫn
có thể được trả lãi, mức lãi cụ thể do NHNT quy định trong từng thời kỳ
Từ 14/4/2003, NHNT VN bắt đầu phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 2
năm bằng VND tới mọi cá nhân và tổ chức kinh tế, với mệnh giá tối thiểu là 1
triệu VND. Sau 1 năm, khách hàng có quyền lùa chọn thanh toán chứng chỉ hay
giữ nguyên kỳ hạn 2 năm, lãi được trả sau hàng năm.
b) Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (VCB – Online): Dịch vụ này cho phép
khách hàng thực hiện tất cả các yêu cầu giao dịch mà không phải phụ thuộc vào
nơi mở tài khoản hay địa chỉ giao dịch lần đầu. Khách hàng có thể mở tài
khoản một nơi nhưng được thực hiện giao dịch tại tất cả các điểm giao dịch của

VCB trên toàn quốc từ Quảng Ninh đến Mòi Cà Mau.
Với tài khoản tiền gửi thanh toán: VCB – Online cho phép nép, rút tiền
mặt, chuyển tiền thanh toán trong hệ thống và khác hệ thống, chuyển tiền đi
nước ngoài, rút tiền mặt và thực hiện giao dịch chuyển khoản từ tài khoản cá
nhân bằng thẻ ATM tại các máy ATM.
c) Dịch vụ thẻ ghi nợ Connect 24 : Hệ thống giao dịch tự động – Connect 24
thực hiện dịch vụ “Ngân hàng mở cả ngày” thực hiện các giao dịch tự động
24/24 giê tại các máy ATM trên toàn quốc:
• Rút tiền mặt từ các khoản tiền gửi cá nhân
• Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế
• Chuyển khoản trong hệ thống VCB
• Thanh toán hoá đơn các dịch vụ và các giá trị gia tăng khác
Chuyên đề tốt nghiệp 
Ngân hàng Ngoại thương đang là ngân hàng có mạng lưới máy ATM lớn
nhất Việt Nam với 400 máy đặt tại 28 tỉnh, thành phố trong cả nước. 364 là
tổng số các địa chỉ như: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, phòng vé máy bay, cửa
hàng thời trang, bệnh viện… nằm ở 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc chấp
nhận thanh toán dịch vụ, hàng hóa bằng thẻ Connect 24 của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam. Về thẻ quốc tế, Vietcombank đang thanh toán cả 5 loại thẻ
tín dụng quốc tế thông dụng nhất hiện nay (Visa, MasterCard, JCB, Amex và
Diners Club
d) Hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Vietcombank Vision 2010) : Hệ
thống ngân hàng bán lẻ được triển khai hoàn tất vào tháng 2/2002 trên toàn hệ
thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hệ thống có khả năng hoạt động
đồng bộ với nhiều hệ thống khác như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động,
chuyển điện quốc tế, ngân hàng điện tử, hỗ trợ cho việc phát hành thẻ, gửi tiền
tiết kiệm.
Hệ thống VCB Vision 2010 với chức năng quản lý vốn tự động giúp cho
tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng luôn được duy trì một số dư nhất
định cần thiết cho nhu cầu thanh toán hàng ngày, còn số tiền vượt mức cuối

ngày sẽ được tự động chuyển sang tài khoản đầu tư để hưởng lãi suất cao hơn.
2.3. Đánh giá khái quát về thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam
2.3.1. Thành tựu đạt được
Hiện tại ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng đầu tại
việt nam, Ngân hàng Ngoại thương đã gặt hái được những thành công đáng
khích lệ trên cả 2 phương diện hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh và vững
bước trên con đường đổi mới hoạt động theo Đề án tái cơ cấu (2000 – 2005).
Các thế mạnh truyền thống của Ngân hàng Ngoại thương về vốn, thanh toán
quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…tiếp tục được phát huy trong những năm qua.
Chuyên đề tốt nghiệp 
Ngân hàng đã tiến hành đổi mới căn bản cơ chế huy động vốn đi liền với việc
đổi mới phương pháp quản lý vốn tập trung, chủ động tìm kiếm các biện pháp
thu hót vốn ngoài thị trường và trở thành một trong những Ngân hàng thương
mại Nhà nước có nguồn vốn lớn nhất Việt Nam.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
 Hạn chế
* Chậm chuyển biến trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động và tái cấu trúc
mô hình tổ chức theo mô hình hướng tới khách hàng. Hiện nay, so với các
Ngân hàng thương mại quốc doanh khác thì Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam có số lượng chi nhánh trên toàn quốc thấp nhất. Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam hiện có 26 chi nhánh cấp I, 34 chi nhánh cấp II, 47 phòng giao dịch
trên toàn quốc. Mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương tập trung
phân bố chủ yếu ở khu vực đông dân, những vùng có kinh tế phát triển, thành
phố lớn, khu đô thị, tuy có thuận lợi trong huy động vốn nhưng số lượng Ýt các
điểm giao dịch cũng phần nào giới hạn đối tượng khách hàng của ngân hàng.
NHNT VN hiện mới có một số văn phòng đại diện mà chưa có chi nhánh ở
nước ngoài.
* Tuy Ngân hàng đã có thêm nhiều hình thức huy động vốn nhưng các hình
thức đó chưa thật đa dạng, phong phó, trong đó các loại hình tiền gửi tiết kiệm

của cá nhân chưa thu hót được đông đảo khách hàng, các loại tiết kiệm dài hạn
còn Ýt. Nghiệp vụ Marketing của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao, công tác hỗ
trợ về thông tin, tư vấn cho khách hàng còn hạn chế.
 Nguyên nhân
* Vốn chủ sở hữu thấp cũng là một trong những nguyên nhân kiềm chế hoạt
động huy động vốn của ngân hàng. Nếu VCC tăng chậm, tỷ lệ an toàn thấp sẽ
ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của ngân hàng. Hiện nay tốc độ tăng VCC
không cao là do Ngân hàng Ngoại thương phải trích lập quỹ Dự phòng rủi ro để
Chuyên đề tốt nghiệp 
xoá các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi làm lành mạnh hóa tình hình tài chính
theo mục tiêu của Đề án tái cơ cấu.
* Môi trường kinh tế còn tiềm Èn nhiều bất ổn, thị trường tài chính quốc tế có
nhiều biến động phức tạp đã tác động đến tâm lý người dân, khiến cho họ chỉ
chủ yếu gửi những khoản tiền gửi ngắn hạn, làm hạn chế khả năng huy động
vốn trung – dài hạn của Ngân hàng.
* Lãi suất thị trường quốc tế có nhiều biến động, lãi suất USD ở mức thấp kéo
dài làm hạn chế khả năng thu hót nguồn ngoại tệ của dân cư, tổ chức kinh tế –
xã hội.
* Tại thị trường Việt Nam, các giao dịch thanh toán đa phần vẫn dùng tiền
mặt, thu nhập bình quân đầu người thấp, Điều này có ảnh hưởng không nhỏ
đến việc mở rộng thu hót nguồn tiền gửi giao dịch không kỳ hạn của NHTM.
Trên đây là sơ qua thực trạng tình hình huy động vốn tiên gửi của NHNT việc
xác định được thực trạng này là cơ sở quan trọng để cò thể đưa ra các giải pháp
đúng đắn thúc đẩy những thành tựu vàkhắc phục những hạn chế.
Chuyên đề tốt nghiệp 
Chương III
Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1. Phương hướng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam

Mục tiêu chiến lược phát triển của ngân hàng ngoại thươnh việt nam
Mục tiêu chiến lược phát triển của ngân hàng ngoại thươnh việt nam
đến năm 2010 la:phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu việt
đến năm 2010 la:phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu việt
nam ,hoạt động đa năng ,kết hợp với bán buôn bán lẻ ,mở rộng các dịch vụ
nam ,hoạt động đa năng ,kết hợp với bán buôn bán lẻ ,mở rộng các dịch vụ
ngân hàng ,phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng
ngân hàng ,phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng
quốc tế khu vực.
quốc tế khu vực.
Phương châm phát triển của ngân hàng ngoại thương là:
Phương châm phát triển của ngân hàng ngoại thương là:
-
-
đối với ngân hàng : an toàn- hiệu quả - tăng trưởng. an toàn trong mọi lĩnh
đối với ngân hàng : an toàn- hiệu quả - tăng trưởng. an toàn trong mọi lĩnh
vực kinh doanh . hiệu quả mang ý nghĩa xã hội .tăng trưởng phù hợp với
vực kinh doanh . hiệu quả mang ý nghĩa xã hội .tăng trưởng phù hợp với
tốc độ phát triển kinh tế trong nước và chính sách tiền tệ của ngân hàng.
tốc độ phát triển kinh tế trong nước và chính sách tiền tệ của ngân hàng.
-
-
đối với khách hàng :đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi phục vụ
đối với khách hàng :đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi phục vụ
nhanh chóng với giá rẻ.khách hàng chính của ngân hàng ngoại thương là
nhanh chóng với giá rẻ.khách hàng chính của ngân hàng ngoại thương là
các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn đang hoạt động chủ yếu trong
các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn đang hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực kinh tế đối ngoại – xuất nhập khẩu ,khách hàng có dịa bàn chính ở
lĩnh vực kinh tế đối ngoại – xuất nhập khẩu ,khách hàng có dịa bàn chính ở

các thành phố và khu vực kinh tế có tiềm năng lớn .
các thành phố và khu vực kinh tế có tiềm năng lớn .
Công tác huy động vốn được đẩy mạnh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về
vốn trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng, đầu tư tăng trưởng cao đã tạo ra một
sức Ðp đối với hoạt động huy động vốn. Chính vì vậy, chiến lược huy động
vốn của Ngân hàng luôn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu về
vốn tăng nhanh. Mục tiêu của chiến lược sử dụng vốn của NHNT VN trong
giai đoạn hiện nay là “Tăng trưởng – an toàn – hiệu quả”. Trên cơ sở đó, Ngân
hàng tiếp tục chủ động, tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, hiệu quả để mở

×