Bài tổng hợp:
TRẮC NGHIỆM
QUẢN TRỊ HỌC
8 CHƯƠNG
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA
QUẢN TRỊ HỌC
Chương 1: NHÀ QUẢN TRỊ VÀ CÔNG VIỆC QUẢN TRỊ
1 Những khía cạnh nào dưới đây đúng với hoạt động quản trị:
A Là một quá trình
B Được định hướng bởi mục tiêu của tổ chức
C Đối tượng của quản trị là con người
D Chỉ câu B và C
E Cả A, B và C
2 Hiệu quả quản trị được hiểu là
A Quan hệ giữa mục tiêu và nguồn lực
B Quan hệ giữa nguồn lực và kết quả
C Đạt được các mục tiêu đã đặt ra
D Hệ thống mục tiêu nhất quán
E Mức độ lãng phí nguồn lực thấp nhất
3 Hiệu suất quản trị được hiểu là
A Quan hệ giữa mục tiêu và nguồn lực
B Đạt được các mục tiêu đã đặt ra
C Hệ thống mục tiêu nhất quán
D Mức độ lãng phí nguồn lực thấp nhất
E Quan hệ giữa kết quả và mục tiêu
4 Cấp quản trị chịu trách nhiệm chính đối với các hoạt động chức
năng là:
A Cấp cao
B Cấp trung
C Cấp cơ sở
D Nhân viên thừa hành
E Tất cả các cấp
5 Chức năng hoạch định bao gồm các hoạt động dưới đây TRỪ:
A Đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài
B Thiết lập hệ thống mục tiêu
C Đảm bảo các hoạt động tuân thủ các kế hoạch
D Phát triến chiến lược và xây dựng hệ thống kế hoạch
E Xác định mức độ ưu tiên đối với các mục tiêu
6 Kỹ năng nào dưới đây thuộc về nhóm kỹ năng nhân sự
A Hiểu rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp
B Kỹ năng huấn luyện và cố vấn
C Tín nhiệm giữa đồng nghiệp
D Nhà quản trị phải hiểu rõ công việc của cấp dưới
E Khả năng nhận dạng cơ hội để đổi mới
7 Kỹ năng nào dưới đây KHÔNG thuộc về nhóm kỹ năng nhân sự
A Kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hoá
B Kỹ năng xây dựng mạng lưới quan hệ
C Kỹ năng làm việc nhóm
D Tín nhiệm giữa các đồng nghiệp
E Khả năng hợp tác và cam kết
8 Chức năng kiểm soát có thể bao gồm các hoạt động dưới đây TRỪ:
A Đảm bảo các mục tiêu được thực hiện
B Xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự
C Hiệu chỉnh các hoạt động
D Điều chỉnh mục tiêu
9 Nhà quản trị chỉ cần kiểm soát khi:
A Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã giao
B Trước khi thực hiện
C Sau khi thực hiện
D Tất cả các câu trên
10 Chức năng lãnh đạo bao gồm các hoạt động dưới đây TRỪ:
A xác định tầm nhìn cho tổ chức
B cung cấp những chỉ dẫn và hỗ trợ cho nhân viên
C động viên nhân viên cấp dưới
D Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm
E tạo lập môi trường làm việc tích cực và giải quyết các xung đột
11 Chức năng tổ chức bao gồm các hoạt động dưới đây TRỪ:
A Phân chia nhiệm vụ chung thành các công việc cụ thể
B Nhóm (tích hợp) các công việc
C Xác định các chuỗi hành động chính phải thực hiện
D Xác lập quyền hạn cho các bộ phận
E Tuyển dụng
12 Các kỹ năng quản trị có thể có được từ
A Bẩm sinh
B Kinh nghiệm thực tế
C Đào tạo chính quy
D Kết hợp (b) và (c)
E Tất cả các nguồn trên
13 hoạt động quản trị là những hoạt động:
A khiến 2 người cùng khiêng khúc gỗ đi về 1 hướng.
B sống 1 mình như Rô-bin-sơn trên hoang đảo
C chỉ huy 1 dàn nhạc của 1 người
D A và C đều đúng.
14 Hoạt động quản trị cần thiết vì:
A Thể hiện người điều hành cấp cao là quan trọng nhất
B Thể hiện người đều hành cấp thấp luôn có năng lực kém hơn người điều
hành cấp cao
C Mang lại hiệu quả hơn cho công việc
D Cho thấy ự phân chia cấp bậc rõ ràng.
15 Trong thực tế, hoạt động quản trị sẽ có hiệu quả khi (chọn câu sai):
A Giữ nguyên sản lượng đầu ra và tăng các yếu tố đầu vào.
B Giảm thiểu chi phí các nguồn lực ở đầu vào và giữ nguyên sản lượng đầu
ra.
C Giảm được các chi phí ở đầu vào tăng sản phẩm ở đầu ra.
D Giữ nguyên các yếu tố đầu vào và gia tăng số lượng đầu ra.
16 Chọn câu sai:
A Hiệu quả gắn liền với mục tiêu thực hiện hoặc mục đích trong khi kết quả
gắn liền với phương tiện.
B Hiệu quả là làm được việc (doing things right) trong khi kết quả là làm
đúng việc (doing right things)
C Hiệu quả tỷ lệ thuận với kết quả đạt được, tỷ lệ nghịch với phí tổn bỏ ra.
D Càng ít tốn kém các nguồn lực thì hiệu quả sản xuất càng cao.
17 Công thức để tính hiệu quả công việc:
A P=O.I
B P=I/O
C P=O/I
D Tất cả đều sai
18 Chọn câu sai:
A Quản trị giúp hạn chế chi phí và gia tăng kết quả
B Chỉ khi nào người ta quan tâm đến kết quả thì người ta mới quan tâm đến
hoạt động quản trị.
C Lý do tồn tại của hoạt động quản trị là muốn có hiệu quả.
D Cả 3 ý trên đều đúng
19 Ai là người đã nêu ra 7 chức năng quản trị:
A Frederich Taylor
B Robert owen
C Charles Babbage
D Gulic and Urwich
20 POSDCARB là viết tắt của:
A Planning, Operating, Staffing, Directing, Coordinating, Reviewing,
Budget.
B Planning, Organizing, Staffing, Dealing, Coordinating, Reviewing,
Budget.
C Planning, Operating, Staffing, Dealing, Coordinating, Reviewing,
Budget.
D Planning, Organizing, Staffing, Directing, Coordinating, Reviewing,
Budget.
21 Chức năng điều khiển gồm:
A Tuyển dụng, động viên, lãnh đạo
B Chọn lọc, phân công, động viên.
C Tuyển dụng, phân công, thay nhân công.
D Chọn lọc, quan sát, lãnh đạo.
22 “Theo dõi” là hoạt động thuộc chức năng nào sau đây:
A Tổ chức
B Điều khiển
C Kiểm tra
D Hoạch định
23 Lãnh vực quản trị không bao gồm:
A Kinh doanh
B Nhà nước
C Những tổn chức khác không nhằm kiếm lời
D Cả A, B, C đều sai
24 Công việc quản trị càng có một nội dung chuyên môn hóa khi:
A Các tổ chức phi lợi nhuận ngày càng muốn tăng thêm hiệu quả cho hoạt
động của mình.
B Những quyết định trong kinh doanh nhạy bén với chính trị hơn.
C Cả A, B đều đúng
D Cả A, B đều sai
25 Cấp quản trị dễ chuyển đổi công việc:
A Quản trị cấp cao
B Quản trị cấp giữa
C Quản trị cơ sở
D Cả 3 câu trên đều đúng.
26 Một tổ chức là một thực thể:
A Có mục đích riêng
B Có những thành viên
C Có một cơ cấu có tính hệ thống
D Cả 3 câu trên đều đúng.
27 Ở cấp giữa, một nhà quản trị thường có thể được gọi là:
A Giám thị
B Tổ trưởng
C Huấn luyện viên
D Chỉ đạo công trình.
28 Chọn câu sai: Nhà quản trị cấp cơ sở là
A Những nhà quản trị cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của càc nhà
quản trị trong cùng một tổ chức.
B Người gián tiếp tham gia các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể như
các nhân viên dưới quyền họ.
C Nhà quản trị với nhiệm vụ hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân
trong công việc thường ngày.
D Cả 3 câu trên đều sai.
29 Người trực tiếp tham gia các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể
như các nhân viên khác dưới quyền họ là những nhà quản trị:
A Cấp cao
B Cấp giữa
C Cấp cơ sở
D Cả 3 câu trên đều đúng.
30 Nhà quản trị cấp giữa có thể là:
A Trưởng phòng
B Tổ trưởng
C Cửa hàng trưởng
D Cả A, C đều đúng.
31 Chọn câu đúng:
A Sự khác nhau giữa các nhà quản trị chỉ khác nhau về thể loại chứ không
phải về trình độ
B Nhà quản trị nào cũng đưa ra các quyết định về hoạch định, tổ chức, điều
khiển và kiểm tra.
C Ở những cấp bậc khác nhau, thời gian thực hiện chức năng cũng thay đổi.
D Cả B, C đều đúng.
32 Một trong ba loại kỹ năng của nhà quản trị:
A Kỹ năng giao tiếp
B Kỹ năng kỹ thuật
C Kỹ năng thuyết trình
D Kỹ năng làm việc nhóm
33 Kỹ năng nhân sự quan trọng nhất với:
A Nhà quản trị cấp cơ sở
B Nhà quản trị cấp giữa
C Nhà quản trị cấp cao
D Cả ba câu trên đều sai.
34 Mọi nhà quản trị đều phải thực hiện bao nhiêu vai trò khác nhau:
A 9 B.10 C. 11 D. 12
35 Khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức, nhà quản
trị đó đảm nhận vai trò:
A Vai trò giải quyết
B Vai trò thương thuyết
C Vai trò người phân phối tài nguyên
D Vai trò doanh nhân
36 Lương của quản trị viên:
A Phản ánh những lực cung cầu của thị trường
B Thể hiện chế độ động viên và khen thưởng của công ty.
C Cho thấy năng lực của học
D Cả ba ý trên.
37 Quản trị là
A 1 chuỗi logic
B 1 khoa học
C 1 nghệ thuật
D Cả B, C đều đúng
38 Ai là người đã đưa ra 3 nhóm vai trò của nhà quản trị:
A James Watts
B Henry Mentzberg
C Eli Whitney và Simoen
D Charles Babbage
39 Trong ba kỹ năng có ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của
nhà quản trị, kỹ năng khó tiếp thu nhất là:
A Kỹ năng kỹ thuật
B Kỹ năng nhân sự
C Kỹ năng tư duy
D Kỹ năng mềm
40 Thời gian (tỷ lệ) dành cho chức năng kiểm tra cấp cao là:
A 13%
B 14%
C 22%
D 15%
41: Quản trị được thực hiện trong 1 tổ chức nhằm
a. Tối đa hóa lợi nhuận
b. Đạt mục tiêu của tổ chức
c. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực
d. Đạt được mục tiêu của tổ chức với hiệu suất cao
42: Điền vào chỗ trống : “quản trị là những hoạt động cần thiết khi có nhiều
người kết hợp với nhau trong 1 tổ chức nhằm thực hiện … chung”
a. Mục tiêu
b. Lợi nhuận
c. Kế hoạch
d. Lợi ích
43: Điền vào chỗ trống “ Hoạt động quản trị chịu sự tác động của … đang
biến động không ngừng”
a. Kỹ thuật
b. Công nghệ
c. Kinh tế
d. Môi truờng
44: Quản trị cần thiết cho
a. Các tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận
b. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
c. Các đơn vị hành chính sự nghiệp
d. Các công ty lớn
45: Điền vào chỗ trống “ quản trị hướng tổ chức đạt mục tiêu với … cao
nhất và chi phí thấp nhất”
a. Sự thỏa mãn
b. Lợi ích
c. Kết quả
d. Lợi nhuận
46: Để tăng hiệu suất quản trị, các nhà quản trị có thể thực hiện bằng cách
a. Giảm chi phí ở đầu vào và doanh thu ở đầu ra không thay đổi
b. Chi phí ở đầu vào không thay đổi và tăng doanh thu ở đầu ra
c. Vừa giảm chi phí ở đầu vào và vừa tăng doanh thu ở đầu ra
d. Tất cả những cách trên
47: Quản trị viên trung cấp thường tập trung vào việc ra các loại quyết định
a. Chiến lược
b. Tác nghiệp
c. Chiến thuật
d. Tất cả các loại quyết định trên
48: Càng xuống cấp thấp hơn thời gian dành cho chức năng quản trị nào sẽ
càng quan trọng
a. Hoạch định
b. Tổ chức và kiểm trả
c. Điều khiển
d. Tất cả các chức năng trên
49: Càng lên cấp cao hơn, thời gian dành cho chức năng quản trị nào sẽ càng
quan trọng
a. Hoạch định
b. Tổ chức
c. Điều khiển
d. Kiểm tra
50: Nhà quản trị phân bố thời gian nhiều
nhất cho việc thực hiện chức năng
a. Hoạch định
b. Điểu khiển và kiểm tra
c. Tỏ chức
d. Tất cả phương án trên đều không chính xác
51: Nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng
a. Nhân sự
b. Tư duy
c. Kỹ thuật
d. Kỹ năng tư duy + nhân sự
52: Mối quan hệ giữa các cấp bậc quản trị và các kỹ năng của nhà quản trị là
a. Ở bậc quản trị càng cao kỹ năng kỹ thuật càng có tầm quan trọng
b. Ở bậc quản trị càng cao kỹ năng nhân sự càng có tầm quan trọng
c. Kỹ năng nhân sự có tầm quan trọng như nhau đối với các cấp bậc quản trị
d. Tất cả các phương án trên đều sai
53: Hoạt động quản trị thị trường được thực hiện thông qua 4 chức năng
a. Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra
b. Hoạch định, nhân sự, chỉ huy, phối hợp
c. Hoạch định, tổ chức, phối hợp, báo cáo
d. Kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra
54: Trong 1 tổ chức, các cấp bậc quản trị thường được chia thành
a. 2 cấp quản trị
b. 3 cấp quản trị
c. 4 cấp quản trị
d. 5 cấp quản trị
55: Cố vấn cho ban giám đốc của 1 doanh nghiệp thuộc cấp quản trị
a. Cấp cao
b. Cấp giữa
c. Cấp thấp ( cơ sở)
d. Tất cả đều sai
56: Điền vào chỗ trống “ chức năng hoạch định nhằm xác định mục tiêu cần
đạt được và đề ra … hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian
nhất định”
a. Quan điểm
b. Chương trình
c. Giới hạn
d. Cách thức
57: Quan hệ giữa cấp bậc quản trị và các kỹ năng
a. Chức vụ càng thấp thì kĩ năng về kỹ thuật càng quan trọng
b. Chức vụ càng cao thì kỹ năng về tu duy càng quan trọng
c. Nhà quản trị cần tất cả các kỹ năng, tuy nhiên chức vụ càng cao thì kỹ
năng tư
duy càng quan trọng
d. Tất cả những tuyên bố nêu trên đều sai
58: Kỹ năng nào cần thiết ở mức độ như nhau đối với các nhà quản trị
a. Tư duy
b. Kỹ thuật
c. Nhân sự
d. Tất cả đều sai
59: Vai trò nào đã đc thực hiện khi nhà quản trị đưa ra 1 quyết định để phát
triển kinh doanh
a. Vai trò người lãnh đạo
b. Vai trò người đại diện
c. Vai trò người phân bố tài nguyên
d. Vai trò người doanh nhân
60: Điền vào chỗ trống “ Nhà quản trị cấp thấp thì kỹ năng … càng quan
trọng
a. Nhân sự
b. Chuyên môn
c. Tư duy
d. Giao tiếp
61: Mục tiêu của quản trị trong 1 tổ chức là
a. Đạt được hiệu quả và hiệu suất cao
b. Sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có
c. Tìm kiếm lợi nhuận
d. Tạo sự ổn định để phát triển
62: Phát biểu nào sau đây là đúng
a. Quản trị cần thiết đối với bệnh viện
b. Quản trị cần thiết đối với trường đại học
c. Quản trị chỉ cần thiết đối với tổ chức có quy mô lớn
d. Quản trị cần thiết đối với doanh nghiệp
63: Quản trị cần thiết trong các tổ chức để
a. Đạt được lợi nhuận
b. Giảm chi phí
c. Đạt được mục tiêu với hiệu suất cao
d. Tạo trật tự trong 1 tổ chức
64: Để tăng hiệu quả, các nhà quản trị có thể thực hiện bằng cách
a. Giảm chi phí ở đầu vào và kết quả ở đầu ra không thay đổi
b. Chi phí ở đầu vào không đổi và tăng kết quả đầu ra
c. Vừa giảm chi phí ở đầu vào và tăng kết quả đẩu ra
d. Tất cả đều sai
65: Để đạt hiệu quả, các nhà quản trị cần phải
a. Xác định và hoàn thành đúng mục tiêu
b. Giảm chi phí đầu vào
c. Tăng doanh thu ở đầu ra
d. Tất cả đều chưa chính xác
66: Trong quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất là
a. Xác định đúng lĩnh vực hoạt động tổ chức
b. Xác định đúng quy mô của tổ chức
c. Xác định đúng trình độ và số lượng đội ngũ nhân viên
d. Xác định đúng chiến lược phát triển của doanh nghiệp
67: Nhà quản trị cấp thấp cần tập trung thời gian nhiều nhất cho chức năng
nào sau đây?
a. Hoạch định
b. Tổ chức và kiểm tra
c. Điều khiển
d. Tất cả các chức năng trên
68: Thời gian dành cho chức năng hoạch định sẽ cần nhiều hơn đối với nhà
quản trị
a. Cấp cao
b. Cấp trung
c. Cấp thấp
d. Tất cả các nhà quản trị
69: Nhà quản trị cần phân bố thời gian nhiều nhất cho việc thực hiện chức
năng
a. Hoạch định và kiểm tra
b. Điều khiển và kiểm tra
c. Hoạch định và tổ chức
d. Tất cả phương án trên đều k chính xác
70: Nhà quản trị cấp thấp cần thiết nhất
a. Kỹ năng nhân sự
b. Kỹ năng nhân sự + kỹ năng kỹ thuật
c. Kỹ năng kỹ thuật
d. Kỹ năng kỹ thuật + kỹ năng tư duy
71: Các chức năng cơ bản theo quản trị học
hiện đại gồm
a. 4 chức năng
b. 6 chức năng
c. 3 chức năng
d. 5 chức năng
72: Theo Henry Minzberg, các nhà quản trị
phải thực hiện bao nhiêu vao trò
a. 7
b. 14
c. 10
d. 4
73: Nghiên cứu của Henry Minzberg đã nhận dạng 10 vai trò của nhà quản
trị và phân loại thành 3 nhóm vai trò, đó là
a. Nhóm vai trò lãnh đạo, vai trò thông tin, vai trò ra quyết định
b. Nhóm vai trò tương quan nhân sự, vai trò xử lý các xung đột, vai trò ra
quyết
định
c. Nhóm vai trò tương quan nhân sự, vai trò thông tin, vai trò ra quyết định
d. Nhóm vai trò liên lạc, vai trò phân bố tài nguyên, vai trò thương thuyết
74: Hiệu suất của quản trị chỉ có được khi
a. Làm đúng việc
b. Làm việc đúng cách
c. Chi phí thấp
d. Tất cả đều sai
75: Trong quản trị tổ chức, quan trọng nhất là
a. Làm đúng việc
b. Làm việc đúng cách
c. Đạt được lợi nhuận
d. Chi phí thấp
76: Trong quản trị tổ chức, quan trọng nhất là
a. Thực hiện mục tiêu đúng với hiệu suất cao
b. Làm đúng việc
c. Đạt được lợi nhuận
d. Chi phí thấp nhất
77: Hiệu quả và hiệu suất của quản trị chỉ có được khi
a. Làm đúng việc
b. Làm đúng cách
c. Tỷ lệ giữa kết quả đạt được/ chi phí bỏ ra cao
d. Làm đúng cách để đạt đc mục tiêu
78: Nhà quản trị thực hiện vai trò j khi đưa
ra quyết định áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất
a. Vai trò người thực hiện
b. Vai trò người đại diện
c. Vai trò người phân bổ tài nguyên
d. Vai trò nhà kinh doanh
79: Nhà quản trị thực hiện vai trò j khi giải quyết vấn đề bãi công xảy ra
trong doanh nghiệp
a. Vai trò nàh kinh doanh
b. Vai trò người giải quyết xáo trộn
c. Vai trò người thương thuyết
d. Vai trò người lãnh đạo
80: Nhà quản trị thực hiện vai trò j khi đàm phán với đối tác về việc tăng
đơn giá gia công tròn quá trình thảo luận hợp đồng với họ
a. Vai trò người liên lạc
b. Vai trò người thương thuyết
c. Vai trò người lãnh đạo
d. Vai trò người đại diện
Chương 2: SỰ TIẾN TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ
AI LÀ TRIỆU PHÚ
1/ Tác phẩm nổi tiếng nào thể hiện tư tưởng hướng đến hiệu quả quản trị
thông qua việc tăng năng suất lao động trên cơ sở hợp lý hoá các bước việc?
A. The Human Side of Enterprise – Mc. Gregor
B. = The Principles of Scientific Management – W. Taylor
C. The End of Economic Man – Peter Drunker
D. In search of exellence – Tom Peter and Robert H. Waterman
2/ Ai là người đi tiên phong trong việc sử dụng những bức ảnh thao tác để
nghiên cứu và sắp xếp hợp lý các thao tác làm việc dựa vào các công trình
nghiên cứu của Taylor?
A. Frank Lilian
B. Henry L. Gantt
C. =Frank Gibreth
D. Cả A và C
3/ Trong trường phái ngẫu nhiên, biến số công nghệ KHÔNG bao gồm yếu
tố nào:
A. Tri thức
B. Trình độ nhận thức của công nhân
C. Thiết bị
D. Kĩ thuật
4/ Trong cách tiếp cận theo 7 yếu tố(7’S) ,yếu tố System (hệ thống) ảnh
hưởng tới những yếu tố nào?
A. Strategy, Structure, System, Staff, Style, Skill, Share values.
B. Strategy, Structure, Staff, Style, Skill, Share values.
C. Structure, Staff, Style, Skill, Share values.
D. Structure, System, Staff, Style, Skill, Share values.
5/ Trường phái QT nào coi sự thỏa mãn nhu cầu riêng của từng khách hàng
cụ thể là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp?
a. Trường phái “quá trình QT”
b. Trường phái “ngẫu nhiên”
c. Trường phái “QT hệ thống”
d. Trường phái “ định lượng”
6/ không quan tâm đến con người là nhược điểm lớn nhất của tư tưởng quản
trị nào?
A. Phương pháp quản trị khoa học
B. Phương pháp quản trị hành chính
C. Phương pháp quản trị con người
D. Phương pháp quản trị định lượng
7/ Ai trong các tác giả sau đây thuộc cùng một trường phái lý thuyết quản trị
với Fayol:
A. Henry Grantt
B. Max Weber
C. Doulas Gregor
D. Abraham Maslow
8/ Người đưa ra nguyên tắc” tập trung phân tán” là:
A. W. Taylor
B. Henry Fayol
C. Elton Mayo
D. Max Weber
9/ Điểm quan tâm chung của các trường phái quản trị là
A. Năng suất lao động
B. Con người
C. Hiệu quả
D. Lợi nhuận
10/ Lý thuyết quản trị cổ điển có hạn chế là:
A. Quan niệm xí nghiệp là một hệ thống đóng
B. Chưa chú trọng đến con người
C. Bao gồm cả a và b
D. Ra đời quá lâu
11/ tác giả của học thuyết Z là:
A. Người Mỹ
B. Người Nhật
C. Người Mỹ gốc Nhật
D. Người khác
12/ “ Ra quyết định đúng là chìa khoá để đạt hiệu quả quản trị” là quan
điểm của trường phái:
A. Định hướng
B. Khoa học
C. Tổng quát
D. Tâm lý – xã hội
13/ các lý thuyết cổ đại:
A. Còn đúng trong thời điểm hiện tại
B. Không còn đúng trong thời điểm hiện tại
C. Không còn có giá trị trong thời điểm hiện tại
D. Cần phân tích để vận dụng linh hoạt
TRẮC NGHIỆM
1. Ai là người sáng lập ra trường phái quản trị kiểu thư lại?
A. Max Weber
B. Taylor
C. Henry L.Gantt
D. Elton Mayo
2. Mục tiêu của quản trị 1 cách khoa học là nhằm:
A. Nâng cao năng suất.
B. Nâng cao hiệu quả.
C. Cắt giảm sự lãng phí
D. =Cả 3 phương án trên
3. Trong cách tiếp cận theo 7 yếu tố (7’S), các yếu tố quản trị:
A. Độc lập, không bị tác động bởi các yếu tố còn lại.
B. Chỉ bị ảnh hưởng khi yếu tố System (hệ thống) thay đổi.
C. Chỉ bị ảnh hưởng khi yếu tố Share values (giá trị chia sẻ ) thay đổi.
D. Có ảnh hưởng lên nhau, khi một yếu tố thay đổi kéo theo các yếu tố
khác cũng bị ảnh hưởng.
4.Lý thuyết quản trị kiểu thư lại đưa ra quy trình về điều gì???
aCách quản lí nhân viên mới
B.= Về cách thức điều hành một tổ chức
C. Tạo ra phong cách cá nhân
D. Cả 3 phương án trên
5. Trong cách tiếp cận theo 7 yếu tố(7’S) ,yếu tố nào quan trọng nhất?
A. Style (phong cách).
B. Share values (giá trị chia sẻ).
C. Structure (cơ cấu).
D. Tất cả 7 yếu tố đều quan trọng.
6. Phạm trù nào thuộc 6 phạm trù của công việc quản trị theo Henry
Fayol
A Kỹ thuật chế tạo
B Thương mại mua bán
C Kế toán thống kê
D Cả a,b,c
7. Hệ thống lý thuyết quản trị tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ
giữa cá nhân người công nhân với máy móc trong các nhà máy là cách
quản trị gì?
A. Quản trị khoa học
B. Quản trị hành chính
C. Quản trị kiểu thư lại
D. Quản trị cổ điển
8. hạn chế của lý thuyết quản trị kiểu thư lại là gì???
A. Lãng phí thời gian và tiền bạc bởi sự cứng nhắc và quan liêu.
B. Chỉ tập trung mọi nỗ lực vào việc mở rộng và bảo vệ quyền lực vì
quyền lợi riêng.
C.= Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
9. Mô hình tổ chức doanh nghiệp theo phong cách quản trị theo quá trình
là:
A. Mô hình tổ chức hình Kim Tự tháp
B. Mô hình tổ chức kiểu “cái chặn giấy”
C. Mô hình tổ chức mạng lưới
D. Cả 3 đều không đúng.
10.Điểm hạn chế của lý thuyết quản trị định lượng?
A. Việc tính toán hay thiếu chính xác.
B. Việc sử dụng các công cụ ra quyết định khá phức tạp.
C. Người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.
D. 2 câu a, b đúng
E. 2 câu b, c đúng
F. Cả 3 câu đều đúng
11. Trường phái quản trị nào không quan tâm đến khía cạnh con người
trong sản xuất mà cho rằng con người giữ vai trò trung tâm?
A. =Quản trị hành chính
B. Quản trị kiểu thư lại
C. Quản trị khoa học
D. Cả 3 phương án đều sai
12. Trong trường phái quản trị khoa học, Taylor và Frank cho rằng động
lực thúc đẩy công nhân tốt nhất là gì?
A. =Làm việc để thu nhập được nâng cao nhằm thỏa mãn các nhu cầu vât
chất và kinh tế
B Nhu cầu xã hội
C Điều kiện làm việc
D Sự thỏa mãn nghề nghiệp
13. Henry L.Gantt đã có những đóng góp gì cho lý thuyết quản trị khoa
học?
A. Hoàn thiện các kỹ thuật kiểm soát chi phí
B. Hoàn thiện các kỹ thuật kiểm soát sản xuất
C. Bổ sung hệ thống tiền thưởng cho những sản phẩm vượt định mức
D. Là người tiên phong trong nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố con
người
E. =Cả A,B,C,D.
14. Lý thuyết quản trị định lượng có mấy đặc trưng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
15. Quản trị học theo thuyết Z là:
A. Quản trị theo cách của Mỹ
B. =Quản trị theo cách của Nhật Bản
C. Quản trị theo cách của Mỹ và Nhật Bản
D. Tất cả câu trên đều sai
16. Tác giả của học thuyết Z là
A. = William Ouchi
B. Frederick Herzberg
C. Douglas McGregor
D. Henry Fayol
17. Quản trị hiện đại tiếp cận theo bao nhiêu yếu tố :
A. 6
B. =7
C. 8
D. 9
18.Chọn câu đúng: lý thuyết Z :
A. Chú trọng đến bản chất của con người trong tổ chức.
B. Chú trọng đến hiệu quả và năng suất lao động.
C. =Chú trọng đến quan hệ xã hội và con người trong tổ chức.
D. Cả 3 sai.
19.Trong trường phái quản trị hiện đại,cách tiếp cận theo 7 yếu tố nhấn
mạnh:
A. =T=rong quản trị cần phối hợp hài hòa các yếu tố quản trị có ảnh
hưởng lên nhau,khi 1 yếu tố thay đổi kéo theo các yếu tố khác bị ảnh
hưởng.
B. Môi trường có mối quan hệ tác dộng hữu cơ với nhau, 1 thay đổi nhỏ
có thể thay đổi toàn bộ hệ thống.
C. Nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lí,tình cảm, quan hệ xã hội của
con người trong công việc.
D. Cả 3 sai.
20. Yếu tố nào không nằm trong 7 yếu tố tiếp cận của trường phái quản
trị hiện đại:
A. Chiến lược
B. Giá trị chia sẽ.
C. Hệ thống
D. =Kỹ thuật
21.Lý thuyết quản trị xuất hiện vào thời gian nào?
A. Trước Công Nguyên
B. Thế kỷ 16
C. =Thế kỷ 18
D. Thế kỷ 19
22 Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu tạo tiền đề cho sự xuất hiện lý
thuyết quản trị?
a =ĐÚNG
B. SAI
23.Các tác giả nổi tiếng của trường phái tâm lý – xã hội là:
A. =Mayo, Maslow, Gregor, Vroom
B. Simon, Mayo, Maslow, Taylor
C. Maslow, Gregor, Vroom, Grannit
D. Taylor, Maslow, Gregor, Fayol.
24. Tác giả của trường phái Định lượng là:
A. W. Fayol
B. M. Weber
C. =H. Simon
D. A. Maslow
25 . Taylor là người lập ra trường phái quản trị khoa học.
A. =Đúng
B. Sai
26 . Trong thời kỳ trung cổ, lý thuyết quản trị:
A. =Chưa phát triển
B. Đã phát triển
C. Đang phát triển
D. Cả B và C
27 . Trong giai đoạn đầu của việc cách mạng công nghiệp, ai là người
đứng ra điều khiển hoạt động sản xuất?
A. Công nhân
B. =Chủ nhân nhà máy
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
28 . Nội dung của hoạt động quản trị thực chất là:
A. Hoạch định, tổ chức, điều khiển.
B. Hoạch định, tổ chức, kiểm tra.
C. Tổ chức, điều khiển, kiểm tra.
D. =Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra.
29. Robert Owen là người đã:
A. =Tìm cách cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống cho công
nhân
B. Viết tác phẩm Kinh tế Máy móc và Chế tạo
C. Đưa ra quan niệm về sự thay thế lẫn nhau trong các phần được dùng
để chế tạo súng
D. Đặt nền móng đầu tiên cho quản trị học hiện tại.
30 . Việc sản xuất chuyển từ gia đình đến nhà máy xuất hiện ở giai đoạn:
A. Thế kỷ 16
B. Thế kỷ 17
C. =Thế kỷ 18
D. Thế kỷ 19
31 . “ Trường phái quản trị quá trình” đ ượ c Harold K oontz đề ra trên cơ
sở tư tưởng của :
A. H. Fayol
B. M.Weber
C. R.Owen
D. W.Taylor